Mục từ này cần được bình duyệt
Ma cà rồng/đang phát triển

Ma cà rồng là một sinh vật hư cấu lưu truyền từ lâu trong dân gian và được thư tịch chép sớm nhất ở trung đại hậu kì.

Lịch sử[sửa]

Trấn Hưng Hóa từ sách Tường Phù đến Hạ Lộ, có dân ma gọi là "ma cà rồng". Người dân này, lúc ban ngày động tác phục dịch, ra vào như thường [...] Đến đêm thì xỏ hai ngón chân cái vào lỗ mũi, bay đi làm ma, thường vào nhà đàn bà đẻ để hút máu [...] Đến trống canh năm, giống quái vật ấy bay trở về, ngâm chân vào thùng nước tô mộc, tháo chân ở mũi ra, trở lại làm người, nếu hỏi đến việc đã làm ban đêm thì không biết gì cả.

— Quế Đường Lê Quý Đôn[1]

Cách gọi ma cà rồng phổ biến tại Việt Nam hiện đại ban sơ chỉ nhằm chuyển nghĩa vampire để tả nhân vật hấp huyết quỷ trong tiểu thuyết Dracula của tác giả Bram Stoker. Sự thành công của tiểu thuyết cùng các phim chuyển thể càng khiến lối gọi này bám rễ vào sinh hoạt hiện đại.

Tuy nhiên, truyền thuyết hấp huyết quỷ là một hiện tượng văn hóa liên quốc gia và thì đại. Ở hiện đại hậu kì, học giới quy hiện tượng này vào hội chứng rối loạn nội tiết tố (porphyria), kéo theo tâm lí bất an và tự kỉ ám thị.

Tại Việt Nam, từ trung đại hậu kì đã có các thư tịch Kiến văn tiểu lục của tác gia Lê Quý Đôn, Thối thực kí văn của tác gia Trương Quốc DụngHưng Hóa kỉ lược của tác gia Phạm Thận Duật chép về "một loài ma chuyên hút máu người xuất hiện ở vùng Hưng Hóa", "hễ là người Thái Đen thì hay có", thường được gọi ma Cà-Rồng (茄蠬鬼), ma Cà-Rằng (奇䗀鬼) hoặc ma Càn-Sùng (乾崇鬼). Các từ cà rồng, cà rằng, càn sùng nhỉ nhằm kí âm krung (กรุง [krūŋ]) trong ngữ hệ Thái.

Vào thời Lê, Lê Quý Đôn mô tả, ma Cà Rồng ban ngày cày cấy như người thường, ban đêm thì đút hai ngón chân vào lỗ mũi bay đi, thích vào nhà bà đẻ hút máu, nếu thấy ánh đèn có sự khác lạ, tức là loài ma này sắp tới. Đến thời Nguyễn, Trương Quốc Dụng chép : «Ma Cà Rồng không khác gì người, chỉ có trán đỏ, mắt nhiều lòng trắng là khác biệt, thích ở một mình, ban đêm lấy hai ngón chân cái đút vào mũi, tay xách tai bay đi, thích ăn máu mủ, mụn nhọt và bà đẻ. Đến đêm phải phòng thủ, thấy đèn chuyển thành màu xanh thì là điềm ma đến, bấy giờ phải gõ vào vách tường, thành giường để đuổi nó, bằng không thì bệnh sẽ nặng». Nhưng khác với ghi chép của họ Trương về việc ma Cà Rồng thích ở một mình, Phạm Thận Duật cho biết : «Ma này cũng là người, cũng có vợ con, thường bí mật lẻn vào chỗ người ta nằm, hút tinh huyết, người không biết phần nhiều bị chết». Ông Phạm còn cho biết : «Sách 'Hưng Hóa lục' của họ Trần (làm chức quan Hiệp Trấn) nói : Ma này lỗ mũi rất to, ban đêm cho hai chân vào lỗ mũi, bay vào nhà người ta, biến ra hình chó, mèo, hút máu người. Nay xem thấy lỗ mũi nó cũng như người thường thôi».

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Lê, Doãn-Hậu (2007), Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - Viện Sử học, tr. 353
  2. Trần, Thí-Phổ (2016), Vân Trai tùng thoại - Ma cà rồng

Tài liệu[sửa]

Tư liệu[sửa]

Quốc văn
Ngoại văn