Khác biệt giữa các bản “Kiến trúc”
Dòng 16: Dòng 16:
 
File:Chimpanzees in Uganda (5984913059).jpg|Chimpanzees_in_Uganda_(5984913059)|Hình ảnh quần thể vượn trú ngụ giữa những tán cây cao trong tự nhiên gợi ý về hình ảnh của loài người ở những bước đầu [[tiến hóa]].  
 
File:Chimpanzees in Uganda (5984913059).jpg|Chimpanzees_in_Uganda_(5984913059)|Hình ảnh quần thể vượn trú ngụ giữa những tán cây cao trong tự nhiên gợi ý về hình ảnh của loài người ở những bước đầu [[tiến hóa]].  
 
File:NsaluCave.jpg|NsaluCave|Các hang động tự nhiên là cấu trúc trú ngụ của loài người ở giai đoạn lịch sử săn bắt - hái lượm, manh nha tính kiến trúc với các hình vẽ trang trí trên vách hang.
 
File:NsaluCave.jpg|NsaluCave|Các hang động tự nhiên là cấu trúc trú ngụ của loài người ở giai đoạn lịch sử săn bắt - hái lượm, manh nha tính kiến trúc với các hình vẽ trang trí trên vách hang.
File:Lascaux painting.jpg|Lascaux_painting|Các hình vẽ trên vách hang động [[Lascaux]], tây nam nước Pháp.
+
File:Lascaux painting.jpg|Lascaux_painting|Các hình vẽ trên vách hang động [[Lascaux]], tây nam nước Pháp, khoảng 17.000 năm trước.
 
File:Höhle Hohlenstein Hohlensteinstadel.jpg|Höhle_Hohlenstein_Hohlensteinstade|Hang động Stadel, vách núi Hohlenstein, Đức, nơi tìm thấy tạo vật tâm linh [[Löwenmensch]].
 
File:Höhle Hohlenstein Hohlensteinstadel.jpg|Höhle_Hohlenstein_Hohlensteinstade|Hang động Stadel, vách núi Hohlenstein, Đức, nơi tìm thấy tạo vật tâm linh [[Löwenmensch]].
File:Loewenmensch1.jpg|Loewenmensch1|Tạo vật [[Löwenmensch]], bằng ngà, khoảng 40.000 năm trước, tìm thấy ở hang động Stadel, Ulm, tây nam nước Đức.
+
File:Loewenmensch1.jpg|Loewenmensch1|Tạo vật [[Löwenmensch]], bằng ngà, khoảng 40.000 năm trước, tìm thấy ở hang động Stadel, Ulm, tây nam nước Đức; một trong những tạo vật cổ xưa nhất thể hiện bước nhảy tư duy về nghệ thuật của con người.
 
File:Flauta paleolítica.jpg|Flauta_paleolítica|Nhạc cụ sáo bằng xương động vật, tìm thấy ở hang động Geissenklösterle, miền nam nước Đức.
 
File:Flauta paleolítica.jpg|Flauta_paleolítica|Nhạc cụ sáo bằng xương động vật, tìm thấy ở hang động Geissenklösterle, miền nam nước Đức.
 
File:Sleeping Reindeer 3 2918856445 7d66cc4796 o.jpg|Sleeping_Reindeer_3_2918856445_7d66cc4796_o|Tạo vật tuần lộc đang bơi, bằng ngà, khoảng 13.000 năm trước, tìm thấy ở Montastruc, nước Pháp.
 
File:Sleeping Reindeer 3 2918856445 7d66cc4796 o.jpg|Sleeping_Reindeer_3_2918856445_7d66cc4796_o|Tạo vật tuần lộc đang bơi, bằng ngà, khoảng 13.000 năm trước, tìm thấy ở Montastruc, nước Pháp.
Dòng 26: Dòng 26:
 
File:Stone Age Spring (146224773).jpeg|Stone_Age_Spring_(146224773)|Cấu trúc nhân tạo bằng đá, có thể là một bệ thờ hoặc một ngôi mộ.
 
File:Stone Age Spring (146224773).jpeg|Stone_Age_Spring_(146224773)|Cấu trúc nhân tạo bằng đá, có thể là một bệ thờ hoặc một ngôi mộ.
 
File:Hagbølle.jpg|Hagbølle|Những khung đá có thể mang ý nghĩa tinh thần hơn là một cấu trúc trú ngụ nhân tạo.
 
File:Hagbølle.jpg|Hagbølle|Những khung đá có thể mang ý nghĩa tinh thần hơn là một cấu trúc trú ngụ nhân tạo.
File:Dolmenmontebubbonia.jpg|Dolmenmontebubbonia|Monte Bubbonia, một mộ đá (tiếng anh : dolmen), đảo [[Sicily]], [[Italia]].
+
File:Plouezoc'h - Cairn de Barnenez 10.JPG|Một phòng trong công trình Kerdi Bras (khoảng 5000 năm TCN), Bretagne, nước Pháp.
File:Paulnabrone.jpg|Paulnabrone|Poll na Brón, một cấu trúc khung đá thời đại đồ đá mới ở [[Ireland]]
+
File:Paulnabrone.jpg|Paulnabrone|Poll na Brón (khoảng 4000 năm TCN), một cấu trúc khung đá thời đại Đồ đá mới (Néolithique - bắt đầu từ khoảng 11.000 năm trước) ở [[Ireland]]
File:Ġgantija Temples.jpg|Ġgantija_Temples|Ġgantija, phế tích kiến trúc từ thời đại đồ đá mới ở [[Malta]]
+
File:Ġgantija Temples.jpg|Ġgantija_Temples|Ġgantija (khoảng 3000 năm TCN), phế tích kiến trúc từ thời đại Đồ đá mới ở [[Malta]]
 +
</gallery>
 +
Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn mang tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên, ổn định, lâu dài; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...
 +
<gallery>
 +
File:Hunter gatherer's camp at Irish National Heritage Park - geograph.org.uk - 1252699.jpg|Phục dựng chòi thời kỳ săn bắt - hái lượm ở Irlande.
 +
File:La Chaussée-Tirancourt (80), parc Samara, zone des animations et reconstitutions - maison du Néolithique ancien 5.jpg|La_Chaussée-Tirancourt_(80),_parc_Samara,_zone_des_animations_et_reconstitutions_-_maison_du_Néolithique_ancien_5|Phục dựng không gian ở của thời kỳ Đồ đá mới.
 +
File:Oromo Tribe, Sof Omer (11562284045).jpg|Oromo_Tribe,_Sof_Omer_(11562284045)|Các hình thức trú ngụ của các bộ tộc khép kín ở thời đại hiện nay gợi ý về hình ảnh sinh hoạt thời tiền sử.
 +
File:Índios isolados no Acre 10.jpg|Índios_isolados_no_Acre_10|Các kết cấu từ vật liệu hữu cơ, tự nhiên; phương thức xây dựng thô sơ, nhanh chóng sẽ biến mất dưới sự khắc nghiệt của thời gian.
 
</gallery>
 
</gallery>
Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn chưa đem lại tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên, ổn định, lâu dài; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...
 
  
 
=== Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người ===
 
=== Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người ===

Phiên bản lúc 16:45, ngày 7 tháng 8 năm 2021

Kiến trúc là khái niệm chỉ hoạt động, tư duy tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên ở một tỷ lệ tương quan nhất định để phục vụ cho mục đích của con người. Kiến trúc là một khái niệm rộng, đa dạng, và trải dài kể từ khi con người xuất hiện, do đó có rất nhiều chiều hướng tiếp cận đến khái niệm, và bản thân khái niệm kiến trúc cũng không ngừng được bồi đắp, phát triển qua thời gian.

Khái niệm kiến trúc theo chiều hướng lịch sử

Sự phụ thuộc vào cấu trúc tự nhiên

Khi tiếp cận khái niệm kiến trúc theo chiều hướng lịch sử, tính hữu dụng là một đặc tính quan trọng để theo dấu sự phát triển. Tính hữu dụng ở đây là việc tạo ra một cấu trúc vật lý để phục vụ cho nhu cầu cụ thể. Tính hữu dụng kiến trúc cần được phân biệt với tính hữu dụng của các công cụ, một mặt, kiến trúc mang ý nghĩa một tỷ lệ không gian có độ lớn nhất định đối với cá thể sử dụng, và mặt khác, tính bất động của nó. Không chỉ loài người, các loài động vật khác cũng có những nhu cầu đòi hỏi một cấu trúc vật lý hỗ trợ.

Theo chiều hướng này, khái niệm kiến trúc đã gắn theo từng bước tiến hóa của loài người. Tuy vậy, tất nhiên cần phải phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc trú ngụ và kiến trúc, vì để đạt khái niệm kiến trúc, điều kiện đầu tiên là cấu trúc phải có tính nhân tạo. Từ buổi đầu, với sự hạn chế về công cụ và tư duy, người tiền sử chỉ có thể dựa vào các cấu trúc có sẵn của tự nhiên để làm nơi trú ngụ, ẩn nấp như tán cây cao, bụi cỏ um tùm, hang động tự nhiên. Tuy vậy, với bước nhảy của tư duy, người tiền sử đã cố gắng cải tạo môi trường sống xung quanh mình, manh nha một môi trường kiến trúc, đặc biệt là trong các hang động tự nhiên. Những sự cải tạo chỉ đơn thuần là các hình vẽ, những vết khắc trên vách hang, những hốc rỗng đặt các tạo vật tâm linh, được soi rọi bởi ánh sáng từ bếp lửa nhân tạo và cũng đôi khi, là những âm thanh nhân tạo từ các nhạc cụ thô sơ làm bằng xương động vật, vỏ ốc,..., mùi ám khói, mùi hương thịt động vật chín,... và thậm chí là những giọng nói, giọng hát thô sơ, những bóng đổ chuyển động theo các vũ điệu lên vách hang; và từ đây, một cấu trúc rỗng vô hồn của tự nhiên đã trở thành kiến trúc của con người, ấm áp, an toàn, sôi động. Con người đã tạo một môi trường đủ thoải mái để từ đó lại tiếp tục các hoạt động tinh thần để khám phá thế giới xung quanh họ; không chỉ để tạo ra các công cụ hữu dụng mà còn, như là một nghịch lý, bỏ một khối lượng lớn công sức và thời gian để tạo ra các tạo vật gần như là "không hữu dụng", chí ít là cho cuộc sống quá khắc nghiệt của thời tiền sử. Các hang động đã không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ vật chất, tính kiến trúc còn đã được thể hiện qua các hoạt động tinh thần của con người. Các loài động vật khác cũng sử dụng các kết cấu bao che có sẵn của tự nhiên, nhưng chúng đã không có nhu cầu gì hơn ngoài những mục tiêu vật chất, ngắn hạn.

Các kiến trúc - hang động là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người, nó đánh dấu tư duy định cư của người tiền sử, kể từ khi các loài người tiền sử đã lang thang khắp châu Phi, trên các đồng cỏ savanah mênh mông, vô định, ẩn nấp nguy hiểm; sự trú ngụ trong các hang động chắc chắn, an toàn đã thúc đẩy các bước nhảy tư duy cần thiết cho các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Kể từ các hang động tự nhiên, các cấu trúc nhân tạo của con người đã không còn nhiều dấu vết; với các vật liệu hữu cơ từ tự nhiên, công cụ và phương thức xây dựng thô sơ, các cấu trúc trú ngụ nhân tạo từ buổi đầu đã không thể tồn tại dưới sự khắc nghiệt của tự nhiên. Vẫn có một số cấu trúc nhân tạo bằng đá còn tồn tại dưới dạng khung; tuy rằng, chúng có thể đã là các cấu trúc phục vụ cho mục đích tín ngưỡng hơn là nhu cầu bao che thiết yếu, kể từ khi phải bỏ ra một khối lượng công sức và thời gian đáng kể trong tình trạng hạn hẹp của đời sống săn bắt - hái lượm cho một cấu trúc có không gian hạn chế, và hơn hết, các hang động vẫn là nơi trú ngụ lý tưởng nhất.

Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn mang tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên, ổn định, lâu dài; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...

Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người

Sau thời kỳ săn bắt - hái lượm, loài người chuyển sang xu hướng quần cư và định cư đặc biệt là ở những con sông lớn, tạo dựng nên các nền văn minh; điều này được bảo đảm với phương thức sản xuất nông nghiệp. Với phương thức sống mới và kéo theo nhiều nhu cầu mới, kiến trúc cũng phát triển để đảm bảo tính hữu dụng. Với sự khắc nghiệt của tự nhiên, chỉ các cấu trúc bằng đá, đất nung,... mới còn lưu dấu vết; và thường đó là các công trình có tính cộng đồng, tín ngưỡng, tập quyền; các công trình phục vụ đời sống thường nhật thường được cấu tạo bằng các vật liệu hữu cơ, thô sơ nên mau chóng biến mất theo thời gian.

Tham khảo

  1. Neil MacGregor. Living with the Gods. ISBN : 9780525521471