Yehoshua (di-ê-hô-su-ơ) là húy vị lĩnh tụ và truyền giáo sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất ý thức hệ Cơ Đốc.
Danh hiệu
Theo cổ sự kí, đức Yehoshua vốn người Do Thái, nhưng giáng sinh ở thời toàn bộ miền Knʿn tùy thuộc La Mã đế quốc. Hơn nữa, theo truyền thống, cứ liệu cổ nhất nhắc đến danh Ngài là Tân Ước[1] lại soạn bằng Hi văn, cho nên các danh hiệu Ngài thường được hậu thế dùng ba ngữ hệ Ivrit, Hi Lạp và La Mã. Trong thời kì thực dân, các giáo sĩ La Mã thường phổ biến Thánh Kinh bằng Ý ngữ và Anh ngữ, nên tới nay có 5 ngôn ngữ thông dụng nhất để xướng danh Ngài khi thánh lễ.
- Húy danh : Yehoshua[2] (ישוע)
- Biệt danh : Yehoshua con Yosef (ישוע בר יוסף), Yehoshua xứ Natzeret (ישוע מן נצרת)
- Xước hiệu : Khristós (Χριστός), Mashiakh (משיח), INRI (IESVS NAZARENVS REX IVDÆORVM)
- Thụy hiệu : Yehoshua Khristos
- Tôn xưng : Đức Chúa Yehoshua, Đức Chúa Con, Đức Ngài, Chúa Lời, Ngôi Lời[3]
Lịch sử
Theo truyền thống, cứ liệu chính thức về hành trạng đức Yehoshua là trong Tứ đại phúc âm, hay cách khác, Ngài là nhân vật trung tâm của Tân Ước[4][5][6]. Từ đó, tùy mỗi hệ phái Cơ Đốc giáo lại có cách diễn giảng khác, nhưng tựu trung các sự kiện chính không đổi.
Các thủ cảo cổ nhất chỉ chép đại khái rằng, đức Yehoshua quán tại xứ Galil miền Knʿn cực Tây La Mã đế quốc. Năm ba mươi tuổi, Ngài được Thiên Chúa mặc khải nên bắt đầu đi truyền giáo lý, mà nhờ đó khai sáng Cơ Đốc giáo khắp Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, theo các văn bản chính thức được Thánh Tòa công nhận hoặc cho bổ khuyết các giai đoạn sau, đức Yehoshua là con ông thợ mộc Yosef với bà Miriam. Nhưng Ngài đích thực là Con Thiên Chúa, mà Thiên Chúa khiến bà Miriam chịu thai nên vẫn đồng trinh.
- Thời vua Horedos Cả, có ba hiền giả ở Đông phương theo vì phúc tinh tới bệ kiến, nói rằng trong dân Do Thái có vị vua sắp sinh ở Beitlehem. Vua bèn sai người tìm giết bé trai từ 2 tuổi giở xuống. Bấy giờ, ông thợ mộc Yosef xin nghỉ tạm ở chuồng ngựa để đỡ vợ là bà Miriam sắp trở dạ. Đêm 24 rạng 25 tháng 12, bà Miriam hạ sinh một bé trai và đặt trong máng cỏ, ba hiền giả trờ tới dâng lễ vật và lạy mừng. Vì thế, đứa bé được định danh Yehoshua (cứu rỗi). Chừng canh ba, thiên sứ báo mộng cho ông Yosef đưa vợ con trốn sang Ai Cập, nhờ thế mà thoát nạn. Mươi năm sau, vua Horedos Cả mất, gia đình thánh lại về bản quán Beitlehem làm ăn. Cậu bé Yehoshua được cha cho đi chăn chiên và thi thoảng học nghề mộc, nên về sau Ngài được gọi Đấng Chủ Chăn, các tín đồ xưng con chiên của Ngài.
- Những năm vua Horedos Antipes trị vì, trong dân gian đã kháo nhau về một Đấng Cứu Thế (Mashiakh) sắp xuất hiện để cứu chuộc nhân quần. Ở bến sông Hayarden thường có ông Yohanan Tẩy Giả múc nước rửa tội cho các người hối lỗi, dân chúng vì thế kéo tới coi rất đông. Nhưng ông tuyên bố mình không phải Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đợi Ngài xuất hiện. Thình lình trong đám đông có thanh niên chừng ba chục tuổi xuống xin thanh tẩy, ông cảm thấy chính là Người mình mong bấy lâu, bèn miễn cưỡng tuân theo bởi biết mình không xứng.
- Sau khi nhận phép tẩy, đức Yehoshua vâng lời Chúa Thánh Linh mà bỏ nhà vào hoang mạc, kiêng khem 40 ngày đêm, cam chịu mọi phiền trách của quỷ sứ cám dỗ. Khi quỷ thất bại bỏ đi rồi, các thiên sứ bèn tới hầu việc.
- Đức Yehoshua lại rời hoang mạc đi khắp Yehudah thâu nạp môn đồ, lập thành Nhóm Mười Hai trứ danh. Họ theo chân Chúa đi khắp nơi thuyết giáo và chữa bệnh, mà sự kiện lừng lẫy nhất là Bài giảng trên núi. Cùng dân theo Ngài mỗi lúc một đông.
- Các thầy thượng tế Do Thái bắt đầu bất an vì sức ảnh hưởng của đức Yehoshua cùng Tân Thánh Hội, nhưng họ không biết rõ nhan Ngài. Các thầy bèn đem 30 cắc bạc mua chuộc môn đồ Yehudah Ishkerayot, lại thưa lời khống lên quan tổng trấn Pontius Pilatus.
- Chúa Yehoshua biết ngày phán xét đã gần, bèn sai các tông đồ soạn Tiệc Ly, Ngài lộ phần nào những điều sắp xảy đến với Mình, nhưng không nói ai là kẻ phản Thầy phản bạn. Khi Chúa đang dẫn các học trò thăm vườn Gatshmanim, Yehudah Ishkerayot bỗng tới ôm hôn Ngài, lập tức quân La Mã ập vào bắt Ngài đi. Các tông đồ vừa sợ vừa muốn cứu Thầy, bèn tản mác chạy cả.
- Nhằm lễ Quá Hải, sau khi không tra khảo được gì, quan xét Pontius Pilatus bèn khép đức Yehoshua vào tội huyên truyền dị đoan, bắt Chúa dong từ nhà ngục lên đồi Gulgolet, rồi đóng đinh câu rút treo Ngài lên thập giá đến chết khô. Tương truyền, một binh sĩ La Mã đã thúc ngọn giáo vào mạng sườn Chúa cho rỉ máu, còn một trưởng quan thì đóng tấm bảng INRI (Iesus người Nazaret, vua dân Do Thái) lên đầu thập giá. Thánh Thể được các môn đồ lén đem xuống rồi đưa vào một thạch động ở Gatshmanim.
- Theo một dữ kiện khác, xuất hiện ở giai đoạn trễ hơn, vốn dĩ quan tổng trấn Pontius Pilatus cho phép dân Do Thái chọn ơn sá hoặc đức Yehoshua hoặc tướng cướp Yeshua Barabba nhân lễ Quá Hải. Người Do Thái đồng lòng chọn Chúa Yehoshua. Tuy nhiên, đức Yehoshua nguyện chết thay cho tên cướp để hiến Mình cho sự cứu rỗi nhân loại.
- Mươi hôm sau, ở trong động phát ra một vầng sáng lạ. Các môn đồ bèn vần tảng đá chèn cửa động ra coi, nhưng họ không thấy gì và bỏ đi. Rốt cuộc chỉ có nàng Miriam Migdad gặp một bóng Người áo trắng lướt qua, bèn nhận ra Chúa Yehoshua. Nhưng Ngài không cho chạm tới để giữ Mình trong sạch trước khi kiến diện Đức Chúa Cha, bèn dặn nàng, bảo các tông đồ hãy tới hồ Galil để gặp Ngài lần nữa. Cả bọn bèn kéo nhau ra bờ hồ Galil, thấy Mình Chúa tỏa sáng. Chúa huấn thị họ đi khắp nơi rao Tin Mừng về sự cứu chuộc, rồi Ngài thăng thiên.
Văn hóa
- Thánh lễ
Theo truyền thống, sự đời Chúa Yehoshua là nguồn gốc các thánh lễ sau :
- Bí tích thánh thể : Mỗi Chúa Nhật hàng tuần, sau khi hết nghi thức cầu kinh, các con chiên đến trước bàn Tiệc Ly để nhận ơn sủng, nghĩa là các linh mục đặt bánh đa vào miệng cho.
- Tiệc Ly (thay lễ Quá Hải) : Diễn ra ngày thứ Năm đầu tháng Ba, gồm bánh đa (Mình) và rượu nho (Máu).
- Phục Sinh : Diễn ra tháng Ba hoặc Tư tùy năm, phỏng theo lễ Quá Hải, cộng đoàn luộc trứng gà để tặng nhau làm phước.
- Giáng Sinh : Diễn ra ngày 25 tháng 12 hàng năm, các gia đình quây quần dùng tiệc, nghi thức không nhất thiết. Trước ngày 25 là hôm 24 gọi lễ Vọng, trẻ con được đi gõ cửa các nhà xin kẹo.
Riêng với Công giáo hữu toàn tòng, ngày thứ Sáu hàng tuần nghiêm cấm ăn thịt, để tưởng niệm ngày Chúa Yehoshua lên thập giá.
- Thánh địa
- Ở nội thành Yerushalayim có Giáo Đường Mộ Thánh do thái hậu Helena cho dựng ngày 13 tháng 09 năm 335, bởi tương truyền, trong lúc khai quật địa điểm chôn cất Chúa Yehoshua, toán thợ đã phát hiện Thập Giá Đích Thực thấm máu Chúa lúc hành hình. Địa điểm này làm căn nguyên để Thánh Tòa phát động thập tự chinh suốt trung đại trung kì. Ngày nay Giáo Đường thuộc tô giới Yisrael.
- Năm 1625, triều đình Romanov cho lập Đại Thánh Đường Rước Áo Chúa tại kinh đô Moskva. Theo sử kí, nơi đây quàn mảnh Áo Chúa mà đức Yehoshua mặc lúc đi Đàng Khốn Nạn. Áo là phẩm vật sa hoàng Ba Tư gửi biếu nước Nga để thông hiếu.
- Mũi Thánh Thương tương truyền do người lính Longius đâm mạng sườn đức Yehoshua hiện là đệ nhất bảo vật tại Vương Cung Thánh Đường Pietro. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Thánh Thương ở Wien và cả một số nơi khác.
- Tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Thăng Thiên (Valencia) hiện để Thánh Tước, được cho là đựng Máu Chúa hoặc thứ rượu Chúa uống lúc Tiệc Ly. Bảo vật này được coi là thành quả cuộc tái chinh phục ở trung đại trung kì.
- Việt Nam
Theo các cứ liệu được học giới xác nhận, Cơ Đốc giáo du nhập An Nam sớm nhất chừng thế kỉ XVI. Tuy nhiên, ở thời Tùy-Đường, Cảnh giáo từng rất phát đạt nhờ sự giao thương với các người Ba Tư và Hồi Hột, ít nhiều có tác động tới tín ngưỡng và phong tục bản địa.
Trước thời Nguyễn, Cơ Đốc giáo thông qua phái Tin Lành được người Bắc Hà và Nam Hà chuộng nhất. Mặc dù các giáo sĩ nỗ lực học bản ngữ, thậm chí chuyển soạn Thánh Kinh theo song ngữ Hán-Nôm, nhưng ngược lại, cho tới đầu thế kỉ XX vẫn chưa có bản Thánh Kinh thống nhất. Các linh mục chỉ có thể giảng nghĩa Tân Ước theo ý hiểu của mỗi vị và hợp đặc tính giáo dân mỗi vùng. Vì vậy, sự đời Chúa Yehoshua có những thời kì tồn tại dị bản. Nhưng tựu trung, các thư tịch thánh hội An Nam đều kí âm danh Ngài là Giêsu.
Theo một chuyên khảo từ vựng của tác gia Trần Quang Đức, ở thời Lê trung hưng các lời huấn thị của đức Yehoshua được chuyển soạn An Nam ngữ là xưng hô tao-mày-nó, hợp văn ngôn của mọi giai cấp thời ấy. Chỉ sang giữa thế kỉ XIX, thậm chí trễ hơn, mới có các văn bản tái diễn dịch thành ta-mi-con-ngươi-y/thị/hắn/ả, bởi văn ngôn đã đổi. Ở hậu kì hiện đại, khi cần trích các cổ bản dịch Tân Ước, những lời ấy thường bị sửa thô bạo vì cho tao-mày-nó là khiếm nhã. Điều này trái tinh thần khoa học và tôn trọng dữ liệu lịch sử.
Tham khảo
Liên kết
- ↑ Ehrman, Bart D. (2014), How Jesus Became God: The Exaltation of a Jewish Preacher from Galilee, HarperOne, ISBN 978-0-06-177818-6
- ↑ 吳昶興 (2015年5月29日), 《眞常之道:唐代基督教歷史與文獻研究》, 基督教學術叢書/論著系列, 11, 新北市: 台灣基督教文藝出版社, tr. Bản mẫu:P., ISBN 978-986-61-3129-5,
在景教寫本《序聽迷詩所經》中曾出現「移鼠」,《一神論》出現「翳數」,皆為「耶穌」一名在唐代的漢譯。
Kiểm tra ngày tháng ở:|date=
(trợ giúp) - ↑ An Nam trung đại : Mlời, nhời.
- ↑ Powell, Mark Allan, 1953- (1998), "Jesus as a figure in history : how modern historians view the man from Galilee", (lxb. 1st ed), Louisville, Ky.: Westminster John Knox Press, ISBN 0-664-25703-8, OCLC 39180965 https://www.worldcat.org/oclc/39180965 Thiếu
|title=
(trợ giúp)CS1 maint: multiple names: authors list (link) CS1 maint: extra text (link) - ↑ Sanders, E. P. (1996), "The historical figure of Jesus", New York: Penguin Books, ISBN 978-0-14-192822-7, OCLC 698471832 https://www.worldcat.org/oclc/698471832 Thiếu
|title=
(trợ giúp) - ↑ "Historical Jesus", English (trong English), lưu trữ từ nguyên tác ngày 23 tháng 1 năm 2019, truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2020 Bỏ qua tham số chưa biết
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp)
Tài liệu
- Quốc văn
- Kinh Thánh Tân Ước : Bản dịch mới, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2014.
- Ngoại văn
- Blomberg, Craig L. (2009), Jesus and the Gospels: An Introduction and Survey, B&H Publishing Group, ISBN 978-0-8054-4482-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Boring, M. Eugene; Craddock, Fred B. (2004), The people's New Testament commentary, Westminster John Knox Press, ISBN 978-0-664-22754-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 1 năm 2014, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Brown, Raymond E. (1978), Mary in the New Testament, Paulist Press, ISBN 978-0-8091-2168-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 17 tháng 9 năm 2014, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Brown, Raymond E. (1988), The Gospel and Epistles of John: A Concise Commentary, Liturgical Press, ISBN 978-0-8146-1283-5
- Brown, Raymond E. (1997), An Introduction to the New Testament, Doubleday, ISBN 978-0-385-24767-2
- Carter, Warren (2003), Pontius Pilate: portraits of a Roman governor, Liturgical Press, ISBN 978-0-8146-5113-1, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Chilton, Bruce; Evans, Craig A. (1998), Studying the Historical Jesus: Evaluations of the State of Current Research, Brill, ISBN 978-90-04-11142-4, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Cox, Steven L.; Easley, Kendell H (2007), Harmony of the Gospels, B&H Publishing Group, ISBN 978-0-8054-9444-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Cross, Frank L.; Livingstone, E.A., bt. (2005), Oxford Dictionary of the Christian Church, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-280290-3, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 15 tháng 5 năm 2019, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Crossan, John D.; Watts, Richard G. (1999), Who Is Jesus?: Answers to Your Questions About the Historical Jesus, Westminster John Knox Press, ISBN 978-0-664-25842-9
- Dickson, John (2008), Jesus: A Short Life, Kregel Publications, ISBN 978-0-8254-7802-4
- Dillenberger, John (1999), Images and Relics : Theological Perceptions and Visual Images in Sixteenth-Century Europe: Theological Perceptions and Visual Images in Sixteenth-Century Europe, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-976146-3
- Donahue, John R.; Harrington, Daniel J. (2002), The Gospel of Mark, Liturgical Press, ISBN 978-0-8146-5804-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 3 tháng 1 năm 2014, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Doninger, Wendy (1999), Merriam-Webster's Encyclopedia of World Religions, Merriam-Webster, ISBN 978-0-87779-044-0
- Dunn, James D.G. (2003), Jesus Remembered, Wm. B. Eerdmans Publishing, ISBN 978-0-8028-3931-2
- Eddy, Paul R.; Boyd, Gregory A. (2007), The Jesus legend: a case for the historical reliability of the synoptic Jesus tradition, Baker Academic, ISBN 978-0-8010-3114-4, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Ehrman, Bart (1999), Jesus: Apocalyptic Prophet of the New Millennium, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-983943-8
- Ehrman, Bart D. (2009), Jesus, Interrupted: Revealing the Hidden Contradictions in the Bible (And Why We Don't Know About Them), HarperCollins, ISBN 978-0-06-186328-8
- Ehrman, Bart D. (2012), Did Jesus Exist?: The Historical Argument for Jesus of Nazareth, HarperOne, ISBN 978-0-06-208994-6, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Evans, Craig A. (2003), The Bible Knowledge Background Commentary: Matthew-Luke, David C. Cook, ISBN 978-0-7814-3868-1
- Evans, Craig A. (2005), The Bible Knowledge Background Commentary: John's Gospel, Hebrews-Revelation, David C. Cook, ISBN 978-0-7814-4228-2, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 20 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Evans, Craig A. (2012a), Jesus and His World: The Archaeological Evidence, Westminster John Knox Press, ISBN 978-0-664-23413-3, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Evans, Craig A. (2012b), Matthew (New Cambridge Bible Commentary), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-01106-8
- Finegan, Jack (1998), Handbook of Biblical Chronology, Hendrickson Publishers, ISBN 978-1-56563-143-4
- France, R.T. (2007), The Gospel of Matthew, Wm. B. Eerdmans Publishing, ISBN 978-0-8028-2501-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 15 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Freedman, David N. (2000), Eerdmans Dictionary of the Bible, Amsterdam University Press, ISBN 978-0-8028-2400-4, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Funk, Robert W.; Hoover, Roy W.; The Jesus Seminar (1993), The Five Gospels, Scribner, ISBN 978-0-0254-1949-0, OCLC 819666252
- Green, Joel B.; McKnight, Scot; Marshall, I. Howard (1992), Dictionary of Jesus and the Gospels, InterVarsity Press, tr. 442, ISBN 978-0-8308-1777-1, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Grudem, Wayne (1994), Systematic Theology: An Introduction to Biblical Doctrine, Grand Rapids, MI: Zondervan, ISBN 978-0-310-28670-7
- Harris, Stephen L. (1985), Understanding the Bible, Mayfield
- Houlden, J. Leslie (2006), Jesus: the complete guide, Continuum, ISBN 978-0-8264-8011-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Humphreys, Colin J.; Waddington, W. G. (1992), "The Jewish Calendar, a Lunar Eclipse and the Date of Christ's Crucifixion" (PDF), Tyndale Bulletin, 43 (2): 331–351, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 21 tháng 4 năm 2019, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019
- Keener, Craig S. (2009b), The Gospel of Matthew: A Socio-Rhetorical Commentary, ISBN 978-0-8028-6498-7
- Keener, Craig S. (2009), The Historical Jesus of the Gospels, William B. Eerdmans Publishing
- Keener, Craig S. (2012), The Historical Jesus of the Gospels, William B. Eerdmans Publishing, ISBN 978-0-8028-6292-1
- Köstenberger, Andreas J.; Kellum, L. Scott; Quarles, Charles L (2009), The Cradle, the Cross, and the Crown: An Introduction to the New Testament, B&H Publishing Group, ISBN 978-0-8054-4365-3, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 7 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Lee, Dorothy A. (2004), Transfiguration, Continuum, ISBN 978-0-8264-7595-4, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Levine, Amy-Jill (2006), "Introduction", trong Levine, Amy-Jill; Allison, Dale C.; Crossan, John D. (bt.), The Historical Jesus in Context, Princeton Univ Press, ISBN 978-0-691-00992-6, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 4 năm 2014, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Licona, Michael R. (2010), The Resurrection of Jesus: A New Historiographical Approach, InterVarsity Press, ISBN 978-0-8308-2719-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 2 năm 2020, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015
- Maier, Paul L. (1989), "The Date of the Nativity and Chronology of Jesus", trong Finegan, Jack; Vardaman, Jerry; Yamauchi, Edwin M. (bt.), Chronos, kairos, Christos: nativity and chronological studies, Eisenbrauns, ISBN 978-0-931464-50-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Majerník, Ján; Ponessa, Joseph; Manhardt, Laurie W. (2005), The Synoptics: Matthew, Mark, Luke, Emmaus Road Publishing, ISBN 978-1-931018-31-9, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- McGrath, Alister E. (2006), Christianity: An Introduction, John Wiley & Sons, tr. 4–6, ISBN 978-1-4051-0899-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Meier, John P. (2006), "How do we decide what comes from Jesus", trong Dunn, James D.G.; McKnight, Scot (bt.), The Historical Jesus in Recent Research, Eisenbrauns, ISBN 978-1-57506-100-9, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Mills, Watson E.; Bullard, Roger A. (1998), Mercer dictionary of the Bible, Mercer University Press, ISBN 978-0-86554-373-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015
- Morris, Leon (1992), The Gospel according to Matthew, Wm. B. Eerdmans Publishing, ISBN 978-0-85111-338-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 2 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Niswonger, Richard L. (1992), New Testament History, Zondervan, ISBN 978-0-310-31201-7
- Pannenberg, Wolfhart (1968), Jesus – God and Man, S.C.M. Press, ISBN 978-0-334-00783-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Powell, Mark A. (1998), Jesus as a Figure in History: How Modern Historians View the Man from Galilee, Westminster John Knox Press, ISBN 978-0-664-25703-3
- Rahner, Karl (2004), Encyclopedia of theology: a concise Sacramentum mundi, Continuum, ISBN 978-0-86012-006-3, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 7 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Rausch, Thomas P. (2003), Who is Jesus?: an introduction to Christology, Liturgical Press, ISBN 978-0-8146-5078-3, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Redford, Douglas (2007), The Life and Ministry of Jesus: The Gospels, Standard Publishing, ISBN 978-0-7847-1900-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Reed, Jonathan L. (2002), Archaeology and the Galilean Jesus: a re-examination of the evidence, Continuum, ISBN 978-1-56338-394-6, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Sanders, Ed P. (1993), The Historical Figure of Jesus, Allen Lane Penguin Press, ISBN 978-0-14-192822-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 4 năm 2017, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Stanton, Graham (2002), The Gospels and Jesus, Oxford University Press, ISBN 978-0-521-00802-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 26 tháng 2 năm 2020, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017
- Theissen, Gerd; Merz, Annette (1998), The Historical Jesus : a Comprehensive Guide, Fortress Press, ISBN 978-1-4514-0863-8, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Theissen, Gerd; Winter, Dagmar (2002), The Quest for the Plausible Jesus: The Question of Criteria, Westminster John Knox Press, ISBN 978-0-664-22537-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Twelftree, Graham H. (1999), Jesus the miracle worker: a historical & theological study, InterVarsity Press, tr. 95, ISBN 978-0-8308-1596-8
- Van Voorst, Robert E (2000), Jesus Outside the New Testament: An Introduction to the Ancient Evidence, Eerdmans Publishing, ISBN 978-0-8028-4368-5, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Vine, William E. (1940), Expository Dictionary of New Testament Words, Fleming H. Revell Company, ISBN 978-0-916441-31-9
- Vermes, Geza (1981), Jesus the Jew: A Historian's Reading of the Gospels, Philadelphia: First Fortress, ISBN 978-0-8006-1443-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Vermes, Geza (2003), The Authentic Gospel of Jesus, London: Penguin, ISBN 978-0-14-100360-3
- Walvoord, John F.; Zuck, Roy B. (1983), The Bible Knowledge Commentary: New Testament, David C. Cook, ISBN 978-0-88207-812-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020
- Wilson, Barrie A (2007), How Jesus Became Christian, New York: St.Martin's Press, ISBN 978-0-679-31493-6
- Witherington, Ben (1997), The Jesus Quest: The Third Search for the Jew of Nazareth, InterVarsity Press, ISBN 978-0-8308-1544-9, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020