Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Tiểu đường”
Dòng 55: Dòng 55:
  
 
Tổn thương ở mạch máu nhỏ cũng gây nên những biến chứng hàng đầu của tiểu đường như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh.<ref name=WHO_DMComp>{{cite web |title=Diabetes Programme |url=https://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html |publisher=World Health Organization |access-date=22 April 2014 |url-status=live |archive-url=https://web.archive.org/web/20140426214819/http://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html|archive-date=26 April 2014}}</ref> Tổn thương đến mắt gọi là [[bệnh võng mạc tiểu đường]] xảy ra do mạch máu trong [[võng mạc]] bị hư hại có thể dẫn đến mất dần thị lực và cuối cùng [[mù lòa]].<ref name=WHO_DMComp /> Tiểu đường còn làm tăng nguy cơ [[tăng nhãn áp]], [[đục thủy tinh thể]], và những vấn đề về mắt khác. Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo đi gặp bác sĩ nhãn khoa một lần một năm.<ref>{{Cite web|url=https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000078.htm|title=Diabetes – eye care: MedlinePlus Medical Encyclopedia|website=medlineplus.gov|language=en|access-date=2018-03-27}}</ref> Tổn thương đến thận gọi là [[bệnh thận tiểu đường]] có thể dẫn đến [[sẹo hóa mô]] (xơ cứng tiểu cầu), [[protein niệu]], và cuối cùng là [[bệnh thận mạn tính]] mà đôi khi đòi hỏi [[thẩm tách]] hoặc [[cấy ghép thận]].<ref name=WHO_DMComp /> Tổn thương đến dây thần kinh của cơ thể gọi là [[bệnh thần kinh tiểu đường]] là biến chứng phổ biến nhất của tiểu đường.<ref name=WHO_DMComp /> Triệu chứng của dạng này có thể là giảm cảm giác, dị cảm, loạn tiết mồ hôi, đau, cảm giác đau thay đổi và khả năng dẫn đến tổn thương da. Các vấn đề bàn chân liên hệ tiểu đường (như [[loét bàn chân tiểu đường]]) có thể xảy ra và không dễ chữa, thi thoảng đòi hỏi phải [[cắt cụt]]. Ngoài ra [[chứng teo cơ tiểu đường]] còn khiến cơ teo nhỏ gây đau đớn và yếu nhược.
 
Tổn thương ở mạch máu nhỏ cũng gây nên những biến chứng hàng đầu của tiểu đường như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh.<ref name=WHO_DMComp>{{cite web |title=Diabetes Programme |url=https://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html |publisher=World Health Organization |access-date=22 April 2014 |url-status=live |archive-url=https://web.archive.org/web/20140426214819/http://www.who.int/diabetes/action_online/basics/en/index3.html|archive-date=26 April 2014}}</ref> Tổn thương đến mắt gọi là [[bệnh võng mạc tiểu đường]] xảy ra do mạch máu trong [[võng mạc]] bị hư hại có thể dẫn đến mất dần thị lực và cuối cùng [[mù lòa]].<ref name=WHO_DMComp /> Tiểu đường còn làm tăng nguy cơ [[tăng nhãn áp]], [[đục thủy tinh thể]], và những vấn đề về mắt khác. Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo đi gặp bác sĩ nhãn khoa một lần một năm.<ref>{{Cite web|url=https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000078.htm|title=Diabetes – eye care: MedlinePlus Medical Encyclopedia|website=medlineplus.gov|language=en|access-date=2018-03-27}}</ref> Tổn thương đến thận gọi là [[bệnh thận tiểu đường]] có thể dẫn đến [[sẹo hóa mô]] (xơ cứng tiểu cầu), [[protein niệu]], và cuối cùng là [[bệnh thận mạn tính]] mà đôi khi đòi hỏi [[thẩm tách]] hoặc [[cấy ghép thận]].<ref name=WHO_DMComp /> Tổn thương đến dây thần kinh của cơ thể gọi là [[bệnh thần kinh tiểu đường]] là biến chứng phổ biến nhất của tiểu đường.<ref name=WHO_DMComp /> Triệu chứng của dạng này có thể là giảm cảm giác, dị cảm, loạn tiết mồ hôi, đau, cảm giác đau thay đổi và khả năng dẫn đến tổn thương da. Các vấn đề bàn chân liên hệ tiểu đường (như [[loét bàn chân tiểu đường]]) có thể xảy ra và không dễ chữa, thi thoảng đòi hỏi phải [[cắt cụt]]. Ngoài ra [[chứng teo cơ tiểu đường]] còn khiến cơ teo nhỏ gây đau đớn và yếu nhược.
 +
 +
Tồn tại mối liên kết giữa thiếu hụt nhận thức và tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có tỷ lệ suy giảm chức năng nhận thức gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người bình thường.<ref name="cognitive">{{Cite journal |title=Cognitive decline and dementia in diabetes – systematic overview of prospective observational studies |journal = Diabetologia|volume = 48|issue = 12|pages = 2460–69|date=8 Nov 2005 |author=Cukierman, T|doi=10.1007/s00125-005-0023-4 |pmid = 16283246|doi-access = free}}</ref> Người cao tuổi mắc tiểu đường thì nguy cơ bị ngã sẽ cao hơn.<ref>{{cite journal | vauthors = Yang Y, Hu X, Zhang Q, Zou R | title = Diabetes mellitus and risk of falls in older adults: a systematic review and meta-analysis | journal = Age and Ageing | volume = 45 | issue = 6 | pages = 761–67 | date = November 2016 | pmid = 27515679 | doi = 10.1093/ageing/afw140 | doi-access = free }}</ref>
  
 
{{clear}}
 
{{clear}}

Phiên bản lúc 20:46, ngày 16 tháng 10 năm 2021

Tiểu đường
Blue circle for diabetes.svg
Vòng tròn màu xanh dương là biểu tượng của bệnh tiểu đường.[1]
Chuyên khoaNội tiết học
Triệu chứngTiểu nhiều, hay khát, hay đói[2]
Biến chứngNhiễm toan ceton, tăng thẩm thấu do tăng đường huyết, bệnh tim, đột quỵ, đau hay tê ngứa ở bàn tay hoặc bàn chân, loét bàn chân, suy thận mạn, suy giảm nhận thức, liệt nhẹ dạ dày[2][3][4][5]
Yếu tố nguy cơLoại 1: tiền sử gia đình[6]
Loại 2: béo phì, ít vận động, di truyền[2][7]
Chẩn đoánĐường huyết cao[2]
Điều trịChế độ ăn lành mạnh, thể dục[2]
ThuốcInsulin, thuốc trị tiểu đường như metformin[2][8][9]
Số người mắc463 triệu (8,8%)[10]
Số người chết4,2 triệu (2019)[10]

Tiểu đường hay đái tháo đường là một nhóm rối loạn chuyển hóa có đặc điểm lượng mức đường huyết cao trong thời gian dài hơn bình thường.[11] Triệu chứng thường bao gồm đi tiểu nhiều, hay khát nước, và hay thèm ăn.[2] Tiểu đường nếu không chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng.[2] Biến chứng cấp tính gồm nhiễm toan ceton (acid ketone) do tiểu đường, tăng thẩm thấu do tăng glucose huyết, hoặc tử vong.[3] Biến chứng lâu dài nghiêm trọng có bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận mạn tính, loét bàn chân, tổn thương dây thần kinh, tổn thương mắt, và suy giảm nhận thức.[2][5]

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường là tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng phù hợp với insulin đã sản xuất.[12] Tiểu đường có ba loại chính:[2]

  • Tiểu đường loại 1 (tuýp 1) là hệ quả của việc tụy không sản sinh đủ insulin do mất tế bào beta.[2] Loại này trước đây được gọi là "đái tháo đường lệ thuộc insulin" (IDDM) hay "tiểu đường vị thành niên".[2] Tế bào beta bị mất là do một phản ứng tự miễn.[13] Con người chưa biết phản ứng tự miễn này từ đâu mà có.[2]

Tiêm insulin là giải pháp bắt buộc với tiểu đường loại 1.[2] Để chữa trị và phòng ngừa tiểu đường loại 2 cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thường xuyên, trọng lượng cơ thể bình thường, và tránh hút thuốc lá.[2] Các loại thuốc như thuốc nhạy insulin không hoặc có insulin có thể giúp điều trị tiểu đường loại 2.[15] Kiểm soát huyết áp, duy trì chăm sóc mắt và bàn chân phù hợp là những việc làm quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.[2] Insulin và một số thuốc uống có thể gây đường huyết thấp.[16] Ở người béo phì mà đồng thời bị tiểu đường loại 2, phẫu thuật giảm béo đôi khi tỏ ra hiệu quả.[17] Tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh em bé.[18]

Ước tính năm 2019 trên thế giới có 463 triệu người mắc tiểu đường (8,8% dân số trưởng thành), trong đó tiểu đường loại 2 chiếm đến 90%.[10] Tỷ lệ mắc ở nam và nữ là ngang bằng.[19] Chiều hướng gợi ý tỷ lệ sẽ tiếp tục tăng.[10] Tiểu đường làm tăng nguy cơ tử vong sớm ít nhất gấp đôi.[2] Căn bệnh đã lấy đi sinh mạng của khoảng 4,2 triệu người trong năm 2019[10] và là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 7 trên toàn cầu.[20][21] Trong năm 2017 ước tính phí tổn dành cho những vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường trên thế giới là 727 tỷ đô-la.[10]

Dấu hiệu và triệu chứng

Tổng quan những triệu chứng đáng chú ý nhất của tiểu đường

Triệu chứng điển hình của tiểu đường không chữa trị là sụt cân ngoài ý muốn, tiểu nhiều (đa niệu), hay khát (đa khát), và hay đói (đa thực).[22] Ở tiểu đường loại 1 triệu chứng có thể nhanh chóng xuất hiện (hàng tuần hoặc hàng tháng) còn với tiểu đường loại 2 thì thường chậm hơn nhiều và có thể khó thấy hoặc không thấy.[23]

Còn một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể báo hiệu sự khởi phát của tiểu đường tuy nhiên chúng không phải đặc trưng của căn bệnh. Cụ thể bao gồm giảm thị lực (nhìn mờ đi), đau đầu, mệt mỏi, vết đứt lâu lành, ngứa da. Glucose huyết cao kéo dài có thể gây hấp thu glucose vào thủy tinh thể mắt dẫn đến biến dạng thủy tinh thể và hệ quả là những thay đổi trong khả năng nhìn. Một nguyên nhân gây mất thị lực lâu dài là bệnh võng mạc tiểu đường. Các ban trên da có thể xuất hiện ở người bị tiểu đường và được gọi chung là biểu hiện da của tiểu đường.[24]

Cấp cứu do tiểu đường

Bệnh nhân (thường là tiểu đường loại 1) còn có nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA), một rối loạn chuyển hóa gây triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, mùi aceton trong hơi thở, thở sâu hay gọi là thở Kussmaul, và ở những ca nặng là suy giảm mức độ nhận thức. Nhiễm toan ceton đòi hỏi chữa trị khẩn cấp trong bệnh viện.[25] Một tình trạng hiếm hơn nhưng nghiêm trọng không kém là tăng thẩm thấu do tăng glucose huyết (HHS) phổ biến hơn ở tiểu đường loại 2 có nguyên nhân chủ yếu từ mất nước bởi đường huyết cao.[25]

Đường huyết thấp liên quan đến (hay do) điều trị là phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 và 2, tùy vào dược phẩm sử dụng. Hầu hết trường hợp thuộc dạng nhẹ và không được xem là tình trạng cấp cứu. Tác động có thể rơi vào phạm vi từ cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi, run rẩy, và hay thèm ăn ở những ca bệnh nhẹ đến mức độ nghiêm trọng hơn như lú lẫn, thay đổi hành vi như trở nên hung hăng, động kinh, bất tỉnh, và hiếm khi là tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.[26][27] Thở nhanh, đổ mồ hôi, da lạnh nhợt nhạt là những đặc điểm của đường huyết thấp nhưng không phải chắc chắn.[28] Các ca nhẹ đến vừa tự chữa bằng cách ăn hoặc uống thứ gì đó có lượng đường cao. Ca nặng có thể dẫn đến bất tỉnh và phải được điều trị bằng truyền glucose tĩnh mạch hay tiêm glucagon.[29]

Biến chứng

Bệnh võng mạc, bệnh thận, và bệnh thần kinh là những biến chứng tiềm tàng của tiểu đường

Tất cả các dạng tiểu đường đều làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng lâu dài. Chúng thường biểu hiện sau nhiều năm (10 đến 20 năm) nhưng có thể là triệu chứng đầu tiên đối với những người chưa được chẩn đoán.

Những biến chứng lâu dài đáng chú ý liên hệ với tổn thương mạch máu. Tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch[30] và khoảng 75% bệnh nhân tiểu đường tử vong do bệnh động mạch vành.[31] Các bệnh mạch máu lớn khác gồm có đột quỵbệnh động mạch ngoại biên.

Tổn thương ở mạch máu nhỏ cũng gây nên những biến chứng hàng đầu của tiểu đường như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh.[32] Tổn thương đến mắt gọi là bệnh võng mạc tiểu đường xảy ra do mạch máu trong võng mạc bị hư hại có thể dẫn đến mất dần thị lực và cuối cùng mù lòa.[32] Tiểu đường còn làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, và những vấn đề về mắt khác. Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo đi gặp bác sĩ nhãn khoa một lần một năm.[33] Tổn thương đến thận gọi là bệnh thận tiểu đường có thể dẫn đến sẹo hóa mô (xơ cứng tiểu cầu), protein niệu, và cuối cùng là bệnh thận mạn tính mà đôi khi đòi hỏi thẩm tách hoặc cấy ghép thận.[32] Tổn thương đến dây thần kinh của cơ thể gọi là bệnh thần kinh tiểu đường là biến chứng phổ biến nhất của tiểu đường.[32] Triệu chứng của dạng này có thể là giảm cảm giác, dị cảm, loạn tiết mồ hôi, đau, cảm giác đau thay đổi và khả năng dẫn đến tổn thương da. Các vấn đề bàn chân liên hệ tiểu đường (như loét bàn chân tiểu đường) có thể xảy ra và không dễ chữa, thi thoảng đòi hỏi phải cắt cụt. Ngoài ra chứng teo cơ tiểu đường còn khiến cơ teo nhỏ gây đau đớn và yếu nhược.

Tồn tại mối liên kết giữa thiếu hụt nhận thức và tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có tỷ lệ suy giảm chức năng nhận thức gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người bình thường.[34] Người cao tuổi mắc tiểu đường thì nguy cơ bị ngã sẽ cao hơn.[35]

Tham khảo

  1. Diabetes Blue Circle Symbol, International Diabetes Federation, ngày 17 tháng 3 năm 2006, lưu trữ từ nguyên tác ngày 5 tháng 8 năm 2007
  2. a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u "Diabetes Fact sheet N°312", WHO, tháng 10 năm 2013, lưu trữ từ nguyên tác ngày 26 tháng 8 năm 2013, truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014
  3. a b Kitabchi AE, Umpierrez GE, Miles JM, Fisher JN (tháng 7 năm 2009), "Hyperglycemic crises in adult patients with diabetes", Diabetes Care, 32 (7): 1335–43, doi:10.2337/dc09-9032, PMC 2699725, PMID 19564476
  4. Krishnasamy S, Abell TL (tháng 7 năm 2018), "Diabetic Gastroparesis: Principles and Current Trends in Management", Diabetes Therapy, 9 (Suppl 1): 1–42, doi:10.1007/s13300-018-0454-9, PMC 6028327, PMID 29934758
  5. a b Saedi, E; Gheini, MR; Faiz, F; Arami, MA (ngày 15 tháng 9 năm 2016), "Diabetes mellitus and cognitive impairments.", World Journal of Diabetes, 7 (17): 412–22, doi:10.4239/wjd.v7.i17.412, PMC 5027005, PMID 27660698
  6. Chiang JL, Kirkman MS, Laffel LM, Peters AL (tháng 7 năm 2014), "Type 1 diabetes through the life span: a position statement of the American Diabetes Association", Diabetes Care, 37 (7): 2034–54, doi:10.2337/dc14-1140, PMC 5865481, PMID 24935775
  7. "Causes of Diabetes", National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, tháng 6 năm 2014, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 2 tháng 2 năm 2016, truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016
  8. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AFP09
  9. Brutsaert, Erika F. (tháng 2 năm 2017), "Drug Treatment of Diabetes Mellitus", MSDManuals.com, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2018
  10. a b c d e f "IDF DIABETES ATLAS Ninth Edition 2019" (PDF), www.diabetesatlas.org (trong English), truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020
  11. About diabetes, World Health Organization, lưu trữ từ nguyên tác ngày 31 tháng 3 năm 2014, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2014
  12. Shoback DG, Gardner D, bt. (2011), "Chapter 17", Greenspan's basic & clinical endocrinology (lxb. 9th), New York: McGraw-Hill Medical, ISBN 978-0-07-162243-1
  13. Norman, Anthony; Henry, Helen (2015), Hormones, Elsevier, tr. 136–137, ISBN 9780123694447 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  14. RSSDI textbook of diabetes mellitus (lxb. Revised 2nd), Jaypee Brothers Medical Publishers, 2012, tr. 235, ISBN 978-93-5025-489-9, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 14 tháng 10 năm 2015
  15. The top 10 causes of death Fact sheet N°310, World Health Organization, tháng 10 năm 2013, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 30 tháng 5 năm 2017
  16. Rippe RS, Irwin JM, bt. (2010), Manual of intensive care medicine (lxb. 5th), Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, tr. 549, ISBN 978-0-7817-9992-8
  17. Picot J, Jones J, Colquitt JL, Gospodarevskaya E, Loveman E, Baxter L, Clegg AJ (tháng 9 năm 2009), "The clinical effectiveness and cost-effectiveness of bariatric (weight loss) surgery for obesity: a systematic review and economic evaluation", Health Technology Assessment, 13 (41): 1–190, 215–357, iii–iv, doi:10.3310/hta13410, hdl:10536/DRO/DU:30064294, PMID 19726018
  18. Cash, Jill (2014), Family Practice Guidelines (lxb. 3rd), Springer, tr. 396, ISBN 978-0-8261-6875-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 31 tháng 10 năm 2015
  19. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Vos2012
  20. "What is Diabetes?", Centers for Disease Control and Prevention (trong English), ngày 11 tháng 3 năm 2020, truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020
  21. "The top 10 causes of death", www.who.int (trong English), truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020
  22. Cooke DW, Plotnick L (tháng 11 năm 2008), "Type 1 diabetes mellitus in pediatrics", Pediatrics in Review, 29 (11): 374–84, quiz 385, doi:10.1542/pir.29-11-374, PMID 18977856, S2CID 20528207
  23. "WHO | Diabetes mellitus", WHO, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019
  24. Rockefeller, J.D. (2015), Diabetes: Symptoms, Causes, Treatment and Prevention (trong English), ISBN 978-1-5146-0305-5
  25. a b Kitabchi AE, Umpierrez GE, Miles JM, Fisher JN (tháng 7 năm 2009), "Hyperglycemic crises in adult patients with diabetes", Diabetes Care, 32 (7): 1335–43, doi:10.2337/dc09-9032, PMC 2699725, PMID 19564476, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 25 tháng 6 năm 2016
  26. Kenny C (tháng 4 năm 2014), "When hypoglycemia is not obvious: diagnosing and treating under-recognized and undisclosed hypoglycemia", Primary Care Diabetes, 8 (1): 3–11, doi:10.1016/j.pcd.2013.09.002, PMID 24100231
  27. Verrotti A, Scaparrotta A, Olivieri C, Chiarelli F (tháng 12 năm 2012), "Seizures and type 1 diabetes mellitus: current state of knowledge", European Journal of Endocrinology, 167 (6): 749–58, doi:10.1530/EJE-12-0699, PMID 22956556
  28. "Symptoms of Low Blood Sugar", WebMD, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 6 năm 2016, truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016
  29. "Glucagon–Injection side effects, medical uses, and drug interactions.", MedicineNet (trong English), truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2018
  30. Sarwar N, Gao P, Seshasai SR, Gobin R, Kaptoge S, Di Angelantonio E, Ingelsson E, Lawlor DA, Selvin E, Stampfer M, Stehouwer CD, Lewington S, Pennells L, Thompson A, Sattar N, White IR, Ray KK, Danesh J (tháng 6 năm 2010), "Diabetes mellitus, fasting blood glucose concentration, and risk of vascular disease: a collaborative meta-analysis of 102 prospective studies", Lancet, 375 (9733): 2215–22, doi:10.1016/S0140-6736(10)60484-9, PMC 2904878, PMID 20609967
  31. O'Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD, Casey DE, Chung MK, de Lemos JA, Ettinger SM, Fang JC, Fesmire FM, Franklin BA, Granger CB, Krumholz HM, Linderbaum JA, Morrow DA, Newby LK, Ornato JP, Ou N, Radford MJ, Tamis-Holland JE, Tommaso CL, Tracy CM, Woo YJ, Zhao DX, Anderson JL, Jacobs AK, Halperin JL, Albert NM, Brindis RG, Creager MA, DeMets D, Guyton RA, Hochman JS, Kovacs RJ, Kushner FG, Ohman EM, Stevenson WG, Yancy CW (tháng 1 năm 2013), "2013 ACCF/AHA guideline for the management of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines", Circulation, 127 (4): e362–425, doi:10.1161/CIR.0b013e3182742cf6, PMID 23247304
  32. a b c d Diabetes Programme, World Health Organization, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 26 tháng 4 năm 2014, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014
  33. "Diabetes – eye care: MedlinePlus Medical Encyclopedia", medlineplus.gov (trong English), truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018
  34. Cukierman, T (ngày 8 tháng 11 năm 2005), "Cognitive decline and dementia in diabetes – systematic overview of prospective observational studies", Diabetologia, 48 (12): 2460–69, doi:10.1007/s00125-005-0023-4, PMID 16283246
  35. Yang Y, Hu X, Zhang Q, Zou R (tháng 11 năm 2016), "Diabetes mellitus and risk of falls in older adults: a systematic review and meta-analysis", Age and Ageing, 45 (6): 761–67, doi:10.1093/ageing/afw140, PMID 27515679