n (Marrella đã đổi Carcinoma tế bào gan thành Ung thư biểu mô tế bào gan qua đổi hướng) |
|
(Không có sự khác biệt)
|
Bản hiện tại lúc 22:51, ngày 10 tháng 2 năm 2023
Carcinoma tế bào gan | |
---|---|
Tên khác | Ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư tế bào gan |
Carcinoma tế bào gan với khối u ở trên, bên dưới là gan xơ | |
Chuyên khoa | Gan học, ung thư học |
Triệu chứng | Gan và lách to, đau bụng, sờ thấy u, vàng da, sốt, sụt cân ... |
Nguyên nhân | Viêm gan B hoặc C, bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu |
Chẩn đoán | Tạo ảnh y khoa, sinh thiết gan |
Phòng ngừa | Phòng tránh và điều trị các bệnh về gan |
Điều trị | Cấy ghép gan, phẫu thuật cắt bỏ, phá hủy u, nút mạch hóa chất, sorafenib, chăm sóc giảm nhẹ |
Tiên lượng | Giảm dần từ trên 5 năm với giai đoạn sớm đến 3 tháng giai đoạn cuối[1] |
Ung thư biểu mô (Carcinoma/Caxinôm) tế bào gan (HCC) là ung thư phát sinh từ tế bào gan,[2] loại tế bào nhu mô chính ở gan.[3] Đây là dạng ung thư gan phổ biến nhất, chiếm đến 90% trường hợp.[4] Ngoài ra, HCC còn là một trong những loại ung thư phổ biến và gây tử vong hàng đầu.[5] Căn bệnh xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhất là châu Phi hạ Sahara, Đông Á và Đông Nam Á nơi con người hay bị nhiễm virus viêm gan B.[4][5][6] Tỷ lệ mắc đạt cao nhất ở độ tuổi khoảng 70, trong khi người dưới 40 tuổi hiếm khi bị bệnh.[6] Số lượng nam giới mắc HCC cao gấp 2 đến 4 lần nữ giới, khả năng liên quan đến những yếu tố môi trường như nam hút thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn nhiều hơn nữ, hay ở nam virus viêm gan B và C duy trì được hơn.[7]
Các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến sự hình thành của carcinoma tế bào gan là nhiễm virus viêm gan B hoặc C, bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.[4][5][6] Một số nguyên nhân ít gặp hơn gồm ứ sắt di truyền, thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, viêm gan tự miễn, viêm đường mật nguyên phát, porphyria, bệnh Wilson.[4][6] Hầu hết những yếu tố nguy cơ này gây nên xơ gan, tình trạng thấy ở 80 đến 90% bệnh nhân HCC.[6] Xơ gan tiềm ẩn rủi ro HCC cao nhất[8] và HCC cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân xơ gan.[4][5] Aflatoxin B1, độc tố nấm sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus nhiễm vào thực phẩm là mối nguy đáng kể ở khu vực châu Phi hạ Sahara và Đông Nam Á bên cạnh virus viêm gan B.[5][9]
Carcinoma tế bào gan phát triển qua nhiều bước phức tạp, thường xảy ra trong bối cảnh xơ gan và liên hệ với những nguyên nhân đa dạng của bệnh gan nền.[10] Ở gan xơ có những chỗ tập hợp các tế bào gan bất thường, chưa trưởng thành cùng những điểm hay nốt loạn sản được xem là thương tổn tiền ung thư.[1][11] Những biến đổi phân tử bổ sung trao cho những tế bào này ưu thế tăng sinh, xâm lấn, sống sót và từ đây HCC xuất hiện.[1] Các sự kiện từng bước tích lũy bao gồm tái sắp xếp gen, đột biến soma, sửa đổi số lượng bản sao, những biến đổi ngoài gen và con đường yếu tố tăng trưởng mở đường cho ung thư phát triển và di căn.[11] Một đặc điểm của HCC là nó hầu như chỉ phát sinh từ viêm gan mạn tính là tình trạng tiền xơ gan.[12]
Carcinoma tế bào gan thường diễn tiến âm thầm cho đến khi bước vào giai đoạn muộn.[2] Những triệu chứng nghi ngờ đầu tiên là đau bụng trên bên phải, khối u sờ thấy, chán ăn, sụt cân, vàng da, cổ trướng, phù chi dưới, khó chịu, tiêu chảy, sốt, gan và lách to.[2][13] HCC có thể được chẩn đoán ở bệnh nhân xơ gan bằng các kỹ thuật tạo ảnh tùy vào kích cỡ u,[1] trong khi sinh thiết áp dụng cho bệnh nhân không xơ gan.[10] Có năm giai đoạn bệnh với tiên lượng xấu dần về sau, thời gian sống ước tính ở bệnh nhân giai đoạn cuối (D) là 3 tháng.[5][1] Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là ngăn chặn những bệnh gan nền, ví dụ tiêu biểu là chủng ngừa viêm gan B.[10]
Trong điều trị có nhiều phương pháp nhắm đến chữa khỏi hay giảm nhẹ tùy thuộc các yếu tố như giai đoạn bệnh, năng lực bác sĩ, nguồn lực sẵn có, tuổi và thể trạng bệnh nhân.[13] Cắt bỏ, phá hủy u, và cấy ghép gan được xem là những phương án tiềm năng chữa khỏi cho bệnh nhân giai đoạn sớm.[10][13] Nút mạch hóa chất được chỉ định cho giai đoạn vừa, còn giai đoạn muộn thì điều trị bằng sorafenib.[10][13] Cuối cùng, chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn cuối để cải thiện chất lượng cuộc sống trong những tháng ngày còn lại.[13]
Tham khảo[sửa]
- ↑ a b c d e Villanueva, Augusto (ngày 11 tháng 4 năm 2019), "Hepatocellular Carcinoma", New England Journal of Medicine, 380 (15): 1450–1462, doi:10.1056/NEJMra1713263, PMID 30970190, S2CID 108294503
- ↑ a b c Motola-Kuba, Daniel; Zamora-Valdés, Daniel; Uribe, Misael; Méndez-Sánchez, Nahum (tháng 1 năm 2006), "Hepatocellular carcinoma. An overview", Annals of Hepatology, 5 (1): 16–24, doi:10.1016/S1665-2681(19)32034-4, S2CID 28333988
- ↑ Zhou, Zhou; Xu, Ming-Jiang; Gao, Bin (ngày 21 tháng 12 năm 2015), "Hepatocytes: a key cell type for innate immunity", Cellular & Molecular Immunology, 13 (3): 301–315, doi:10.1038/cmi.2015.97, PMC 4856808, PMID 26685902, S2CID 38006099
- ↑ a b c d e Llovet, Josep M.; Kelley, Robin Kate; Villanueva, Augusto; Singal, Amit G.; Pikarsky, Eli; Roayaie, Sasan; Lencioni, Riccardo; Koike, Kazuhiko; Zucman-Rossi, Jessica; Finn, Richard S. (ngày 21 tháng 1 năm 2021), "Hepatocellular carcinoma", Nature Reviews Disease Primers, 7 (1), doi:10.1038/s41572-020-00240-3, PMID 33479224, S2CID 231667691
- ↑ a b c d e f Forner, Alejandro; Reig, María; Bruix, Jordi (tháng 3 năm 2018), "Hepatocellular carcinoma", The Lancet, 391 (10127): 1301–1314, doi:10.1016/S0140-6736(18)30010-2, PMID 29307467, S2CID 4630675
- ↑ a b c d e El-Serag, Hashem B. (ngày 22 tháng 9 năm 2011), "Hepatocellular Carcinoma", New England Journal of Medicine, 365 (12): 1118–1127, doi:10.1056/NEJMra1001683, PMID 21992124, S2CID 205115852
- ↑ Wands, Jack (ngày 8 tháng 11 năm 2007), "Hepatocellular Carcinoma and Sex", New England Journal of Medicine, 357 (19): 1974–1976, doi:10.1056/NEJMcibr075652, PMID 17989393, S2CID 6717642
- ↑ Herbst, D. Alan; Reddy, K. Rajender (tháng 12 năm 2012), "Risk factors for hepatocellular carcinoma", Clinical Liver Disease, 1 (6): 180–182, doi:10.1002/cld.111, PMC 6499296, PMID 31186882, S2CID 57389196
- ↑ Hamid, Abdu Selim; Tesfamariam, Isaias Goitom; Zhang, Yucheng; Zhang, Zhen Gui (ngày 31 tháng 1 năm 2013), "Aflatoxin B1-induced hepatocellular carcinoma in developing countries: Geographical distribution, mechanism of action and prevention", Oncology Letters, 5 (4): 1087–1092, doi:10.3892/ol.2013.1169, PMC 3629261, PMID 23599745, S2CID 16499639
- ↑ a b c d e Llovet, Josep M.; Zucman-Rossi, Jessica; Pikarsky, Eli; Sangro, Bruno; Schwartz, Myron; Sherman, Morris; Gores, Gregory (ngày 14 tháng 4 năm 2016), "Hepatocellular carcinoma", Nature Reviews Disease Primers, 2 (1), doi:10.1038/nrdp.2016.18, PMID 27158749, S2CID 3943820
- ↑ a b Dhanasekaran, Renumathy; Bandoh, Salome; Roberts, Lewis R. (ngày 12 tháng 5 năm 2016), "Molecular pathogenesis of hepatocellular carcinoma and impact of therapeutic advances", F1000Research, 5: 879, doi:10.12688/f1000research.6946.1, PMC 4870992, PMID 27239288, S2CID 18866637
- ↑ Ringelhan, Marc; Pfister, Dominik; O’Connor, Tracy; Pikarsky, Eli; Heikenwalder, Mathias (ngày 29 tháng 1 năm 2018), "The immunology of hepatocellular carcinoma", Nature Immunology, 19 (3): 222–232, doi:10.1038/s41590-018-0044-z, PMID 29379119, S2CID 205572578
- ↑ a b c d e Tunissiolli, Nathalia Martines; Castanhole-Nunes, Márcia Maria Urbanin; Biselli-Chicote, Patrícia Matos; Pavarino, Érika Cristina; da Silva, Renato; da Silva, Rita de Cássia Martins Alves; Goloni-Bertollo, Eny Maria (ngày 1 tháng 4 năm 2017), "Hepatocellular Carcinoma: a Comprehensive Review of Biomarkers, Clinical Aspects, and Therapy", Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 18 (4): 863–872, doi:10.22034/APJCP.2017.18.4.863, PMC 5494234, PMID 28545181, S2CID 1297235