Thành viên:Marrella

Danh sách bài viết[sửa]

Thời gian đầu tôi hầu hết dịch bài từ nơi khác (enwiki) và không kiểm chứng nội dung. Sau một thời gian thì tôi chấm dứt việc dịch, tự biên soạn và kiểm chứng toàn bộ nội dung trong bài (hình ảnh lấy từ wiki commons). Điều này khiến tôi không viết được nhiều nội dung cho một bài vì sẽ mất rất nhiều thời gian, mà tôi không muốn ở lại mãi một bài quá lâu vì mất hứng thú. Để có sự thay đổi suy nghĩ này, xin gửi lời cảm ơn đến Trần Thế Trung! Dự định của tôi có lẽ không hết được, mong là còn nhiều thời gian để thực hiện được nhiều.

Tôi cầu toàn với câu chữ, vậy nên nhiều khi chỉ bị sửa một vài chữ hay dấu khiến câu mất hay cũng khiến tôi thấy khó chịu. Tất nhiên câu tôi viết có thể chưa hay và mong muốn được góp ý để chỉnh sửa tốt lên, nhưng tôi cho rằng dù là sửa đổi nhỏ cũng nên qua thảo luận. Nếu một bài có phần lớn nội dung do một người đóng góp thì nên tránh việc sửa thẳng lập tức vào bài, trừ những lỗi rõ ràng. Tôi nhận thấy và ủng hộ quan điểm này từ ý tưởng bình duyệt bài Mặt trăng của Trần Thế Trung. Danh sách dưới đây chỉ bao gồm những bài tự biên soạn hoặc biên soạn bổ sung.

Sinh học, Y học (ưa thích)[sửa]

Ung thư

Vi khuẩn, virus

Các loại bệnh

Khác

Lịch sử địa chất Trái Đất (ưa thích)[sửa]

Triết học, chính trị, lịch sử (thích)[sửa]

Vật lý, thiên văn học (khá thích)[sửa]

Khí tượng (hơi thích)[sửa]

Toán học (khá thích)[sửa]

Chủ đề này hạn chế tham gia vì không quá am hiểu, thêm cái khó nữa là lắm ký tự phức tạp.

Hóa học (hơi thích)[sửa]

Địa lý (khá thích)[sửa]

Dưới đây là linh tinh đủ thể loại (nháp, hoặc những nội dung bản thân thấy hay ho).

Bom trên đất Campuchia[sửa]

Cách đây một thời gian, khi đang tìm hiểu về Khmer Đỏ, tôi thấy một bài viết có thông tin thú vị.

Owen, Taylor; Kiernan, Ben (tháng 10 năm 2006), Bombs Over Cambodia (PDF), The Walrus

Vào mùa thu năm 2000, 25 năm sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, Bill Clinton trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sau Richard Nixon đến thăm Việt Nam. Trong khi tin tức về chuyến thăm chủ yếu là cuộc thảo luận về khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ vẫn đang được cho là mất tích khi tham chiến, một hành động nhỏ có ý nghĩa lịch sử quan trọng lại hầu như không được để ý. Bản chất là một cử chỉ nhân đạo, Clinton tiết lộ dữ liệu không quân đồ sộ về tất cả những lần Hoa Kỳ ném bom Đông Dương từ năm 1964 đến 1975. Sử dụng hệ thống tân tiến của IBM, dữ liệu cung cấp thông tin phong phú về những lượt xuất kích ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Món quà của Clinton mục đích nhằm hỗ trợ tìm kiếm những vật liệu chưa nổ còn sót lại sau những năm khu vực bị ném bom trải thảm. Bom đạn nằm rải rác ở miền quê, thường bên dưới đất nông nghiệp, vẫn luôn là mối quan ngại lớn. Chúng gây thương tật và giết chết nông dân, khiến đất đai giá trị không thể sử dụng. Các tổ chức phát triển và rà phá bom mìn đã tận dụng tốt dữ liệu không quân trong sáu năm qua nhưng lại không nhìn ra hết ý nghĩa của nó, điều xem ra đáng kinh ngạc.

Kho dữ liệu chưa hoàn thiện (có một vài chỗ "tối") tiết lộ rằng từ ngày 4 tháng 10 năm 1965 đến 15 tháng 8 năm 1973, Hoa Kỳ đã thả số lượng bom đạn nhiều hơn nhiều suy nghĩ trước đó: 2.756.941 tấn trong 230.516 lượt xuất kích ở 113.716 địa điểm. Hơn 10% lượng bom ném xuống là bừa bãi, với 3.580 địa điểm được liệt có mục tiêu "không rõ" và 8.238 địa điểm không ghi mục tiêu. Dữ liệu còn chỉ ra hoạt động ném bom bắt đầu sớm hơn bốn năm so với thời điểm vốn được tin trước đó — không phải dưới thời Nixon, mà là Lyndon Johnson.

Tác động của tiến trình ném bom này, đề tài tranh cãi lớn trong ba thập kỷ qua, bây giờ đã rõ hơn bao giờ. Thương vong đối với dân thường Campuchia đã đẩy dân chúng phẫn nộ vào vòng xoáy của một cuộc nổi dậy mà có khá ít sự ủng hộ cho đến khi bom bắt đầu rơi. Nó kích hoạt sự mở rộng quy mô của chiến tranh Việt Nam vào sâu hơn trong lãnh thổ Campuchia, cuộc đảo chính năm 1970, sự trỗi dậy nhanh chóng của Khmer Đỏ, và cuối cùng là cuộc diệt chủng Campuchia.

...

Đem 2.756.941 tấn ra so sánh, Đồng Minh chỉ thả hơn 2 triệu tấn bom trong toàn bộ Thế chiến II. Campuchia có thể là quốc gia bị ném bom nhiều nhất trong lịch sử.

...

———

Tuy nhiên sau này các tác giả phát hiện dữ liệu có sai sót và họ điều chỉnh lại lượng bom được ném xuống Campuchia ước tính chỉ là 500.000 tấn.[1] Vậy đáng tiếc là thông tin trong bài viết trên đã mất đi nhiều phần thú vị.

Một điều nữa là ở trên có đề cập Richard Nixon thăm Việt Nam, nhưng mà là Việt Nam Cộng hòa vào năm 1969, khi đất nước vẫn còn bị chia cắt. Nó xem ra rất khác với chuyến thăm của Clinton.

Lịch sử HIV/AIDS[sửa]

HIV-1 (xanh lá) đâm ra từ tế bào nuôi.

HIV/AIDS được chú ý đến lần đầu ở Hoa Kỳ vào năm 1981. Trước tiên là sự gia tăng bất thường những căn bệnh hiếm gặp xảy ra với cộng đồng người đồng tính nam mà trước đó chỉ thấy ở những người có hệ miễn dịch rất yếu, nổi bật là viêm phổi Pneumocystis và sarcoma Kaposi. Không khó để suy đoán rằng có "thứ gì đó mới" đã đang tàn phá hệ miễn dịch của họ. Trong khi AIDS vẫn còn ẩn mình trong bóng tối, sự xuất hiện của sarcoma Kaposi và những bệnh cơ hội khác được xem như điềm báo đầu tiên hé lộ bi kịch sắp xảy tới với nhân loại. Sau hơn 40 năm, con người đã dần đi đến chiến thắng trước căn bệnh thế kỷ, nhưng tác động của nó luôn hằn sâu, để lại những suy ngẫm và bài học không thể quên. Quay trở lại năm 1981, tôi dịch những báo cáo đầu tiên của CDC đăng trên Morbidity and Mortality Weekly Report (MMMR) về tai ương bí ẩn đang gieo rắc lên cộng đồng người đồng tính nam ở Hoa Kỳ.

MMWR, Vol. 30, no. 21, p. 250–2, June 5, 1981[sửa]

Vào ngày 5 tháng 6 năm 1981, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công bố một báo cáo mô tả 5 trường hợp người đồng tính nam mắc một dạng viêm phổi hiếm gặp ở Los Angeles, California. Đây là báo cáo chính thức đầu tiên về cái mà sau này được gọi là AIDS. Sau này, ngày 5 tháng 6 năm 1981 được xem như thời điểm bắt đầu của dịch bệnh AIDS. Cùng nhìn lại, báo cáo lịch sử của CDC, những mô tả đầu tiên về HIV/AIDS.

Viêm phổi Pneumocystis – Los Angeles
Nang P. carinii (nay là P. jirovecii) trong mô phổi của một bệnh nhân AIDS.

Trong khoảng tháng 10 năm 1980 đến tháng 5 năm 1981, 5 nam thanh niên, tất cả đều hoạt động tình dục đồng giới, đã được điều trị viêm phổi Pneumocystis carinii xác nhận sinh thiết tại ba bệnh viện khác nhau ở Los Angeles, California. Hai bệnh nhân đã tử vong. Cả 5 người đều đã từng hoặc đang nhiễm Cytomegalovirus (CMV) và Candida niêm mạc được xác minh phòng thí nghiệm. Các báo cáo ca bệnh như sau.

Bệnh nhân 1: Một người 33 tuổi trước khỏe mạnh mắc viêm phổi P. carinii và candidiasis niêm mạc miệng vào tháng 3 năm 1981 sau 2 tháng sốt liên quan đến men gan tăng, giảm bạch cầu, và CMV niệu. Chuẩn độ CMV cố định bổ thể huyết thanh vào tháng 10 năm 1980 là 256; tháng 5 năm 1981 là 32. Tình trạng bệnh nhân xấu đi bất chấp lộ trình điều trị với trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP/SMX), pentamidine, và acyclovir. Người này tử vong ngày 3 tháng 5, khám nghiệm tử thi cho thấy dấu vết viêm phổi CMV và P. carinii, nhưng không có bằng chứng về ung bướu.

Bệnh nhân 2: Một người 30 tuổi trước khỏe mạnh mắc viêm phổi P. carinii vào tháng 4 năm 1981 sau 5 tháng sốt mỗi ngày và chỉ số các xét nghiệm chức năng gan tăng, CMV niệu, chuyển đảo huyết thanh CMV ghi nhận, tức là chuẩn độ pha cấp tính 16 và pha phục hồi 28 trong các xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang chống bổ thể. Những đặc điểm bệnh tật khác bao gồm giảm bạch cầu và candidiasis niêm mạc. Viêm phổi cải thiện với lộ trình TMP/SMX truyền tĩnh mạch nhưng theo báo cáo mới nhất, người này vẫn sốt mỗi ngày.

Bệnh nhân 3: Một người 30 tuổi vẫn ổn cho đến tháng 1 năm 1981 thì bị candidiasis miệng và thực quản đáp ứng với điều trị Amphotericin B. Người này nhập viện tháng 2 năm 1981 vì viêm phổi P. carinii đáp ứng với TMP/SMX. Candidiasis thực quản tái phát sau chẩn đoán viêm phổi và anh ta lần nữa được nhận Amphotericin B. Chuẩn độ cố định bổ thể CMV vào tháng 3 năm 1981 là 8. Mẫu sinh thiết thực quản dương tính với CMV.

Bệnh nhân 4: Một người 29 tuổi mắc viêm phổi P. carinii vào tháng 2 năm 1981. Anh ta từng bị bệnh Hodgkin 3 năm trước nhưng đã được chữa khỏi chỉ bằng xạ trị. Anh ta không đỡ hơn sau nhận corticosteroid và TMP/SMX tĩnh mạch và tử vong trong tháng 3. Khám nghiệm tử thi không thấy bằng chứng về bệnh Hodgkin, nhưng phát hiện P. carinii và CMV trong mô phổi.

Bệnh nhân 5: Một người 36 tuổi trước khỏe mạnh được chẩn đoán lâm sàng nhiễm CMV vào tháng 9 năm 1980 và đi khám vào tháng 4 năm 1981 sau 4 tháng sốt, khó thở, và ho. Lúc nhập viện anh ta được phát hiện mắc viêm phổi P. carinii, candidiasis miệng, và viêm võng mạc CMV. Chuẩn độ CMV cố định bổ thể tháng 4 năm 1981 là 128. Bệnh nhân được điều trị với 2 lộ trình TMP/SMX ngắn bị hạn chế bởi giảm bạch cầu trung tính do sulpha. Anh ta đang được chữa candidiasis bằng nystatin bôi ngoài.

Chẩn đoán viêm phổi Pneumocystis được xác nhận ở cả 5 bệnh nhân trước tử vong bằng sinh thiết phổi kín hoặc mở. Các bệnh nhân không biết nhau và không biết hay tiếp xúc với các bạn tình có cùng bệnh trạng. 5 người không có tiền sử mắc bệnh hoa liễu. 4 có bằng chứng huyết thanh từng nhiễm viêm gan B nhưng hiện tại không thấy kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Hai trong số năm người thường xuyên quan hệ đồng giới với các đối tác khác nhau. Cả 5 đều hít thuốc và 1 lạm dụng thuốc tiêm. Ba bệnh nhân bị suy sút trầm trọng số lượng tế bào lympho lệ thuộc tuyến ức và phản ứng tăng sinh với mitogen và antigen in vitro. Nghiên cứu tế bào lympho không được thực hiện trên 2 bệnh nhân kia.

Ghi chú của ban biên tập: viêm phổi Pneumocystis ở Hoa Kỳ gần như chỉ xảy ra với người bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng. Việc 5 người trước đó khỏe mạnh nhiễm Pneumocystis mà không thấy biểu hiện suy giảm miễn dịch rõ ràng, là không bình thường. Thực tế tất cả bệnh nhân đều là người đồng tính gợi ý về mối liên hệ giữa một vài khía cạnh của lối sống đồng tính hoặc bệnh lây qua đường tình dục và viêm phổi Pneumocystis ở nhóm người này. Cả 5 bệnh nhân được mô tả trong báo cáo có CMV phát tán hoặc bệnh CMV xác minh phòng thí nghiệm trong vòng 5 tháng từ khi chẩn đoán viêm phổi Pneumocystis. Nhiễm CMV từng được chỉ ra là gây những dị thường chức năng miễn dịch tế bào thoáng qua in vitro ở người khỏe mạnh. Mặc dù cả 3 bệnh nhân được xét nghiệm có chức năng miễn dịch tế bào bất thường, không thể đưa ra kết luận dứt khoát về vai trò của nhiễm CMV ở 5 ca vì thiếu dữ liệu công bố về chức năng miễn dịch tế bào ở người đồng tính nam khỏe mạnh có và không kháng thể CMV. Trong 1 báo cáo, 7 (3,6%) trên 194 bệnh nhân nhiễm Pneumocystis đồng nhiễm CMV; 40 (21%) người cùng lúc mắc thêm ít nhất một nhiễm trùng đáng kể khác. Tỷ lệ nhiễm CMV cao ở người đồng tính nam đã được báo cáo gần đây: 179 (94%) trên 190 nam đồng tính có kháng thể CMV huyết thanh và 14 (7,4%) có CMV niệu; so với 101 nam dị tính cùng tầm tuổi là 54% huyết thanh dương tính và 0 virus niệu. Trong một nghiên cứu khác về 64 nam, 4 (6,3%) xét nghiệm tinh dịch dương tính CMV, nhưng không ai có CMV trong nước tiểu. Hai trong 4 người tường thuật quan hệ tình dục đồng giới gần đây. Những phát hiện này gợi ý virus không chỉ sẵn hiện diện trong tinh dịch hơn nước tiểu mà tinh dịch còn có thể là phương tiện truyền nhiễm CMV quan trọng.

Tất cả những quan sát trên gợi ý khả năng một rối loạn chức năng miễn dịch tế bào liên quan đến một kiểu phơi nhiễm chung đã dẫn đến những nhiễm trùng cơ hội như pneumocystosis và candidiasis. Mặc dù vai trò của nhiễm CMV trong bệnh sinh pneumocystosis không được biết, khả năng nhiễm P. carinii phải được xem xét kỹ lưỡng trong chẩn đoán phân biệt cho những người đồng tính nam trước khỏe mạnh bị khó thở và viêm phổi.

MMWR, Vol. 30, no. 25, p. 305–8, July 3, 1981[sửa]

Ngày đầu của HIV/AIDS, các bệnh cơ hội lộ diện trước.
Sarcoma Kaposi và viêm phổi Pneumocystis ở những người đồng tính nam – New York City và California

Trong 30 tháng qua, sarcoma Kaposi (KS), một loại ung thư không phổ biến ở Hoa Kỳ, đã được chẩn đoán ở 26 người đồng tính nam (20 ở New York City [NYC], 6 ở California). 26 bệnh nhân trong độ tuổi 26-51 (trung bình 39). 8 trong số này đã tử vong (7 ở NYC, 1 ở California)—tất cả trong vòng 24 tháng từ khi KS được chẩn đoán. Kết quả chẩn đoán ở cả 26 ca đều dựa trên khám nghiệm mô bệnh thương tổn da, hạch bạch huyết, dạ dày hay cơ quan khác. 25 bệnh nhân là người da trắng, 1 là người da đen. Biểu hiện của 20 bệnh nhân trong số này được trình bày ở bảng 1.

Thương tổn da hay niêm mạc, thường là mảng hay u cục màu xanh đậm đến tím, hiện diện ở đa số các bệnh nhân lúc họ thăm khám lần đầu. Tuy nhiên, những thương tổn này không phải luôn có và thường được bệnh nhân và bác sĩ của họ xem là lành tính.

Một bản phân tích của Cơ quan Đăng ký Ung thư Điều phối Đại học New York về KS ở nam tuổi dưới 50 tiết lộ không ghi nhận ca nào tại Bệnh viện Bellevue từ năm 1970 đến 1979 và 3 ca tại Bệnh viện Đại học New York từ 1961 đến 1979.

7 bệnh nhân KS bị nhiễm trùng nghiêm trọng chẩn đoán sau lần thăm khám đầu. 6 người bị viêm phổi (4 xác nhận sinh thiết do Pneumocystis carinii [PC]), và một bị toxoplasmosis hoại tử hệ thần kinh trung ương. Một người đồng thời mắc viêm phổi do Pneumocystis, herpes simplex, candidiasis diện rộng, và viêm màng não do Cryptococcus. 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhiễm Cytomegalovirus (CMV). Tất cả 12 người có bằng chứng huyết thanh đã từng hay đang nhiễm CMV. Ở 3 bệnh nhân đã có kết quả nuôi cấy, CMV được phân lập từ máu, nước tiểu, và/hoặc phổi của cả 3. Quá khứ nhiễm amip và viêm gan được báo cáo phổ biến.

BẢNG 1. Triệu chứng của 20 bệnh nhân sarcoma Kaposi
Triệu chứng Số lượng (phần trăm) bệnh nhân
Chỉ thương tổn da 10 (50%)
Thương tổn da cộng sưng hạch 4 (20%)
Chỉ thương tổn niêm mạc miệng 1 (5%)
Sưng hạch bẹn cộng áp xe quanh trực tràng 1 (5%)
Sụt cân và sốt 2 (10%)
Sụt cân, sốt, viêm phổi 2 (10%)

Kể từ báo cáo trước về 5 ca viêm phổi Pneumocystis ở người đồng tính nam từ Los Angeles, nay đã có thêm 10 ca viêm phổi PC được xác nhận sinh thiết ở cùng đối tượng cùng bang (4 ở Los Angeles và 6 ở vùng Vịnh San Francisco). Hai trong số 10 người này cũng bị KS. Vậy tổng số ca viêm phổi PC trong nhóm đồng tính nam ở California đã tăng lên 15 tính từ tháng 9 năm 1979. Các bệnh nhân tuổi từ 25 đến 46.

Ghi chú của ban biên tập: KS là ung thư biểu hiện chủ yếu qua nhiều u mạch trên da và cơ quan khác. Căn bệnh là đa tiêu điểm với diễn biến từ ì ạch với chỉ những dấu hiệu trên da, cho đến bạo phát với nội tạng liên can diện rộng.

Số ca mắc và tử vong chính xác vì KS ở Hoa Kỳ không được biết, nhưng ước tính tỷ lệ mắc thường niên trong khoảng 0,02-0,06 trên 100.000; bệnh chủ yếu tác động người già. Trong loạt 92 bệnh nhân được điều trị tại Viện Ung thư Memorial Sloan-Kettering ở NYC giai đoạn 1949-1975, 76% là nam và độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 63 (phạm vi 23 đến 90).

Căn bệnh ở người già thường biểu hiện là những thương tổn da và một diễn biến lâm sàng mạn tính (thời gian sống trung bình 8-13 năm). Hai ngoại lệ về hình mẫu dịch tễ này đã từng được lưu ý. Kiểu đầu tiên xảy ra ở một vành đai đặc hữu trải qua châu Phi xích đạo, nơi KS thường tác động trẻ em, thanh niên và chiếm 9% tổng số ung thư. Thứ hai, căn bệnh có vẻ hay gặp hơn ở người nhận ghép thận và người nhận liệu pháp ức chế miễn dịch.

Sự xuất hiện của số lượng ca KS trên trong giai đoạn 30 tháng ở những nam nhân trẻ đồng tính được xem là rất không bình thường. Không có báo cáo tiền lệ về mối liên hệ giữa KS và sở thích tình dục. Diễn biến lâm sàng nguy kịch thấy ở nhiều bệnh nhân này cũng khác với mô tả cổ điển cho bệnh nhân cao tuổi.

Chẩn đoán mô bệnh KS có thể khó khăn bởi hai lý do. Thay đổi ở một số thương tổn có thể được xem là không đặc trưng, và những sarcoma mô mềm hay da khác như sarcoma mạch trên da khả năng bị nhầm lẫn với KS.

10 ca đồng tính nam mắc viêm phổi PC mới được xác minh gợi ý rằng 5 ca trước đó không phải hiện tượng nhất thời. Thêm nữa, CDC có một báo cáo về 4 người đồng tính nam ở NYC bị nhiễm herpes simplex quanh hậu môn nặng và có bằng chứng suy giảm miễn dịch tế bào. Ba đã tử vong, một nhiễm CMV hệ thống. Người thứ tư hiện đang được điều trị. Không rõ cụm KS, viêm phổi PC, và những bệnh nghiêm trọng khác ở người đồng tính nam có liên hệ gì hay liên hệ thế nào. Một điều đã biết là những bệnh nhân viêm phổi PC được mô tả ở báo cáo trước thể hiện bằng chứng về khiếm khuyết miễn dịch tế bào cùng quá khứ hay hiện tại nhiễm CMV. Tiếp nữa, bằng chứng huyết thanh về nhiễm CMV ở nam đồng tính có nhiều hơn rất nhiều nam dị tính đến cơ sở khám bệnh hoa liễu. Một kiểu liên hệ huyết thanh đặc trưng với nhiễm CMV đã được chứng minh ở những bệnh nhân KS châu Âu và châu Mỹ và những hạt virus loại herpes được chỉ ra trong dòng tế bào nuôi cấy mô từ các ca KS châu Phi. Có giả thuyết là sự hoạt hóa của virus gây ung thư trong thời kỳ ức chế miễn dịch đã làm hình thành KS. Mặc dù ức chế miễn dịch thường dẫn đến nhiễm CMV nhưng không rõ nhiễm CMV đi trước hay theo sau những rối loạn nêu trên.

Mặc dù chưa chắc sự gia tăng tình trạng KS và viêm phổi PC chỉ giới hạn ở người đồng tính nam, đại đa số các ca gần đây được báo cáo đến từ nhóm này. Các bác sĩ nên cảnh giác về sarcoma Kaposi, viêm phổi PC, và những bệnh nhiễm trùng cơ hội khác liên hệ với ức chế miễn dịch ở người đồng tính nam.

MMWR, Vol. 30, no. 33, p. 409–10, August 28, 1981[sửa]

Ở trên là hai báo cáo đầu tiên, từ báo cáo này, tôi sẽ chỉ lược dịch.

Theo tiếp sarcoma Kaposi và viêm phổi Pneumocystis

26 ca sarcoma Kaposi (KS) và 15 ca viêm phổi Pneumocystis carinii (PCP) ở những người đồng tính nam trước đó khỏe mạnh đã được báo cáo gần đây. Từ ngày 3 tháng 7 năm 1981, CDC đã tiếp nhận những báo cáo về thêm 70 ca mắc 2 tình trạng này ở những người không rõ bệnh nền. ...

...

Ghi chú của ban biên tập: KS là ung thư hiếm gặp chủ yếu thấy ở người già trên đất nước này. Ở người già căn bệnh biểu hiện là những thương tổn da và một diễn biến lâm sàng mạn tính; hiếm khi tử vong. Trái lại, những người được báo cáo mắc KS gần đây là trẻ đến trung tuổi, và 20% trường hợp đã tử vong. Mặc dù một số bệnh nhân có thương tổn da hay niêm mạc tím điển hình của KS, nhiều thương tổn như vậy ban đầu đã bị bỏ sót. Một số bệnh nhân được chẩn đoán bằng sinh thiết hạch lympho sau tiền triệu bao gồm sốt, sụt cân, và sưng hạch. 7 (13%) trên 44 bệnh nhân KS mắc cả PCP. Ở nhiều ca, chẩn đoán mô bệnh từ da, hạch lympho, hay mô thương tổn nội tạng gặp khó khăn ngay cả với chuyên gia.

Sự hiện diện của viêm phổi Pneumocystis carinii ở những bệnh nhân không bị ức chế miễn dịch vì liệu pháp hay bệnh nền nào biết cũng rất bất thường. Mặc dù 7 (11%) trên 61 bệnh nhân PCP cũng bị KS, nhiều khi viêm phổi có trước ung thư. Mặc dù đa số bệnh nhân PCP thông báo triệu chứng hô hấp gần đây, một số có lịch sử triệu chứng toàn thân vài tuần đến vài tháng bao gồm sụt cân và khó chịu, giống tiền triệu của những bệnh nhân KS hạch. Một vài bệnh nhân PCP còn mắc những nhiễm trùng nghiêm trọng khác, như candidiasis dạ dày ruột, viêm màng não Cryptococcus, nhiễm trùng Mycobacteriaceae và herpes simplex lan tỏa. Nhiều bệnh nhân PCP và KS có mẫu nuôi dương tính hoặc bằng chứng huyết thanh nhiễm Cytomegalovirus.

Sự hội tụ rõ ràng của cả PCP và KS ở nhóm đồng tính nam gợi ý đến một nhân tố tiềm ẩn chung. Cả hai bệnh đều liên hệ với ức chế miễn dịch vật chủ và các nghiên cứu đang chỉ ra tình trạng ức chế miễn dịch ở một số trường hợp. Mức độ hay nguyên nhân gây ức chế miễn dịch chưa được biết. Các bác sĩ cần biết đến khả năng xảy ra những bệnh này và nhiễm trùng cơ hội khác, nhất là ở người có triệu chứng hay tiền triệu báo hiệu, vì điều trị là đặc hiệu và xác minh chẩn đoán cần sinh thiết.

CDC cùng một số phòng ban y tế quốc gia và địa phương đang chỉ đạo giám sát tích cực KS, PCP, và nhiễm trùng cơ hội ở người không có bệnh nền dẫn dắt được biết. Một nghiên cứu bệnh chứng toàn quốc sẽ sớm được tiến hành.

MMWR, Vol. 31, no. 19, p. 249–51, May 21, 1982[sửa]

Nháp/Bản mẫu:Virusbox[sửa]

Human gammaherpesvirus 4
Electron microscopic image of two Epstein-Barr virus virions (viral particles) showing round capsids (protein-encased genetic material) loosely surrounded by the membrane envelope
Electron micrograph of two Epstein–Barr virions (viral particles) showing round capsids loosely surrounded by the membrane envelope
Phân loại virus e
(chưa phân loại): Virus
Vực: Duplodnaviria
Giới: Heunggongvirae
Ngành: Peploviricota
Lớp: Herviviricetes
Bộ: Herpesvirales
Họ: Herpesviridae
Chi: Lymphocryptovirus
Loài:
Human gammaherpesvirus 4
Synonym
  • Epstein-Barr virus
  • Human herpesvirus 4
  • HHV-4
  • EBV