Khác biệt giữa các bản “Thành viên:Tttrung/nháp”
Dòng 57: Dòng 57:
 
|-
 
|-
 
!style=font-size:smaller|Biển!!style=font-size:smaller|Vùng cao
 
!style=font-size:smaller|Biển!!style=font-size:smaller|Vùng cao
|- class="hu"
+
|- class="bt"
 
|[[Silic dioxide]]||SiO<sub>2</sub>||45,4%||45,5%
 
|[[Silic dioxide]]||SiO<sub>2</sub>||45,4%||45,5%
 
|-
 
|-
Dòng 70: Dòng 70:
 
|-
 
|-
 
|[[Titani dioxide]]||TiO<sub>2</sub>||3,9%||0,6%
 
|[[Titani dioxide]]||TiO<sub>2</sub>||3,9%||0,6%
|- class="hd"
+
|- class="bb"
 
|[[Natri oxit]]||Na<sub>2</sub>O||0,6%||0,6%
 
|[[Natri oxit]]||Na<sub>2</sub>O||0,6%||0,6%
 
|-  
 
|-  

Phiên bản lúc 17:36, ngày 20 tháng 11 năm 2020

Mặt trăng là một thiên thể quay quanh Trái đất và là vệ tinh tự nhiên duy nhất của hành tinh này.[1][2][↓ 1] Trong Hệ Mặt trời, Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm và nếu xét về tỷ lệ kích thước so với hành tinh mà nó quay quanh thì Mặt trăng đạt tỷ lệ này cao nhất.[↓ 2] Mặt trăng có mật độ khối lượng lớn thứ hai trong số các vệ tinh tự nhiên của Hệ Mặt trời, sau Io của Sao mộc.

Một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi cho rằng Mặt trăng được hình thành vào khoảng 4,51 tỷ năm trước, không lâu sau khi Trái đất hình thành, từ vật chất bắn ra sau một vụ va chạm lớn giữa Trái đất và một thiên thể giả định mang tên Theia có kích thước cỡ Sao hỏa. Nghiên cứu mới về đất đá Mặt trăng, tuy không phủ nhận giả thuyết về Theia, gợi ý tuổi Mặt trăng già hơn so với số liệu trước đây.[3]

Mặt trăng ở trong quỹ đạo đồng bộ với Trái đất, tức là chu kỳ tự quay của Mặt trăng bằng với chu kỳ quay quanh Trái đất, do đó nó luôn quay một mặt về phía Trái đất, là mặt gần. Do Mặt trăng lắc qua lại theo thời gian, trong quan sát từ Trái đất, nhiều hơn một nửa diện tích Mặt trăng, 59%, có thể thấy được từ Trái đất.[4] Phần nhìn thấy của Mặt trăng có các biển Mặt trăng, là các vùng vật chất màu tối, để lại bởi hoạt động núi lửa cũ, nằm giữa các vùng vỏ cũ cao sáng màu, và các hố va chạm. Mặt trăng là thiên thể xuất hiện thường xuyên có độ sáng cao thứ hai trên trên bầu trời, đứng sau Mặt trời. Mặc dù bề mặt Mặt trăng chủ yếu gồm các vật chất tối màu, với suất phản chiếu chỉ cao hơn một chút so với nhựa đường, nhưng trong bầu trời đêm, nó vẫn sáng khi phản chiếu lại ánh sáng Mặt trời. Lực hấp dẫn của Mặt trăng gây ra thủy triều trên đại dương của Trái đất, đồng thời cũng gây ra hiệu ứng tương tự cho phần vỏ và lõi đất đá của Trái đất, và làm cho một ngày ở Trái đất bị dài hơn một chút.

Khoảng cách trung bình từ Mặt trăng đến Trái đất là 384402 km,[5] tương đương 1,28 giây ánh sáng, hay khoảng 30 lần đường kính Trái đất. Đường kính góc của Mặt trăng, trên bầu trời, tương đương với Mặt trời; do đó, trong nhật thực toàn phần, Mặt trăng che kín Mặt trời. Trong tương lai xa, khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất sẽ tăng dần, và Mặt trăng sẽ xuất hiện nhỏ dần.

Vật thể nhân tạo đầu tiên được con người đưa lên Mặt trăng là tàu không người lái Luna 2 của Liên Xô, được cố ý cho đâm xuống bề mặt Mặt trăng vào tháng 9 năm 1959. Sau đó, vào năm 1966, tàu Luna 9 đã hạ cánh an toàn lên Mặt trăng. Chương trình Apollo của Hoa Kỳ những năm tiếp theo đã mang được con người lên Mặt trăng, với Apollo 8 năm 1968 lần đầu đưa người bay trên quỹ đạo quanh Mặt trăng, rồi Apollo 11 vào tháng 7 năm 1969 cùng 5 chuyến bay khác sau đó đã hạ cánh với con người và thiết bị lên thiên thể này. Các chuyến thám hiểm này đã mang về Trái đất đá Mặt trăng, được dùng để nghiên cứu và phát triển các hiểu biết về địa lý Mặt trăng, nguồn gốc hình thành Mặt trăngcấu trúc lõi Mặt trăng. Từ sau chuyến bay Apollo 17 năm 1972 đến hiện tại, chỉ có các tàu không người lái đến thám hiểm Mặt trăng.

Sự hiện diện của Mặt trăng trên bầu trời, theo chu kỳ pha Mặt trăng, đã để lại dấu ấn trong xã hội và văn hóa của loài người. Ảnh hưởng trong văn hóa xã hội thể hiện ở ngôn ngữ, hệ thống lịch Mặt trăng, nghệ thuật, và thần thoại.


Minh họa cận cảnh giả thuyết va chạm lớn

Trước hội nghị năm 1984, có các lực lượng ủng hộ ba giả thuyết "truyền thống", cộng với vài người bắt đầu nghiêm túc xem xét lý thuyết va chạm lớn, và rất nhiều người khác không có quan điểm rõ ràng và cho rằng cuộc tranh luận sẽ không bao giờ kết thúc. Sau hội nghị, cơ bản chỉ còn có hai nhóm: phe va chạm lớn và phe bất khả tri.[6]

Giản đồ giả thuyết va chạm lớn

Nguồn gốc hình thành

Mặt trăng hình thành vào 4,51 tỷ năm trước,[↓ 3] khoảng 60 triệu năm sau khi Hệ Mặt trời hình thành. Đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc hình thành Mặt trăng,[7] như giả thuyết về vật chất văng ra từ Trái đất bởi lực ly tâm sau đó tập hợp lại thành Mặt trăng[8] - giả thuyết này đòi hỏi Trái đất phải quay nhanh đến mức phi thực tế,[9] - hoặc giả thuyết rằng trường hấp dẫn của Trái đất đã thu hút thiên thể Mặt trăng đến từ nơi khác[10] - một giả thuyết đòi hỏi một khí quyển Trái đất quá lớn để hấp thụ động năng của Mặt trăng khi nó bay tới Trái đất[9] - và giả thuyết về sự hình thành cùng lúc của Trái đất và Mặt trăng từ đĩa bồi tụ khi Hệ Mặt trời đang hình thành - giả thuyết này không giải thích được tại sao Mặt trăng lại có ít kim loại hơn hẳn so với Trái đất.[9] Các giả thuyết trên cũng không giải thích được mômen động lượng khá lớn của hệ Trái đất - Mặt trăng.[11]

Giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận là hệ Trái đất - Mặt trăng được hình thành sau một vụ va chạm lớn giữa một thiên thể có kích thước vào cỡ Sao hỏa, tên là Theia, với thiên thể tiền Trái đất. Vụ va chạm đã làm văng nhiều vật liệu vào quỹ đạo của Trái đất và các vật liệu này bồi tụ lại dần dần, hình thành nên Mặt trăng.[12][13]

Nửa xa của Mặt trăng có vỏ dày hơn khoảng 50 km so với nửa gần. Điều này được cho là do Mặt trăng được ghép lại từ hai phần khác nhau.[cần chú thích]

Giả thuyết này, tuy còn những điểm chưa hoàn hảo, có khả năng giải thích tốt nhất các bằng chứng thực nghiệm. 18 tháng trước khi diễn ra một hội nghị khoa học về nguồn gốc Mặt trăng tổ chức vào tháng 10 năm 1984, Bill Hartmann, Roger Phillips, và Jeff Taylor thách thức những người đồng nghiệp cùng nghiên cứu về Mặt trăng: "Các bạn có 18 tháng. Hãy xem lại dữ liệu thu được từ các chuyến thám hiểm của Apollo, dùng máy tính của các bạn, làm mọi thứ các bạn có thể làm, nhưng các bạn cần ra được kết quả. Đừng đến dự hội nghị nếu các bạn chưa có gì để nói về nguồn gốc Mặt trăng." Vào hội nghị năm 1984 ở Kona, Hawaii, giả thuyết vụ va chạm lớn bắt đầu được đa số tán thành là hợp lý nhất.

Các vụ va chạm lớn được cho là xảy ra thường xuyên trong thời kỳ hình thành của Hệ Mặt trời. Các mô phỏng trên máy tính của vụ va chạm lớn đã cho ra các kết quả phù hợp với quan sát về khối lượng của lõi Mặt trăng và mômen động lượng của hệ Trái đất – Mặt trăng. Các mô phỏng này cũng cho thấy phần lớn Mặt trăng được hình thành từ vật liệu của Theia, chứ không phải từ thiên thể tiền Trái đất.[14] Tuy nhiên, các mô phỏng mới nhất gợi ý tỷ lệ vật liệu đến từ tiền Trái đất cao hơn các mô phỏng trước đây.[15][16][17][18] Các thiên thể khác ở vòng trong Hệ Mặt trời, như Sao hỏa và Vesta có thành phần đồng vị oxy và wolfram rất khác so với Trái đất, dựa trên đo đạc các mẫu vẫn thạch từ các thiên thể đó. Tuy nhiên, Trái đất và Mặt trăng có các thành phần đồng vị gần như giống hệt nhau. Điều này có thể được giải thích bằng sự hòa trộn vật liệu bốc hơi sau sự kiện va chạm lớn, để thành nguyên liệu hình thành cho cả hai,[19] mặc dù giả định này vẫn còn gây tranh cãi.[20]

Vụ va chạm giải phóng rất nhiều năng lượng và sau đó vật chất văng ra được bồi tụ lại thành hệ Trái đất - Mặt trăng. Năng lượng này đủ để làm nóng chảy lớp vỏ Trái đất, và tạo nên đại dương dung nham.[21][22] Tương tự, Mặt trăng mới hình thành cũng có đại dương dung nham của nó; với độ sâu vào cỡ 500 km đến 1737 km.[21]

Tuy giả thuyết va chạm lớn có thể giải thích được nhiều kết quả quan sát, vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp, đa số liên quan đến thành phần của Mặt trăng.[23] Năm 2001, một nhóm nghiên cứu ở Viện Carnegie tại Washington báo cáo kết quả đo đạc chính xác cao của đặc trưng đồng vị trong đá Mặt trăng.[24] Đá Mặt trăng, thu được sau chương trình Apollo, có đặc trưng đồng vị giống với đá trên Trái đất, và khác biệt với hầu hết các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời. Kết quả này đã gây bất ngờ, vì phần lớn vật liệu hình thành Mặt trăng được cho là đến từ Theia và đã từng có báo cáo năm 2007 rằng có ít hơn 1% khả năng là Theia và Trái đất có cùng đặc trưng đồng vị.[25] Các mẫu vật chất Mặt trăng khác từ chương trình Apollo được nghiên cứu vào năm 2012 cũng có thành phần đồng vị titani giống với Trái đất,[26] một kết quả mâu thuẫn với giả thuyết cho rằng Mặt trăng được hình thành ở xa và độc lập với Trái đất, hoặc chủ yếu từ Theia. Các kết quả này vẫn có thể được giải thích bởi các lý thuyết cải tiến từ giả thuyết va chạm lớn.[cần dẫn nguồn]


Đặc tính vật lý

Mặt trăng có hình dạng hơi ellipsoid lệch do tác động của lực thủy triều, với trục lớn của nó lệch khoảng 30° so với phương nối đến Trái đất gây ra bởi các bất thường trong trường hấp dẫn ở các lưu vực để lại bởi các vụ va chạm. Hình dạng của nó hơi méo hơn so với mức gây ra bởi lực thủy triều hiện tại. Hóa thạch hình dạng này gợi ý về lịch sử của Mặt trăng. Mặt trăng đã nguội và đông cứng khi lực thủy triều còn mạnh, khi nó ở khoảng cách đến Trái đất bằng khoảng nửa so với giá trị hiện nay. Ngày nay, nó đã quá lạnh và cứng đến mức không thể điều chỉnh hình dạng lại cho phù hợp với lực thủy triều yếu hơn ở quỹ đạo hiện tại.[27]

Cấu trúc bên trong

Cấu trúc bên trong của Mặt trăng được phân tách thành ba thành phần khác biệt về mặt hóa địa chấtlớp vỏ, lớp phủlõi. Lõi của Mặt trăng gồm có phần lõi trong ở trạng thái rắn chứa nhiều sắt, bán kính có thể vào cỡ 240 km, và phần lõi ngoài lỏng chủ yếu gồm sắt nóng chảy với bán kính vào cỡ 300 km. Bao quanh lõi là phần trong của lớp phủ có bán kính khoảng 500 km, một phần cũng bị nóng chảy.[28][29] Cấu trúc này được cho là đã hình thành theo cơ chế kết tinh phân đoạn từ một đại dương dung nham tồn tại ngay sau khi Mặt trăng hình thành vào khoảng 4,5 tỷ năm trước.[30]

Việc kết tinh đại dương dung nham đã tạo ra lớp phủ mafic do các khoáng chất olivin, clinopyroxeneorthopyroxene chìm xuống và kết tủa. Sau khi khoảng ba phần tư đại dương dung nham đã tinh thể hóa, các khoáng chất plagioclase nhẹ hơn bắt đầu hình thành và nổi lên trên tạo thành lớp vỏ.[31] Những phần chất lỏng cuối cùng hóa rắn nằm giữa lớp vỏ và lớp phủ, chứa nhiều các thành phần tỏa nhiệt và không tương thích nhau về mặt hóa địa chất.[32]

Quá trình hình thành nêu trên tiên đoán ra lớp vỏ anorthosite, một kết quả phù hợp với các bản đồ đo đạc hóa địa chất, từ các phép đo của các thiết bị bay trên quỹ đạo quanh Mặt trăng.[33] Lớp vỏ dày khoảng 50 km.[32] Các mẫu đá Mặt trăng lấy từ các phần dung nham hóa rắn, vốn từng phun trào ra bề mặt từ vùng lớp phủ nóng chảy một phần, cũng xác nhận thành phần lớp phủ mafic chứa nhiều sắt hơn so với Trái đất.[32]

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên có mật độ khối lượng đứng thứ nhì trong Hệ Mặt trời, chỉ sau Io,[34] dù cho phần lõi nặng nhất khá nhỏ, chỉ chiếm 20% bán kính Mặt trăng.[32]. Thành phần hóa học của lõi vẫn chưa được xác định chính xác, có thể gồm hợp kim sắt với một lượng nhỏ lưu huỳnh và nickel. Phân tích về sự tự quay có biến thiên theo thời gian của Mặt trăng cho thấy lõi có thể có một phần nóng chảy.[35]

Thành phần hóa học bề mặt[36]
Hợp chất Công thức Thành phần
Biển Vùng cao
Silic dioxide SiO2 45,4% 45,5%
Nhôm oxit Al2O3 14,9% 15,9%
Calci oxit CaO 11,8% 15,9%
Sắt(II) oxit FeO 14,1% 5,9%
Magnesi oxit MgO 9,2% 7,5%
Titani dioxide TiO2 3,9% 0,6%
Natri oxit Na2O 0,6% 0,6%
  99,9% 100,0%
Giản đồ cấu trúc bên trong Mặt trăng


Các đặc trưng địa chất trên bề mặt Mặt trăng. Bên trái là nửa gần với cực bắc ở phía trên. Hình phải là nửa xa, với cực nam ở phía dưới. Những vùng màu sắc khác nhau ứng với phân loại địa hình và địa chất khác nhau.
Tập tin:Topographic Globe of the Mooon.gif
Địa hình Mặt trăng. Màu cam ứng với độ cao lớn, màu lam ứng với độ sâu lớn.

Bề mặt

Địa hình Mặt trăng đã được đo bằng laserxử lý ảnh stereo.[37] Một đặc trưng địa hình nổi bật là bồn địa Nam cực - Aitken, ở nửa xa Mặt trăng, đường kính khoảng 2240 km, là hố va chạm lớn nhất của Mặt trăng và lớn nhì trong số các hố va chạm đã được xác nhận ở hệ Mặt trời.[38][39] Lưu vực này cũng chứa điểm có độ sâu lớn nhất của Mặt trăng, sâu khoảng 13 km.[38][40] Điểm cao nhất của Mặt trăng cũng nằm ngay rìa phía đông bắc của lưu vực này, có thể được nâng cao lên do va chạm nghiêng của vụ va chạm hình thành nên lưu vực Nam Cực - Aitken.[41] Các lưu vực nổi bật khác, hình thành bởi các vụ va chạm, gồm có Imbrium, Serenitatis, Crisium, SmythiiBiển Đông phương - chúng đều có các vùng trung tâm với độ sâu lớn và phần rìa có độ cao lớn.[38] Nửa xa Mặt trăng có độ cao trung bình lớn hơn so với nửa gần cỡ 1,9 km.[32]

Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng năm 2010 đã phát hiện ra các vách đứt gãy dốc đứng trên bề mặt Mặt trăng, cho thấy rằng Mặt trăng có thể đã co ngót lại, trong hàng tỷ năm qua, với kích thước giảm khoảng 90 mét.[42] Các dấu hiệu co ngót tương tự cũng đã được quan sát thấy trên Sao thủy. Một nghiên cứu thực hiện với 12000 bức ảnh chụp được từ tàu quỹ đạo cho thấy Biển Frigoris ở gần cực bắc, một lưu vực lớn vốn được cho là đã ngừng tiến hóa về mặt địa chất, đang nứt và dịch chuyển. Trên Mặt trăng không có các mảng kiến tạo, cho nên hoạt động địa chất ở đây chỉ là sự hình thành các vết nứt trong quá trình Mặt trăng thoát dần nhiệt ra không gian và nguội dần đi.[43]

Các đặc điểm núi lửa

Các vùng trên bề mặt Mặt trăng có màu sẫm và tương đối bằng phẳng, như những đồng bằng, có ít các hố va chạm hơn, đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất, được gọi là các biển Mặt trăng, vì trước đây đã có giả định rằng những vùng này có nước.[44] Giả thuyết được chấp nhận hiện tại cho rằng các vùng này vốn là các hồ chứa dung nham bazan cổ, nay đã đông cứng. Bazan trên Mặt trăng tương tự như bazan ở Trái đất, nhưng có nhiều sắt hơn và không có các khoáng chất bị biến đổi bởi sự có mặt của nước.[45] Phần lớn các dung nham này đã phun trào ra bề mặt và chảy đến các vùng trũng ở các hố va chạm. Ở nửa gần Mặt trăng, có các khu vực có chứa những núi lửa hình khiên và các vòm núi lửa.[46]

Hầu hết biển Mặt trăng nằm ở nửa gần Mặt trăng, chiếm đến 31% diện tích của nửa này.[47] Trong khi đó, biển Mặt trăng chỉ chiếm 2% diện tích ở nửa xa Mặt trăng.[48] Bản đồ hóa địa chất Mặt trăng, đo bởi phổ kế gamma của vệ tinh Lunar Prospector, cho thấy nửa gần Mặt trăng có nồng độ cao hơn các nguyên tố hóa học có khả năng sinh nhiệt nằm bên dưới lớp vỏ, gợi ý về khả năng vùng nằm dưới lớp vỏ này đã từng nóng hơn và dễ phun trào dung nham hơn để hình thành các biển Mặt trăng.[31][49][50]


Thông tin tham khảo

Mặt trăng
Mặt trăng trên bầu trời đêm, quan sát từ Trái đất, theo chu kỳ quay quanh Trái đất, thể hiện các pha và sự lắc lư. Bề mặt Mặt trăng có các vùng sáng tối, các đốm màu không đều và các hố va chạm nằm rải rác với các kích thước khác nhau.
Mặt trăng nhìn từ Trái đất, theo chu kỳ quay quanh Trái đất, thể hiện các phasự lắc lư.
Danh pháp
Danh pháp
Trái đất I
Tên khác
  • Hằng Nga
  • Chị Hằng (văn thơ)
  • Nguyệt (Hán Việt)
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên J2000
Cận điểm quỹ đạo362600 km
(356400370400 km)
Viễn điểm quỹ đạo405400 km
(404000406700 km)
384 399 km  (0,00257AU)[32]
Độ lệch tâm quỹ đạo0,0549[32]
27,321661 ngày
(27 ngày 7 giờ 43 phút 11,5 s[32])
29,530589 ngày
(29 ngày 12 giờ 44 phút 2,9 s)
1,022 km/s
Độ nghiêng quỹ đạo5,145° so với hoàng đạo[51][↓ 4]
Lùi lại một vòng trong 18,61 năm
Dịch lên một vòng trong 8,85 năm
Vệ tinh tự nhiênTrái đất[↓ 1][52]
Tính chất vật lý
Bán kính trung bình
1737,4 km  
(0,2727 giá trị Trái đất)
[32][53][54]
Bán kính xích đạo
1738,1 km  
(0,2725 giá trị Trái đất)
[53]
Bán kính cực
1736,0 km  
(0,2731 giá trị Trái đất)
[53]
Độ dẹt0,0012[53]
Chu vi10921 km  (xích đạo)
3,793×107 km²  
(0,074 giá trị Trái đất)
Thể tích2,1958×1010 km³  
(0,020 giá trị Trái đất)[53]
Khối lượng7,342×1022 kg  
(0,012300 giá trị Trái đất)[32][53]
[55]
Mật độ trung bình
3,344 g/cm3[32][53]
0,606 giá trị Trái Đất
1,62 m/s2  (0,1654 g)[53]
0,3929 ±0,0009[56]
2,38 km/s
Chu kỳ quay thiên văn
27,321661 ngày  (đồng bộ)
Tốc độ quay xích đạo
4,627 m/s
Xích kinh cực bắc
  •  17giờ 47phút 26giây
  • 266,86°[58]
Xích vĩ cực bắc
65,64°[58]
Suất phản chiếu0,136 [59]
Nhiệt độ mặt tối thiểu trung bình tối đa
Xích đạo 100 K 220 K 390 K
85°B  150 K 230 K[60]
29,3 đến 34,1 phút cung[53][↓ 6]
Khí quyển[33]
Áp suất bề mặt
Thành phần theo thể tích

Chú thích

  1. a b Có một số tiểu hành tinh gần Trái đất, bao gồm 3753 Cruithne, cùng quỹ đạo với Trái đất: quỹ đạo của chúng khiến chúng có những thời gian di chuyển vào gần Trái Đất rồi sau đó lại rời xa (Morais và Morbidelli 2002). Chúng là các giả vệ tinh – chúng không phải vệ tinh tự nhiên của Trái đất do không quay quanh Trái đất. Xem thêm các vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
  2. Mặt trăng có đường kính bằng 27%, mật độ khối lượng bằng 60%, và khối lượng bằng 1,23% các giá trị tương ứng của Trái Đất. Charon có tỷ lệ kích thước so với Pluto lớn hơn, nhưng Pluto hiện nay không được xếp là hành tinh, mà được xếp loại là hành tinh lùn (Lowrie 2007, tr. 5).
  3. Tuổi của Mặt trăng từ đồng vị zircon của Mặt trăng.
  4. Khoảng từ 18,29° đến 28,58° so với xích đạo Trái đất.[32]
  5. Giá trị lớn nhất được tính cho khoảng cách gần nhất từ Trái đất đến Mặt trăng, 350 600 km, dựa trên số liệu gốc là −12.74 ứng với khoảng cách từ xích đạo đến tâm Mặt trăng là 378 000 km theo tài liệu tra cứu của NASA. Giá trị nhỏ nhất (ứng với khoảng cách đến Mặt trăng mới) được tính giống như trên cho khoảng cách xa nhất từ Trái đất đến Mặt trăng, 407 000 km (theo tài liệu tra cứu của NASA) cộng thêm độ sáng do ánh sáng từ Trái đất chiếu lên Mặt trăng. Độ sáng do ánh sáng Trái đất gây ra được tính bằng công thức [ suất phản chiếu của Trái đất × (bán kính Trái đất / bán kính quỹ đạo Mặt trăng)2 ] × độ sáng trực tiếp do Mặt trời chiếu vào Mặt trăng tròn. Ở đây, suất phản chiếu của Trái đất = 0.367; bán kính Trái đất = (bán kính cực × bán kính xích đạo)½ = 6 367 km.
  6. Dải giá trị kích thước góc: giá trị lớn nhất ứng với khoảng cách xích đạo Trái Đất đến tâm Mặt Trăng nhỏ nhất là 350 600 km, và giá trị nhỏ nhất ứng với khoảng cách trên lớn nhất là 407 000 km. Các giá trị này được suy ra từ giá trị 1896 giây cung ứng với khoảng cách xích đạo Trái Đất đến tâm Mặt Trăng 378 000 km, theo tài liệu tra cứu của NASA.
  7. Lucey và các tác giả khác 2006 ghi giá trị 107 hạt cm−3 vào ban ngày và 105 hạt cm−3 vào ban đêm. Với nhiệt độ bề mặt ở xích đạo 390 K vào ban ngày và 100 K vào ban đêm, định luật khí lý tưởng cho ra áp suất được ghi ở hộp thông tin: 10−7 Pa vào ban ngày và 10−10 Pa vào ban đêm.

Tham khảo

  1. Bùi Phương Nga 2011, tr. 118
  2. Lowrie 2007, tr. 8
  3. Maxwell M. Thiemens; Peter Sprung; Raúl O. C. Fonseca; Felipe P. Leitzke; Carsten Münker (2019), "Early Moon formation inferred from hafnium–tungsten systematics", Nature Geoscience, 12: 696–700, doi:10.1038/s41561-019-0398-3, truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020
  4. Alan Cook; Adam Hilger (1988), The Motion of the Moon, ISBN 0852743483
  5. Scott, Elaine (2016), Our Moon: New discoveries about Earth's closest companion, Houghton Mifflin Harcourt, tr. 7, ISBN 978-0-544-75058-6
  6. Dana Mackenzie (21 tháng 7 2003), The Big Splat, or How Our Moon Came to Be, John Wiley & Sons, tr. 166–168, ISBN 978-0-471-48073-0, lưu trữ từ tài liệu gốc 17 tháng 6 2020, truy cập 11 tháng 6 2019
  7. Barboni, M.; Boehnke, P.; Keller, C.B.; Kohl, I.E.; Schoene, B.; Young, E.D.; McKeegan, K.D. (2017), "Early formation of the Moon 4.51 billion years ago", Science Advances, 3 (1): e1602365, Bibcode:2017SciA....3E2365B, doi:10.1126/sciadv.1602365, PMC 5226643, PMID 28097222
  8. Binder, A.B. (1974), "On the origin of the Moon by rotational fission", The Moon, 11 (2): 53–76, Bibcode:1974Moon...11...53B, doi:10.1007/BF01877794, S2CID 122622374
  9. a b c Stroud, Rick (2009), The Book of the Moon, Walken and Company, tr. 24–27, ISBN 978-0-8027-1734-4, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 17 tháng 6 năm 2020, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2019
  10. Mitler, H.E. (1975), "Formation of an iron-poor moon by partial capture, or: Yet another exotic theory of lunar origin", Icarus, 24 (2): 256–268, Bibcode:1975Icar...24..256M, doi:10.1016/0019-1035(75)90102-5
  11. Stevenson, D.J. (1987), "Origin of the moon–The collision hypothesis", Annual Review of Earth and Planetary Sciences, 15 (1): 271–315, Bibcode:1987AREPS..15..271S, doi:10.1146/annurev.ea.15.050187.001415, S2CID 53516498, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019
  12. Taylor, G. Jeffrey (ngày 31 tháng 12 năm 1998), "Origin of the Earth and Moon", Planetary Science Research Discoveries, Hawai'i Institute of Geophysics and Planetology, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 6 năm 2010, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2010
  13. Asteroids Bear Scars of Moon's Violent Formation, ngày 16 tháng 4 năm 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 10 năm 2016
  14. Canup, R.; Asphaug, E. (2001), "Origin of the Moon in a giant impact near the end of Earth's formation", Nature, 412 (6848): 708–712, Bibcode:2001Natur.412..708C, doi:10.1038/35089010, PMID 11507633, S2CID 4413525
  15. "Earth-Asteroid Collision Formed Moon Later Than Thought", National Geographic, ngày 28 tháng 10 năm 2010, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 4 năm 2009, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012
  16. Kleine, Thorsten (2008), "2008 Pellas-Ryder Award for Mathieu Touboul" (PDF), Meteoritics and Planetary Science, 43 (S7): A11–A12, Bibcode:2008M&PS...43...11K, doi:10.1111/j.1945-5100.2008.tb00709.x, lưu trữ từ nguyên tác (PDF) ngày 27 tháng 7 năm 2018, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020
  17. Touboul, M.; Kleine, T.; Bourdon, B.; Palme, H.; Wieler, R. (2007), "Late formation and prolonged differentiation of the Moon inferred from W isotopes in lunar metals", Nature, 450 (7173): 1206–1209, Bibcode:2007Natur.450.1206T, doi:10.1038/nature06428, PMID 18097403, S2CID 4416259
  18. "Flying Oceans of Magma Help Demystify the Moon's Creation", National Geographic, ngày 8 tháng 4 năm 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 9 tháng 4 năm 2015
  19. Pahlevan, Kaveh; Stevenson, David J. (2007), "Equilibration in the aftermath of the lunar-forming giant impact", Earth and Planetary Science Letters, 262 (3–4): 438–449, arXiv:1012.5323, Bibcode:2007E&PSL.262..438P, doi:10.1016/j.epsl.2007.07.055, S2CID 53064179
  20. Nield, Ted (2009), "Moonwalk (summary of meeting at Meteoritical Society's 72nd Annual Meeting, Nancy, France)", Geoscientist, vol. 19, tr. 8, lưu trữ từ nguyên tác ngày 27 tháng 9 năm 2012
  21. a b Warren, P.H. (1985), "The magma ocean concept and lunar evolution", Annual Review of Earth and Planetary Sciences, 13 (1): 201–240, Bibcode:1985AREPS..13..201W, doi:10.1146/annurev.ea.13.050185.001221
  22. Tonks, W. Brian; Melosh, H. Jay (1993), "Magma ocean formation due to giant impacts", Journal of Geophysical Research, 98 (E3): 5319–5333, Bibcode:1993JGR....98.5319T, doi:10.1029/92JE02726
  23. Daniel Clery (ngày 11 tháng 10 năm 2013), "Impact Theory Gets Whacked", Science, 342 (6155): 183–185, Bibcode:2013Sci...342..183C, doi:10.1126/science.342.6155.183, PMID 24115419
  24. Wiechert, U.; et al. (tháng 10 năm 2001), "Oxygen Isotopes and the Moon-Forming Giant Impact", Science, 294 (12): 345–348, Bibcode:2001Sci...294..345W, doi:10.1126/science.1063037, PMID 11598294, S2CID 29835446, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 20 tháng 4 năm 2009, truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009
  25. Pahlevan, Kaveh; Stevenson, David (tháng 10 năm 2007), "Equilibration in the Aftermath of the Lunar-forming Giant Impact", Earth and Planetary Science Letters, 262 (3–4): 438–449, arXiv:1012.5323, Bibcode:2007E&PSL.262..438P, doi:10.1016/j.epsl.2007.07.055, S2CID 53064179
  26. Titanium Paternity Test Says Earth is the Moon's Only Parent (University of Chicago), Astrobio.net, ngày 5 tháng 4 năm 2012, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 8 tháng 8 năm 2012, truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013
  27. Ian Garrick-Bethell; Viranga Perera; Francis Nimmo; Maria T. Zuber (2014), "The tidal-rotational shape of the Moon and evidence for polar wander" (PDF), Nature, 512 (7513): 181–184, Bibcode:2014Natur.512..181G, doi:10.1038/nature13639, PMID 25079322, S2CID 4452886, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020
  28. Brown, D.; Anderson, J. (ngày 6 tháng 1 năm 2011), "NASA Research Team Reveals Moon Has Earth-Like Core", NASA, NASA, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 11 tháng 1 năm 2012
  29. Weber, R.C.; Lin, P.-Y.; Garnero, E.J.; Williams, Q.; Lognonne, P. (ngày 21 tháng 1 năm 2011), "Seismic Detection of the Lunar Core" (PDF), Science, 331 (6015): 309–312, Bibcode:2011Sci...331..309W, doi:10.1126/science.1199375, PMID 21212323, S2CID 206530647, lưu trữ từ nguyên tác (PDF) ngày 15 tháng 10 năm 2015, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017
  30. Nemchin, A.; Timms, N.; Pidgeon, R.; Geisler, T.; Reddy, S.; Meyer, C. (2009), "Timing of crystallization of the lunar magma ocean constrained by the oldest zircon", Nature Geoscience, 2 (2): 133–136, Bibcode:2009NatGe...2..133N, doi:10.1038/ngeo417, hdl:20.500.11937/44375
  31. a b Shearer, Charles K.; et al. (2006), "Thermal and magmatic evolution of the Moon", Reviews in Mineralogy and Geochemistry, 60 (1): 365–518, Bibcode:2006RvMG...60..365S, doi:10.2138/rmg.2006.60.4, S2CID 129184748, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019
  32. a b c d e f g h i j k l Wieczorek, Mark A.; et al. (2006), "The constitution and structure of the lunar interior", Reviews in Mineralogy and Geochemistry, 60 (1): 221–364, Bibcode:2006RvMG...60..221W, doi:10.2138/rmg.2006.60.3, S2CID 130734866, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019
  33. a b Lucey và các tác giả khác 2006
  34. Schubert, J. (2004), "Interior composition, structure, and dynamics of the Galilean satellites.", trong F. Bagenal; et al. (bt.), Jupiter: The Planet, Satellites, and Magnetosphere, Cambridge University Press, tr. 281–306, ISBN 978-0-521-81808-7
  35. Williams, J.G.; Turyshev, S.G.; Boggs, D.H.; Ratcliff, J.T. (2006), "Lunar laser ranging science: Gravitational physics and lunar interior and geodesy", Advances in Space Research, 37 (1): 67–71, arXiv:gr-qc/0412049, Bibcode:2006AdSpR..37...67W, doi:10.1016/j.asr.2005.05.013, S2CID 14801321
  36. Taylor, Stuart R. (1975), Lunar Science: a Post-Apollo View, Oxford: Pergamon Press, tr. 64, ISBN 978-0-08-018274-2
  37. Spudis, Paul D.; Cook, A.; Robinson, M.; Bussey, B.; Fessler, B. (tháng 1 năm 1998), "Topography of the South Polar Region from Clementine Stereo Imaging", Workshop on New Views of the Moon: Integrated Remotely Sensed, Geophysical, and Sample Datasets: 69, Bibcode:1998nvmi.conf...69S
  38. a b c Spudis, Paul D.; Reisse, Robert A.; Gillis, Jeffrey J. (1994), "Ancient Multiring Basins on the Moon Revealed by Clementine Laser Altimetry", Science, 266 (5192): 1848–1851, Bibcode:1994Sci...266.1848S, doi:10.1126/science.266.5192.1848, PMID 17737079, S2CID 41861312
  39. Pieters, C.M.; Tompkins, S.; Head, J.W.; Hess, P.C. (1997), "Mineralogy of the Mafic Anomaly in the South Pole‐Aitken Basin: Implications for excavation of the lunar mantle", Geophysical Research Letters, 24 (15): 1903–1906, Bibcode:1997GeoRL..24.1903P, doi:10.1029/97GL01718, hdl:2060/19980018038
  40. Taylor, G.J. (ngày 17 tháng 7 năm 1998), "The Biggest Hole in the Solar System", Planetary Science Research Discoveries: 20, Bibcode:1998psrd.reptE..20T, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 20 tháng 8 năm 2007, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007
  41. Schultz, P.H. (tháng 3 năm 1997), "Forming the south-pole Aitken basin – The extreme games", Conference Paper, 28th Annual Lunar and Planetary Science Conference, 28: 1259, Bibcode:1997LPI....28.1259S
  42. NASA's LRO Reveals 'Incredible Shrinking Moon', NASA, ngày 19 tháng 8 năm 2010, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 21 tháng 8 năm 2010
  43. Watters, Thomas R.; Weber, Renee C.; Collins, Geoffrey C.; Howley, Ian J.; Schmerr, Nicholas C.; Johnson, Catherine L. (tháng 6 năm 2019), "Shallow seismic activity and young thrust faults on the Moon", Nature Geoscience (xuất bản ngày 13 tháng 5 năm 2019), 12 (6): 411–417, Bibcode:2019NatGe..12..411W, doi:10.1038/s41561-019-0362-2, ISSN 1752-0894, S2CID 182137223
  44. Wlasuk, Peter (2000), Observing the Moon, Springer, tr. 19, ISBN 978-1-85233-193-1
  45. Norman, M. (ngày 21 tháng 4 năm 2004), "The Oldest Moon Rocks", Planetary Science Research Discoveries, Hawai'i Institute of Geophysics and Planetology, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 4 năm 2007, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007
  46. Head, L.W.J.W. (2003), "Lunar Gruithuisen and Mairan domes: Rheology and mode of emplacement", Journal of Geophysical Research, 108 (E2): 5012, Bibcode:2003JGRE..108.5012W, CiteSeerX 10.1.1.654.9619, doi:10.1029/2002JE001909, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 12 tháng 3 năm 2007, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007
  47. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên worldbook
  48. Gillis, J.J.; Spudis, P.D. (1996), "The Composition and Geologic Setting of Lunar Far Side Maria", Lunar and Planetary Science, 27: 413, Bibcode:1996LPI....27..413G
  49. Lawrence; D.J.; et al. (ngày 11 tháng 8 năm 1998), "Global Elemental Maps of the Moon: The Lunar Prospector Gamma-Ray Spectrometer", Science, 281 (5382): 1484–1489, Bibcode:1998Sci...281.1484L, doi:10.1126/science.281.5382.1484, PMID 9727970, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 16 tháng 5 năm 2009, truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  50. Taylor, G.J. (ngày 31 tháng 8 năm 2000), "A New Moon for the Twenty-First Century", Planetary Science Research Discoveries: 41, Bibcode:2000psrd.reptE..41T, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 1 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007
  51. a b Lang, Kenneth R. (2011), The Cambridge Guide to the Solar System' (lxb. 2nd), Cambridge University Press, ISBN 9781139494175, lưu trữ từ nguyên tác ngày 1 tháng 1 năm 2016
  52. Morais và Morbidelli 2002
  53. a b c d e f g h i j Williams, Dr. David R. (ngày 2 tháng 2 năm 2006), Moon Fact Sheet, NASA/National Space Science Data Center, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 23 tháng 3 năm 2010, truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008
  54. Smith, David E.; Zuber, Maria T.; Neumann, Gregory A.; Lemoine, Frank G. (ngày 1 tháng 1 năm 1997), "Topography of the Moon from the Clementine lidar", Journal of Geophysical Research, 102 (E1): 1601, Bibcode:1997JGR...102.1591S, doi:10.1029/96JE02940, hdl:2060/19980018849, S2CID 17475023, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019
  55. Terry 2013, tr. 226
  56. Williams, James G.; Newhall, XX; Dickey, Jean O. (1996), "Lunar moments, tides, orientation, and coordinate frames", Planetary and Space Science, 44 (10): 1077–1080, Bibcode:1996P&SS...44.1077W, doi:10.1016/0032-0633(95)00154-9
  57. Makemson, Maud W. (1971), "Determination of selenographic positions", The Moon, 2 (3): 293–308, Bibcode:1971Moon....2..293M, doi:10.1007/BF00561882, S2CID 119603394
  58. a b Archinal, Brent A.; A'Hearn, Michael F.; Bowell, Edward G.; Conrad, Albert R.; Consolmagno, Guy J.; Courtin, Régis; et al. (2010), "Report of the IAU Working Group on Cartographic Coordinates and Rotational Elements: 2009" (PDF), Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy, 109 (2): 101–135, Bibcode:2011CeMDA.109..101A, doi:10.1007/s10569-010-9320-4, S2CID 189842666, lưu trữ từ nguyên tác (PDF) ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018 also available via usgs.gov (PDF), lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 4 năm 2019, truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018
  59. Matthews, Grant (2008), "Celestial body irradiance determination from an underfilled satellite radiometer: application to albedo and thermal emission measurements of the Moon using CERES", Applied Optics, 47 (27): 4981–4993, Bibcode:2008ApOpt..47.4981M, doi:10.1364/AO.47.004981, PMID 18806861
  60. A.R. Vasavada; D.A. Paige & S.E. Wood (1999), "Near-Surface Temperatures on Mercury and the Moon and the Stability of Polar Ice Deposits", Icarus, 141 (2): 179–193, Bibcode:1999Icar..141..179V, doi:10.1006/icar.1999.6175, S2CID 37706412, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019

Nguồn tài liệu

Xem thêm

Liên kết ngoài