Sửa đổi Thành viên:Marrella

Chú ý: Bạn chưa đăng nhập và địa chỉ IP của bạn sẽ hiển thị công khai khi lưu các sửa đổi.

Bạn có thể tham gia như người biên soạn chuyên nghiệp và lâu dài ở Bách khoa Toàn thư Việt Nam, bằng cách đăng ký và đăng nhập - IP của bạn sẽ không bị công khai và có thêm nhiều lợi ích khác.

Các sửa đổi có thể được lùi lại. Xin hãy kiểm tra phần so sánh bên dưới để xác nhận lại những gì bạn muốn làm, sau đó lưu thay đổi ở dưới để hoàn tất việc lùi lại sửa đổi.

Bản hiện tại Nội dung bạn nhập
Dòng 1: Dòng 1:
Dưới đây là linh tinh đủ thể loại (nháp, hoặc những nội dung bản thân thấy hay ho).
 
 
== Bom trên đất Campuchia ==
 
Cách đây một thời gian, khi đang tìm hiểu về Khmer Đỏ, tôi thấy một bài viết có thông tin thú vị.
 
<center>{{cite web | url = https://gsp.yale.edu/sites/default/files/walrus_cambodiabombing_oct06.pdf | title = Bombs Over Cambodia | last1 = Owen | first1 = Taylor | last2 = Kiernan | first2 = Ben | date = October 2006 | publisher = The Walrus}}</center>
 
 
Vào mùa thu năm 2000, 25 năm sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, Bill Clinton trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sau Richard Nixon đến thăm Việt Nam. Trong khi tin tức về chuyến thăm chủ yếu là cuộc thảo luận về khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ vẫn đang được cho là mất tích khi tham chiến, một hành động nhỏ có ý nghĩa lịch sử quan trọng lại hầu như không được để ý. Bản chất là một cử chỉ nhân đạo, Clinton tiết lộ dữ liệu không quân đồ sộ về tất cả những lần Hoa Kỳ ném bom Đông Dương từ năm 1964 đến 1975. Sử dụng hệ thống tân tiến của IBM, dữ liệu cung cấp thông tin phong phú về những lượt xuất kích ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.
 
 
Món quà của Clinton mục đích nhằm hỗ trợ tìm kiếm những vật liệu chưa nổ còn sót lại sau những năm khu vực bị ném bom trải thảm. Bom đạn nằm rải rác ở miền quê, thường bên dưới đất nông nghiệp, vẫn luôn là mối quan ngại lớn. Chúng gây thương tật và giết chết nông dân, khiến đất đai giá trị không thể sử dụng. Các tổ chức phát triển và rà phá bom mìn đã tận dụng tốt dữ liệu không quân trong sáu năm qua nhưng lại không nhìn ra hết ý nghĩa của nó, điều xem ra đáng kinh ngạc.
 
 
Kho dữ liệu chưa hoàn thiện (có một vài chỗ "tối") tiết lộ rằng từ ngày 4 tháng 10 năm 1965 đến 15 tháng 8 năm 1973, Hoa Kỳ đã thả số lượng bom đạn nhiều hơn nhiều suy nghĩ trước đó: 2.756.941 tấn trong 230.516 lượt xuất kích ở 113.716 địa điểm. Hơn 10% lượng bom ném xuống là bừa bãi, với 3.580 địa điểm được liệt có mục tiêu "không rõ" và 8.238 địa điểm không ghi mục tiêu. Dữ liệu còn chỉ ra hoạt động ném bom bắt đầu sớm hơn bốn năm so với thời điểm vốn được tin trước đó — không phải dưới thời Nixon, mà là Lyndon Johnson.
 
 
Tác động của tiến trình ném bom này, đề tài tranh cãi lớn trong ba thập kỷ qua, bây giờ đã rõ hơn bao giờ. Thương vong đối với dân thường Campuchia đã đẩy dân chúng phẫn nộ vào vòng xoáy của một cuộc nổi dậy mà có khá ít sự ủng hộ cho đến khi bom bắt đầu rơi. Nó kích hoạt sự mở rộng quy mô của chiến tranh Việt Nam vào sâu hơn trong lãnh thổ Campuchia, cuộc đảo chính năm 1970, sự trỗi dậy nhanh chóng của Khmer Đỏ, và cuối cùng là cuộc diệt chủng Campuchia.
 
 
...
 
 
Đem 2.756.941 tấn ra so sánh, Đồng Minh chỉ thả hơn 2 triệu tấn bom trong toàn bộ Thế chiến II. Campuchia có thể là quốc gia bị ném bom nhiều nhất trong lịch sử.
 
 
...
 
 
———
 
 
'''Tuy nhiên''' sau này các tác giả phát hiện dữ liệu có sai sót và họ điều chỉnh lại lượng bom được ném xuống Campuchia ước tính chỉ là 500.000 tấn.[https://apjjf.org/Ben-Kiernan/4313.html] Vậy đáng tiếc là thông tin trong bài viết trên đã mất đi nhiều phần thú vị.
 
 
Một điều nữa là ở trên có đề cập Richard Nixon thăm Việt Nam, nhưng mà là Việt Nam Cộng hòa vào năm 1969, khi đất nước vẫn còn bị chia cắt. Nó xem ra rất khác với chuyến thăm của Clinton.
 
 
 
== Lịch sử HIV/AIDS ==
 
== Lịch sử HIV/AIDS ==
 
[[File:HIV-budding-Color.jpg|thumb|HIV-1 (xanh lá) đâm ra từ tế bào nuôi.]]
 
[[File:HIV-budding-Color.jpg|thumb|HIV-1 (xanh lá) đâm ra từ tế bào nuôi.]]

Lưu ý rằng tất cả các đóng góp của bạn tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam sẽ được phát hành theo giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự (xem thêm Bản quyền). Nếu bạn không muốn những gì mình viết ra sẽ có thể được bình duyệt và có thể bị sửa đổi, và không sẵn lòng cho phép phát hành lại, xin đừng nhấn nút “Lưu trang”. Đảm bảo rằng chính bạn là tác giả của những gì mình viết ra, hoặc chép nó từ một nguồn thuộc phạm vi công cộng hoặc tự do tương đương. ĐỪNG ĐĂNG NỘI DUNG CÓ BẢN QUYỀN MÀ CHƯA XIN PHÉP!

Hủy bỏ Trợ giúp sửa đổi (mở cửa sổ mới)

Các bản mẫu dùng trong trang này: