Mục từ này cần được bình duyệt
Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus phóng đại 20.000 lần trên ảnh hiển vi điện tử quét màu giả.

Staphylococcus aureus là một vi khuẩn Gram dương có trên da và niêm mạc của người hoặc một số loài động vật.[1] Đây là một trong những vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất, gây ra rất nhiều ca nhiễm trùng từ nhẹ cho đến nặng trên toàn cầu.[2] Tình trạng này xảy ra khi lớp da hay niêm mạc bị phá vỡ (do vết thương, bệnh về da, phẫu thuật, ...) tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập mô hay dòng máu.[3] Một số bệnh lý điển hình do S. aureus gồm nhiễm khuẩn da và mô mềm như áp xe, nhọt, chốc; hay đe dọa tính mạng là vãng khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng sốc nhiễm độc.[1] S. aureus tồn tại trong mũi của 30% dân số, lâu dài và không gây biểu hiện.[4]

S. aureuscầu khuẩn có đường kính 0,5 đến 1,5 μm, có hoặc không bao polysaccharide.[5] Chúng là sinh vật kỵ khí tùy nghi, không động và không bào tử.[5] Chi Staphylococcus được nhà phẫu thuật người Scotland Alexander Ogston mô tả lần đầu và đặt tên vào năm 1880.[6][7] Vào năm 1884 bác sĩ người Đức Friedrich Julius Rosenbach đã phân biệt vi khuẩn theo màu sắc thành hai loại là S. aureus (vàng) và S. albus (trắng).[6] Tên gọi có nguồn gốc từ diện mạo quan sát: chúng sinh sôi thành đám như chùm nho (staphylo-), hình cầu (-coccus) và màu vàng (aureus);[8] trong tiếng Việt còn gọi là tụ cầu vàng.[9]

S. aureus sống được ở nhiều môi trường như nước, vật chất phân hủy, bất kỳ bề mặt nào, và đặc biệt phù hợp với con người.[10] Vi khuẩn này cực kỳ bền bỉ, sinh sôi ở phạm vi nhiệt độ lớn 7–48 °C (tối ưu 30–37 °C), pH 4–10 (tối ưu 6–7), nồng độ muối cao 25% và hoạt độ nước thấp 0,83.[11][12] Mặc dù không có bào tử nhưng sức chịu đựng môi trường ngoài và chất sát khuẩn của S. aureus thuộc nhóm hàng đầu trong thế giới vi khuẩn.[13]

S. aureus tạo áp xe ở mô vật chủ để sinh sôi bên trong đó, được bảo vệ khỏi các tế bào miễn dịch của vật chủ nhờ một bao giả.[14] Khả năng tạo áp xe và sống sót trong mô có được nhờ việc tiết ra coagulase (Coa) và protein gắn yếu tố von-Willebrand (vWbp) gây đông máu hoặc huyết tương.[14]

S. aureus khét tiếng với năng lực kháng kháng sinh.[15] Ngay từ đầu thập niên 1940 các chủng S. aureus kháng penicillin đã được phát hiện, ban đầu trong bệnh viện và sau đó là cộng đồng, không lâu sau sự ra đời của kháng sinh này.[16] Cho đến cuối thập niên 1960 hơn 80% vi khuẩn đã kháng được penicillin.[16] Vào năm 1961 methicillin được đưa vào thực hành lâm sàng và lập tức đã có báo cáo về S. aureus kháng methicillin (MRSA), mở đầu một làn sóng thứ hai.[3][15] Không như lần đầu kháng penicillin phổ hẹp, MRSA đề kháng toàn bộ nhóm kháng sinh beta-lactam.[15][17] Có lẽ sự nổi lên của MRSA là do việc sử dụng rộng rãi không phải methicillin mà là các kháng sinh beta-lactam thế hệ thứ nhất như penicillin trong những năm trước khi có methicillin đã chọn lọc ra các chủng vi khuẩn mang gen kháng mecA.[18] Cũng như làn sóng kháng penicillin đầu, MRSA chủ yếu giới hạn trong cơ sở y tế trước rồi lan ra cộng đồng kể từ thập niên 1990.[15]

Tham khảo[sửa]

  1. a b Wójcik-Bojek, Urszula; Różalska, Barbara; Sadowska, Beata (ngày 16 tháng 1 năm 2022), "Staphylococcus aureus—A Known Opponent against Host Defense Mechanisms and Vaccine Development—Do We Still Have a Chance to Win?", International Journal of Molecular Sciences, 23 (2): 948, doi:10.3390/ijms23020948, PMC 8781139, PMID 35055134, S2CID 246023658
  2. Cheung, Gordon Y. C.; Bae, Justin S.; Otto, Michael (ngày 31 tháng 1 năm 2021), "Pathogenicity and virulence of Staphylococcus aureus", Virulence, 12 (1): 547–569, doi:10.1080/21505594.2021.1878688, PMC 7872022, PMID 33522395, S2CID 231757803
  3. a b Lee, Andie S.; de Lencastre, Hermínia; Garau, Javier; Kluytmans, Jan; Malhotra-Kumar, Surbhi; Peschel, Andreas; Harbarth, Stephan (ngày 31 tháng 5 năm 2018), "Methicillin-resistant Staphylococcus aureus", Nature Reviews Disease Primers, 4 (1), doi:10.1038/nrdp.2018.33, PMID 29849094, S2CID 44141494
  4. Sakr, Adèle; Brégeon, Fabienne; Mège, Jean-Louis; Rolain, Jean-Marc; Blin, Olivier (ngày 8 tháng 10 năm 2018), "Staphylococcus aureus Nasal Colonization: An Update on Mechanisms, Epidemiology, Risk Factors, and Subsequent Infections", Frontiers in Microbiology, 9, doi:10.3389/fmicb.2018.02419, PMC 6186810, PMID 30349525, S2CID 52927094
  5. a b Akanbi, Olufemi Emmanuel; Njom, Henry Akum; Fri, Justine; Otigbu, Anthony C.; Clarke, Anna M. (ngày 1 tháng 9 năm 2017), "Antimicrobial Susceptibility of Staphylococcus aureus Isolated from Recreational Waters and Beach Sand in Eastern Cape Province of South Africa", International Journal of Environmental Research and Public Health, 14 (9): 1001, doi:10.3390/ijerph14091001, PMC 5615538, PMID 28862669, S2CID 3872983
  6. a b Licitra, Giancarlo (tháng 9 năm 2013), "Etymologia: Staphylococcus", Emerging Infectious Diseases, 19 (9), doi:10.3201/eid1909.ET1909, PMC 3810938, S2CID 208267
  7. Myles, Ian A.; Datta, Sandip K. (ngày 27 tháng 1 năm 2012), "Staphylococcus aureus: an introduction", Seminars in Immunopathology, 34 (2): 181–184, doi:10.1007/s00281-011-0301-9, PMC 3324845, PMID 22282052, S2CID 13758066
  8. Freeman-Cook 2006, tr. 26.
  9. Bùi Khắc, Hậu (ngày 17 tháng 7 năm 2014), "Hạn chế bệnh do vi khuẩn tụ cầu", moh.gov.vn, Ministry of Health Portal, lưu trữ từ nguyên tác ngày 26 tháng 11 năm 2022, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2022
  10. Freeman-Cook 2006, tr. 28.
  11. Valero, A.; Pérez-Rodríguez, F.; Carrasco, E.; Fuentes-Alventosa, J.M.; García-Gimeno, R.M.; Zurera, G. (tháng 7 năm 2009), "Modelling the growth boundaries of Staphylococcus aureus: Effect of temperature, pH and water activity", International Journal of Food Microbiology, 133 (1–2): 186–194, doi:10.1016/j.ijfoodmicro.2009.05.023, PMID 19523705, S2CID 7694003
  12. "Staphylococcus aureus" (PDF), foodstandards.gov.au, Food Standards Australia New Zealand, tháng 5 năm 2013, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2022
  13. Rağbetli, Cennet; Parlak, Mehmet; Bayram, Yasemin; Guducuoglu, Huseyin; Ceylan, Nesrin (2016), "Evaluation of Antimicrobial Resistance in Staphylococcus aureus Isolates by Years", Interdisciplinary Perspectives on Infectious Diseases, 2016: 1–4, doi:10.1155/2016/9171395, PMC 4876226, PMID 27247572, S2CID 9297005
  14. a b Cheng, Alice G.; McAdow, Molly; Kim, Hwan K.; Bae, Taeok; Missiakas, Dominique M.; Schneewind, Olaf (ngày 5 tháng 8 năm 2010), "Contribution of Coagulases towards Staphylococcus aureus Disease and Protective Immunity", PLoS Pathogens, 6 (8): e1001036, doi:10.1371/journal.ppat.1001036, PMC 2916881, PMID 20700445, S2CID 17076428
  15. a b c d Chambers, Henry F.; DeLeo, Frank R. (tháng 9 năm 2009), "Waves of resistance: Staphylococcus aureus in the antibiotic era", Nature Reviews Microbiology, 7 (9): 629–641, doi:10.1038/nrmicro2200, PMC 2871281, PMID 19680247, S2CID 7727348
  16. a b Lowy, Franklin D. (ngày 1 tháng 5 năm 2003), "Antimicrobial resistance: the example of Staphylococcus aureus", Journal of Clinical Investigation, 111 (9): 1265–1273, doi:10.1172/JCI18535, PMC 154455, PMID 12727914, S2CID 19939385
  17. Turner, Nicholas A.; Sharma-Kuinkel, Batu K.; Maskarinec, Stacey A.; Eichenberger, Emily M.; Shah, Pratik P.; Carugati, Manuela; Holland, Thomas L.; Fowler, Vance G. (ngày 8 tháng 2 năm 2019), "Methicillin-resistant Staphylococcus aureus: an overview of basic and clinical research", Nature Reviews Microbiology, 17 (4): 203–218, doi:10.1038/s41579-018-0147-4, PMC 6939889, PMID 30737488, S2CID 59618020
  18. Harkins, Catriona P.; Pichon, Bruno; Doumith, Michel; Parkhill, Julian; Westh, Henrik; Tomasz, Alexander; de Lencastre, Herminia; Bentley, Stephen D.; Kearns, Angela M.; Holden, Matthew T. G. (ngày 20 tháng 7 năm 2017), "Methicillin-resistant Staphylococcus aureus emerged long before the introduction of methicillin into clinical practice", Genome Biology, 18 (1), doi:10.1186/s13059-017-1252-9, PMC 5517843, PMID 28724393, S2CID 4638344

Sách[sửa]