Mục từ này cần được bình duyệt
Trần Quang Đức
Phiên bản vào lúc 20:21, ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)
Trần Quang Đức
Nguyên danh
陳光德
SinhTrần Quang Đức
(1985-05-16)16 tháng 5 năm 1985
Hải Phòng, Việt Nam
Hộ khẩu23 Hà Nội, Việt Nam
Văn bằngTHPT Thái Phiên
Đại học Bắc Kinh
Thể loạiVăn chương
Vinh danhGiải nhất Nhịp cầu Hán ngữ (2004)

Trần Quang Đức (sinh năm 1985 tại Hải Phòng) là một tác gia và dịch giả Việt Nam.

Sinh bình

  • Nguyên danh : Trần Quang Đức (陳光德)
  • Biểu tự : Nam Phong (南風), Tam Uyển (三碗), Thí Phổ (施普)
  • Hiệu : Nam Quốc nhân (南國人), An Biên học sĩ (安邊學士)
  • Thất danh : Cao Trai (高齋), Vân Trai (雲齋)
  • Bút danh : Vân Nang (雲囊)
  • Pháp danh : An Biên cư sĩ (安邊居士)
  • Tôn hiệu : Trần phu tử (陳夫子), Vân Trai tiên sinh (雲齋先生)

Ông Trần Quang Đức sinh ngày 16 tháng 05 năm 1985 tại thành phố Hải Phòng trong gia đình có truyền thống Nho phong. Thuở nhỏ, ông bắt đầu được ông nội hướng dẫn tự học và đọc Hán tự, sau đó tiếp thụ thêm mặt chữ Nôm.

Năm 2003, ông tất nghiệp trường THPT Thái Phiên (Hải Phòng), sau đó thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, năm 2004, ông đoạt giải nhất cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ nên nhận học bổng sang du học Đại học Bắc Kinh. Sau 4 năm ở Bắc Kinh, ông hồi hương và công tác tại Viện Văn học.

Ông bắt đầu được công luận Việt Nam chú ý với ấn phẩm Ngàn năm áo mũ, một công trình chuyên khảo lịch đại y quan An Nam từ quốc sơ tới trung đại mạt kì. Những cứ liệu này đồng thời dẫn tới sự phản bác thành kiến bài xích Nho học, Hán tự và cả lịch sử văn học trung đại mà dư luận từ đầu thập niên 2000 duy trì tới thời điểm 2013 - khi sách được công bố. Tác phẩm này cũng lập tức khơi dậy trong giới trẻ trào lưu tìm về cội nguồn phong hóa Việt Nam vốn đã mai một từ thời kì lãnh chiến tang thương.

Ngàn năm áo mũ trở thành hiện tượng sách Hà Nội mùa hè năm 2013 với lượng tiêu thụ cả ngàn cuốn chỉ 2 tuần sau khi xuất bản. Thành công này khiến tác gia Trần Quang Đức quyết định rời Viện Văn học công tác tại Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Nhìn lại quá khứ, chúng ta không thể thù ghét quá khứ. Với những gì trong quá khứ thì thế hệ sau cần phải tôn trọng chứ không phải rũ sạch. Bởi nếu giờ ta không tôn trọng quá khứ của ta thì con cháu sau này cũng không tôn trọng ta.

— Vân Trai Trần Quang Đức, tọa đàm ngày 07 tháng 10 năm 2014[1]

Liên kết