Ung thư phổi
Phiên bản vào lúc 09:57, ngày 30 tháng 1 năm 2021 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
UnderCon icon.svg Mục từ này chưa được bình duyệt và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thiện.
Ung thư phổi
Tên khácUng thư biểu mô phổi (Caxinom phổi)
LungCACXR.PNG
Ảnh X quang ngực cho thấy một khối u ở phổi (mũi tên)
Chuyên khoaPhổi học, ung thư học
Triệu chứngHo (bao gồm ho ra máu), sụt cân, khó thở, đau ngực[1]
Khởi phátThường ~70 tuổi[2]
LoạiUng thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)[3]
Yếu tố nguy cơ
Chẩn đoánHình ảnh y khoa, sinh thiết mô[6][7]
Phòng ngừaKhông hút thuốc, tránh tiếp xúc với amiăng
Điều trịPhẫu thuật, hóa trị, xạ trị[7]
Tiên lượngTỷ lệ sống 5 năm 19,4% (Mỹ)[2], 41,4% (Nhật Bản)[8]
Số người mắc2,9 triệu ca mắc mới (2018)[9]
Số người chết1,76 triệu (2018)[9]

Ung thư phổi hay ung thư biểu mô phổi[7]khối u ác tính có đặc điểm tế bào tăng sinh không kiểm soát trong phổi. Sự tăng sinh tế bào này có thể lan ra ngoài phổi bởi quá trình di căn vào mô gần kề hoặc những bộ phận khác của cơ thể.[10] Hầu hết ung thư khởi phát ở phổi, gọi là ung thư phổi nguyên phát, là ung thư biểu mô[11] với hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).[3] Triệu chứng phổ biến nhất là ho (bao gồm ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực.[1]

Hút thuốc lá trong thời gian dài là nguyên nhân của đại đa số (85%) ca ung thư phổi.[4] Khoảng 10–15% ca xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc,[12] khi đó nguyên nhân thường là sự kết hợp các yếu tố di truyền và tiếp xúc với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay các loại hình ô nhiễm không khí khác.[4][5][13][14] Ung thư phổi có thể quan sát thấy trên ảnh X quang ngựcchụp cắt lớp vi tính (CT).[7] Sinh thiết giúp xác nhận chẩn đoán và thường được thực hiện nhờ soi phế quản hay chỉ dẫn CT.[6][15]

Cách thức phòng bệnh hàng đầu là tránh xa những nhân tố nguy cơ bao gồm ô nhiễm không khí và khói thuốc.[16] Việc chữa trị và kết quả lâu dài tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn (mức độ lây lan), và sức khỏe tổng quan của bệnh nhân.[7] Đa số trường hợp là không chữa được.[3] Cách điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, hóa trị, và xạ trị.[7] Ung thư phổi không tế bào nhỏ đôi khi được chữa bằng phẫu thuật còn với ung thư phổi tế bào nhỏ hóa trị và xạ trị thường hiệu quả hơn.[17]

Trong năm 2012 trên thế giới có 1,8 triệu người mắc ung thư phổi và 1,6 triệu người tử vong[11] khiến đây là nguyên nhân gây tử vong liên quan đến ung thư phổ biến nhất ở nam và thứ hai ở nữ sau ung thư vú.[18] Độ tuổi chẩn đoán thường gặp nhất là 70.[2] Tỷ lệ sống năm năm ở Mỹ là 19,4%[2] còn ở Nhật Bản là 41,4%.[8] Với các nước đang phát triển, kết quả nhìn chung là kém hơn.[19]

Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là của ung thư phổi bao gồm:[1]

Nếu ung thư phát triển ở khí đạo, nó có thể chặn dòng khí khiến việc thở trở nên khó khăn. Sự cản trở còn có thể dẫn đến tích tụ chất tiết và làm tăng nguy cơ viêm phổi.[1]

Tùy thuộc vào loại khối u, hội chứng cận ung thư (triệu chứng không do sự có mặt cục bộ của khối u) có thể thu hút sự chú ý đến căn bệnh lúc đầu.[20] Ở ung thư phổi, hiện tượng này có thể bao gồm chứng tăng calci huyết, hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH, nước tiểu đậm đặc và máu loãng bất thường), hormone vỏ thượng thận (ACTH) sản xuất lệch vị trí, hội chứng nhược cơ Lambert–Eaton (cơ bắp yếu đi do rối loạn tự miễn). Các khối u trên đỉnh phổi, gọi là khối u Pancoast, có thể xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, dẫn tới hội chứng Horner (sụp mí mắt và co đồng tử cùng bên) và gây tổn hại đến đám rối thần kinh cánh tay.[1]

Nhiều triệu chứng của ung thư phổi (chán ăn, sụt cân, sốt, mệt mỏi) là không đặc biệt.[6] Với nhiều người, đến khi họ cảm thấy bất thường và đi khám thì ung thư đã lan ra ngoài địa điểm ban đầu.[21] Triệu chứng cho thấy ung thư đã di căn bao gồm sụt cân, đau xương và những triệu chứng thần kinh như đau đầu, ngất xỉu, co giật, yếu chi.[1] Địa điểm di căn phổ biến là não, xương, tuyến thượng thận, phổi còn lại, gan, màng ngoài tim, và thận.[21] Khoảng 10% người mắc ung thư phổi không thấy dấu hiệu lúc chẩn đoán và bệnh tình cờ được phát hiện trên ảnh X quang ngực định kỳ.[15]

Nguyên nhân

Ung thư phát triển do tổn thương DNA và những biến đổi ngoài gen. Sự biến đổi tác động đến những chức năng bình thường của tế bào bao gồm tăng sinh tế bào, chết tế bào lập trình (apoptosis), và sửa chữa DNA. Tổn thương tích lũy càng nhiều thì rủi ro ung thư càng tăng.[22]

Hút thuốc

Cho đến nay hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi.[4] Khói thuốc lá chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết[23] như là benzo[a]pyrene,[24] NNK, 1,3-butadiene, và một đồng vị phóng xạ của poloniumpolonium-210.[23] Ở các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam và 70% ở nữ trong năm 2000 được cho là do hút thuốc.[25] 85% ca mắc ung thư phổi cũng là do hút thuốc.[7] Một bài phân tích năm 2014 phát hiện thuốc lá điện tử có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư phổi nhưng không nguy hiểm bằng thuốc lá điếu.[26]

Hút thuốc thụ động hay việc hít phải khói thuốc của người khác là nguyên nhân gây ung thư phổi ở người không hút thuốc. Người hút thuốc thụ động có thể được định nghĩa là người sống hoặc làm việc cùng người hút thuốc. Nghiên cứu từ Mỹ,[27][28][29] Anh,[30] và các nước châu Âu khác[31] đều nhất quán chỉ ra nguy cơ gia tăng đáng kể đối với người hút thuốc thụ động.[32] Người sống với người hút thuốc có nguy cơ tăng 20–30% còn với người làm việc trong môi trường có khói thuốc thì nguy cơ tăng 16–19%.[33] Các cuộc điều tra gợi ý khói thuốc bay ngoài không khí nguy hiểm hơn nhiều khói người hút trực tiếp hút vào.[34] Hút thuốc thụ động dẫn đến khoảng 3.400 ca tử vong liên quan ung thư mỗi năm ở Mỹ.[29]

Khói cần sa chứa nhiều chất gây ung thư có trong khói thuốc lá,[35] tuy nhiên mối liên hệ giữa việc hút cần sa và nguy cơ ung thư phổi là không rõ ràng.[36][37] Một bài đánh giá năm 2013 không phát hiện nguy cơ gia tăng từ việc sử dụng cần sa ít đến vừa.[38] Trong khi bài đánh giá năm 2014 cho rằng hút cần sa làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư phổi, dù vậy ở nhiều nước cần sa thường được trộn với thuốc lá.[39]

Khí radon

Radon là chất khí không màu, không mùi sinh ra từ sự phân rã của radium phóng xạ là sản phẩm phân rã của uranium được tìm thấy trong vỏ Trái Đất. Hiện tượng phát xạ ion hóa vật chất di truyền, gây nên những đột biến mà đôi khi trở thành ung thư. Ở Mỹ, radon là tác nhân ung thư phổi phổ biến thứ hai[40] gây ra khoảng 21.000 cái chết mỗi năm.[41] Nguy cơ ung thư phổi tăng 8–16% ứng với nồng độ radon tăng 100 Bq/m³.[42] Hàm lượng khí radon dao động tùy vào địa điểm và thành phần đất đá nằm bên dưới. Ở Mỹ cứ 15 hộ thì có một hộ có hàm lượng radon cao hơn mức khuyến cáo 4 pCi/l (148 Bq/m³).[43]

Amiăng

Amiăng có thể gây ra những bệnh phổi khác nhau trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có hiệu ứng cộng dồn trong sự phát triển của ung thư phổi.[5] Ở người hút thuốc mà làm việc với amiăng, nguy cơ ung thư phổi tăng gấp 45 lần so với người bình thường.[44] Amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi gọi là u trung biểu mô, loại này tách biệt với ung thư phổi.[45]

Ô nhiễm không khí

Các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời nhất là chất hóa học sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng nguy cơ ung thư phổi.[4] Các hạt mịn (PM 2.5) và sol khí sulfate mà có thể đến từ khí thải xe cộ liên hệ với sự gia tăng nguy cơ nhẹ.[4][46] Lượng nitrogen dioxide tăng lên 10 phần tỷ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%.[47] Ước tính ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1–2% ca ung thư phổi.[4]

Có bằng chứng không chắc chắn ủng hộ ô nhiễm không khí trong nhà liên quan tới việc đốt củi, than, phân, hay tàn dư thực vật phục vụ nấu nướng và sưởi ấm làm tăng nguy cơ ung thư phổi.[48] Phụ nữ tiếp xúc với khói than trong nhà có nguy cơ khoảng chừng gấp đôi và nhiều sản phẩm phụ của việc đốt cháy sinh khối là tác nhân gây ung thư đã biết hoặc nghi ngờ.[49] Nguy cơ này tác động đến khoảng 2,4 tỷ người trên toàn cầu[48] và được tin là nguyên nhân của 1,5% số ca tử vong do ung thư phổi.[49]

Di truyền

Khoảng 8% số ca ung thư phổi khởi nguồn từ những yếu tố thừa hưởng.[50] Người thân của người được chẩn đoán ung thư phổi có nguy cơ tăng gấp đôi, khả năng do sự kết hợp gen.[51] Tính đa hình của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung thư phổi.[52] Cũng liên quan là đa hình nucleotide đơn của các gen mã hóa thụ thể nicotinic acetylcholine (nAChR) như CHRNA5, CHRNA3, CHRNB4; cùng RGS17, một gen điều chỉnh ra hiệu protein G.[52]

Tham khảo

  1. a b c d e f Horn L, Lovly CM (2018), "Chapter 74: Neoplasms of the lung", trong Jameson JL, Fauci AS, Kasper DL, Hauser SL, Longo DL, Loscalzo J (bt.), Harrison's Principles of Internal Medicine (lxb. 20th), McGraw-Hill, ISBN 978-1259644030
  2. a b c d "Surveillance, Epidemiology and End Results Program", National Cancer Institute, lưu trữ từ tài liệu gốc 4 tháng 3 2016, truy cập 5 tháng 3 2016
  3. a b c "Lung Cancer—Patient Version", NCI, 1 tháng 1 1980, lưu trữ từ tài liệu gốc 9 tháng 3 2016, truy cập 5 tháng 3 2016
  4. a b c d e f g Alberg AJ, Brock MV, Samet JM (2016), "Chapter 52: Epidemiology of lung cancer", Murray & Nadel's Textbook of Respiratory Medicine (lxb. 6th), Saunders Elsevier, ISBN 978-1-4557-3383-5
  5. a b c O'Reilly KM, Mclaughlin AM, Beckett WS, Sime PJ (tháng 3 năm 2007), "Asbestos-related lung disease", American Family Physician, 75 (5): 683–8, PMID 17375514, lưu trữ từ tài liệu gốc 29 tháng 9 2007
  6. a b c Lu C, Onn A, Vaporciyan AA, et al. (2010), "Chapter 78: Cancer of the Lung", Holland-Frei Cancer Medicine (lxb. 8th), People's Medical Publishing House, ISBN 978-1-60795-014-1
  7. a b c d e f g Lung Carcinoma: Tumors of the Lungs, Merck Manual Professional Edition, Online edition, lưu trữ từ tài liệu gốc 16 tháng 8 2007, truy cập 15 tháng 8 2007
  8. a b "Japanese Medical Center Finds Five-Year Survival Rate for Cancer Is 66.4%", nippon.com, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020
  9. a b "Lung Cancer 2020: Epidemiology, Etiology, and Prevention", ScienDirect, 41 (1): 1–24, tháng 3 năm 2020, doi:10.1016/j.ccm.2019.10.001, PMID 32008623
  10. Falk S, Williams C (2010), "Chapter 1", Lung Cancer—the facts (lxb. 3rd), Oxford University Press, tr. 3–4, ISBN 978-0-19-956933-5
  11. a b World Cancer Report 2014, World Health Organization, 2014, tr. Chapter 5.1, ISBN 978-92-832-0429-9
  12. Thun MJ, Hannan LM, Adams-Campbell LL, Boffetta P, Buring JE, Feskanich D, et al. (tháng 9 năm 2008), "Lung cancer occurrence in never-smokers: an analysis of 13 cohorts and 22 cancer registry studies", PLOS Medicine, 5 (9): e185, doi:10.1371/journal.pmed.0050185, PMC 2531137, PMID 18788891
  13. Carmona RH (27 tháng 6 2006), The Health Consequences of Involuntary Exposure to Tobacco Smoke: A Report of the Surgeon General, Publications and Reports of the Surgeon General, U.S. Department of Health and Human Services, lưu trữ từ tài liệu gốc 15 tháng 2 2017, Secondhand smoke exposure causes disease and premature death in children and adults who do not smoke. Retrieved 2014-06-16
  14. "Tobacco Smoke and Involuntary Smoking" (PDF), IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, WHO International Agency for Research on Cancer, 83, 2004, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc 13 tháng 8 2015, There is sufficient evidence that involuntary smoking (exposure to secondhand or 'environmental' tobacco smoke) causes lung cancer in humans. ... Involuntary smoking (exposure to secondhand or 'environmental' tobacco smoke) is carcinogenic to humans (Group 1).
  15. a b Collins LG, Haines C, Perkel R, Enck RE (tháng 1 năm 2007), "Lung cancer: diagnosis and management", American Family Physician, 75 (1): 56–63, PMID 17225705, lưu trữ từ tài liệu gốc 29 tháng 9 2007
  16. "Lung Cancer Prevention–Patient Version (PDQ®)", NCI, 4 tháng 11 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc 9 tháng 3 2016, truy cập 5 tháng 3 2016
  17. Chapman S, Robinson G, Stradling J, West S, Wrightson J (2014), "Chapter 31", Oxford Handbook of Respiratory Medicine (lxb. 3rd), Oxford University Press, tr. 284, ISBN 978-0-19-870386-0
  18. World Cancer Report 2014, World Health Organization, 2014, tr. Chapter 1.1, ISBN 978-92-832-0429-9
  19. Majumder, Sadhan (2009), Stem cells and cancer (lxb. Online-Ausg.), New York: Springer, tr. 193, ISBN 978-0-387-89611-3, lưu trữ từ tài liệu gốc 18 tháng 10 2015 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  20. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Honnorat
  21. a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ajcc
  22. Brown KM, Keats JJ, Sekulic A, et al. (2010), "Chapter 8", Holland-Frei Cancer Medicine (lxb. 8th), People's Medical Publishing House USA, ISBN 978-1-60795-014-1
  23. a b Hecht SS (tháng 12 năm 2012), "Lung carcinogenesis by tobacco smoke", International Journal of Cancer, 131 (12): 2724–32, doi:10.1002/ijc.27816, PMC 3479369, PMID 22945513
  24. Kumar V, Abbas AK, Aster JC (2013), "Chapter 5", Robbins Basic Pathology (lxb. 9th), Elsevier Saunders, tr. 199, ISBN 978-1-4377-1781-5
  25. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Peto
  26. Nansseu JR, Bigna JJ (2016), "Electronic Cigarettes for Curbing the Tobacco-Induced Burden of Noncommunicable Diseases: Evidence Revisited with Emphasis on Challenges in Sub-Saharan Africa", Pulmonary Medicine, 2016: 4894352, doi:10.1155/2016/4894352, PMC 5220510, PMID 28116156Bản mẫu:CC-notice
  27. "Health effects of exposure to environmental tobacco smoke. California Environmental Protection Agency", Tobacco Control, 6 (4): 346–53, 1997, doi:10.1136/tc.6.4.346, PMC 1759599, PMID 9583639, lưu trữ từ tài liệu gốc 8 tháng 8 2007
  28. Centers for Disease Control Prevention (CDC) (tháng 12 năm 2001), "State-specific prevalence of current cigarette smoking among adults, and policies and attitudes about secondhand smoke--United States, 2000", MMWR. Morbidity and Mortality Weekly Report, 50 (49): 1101–6, PMID 11794619, lưu trữ từ tài liệu gốc 25 tháng 6 2017
  29. a b Alberg AJ, Ford JG, Samet JM (tháng 9 năm 2007), "Epidemiology of lung cancer: ACCP evidence-based clinical practice guidelines (2nd edition)", Chest, 132 (3 Suppl): 29S–55S, doi:10.1378/chest.07-1347, PMID 17873159
  30. Parkin DM (tháng 12 năm 2011), "2. Tobacco-attributable cancer burden in the UK in 2010", British Journal of Cancer, 105 Suppl 2 (Suppl. 2): S6–S13, doi:10.1038/bjc.2011.475, PMC 3252064, PMID 22158323
  31. Jaakkola MS, Jaakkola JJ (tháng 8 năm 2006), "Impact of smoke-free workplace legislation on exposures and health: possibilities for prevention", The European Respiratory Journal, 28 (2): 397–408, doi:10.1183/09031936.06.00001306, PMID 16880370
  32. Taylor R, Najafi F, Dobson A (tháng 10 năm 2007), "Meta-analysis of studies of passive smoking and lung cancer: effects of study type and continent", International Journal of Epidemiology, 36 (5): 1048–59, doi:10.1093/ije/dym158, PMID 17690135, lưu trữ từ tài liệu gốc 5 tháng 8 2011
  33. "Frequently asked questions about second hand smoke", World Health Organization, lưu trữ từ tài liệu gốc 1 tháng 1 2013, truy cập 25 tháng 7 2012
  34. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schick
  35. Greydanus DE, Hawver EK, Greydanus MM, Merrick J (tháng 10 năm 2013), "Marijuana: current concepts(†)", Frontiers in Public Health, 1 (42): 42, doi:10.3389/fpubh.2013.00042, PMC 3859982, PMID 24350211
  36. Owen KP, Sutter ME, Albertson TE (tháng 2 năm 2014), "Marijuana: respiratory tract effects", Clinical Reviews in Allergy & Immunology, 46 (1): 65–81, doi:10.1007/s12016-013-8374-y, PMID 23715638, S2CID 23823391
  37. Joshi M, Joshi A, Bartter T (tháng 3 năm 2014), "Marijuana and lung diseases", Current Opinion in Pulmonary Medicine, 20 (2): 173–9, doi:10.1097/mcp.0000000000000026, PMID 24384575, S2CID 8010781
  38. Tashkin DP (tháng 6 năm 2013), "Effects of marijuana smoking on the lung", Annals of the American Thoracic Society, 10 (3): 239–47, doi:10.1513/annalsats.201212-127fr, PMID 23802821
  39. Underner M, Urban T, Perriot J, de Chazeron I, Meurice JC (tháng 6 năm 2014), "[Cannabis smoking and lung cancer]", Revue des Maladies Respiratoires, 31 (6): 488–98, doi:10.1016/j.rmr.2013.12.002, PMID 25012035
  40. Choi H, Mazzone P (tháng 9 năm 2014), "Radon and lung cancer: assessing and mitigating the risk", Cleveland Clinic Journal of Medicine, 81 (9): 567–75, doi:10.3949/ccjm.81a.14046, PMID 25183848, S2CID 43418206
  41. Radon (Rn) Health Risks, EPA, 27 tháng 8 2013, lưu trữ từ tài liệu gốc 20 tháng 10 2008
  42. Schmid K, Kuwert T, Drexler H (tháng 3 năm 2010), "Radon in indoor spaces: an underestimated risk factor for lung cancer in environmental medicine", Deutsches Ärzteblatt International, 107 (11): 181–6, doi:10.3238/arztebl.2010.0181, PMC 2853156, PMID 20386676
  43. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên EPA radon
  44. Tobias J, Hochhauser D (2010), "Chapter 12", Cancer and its Management (lxb. 6th), Wiley-Blackwell, tr. 199, ISBN 978-1-4051-7015-4
  45. Davies RJ, Lee YC (2010), "18.19.3", Oxford Textbook Medicine (lxb. 5th), OUP Oxford, ISBN 978-0-19-920485-4
  46. Chen H, Goldberg MS, Villeneuve PJ (tháng 10–tháng 12 năm 2008), "A systematic review of the relation between long-term exposure to ambient air pollution and chronic diseases", Reviews on Environmental Health, 23 (4): 243–97, doi:10.1515/reveh.2008.23.4.243, PMID 19235364, S2CID 24481623
  47. Clapp RW, Jacobs MM, Loechler EL (tháng 1–tháng 3 năm 2008), "Environmental and occupational causes of cancer: new evidence 2005–2007", Reviews on Environmental Health, 23 (1): 1–37, doi:10.1515/REVEH.2008.23.1.1, PMC 2791455, PMID 18557596
  48. a b Lim WY, Seow A (tháng 1 năm 2012), "Biomass fuels and lung cancer", Respirology, 17 (1): 20–31, doi:10.1111/j.1440-1843.2011.02088.x, PMID 22008241
  49. a b Sood A (tháng 12 năm 2012), "Indoor fuel exposure and the lung in both developing and developed countries: an update", Clinics in Chest Medicine, 33 (4): 649–65, doi:10.1016/j.ccm.2012.08.003, PMC 3500516, PMID 23153607
  50. Yang IA, Holloway JW, Fong KM (tháng 10 năm 2013), "Genetic susceptibility to lung cancer and co-morbidities", Journal of Thoracic Disease, 5 Suppl 5 (Suppl. 5): S454–62, doi:10.3978/j.issn.2072-1439.2013.08.06, PMC 3804872, PMID 24163739
  51. Dela Cruz CS, Tanoue LT, Matthay RA (2015), "Chapter 109: Epidemiology of lung cancer", trong Grippi MA, Elias JA, Fishman JA, Kotloff RM, Pack AI, Senior RM (bt.), Fishman's Pulmonary Diseases and Disorders (lxb. 5th), McGraw-Hill, tr. 1673, ISBN 978-0-07-179672-9
  52. a b Larsen JE, Minna JD (tháng 12 năm 2011), "Molecular biology of lung cancer: clinical implications", Clinics in Chest Medicine, 32 (4): 703–40, doi:10.1016/j.ccm.2011.08.003, PMC 3367865, PMID 22054881