Ma cà rồng là một sinh vật hư cấu lưu truyền từ lâu trong dân gian và được thư tịch chép sớm nhất ở trung đại hậu kì.
Lịch sử[sửa]
— Quế Đường Lê Quý Đôn[1]
Cách gọi ma cà rồng phổ biến tại Việt Nam hiện đại ban sơ chỉ nhằm chuyển nghĩa vampire để tả nhân vật hấp huyết quỷ trong tiểu thuyết Dracula của tác giả Bram Stoker. Sự thành công của tiểu thuyết cùng các phim chuyển thể càng khiến lối gọi này bám rễ vào sinh hoạt hiện đại.
Tuy nhiên, truyền thuyết hấp huyết quỷ là một hiện tượng văn hóa liên quốc gia và thì đại. Ở hiện đại hậu kì, học giới quy hiện tượng này vào hội chứng rối loạn nội tiết tố (porphyria), kéo theo tâm lí bất an và tự kỉ ám thị.
Tại Việt Nam, từ trung đại hậu kì đã có các thư tịch Kiến văn tiểu lục của tác gia Lê Quý Đôn, Thối thực kí văn của tác gia Trương Quốc Dụng và Hưng Hóa kỉ lược của tác gia Phạm Thận Duật chép về "một loài ma chuyên hút máu người xuất hiện ở vùng Hưng Hóa", "hễ là người Thái Đen thì hay có", thường được gọi ma Cà-Rồng (茄蠬鬼), ma Cà-Rằng (奇䗀鬼) hoặc ma Càn-Sùng (乾崇鬼). Các từ cà rồng, cà rằng, càn sùng nhỉ nhằm kí âm krung (กรุง [krūŋ]) trong ngữ hệ Thái.
Vào thời Lê, Lê Quý Đôn mô tả, ma Cà Rồng ban ngày cày cấy như người thường, ban đêm thì đút hai ngón chân vào lỗ mũi bay đi, thích vào nhà bà đẻ hút máu, nếu thấy ánh đèn có sự khác lạ, tức là loài ma này sắp tới. Đến thời Nguyễn, Trương Quốc Dụng chép : «Ma Cà Rồng không khác gì người, chỉ có trán đỏ, mắt nhiều lòng trắng là khác biệt, thích ở một mình, ban đêm lấy hai ngón chân cái đút vào mũi, tay xách tai bay đi, thích ăn máu mủ, mụn nhọt và bà đẻ. Đến đêm phải phòng thủ, thấy đèn chuyển thành màu xanh thì là điềm ma đến, bấy giờ phải gõ vào vách tường, thành giường để đuổi nó, bằng không thì bệnh sẽ nặng». Nhưng khác với ghi chép của họ Trương về việc ma Cà Rồng thích ở một mình, Phạm Thận Duật cho biết : «Ma này cũng là người, cũng có vợ con, thường bí mật lẻn vào chỗ người ta nằm, hút tinh huyết, người không biết phần nhiều bị chết». Ông Phạm còn cho biết : «Sách 'Hưng Hóa lục' của họ Trần (làm chức quan Hiệp Trấn) nói : Ma này lỗ mũi rất to, ban đêm cho hai chân vào lỗ mũi, bay vào nhà người ta, biến ra hình chó, mèo, hút máu người. Nay xem thấy lỗ mũi nó cũng như người thường thôi».
Tham khảo[sửa]
Liên kết[sửa]
- ↑ Lê, Doãn-Hậu (2007), Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - Viện Sử học, tr. 353
- ↑ Trần, Thí-Phổ (2016), Vân Trai tùng thoại - Ma cà rồng
Tài liệu[sửa]
- Barber, Paul (1988), Vampires, Burial and Death: Folklore and Reality, New York: Yale University Press, ISBN 978-0-300-04126-2
- Bunson, Matthew (1993), The Vampire Encyclopedia, London: Thames & Hudson, ISBN 978-0-500-27748-5
- Burkhardt, Dagmar (1966), "Vampirglaube und Vampirsage auf dem Balkan", Beiträge zur Südosteuropa-Forschung: Anlässlich des I. Internationalen Balkanologenkongresses in Sofia 26. VIII.-1. IX. 1966 (trong Deutsch), Munich: Rudolf Trofenik, OCLC 1475919
- Cohen, Daniel (1989), The Encyclopedia of Monsters: Bigfoot, Chinese Wildman, Nessie, Sea Ape, Werewolf and many more …, London: Michael O'Mara Books Ltd, ISBN 978-0-948397-94-3
- Créméné, Adrien (1981), La mythologie du vampire en Roumanie (trong français), Monaco: Rocher, ISBN 978-2-268-00095-4
- Faivre, Antoine (1962), Les Vampires. Essai historique, critique et littéraire (trong français), Paris: Eric Losfeld, OCLC 6139817
- Féval, Paul (1851–1852), Les tribunaux secrets : ouvrage historique (trong français), Paris: E. et V. Penaud frères
- Frayling, Christopher (1991), Vampyres, Lord Byron to Count Dracula, London: Faber, ISBN 978-0-571-16792-0
- Hoyt, Olga (1984), "The Monk's Investigation", Lust for Blood: The Consuming Story of Vampires, Chelsea: Scarborough House, ISBN 978-0-8128-8511-8
- Hurwitz, Siegmund (1992) [1980], Lilith, the First Eve: Historical and Psychological Aspects of the Dark Feminine, Gela Jacobson (trans.), Einsiedeln, Switzerland: Daimon Verlag, ISBN 978-3-85630-522-2
- Jennings, Lee Byron (2004) [1986], "An Early German Vampire Tale: Wilhelm Waiblinger's 'Olura'", trong Reinhard Breymayer; Hartmut Froeschle (bt.), In dem milden und glücklichen Schwaben und in der Neuen Welt: Beiträge zur Goethezeit, Stuttgart: Akademischer Verlag Stuttgart, tr. 295–306, ISBN 978-3-88099-428-7
- Jøn, A. Asbjørn (2001), "From Nosteratu to Von Carstein: shifts in the portrayal of vampires", Australian Folklore: A Yearly Journal of Folklore Studies (16): 97–106, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015
- Jøn, A. Asbjørn (2002), "The Psychic Vampire and Vampyre Subculture", Australian Folklore: A Yearly Journal of Folklore Studies (12): 143–148
- Jones, Ernest (1931), "The Vampire", On the Nightmare, London: Hogarth Press and Institute of Psycho-Analysis, ISBN 978-0-394-54835-7, OCLC 2382718
- Marigny, Jean (1994), Vampires: The World of the Undead, “New Horizons” series, London: Thames & Hudson, ISBN 978-0-500-30041-1
- McNally, Raymond T. (1983), Dracula Was a Woman, McGraw Hill, ISBN 978-0-07-045671-6
- Schwartz, Howard (1988), Lilith's Cave: Jewish tales of the supernatural, San Francisco: Harper & Row, ISBN 978-0-06-250779-2
- Skal, David J. (1993), The Monster Show: A Cultural History of Horror, New York: Penguin, ISBN 978-0-14-024002-3
- Skal, David J. (1996), V is for Vampire, New York: Plume, ISBN 978-0-452-27173-9
- Silver, Alain; James Ursini (1993), The Vampire Film: From Nosferatu to Bram Stoker's Dracula, New York: Limelight, ISBN 978-0-87910-170-1
- Summers, Montague (2005) [1928], Vampires and Vampirism, Mineola, NY: Dover, ISBN 978-0-486-43996-9 (originally published as The Vampire: His Kith and Kin)
- Summers, Montague (1996) [1929], The Vampire in Europe, Gramercy Books: New York, ISBN 978-0-517-14989-8 (also published as The Vampire in Lore and Legend, ISBN 0-486-41942-8)
- Townsend, Dorian Aleksandra, From Upyr' to Vampire: The Slavic Vampire Myth in Russian Literature, Ph.D. Dissertation, School of German and Russian Studies, Faculty of Arts & Social Sciences, University of New South Wales, May 2011.
- Vuković, Milan T. (2004), Narodni običaji, verovanja i poslovice kod Srba: Sa kratkim pogledom u njihovu prošlost Народни обичаји, веровања и пословице код Срба (trong српски / srpski), Belgrade: Сазвежђа, ISBN 978-86-83699-08-7
- Wilson, Katharina M. (tháng 10–tháng 12 năm 1985), "The History of the Word 'Vampire'", Journal of the History of Ideas, 46 (4): 577–583, doi:10.2307/2709546, JSTOR 2709546
- Wright, Dudley (1973) [1914], The Book of Vampires, New York: Causeway Books, ISBN 978-0-88356-007-5 (originally published as Vampire and Vampirism; also published as The History of Vampires)
Tư liệu[sửa]
- Quốc văn
- Ngoại văn
- Un article du Monde Diplomatique
- Le vampire : reflet de l'évolution de la société | partie