Mục từ này cần được bình duyệt
Xơ gan
Phiên bản vào lúc 15:51, ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
Xơ gan
Hepatocellular carcinoma 1.jpg
Xơ gan dẫn đến carcinoma tế bào gan
Chuyên khoaKhoa tiêu hóa (vị tràng học), khoa gan (gan mật tụy, gan học)

Xơ gan là hậu quả hay gặp sau thời gian dài mắc bất kỳ một dạng bệnh gan mạn tính với đặc điểm là xơ hóa mô và cấu trúc gan bình thường biến đổi thành dạng nốt bất thường.[1] Căn bệnh tiến triển từ một giai đoạn không triệu chứng gọi là xơ gan còn bù đến giai đoạn có triệu chứng hay xơ gan mất bù.[2] Ở giai đoạn đầu, khoảng 30–40% bệnh nhân không có dấu hiệu gì, còn lại có thì cũng không đặc biệt như mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sụt cân, khó chịu bụng trên bên phải.[3] Dấu hiệu của xơ gan mất bù đặc trưng hơn bao gồm vàng da, cổ trướng, bệnh não gan, xuất huyết giãn mạch.[3][4] Xơ gan mất bù được xem là bệnh gan giai đoạn cuối đồng nghĩa suy gan thường không thể tránh và cấy ghép gan là cách chữa khỏi duy nhất.[5]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan như béo phì, gan nhiễm mỡ không do rượu, uống nhiều đồ uống có cồn, viêm gan B hoặc C, bệnh tự miễn, ứ mật, thừa sắt hay đồng.[2] Ở các nước phát triển, lạm dụng đồ uống có cồn và nhiễm virus viêm gan C là nguyên nhân chính, trong khi với châu Phi hạ Sahara và đa phần châu Á thì là virus viêm gan B.[6][7] Xơ gan nhiều khi là kết quả của nhiều yếu tố chứ không chỉ một, ví dụ như người bị viêm gan B hay C mà uống nhiều rượu thì bệnh dễ đến sớm và nặng hơn, hay người cao tuổi bị viêm gan C thì xơ hóa diễn ra nhanh hơn.[8] Tìm hiểu căn nguyên của bệnh là quan trọng vì điều này giúp dự đoán những biến chứng và chỉ dẫn hướng điều trị.[7]

Xơ hóa là sự bao bọc hoặc thay thế mô tổn thương bằng sẹo collagen.[7] Khi mà phản ứng chữa lành vết thương bình thường cứ duy trì, mô xơ liên tục được tạo ra một cách bất thường.[7] Xơ gan là giai đoạn tiến triển của quá trình xơ hóa và ở đó có sự biến dạng hệ mạch gan.[7] Có nhiều loại tế bào, cytokinemiRNA tham gia vào quá trình này.[9] Các tế bào Kupffer hoạt động phá hủy tế bào gan và kích thích tế bào sao hoạt động, một sự kiện then chốt khởi động và thúc đẩy xơ hóa.[9] Kiến trúc mạch máu gan biến đổi dẫn đến tăng huyết áp cửa[6] là hậu quả sớm nhất và quan trọng nhất, căn nguyên của hầu hết những biến chứng lâm sàng.[1] Xơ gan còn là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của carcinoma tế bào gan[1] và do đó có thể được xem như tình trạng tiền ung thư.[10]

Sinh thiết gan từng là tiêu chuẩn cho chẩn đoán, tuy nhiên nó đang bị thay thế bằng những phương pháp không xâm lấn có nhiều ưu điểm.[11] Tạo hình ảnh gan bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hay cộng hưởng từ thấy bất thường cộng với dấu hiệu gan suy giảm chức năng là đủ để chẩn đoán.[6] Xơ gan có thể được phòng ngừa bằng cách tầm soát bệnh gan mạn tính, thay đổi lối sống như kiêng rượu, thuốc lá, giữ cân nặng phù hợp, sử dụng thực phẩm hay đồ uống giàu chất chống oxy hóa.[6] Cà phê rất có lợi cho gan, làm giảm nguy cơ mắc hay tử vong do các loại bệnh gan và những người bị bệnh gan mạn tính được khuyến khích uống trên hai tách cà phê mỗi ngày.[12][13] Khâu điều trị nhắm đến loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh để chặn diễn tiến và xử lý riêng từng biến chứng.[6][7]

Tham khảo

  1. a b c Pinzani, Massimo; Rosselli, Matteo; Zuckermann, Michele (tháng 4 năm 2011), "Liver cirrhosis", Best Practice & Research Clinical Gastroenterology, 25 (2): 281–290, doi:10.1016/j.bpg.2011.02.009, PMID 21497745, S2CID 8802553
  2. a b Ginès, Pere; Krag, Aleksander; Abraldes, Juan G; Solà, Elsa; Fabrellas, Núria; Kamath, Patrick S (tháng 10 năm 2021), "Liver cirrhosis", The Lancet, 398 (10308): 1359–1376, doi:10.1016/S0140-6736(21)01374-X, PMID 4543610, S2CID 237552443
  3. a b Lee & Moreau 2015, tr. 3.
  4. McCormick & Jalan 2018, tr. 107, 111.
  5. Peng, Jen-Kuei; Hepgul, Nilay; Higginson, Irene J; Gao, Wei (ngày 22 tháng 10 năm 2018), "Symptom prevalence and quality of life of patients with end-stage liver disease: A systematic review and meta-analysis", Palliative Medicine, 33 (1): 24–36, doi:10.1177/0269216318807051, PMC 6291907, PMID 30345878, S2CID 53043734
  6. a b c d e Tsochatzis, Emmanuel A; Bosch, Jaime; Burroughs, Andrew K (tháng 5 năm 2014), "Liver cirrhosis", The Lancet, 383 (9930): 1749–1761, doi:10.1016/S0140-6736(14)60121-5, PMID 24480518, S2CID 8035628
  7. a b c d e f Schuppan, Detlef; Afdhal, Nezam H (tháng 3 năm 2008), "Liver cirrhosis", The Lancet, 371 (9615): 838–851, doi:10.1016/S0140-6736(08)60383-9, PMC 2271178, PMID 18328931, S2CID 1014341
  8. McCormick & Jalan 2018, tr. 108.
  9. a b Zhou, Wen-Ce (2014), "Pathogenesis of liver cirrhosis", World Journal of Gastroenterology, 20 (23): 7312–7324, doi:10.3748/wjg.v20.i23.7312, PMC 4064077, PMID 24966602, S2CID 10295334
  10. Fattovich, Giovanna; Stroffolini, Tommaso; Zagni, Irene; Donato, Francesco (tháng 11 năm 2004), "Hepatocellular carcinoma in cirrhosis: Incidence and risk factors", Gastroenterology, 127 (5): S35–S50, doi:10.1053/j.gastro.2004.09.014, PMID 15508101, S2CID 24143104
  11. Lurie, Yoav; Webb, Muriel; Cytter-Kuint, Ruth; Shteingart, Shimon; Lederkremer, Gerardo Z (2015), "Non-invasive diagnosis of liver fibrosis and cirrhosis", World Journal of Gastroenterology, 21 (41): 11567–11583, doi:10.3748/wjg.v21.i41.11567, PMC 4631961, PMID 26556987, S2CID 24398169
  12. Saab, Sammy; Mallam, Divya; Cox, Gerald A.; Tong, Myron J. (ngày 15 tháng 9 năm 2013), "Impact of coffee on liver diseases: a systematic review", Liver International, 34 (4): 495–504, doi:10.1111/liv.12304, PMID 24102757, S2CID 34587886
  13. Wadhawan, Manav; Anand, Anil C. (tháng 3 năm 2016), "Coffee and Liver Disease", Journal of Clinical and Experimental Hepatology, 6 (1): 40–46, doi:10.1016/j.jceh.2016.02.003, PMC 4862107, PMID 27194895, S2CID 21427537

Sách