Dòng 244: | Dòng 244: | ||
Từ năm 1956, chính quyền [[Sukarno]] không liên kết ở Indonesia đối mặt mối đe dọa lớn đến tính hợp pháp khi một số lãnh đạo địa phương bắt đầu đòi hỏi quyền tự trị. Sau khi hòa giải không thành, Sukarno bèn ra tay trừ khử những kẻ chống đối. Tháng 2 năm 1958, các tư lệnh quân đội bất đồng ở Trung Sumatera (Đại tá Ahmad Hussein) và Bắc Sulawesi (Đại tá Ventje Sumual) tuyên bố [[Chính phủ Cách mạng Cộng hòa Indonesia]] nhắm tới việc lật đổ chế độ Sukarno. Nhiều chính trị gia của [[Đảng Masyumi]] đã nhập hội như [[Sjafruddin Prawiranegara]], người phản đối sức ảnh hưởng gia tăng của [[Đảng Cộng sản Indonesia]]. Vì có biểu hiện chống cộng, phiến quân đã được CIA viện trợ cho đến khi phi công Mỹ Allen Lawrence Pope bị bắn rơi sau vụ không kích [[Ambon, Maluku|Ambon]] vào tháng 4 năm 1958. Chính quyền trung ương phản ứng bằng việc đưa quân tấn công [[Padang]] và [[Manado]], hai thành trì của phiến quân. Đến hết năm 1958, chính quyền đã thắng và những nhóm phiến quân du kích cuối cùng đầu hàng vào tháng 8 năm 1961.{{sfn|Roadnight|2002}} | Từ năm 1956, chính quyền [[Sukarno]] không liên kết ở Indonesia đối mặt mối đe dọa lớn đến tính hợp pháp khi một số lãnh đạo địa phương bắt đầu đòi hỏi quyền tự trị. Sau khi hòa giải không thành, Sukarno bèn ra tay trừ khử những kẻ chống đối. Tháng 2 năm 1958, các tư lệnh quân đội bất đồng ở Trung Sumatera (Đại tá Ahmad Hussein) và Bắc Sulawesi (Đại tá Ventje Sumual) tuyên bố [[Chính phủ Cách mạng Cộng hòa Indonesia]] nhắm tới việc lật đổ chế độ Sukarno. Nhiều chính trị gia của [[Đảng Masyumi]] đã nhập hội như [[Sjafruddin Prawiranegara]], người phản đối sức ảnh hưởng gia tăng của [[Đảng Cộng sản Indonesia]]. Vì có biểu hiện chống cộng, phiến quân đã được CIA viện trợ cho đến khi phi công Mỹ Allen Lawrence Pope bị bắn rơi sau vụ không kích [[Ambon, Maluku|Ambon]] vào tháng 4 năm 1958. Chính quyền trung ương phản ứng bằng việc đưa quân tấn công [[Padang]] và [[Manado]], hai thành trì của phiến quân. Đến hết năm 1958, chính quyền đã thắng và những nhóm phiến quân du kích cuối cùng đầu hàng vào tháng 8 năm 1961.{{sfn|Roadnight|2002}} | ||
+ | |||
+ | [[Cộng hòa Congo (Léopoldville)|Cộng hòa Congo]] là nước mới giành độc lập từ Bỉ vào tháng 6 năm 1960. [[Khủng hoảng Congo]] nổ ra ngày 5 tháng 7 đã dẫn tới sự ly khai của [[Nhà nước Katanga|Katanga]] và [[Nam Kasai]]. Sang tháng 9, Tổng thống được CIA hậu thuẫn [[Joseph Kasa-Vubu]] ra lệnh bãi nhiệm Thủ tướng dân cử [[Patrice Lumumba]] cùng nội các do hành động thảm sát của lực lượng vũ trang trong [[cuộc xâm lược Nam Kasai]] và sự dính dáng của Liên Xô ở Congo.{{sfn|Nzongola-Ntalaja|2011|p=108}}{{sfn|Schraeder|1994|p=57}} Về sau Đại tá [[Mobutu Sese Seko]] đã nhanh chóng huy động lực lượng rồi tiến hành đảo chính quân sự để chiếm quyền.{{sfn|Schraeder|1994|p=57}} Mobutu còn hợp tác với các cơ quan tình báo phương Tây nhằm tống giam và bàn giao Lumumba cho giới chức Katangan, đối tượng đã hành hình ông bằng phương thức xử bắn.{{sfn|Nzongola-Ntalaja|2011}}{{sfn|Gerard|2015|pp=216–18}} | ||
{{clear}} | {{clear}} |
Phiên bản lúc 01:44, ngày 11 tháng 8 năm 2021
Chiến tranh Lạnh | |
---|---|
1947–1991 Một phần của kỷ nguyên hậu Thế chiến II | |
Trên: NATO và Khối Warszawa trong Chiến tranh Lạnh Đám mây hình nấm của vụ thử hạt nhân Ivy Mike, 1952; một trong hơn một ngàn vụ thử tương tự mà Hoa Kỳ tiến hành giai đoạn 1945–1992 Thiếu nữ Triều Tiên cõng người em trai trên lưng mệt mỏi lê bước gần xe tăng M46 Patton, Haengju, Hàn Quốc, 1951 Công nhân Đông Đức xây dựng bức tường Berlin, 1961 Máy bay của Hải quân Mỹ theo dõi tàu hàng Liên Xô trong Khủng hoảng Tên lửa Cuba, 1962 Phi hành gia Hoa Kỳ Thomas P. Stafford (phải) bắt tay phi hành gia Liên Xô Alexei Leonov (trái) ngoài không gian, 1975 Tàu Bezzavetny của Liên Xô đâm vào tàu USS Yorktown, 1988 Bức tường Berlin sụp đổ, 1989 Xe tăng tại Quảng trường Đỏ trong Đảo chính tháng 8, 1991 |
Chiến tranh Lạnh là thời kỳ căng thẳng địa chính trị giữa Liên Xô cùng đồng minh (Khối Đông) và Hoa Kỳ cùng đồng minh (Khối Tây) sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Các nhà sử học không hoàn toàn thống nhất về thời điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng nhìn chung giai đoạn này kéo dài từ lúc học thuyết Truman ra đời (12 tháng 3 năm 1947) đến khi Liên Xô tan rã (26 tháng 12 năm 1991).[1] Sở dĩ gọi là "lạnh" bởi không có giao tranh quy mô lớn trực tiếp giữa hai siêu cường mà mỗi bên chỉ hỗ trợ những cuộc xung đột địa bàn lớn gọi là chiến tranh ủy nhiệm. Tình trạng đối đầu xuất phát từ tham vọng tranh giành sức ảnh hưởng về ý thức hệ và địa chính trị trên toàn cầu của cả hai sau mối liên minh tạm thời thành công với thắng lợi trước phe Trục vào năm 1945.[2] Bên cạnh phát triển vũ khí hạt nhân và triển khai quân sự thông thường, cuộc đấu vì thế thống trị còn được thể hiện qua những phương thức gián tiếp như chiến tranh tâm lý, hoạt động tuyên truyền, tình báo, cấm vận, ganh đua tại những sự kiện thể thao và cạnh tranh về công nghệ như Chạy đua Không gian.
Khối Tây dẫn đầu là Hoa Kỳ và các quốc gia Thế giới thứ Nhất khác mà nhìn chung dân chủ tự do nhưng bị ràng buộc với một mạng lưới các nước chuyên chế mà đa phần là cựu thuộc địa của họ.[3] Liên Xô và Đảng Cộng sản nước này lãnh đạo Khối Đông đồng thời có tầm ảnh hưởng khắp Thế giới thứ Hai. Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ các chính phủ cánh hữu cùng những cuộc nổi dậy, trong khi chính phủ Liên Xô tài trợ các đảng cộng sản và những cuộc cách mạng trên thế giới. Sau khi hầu hết các nước thuộc địa giành độc lập vào thời kỳ 1945–1960 thì nơi đây đã biến thành chiến trường Thế giới thứ Ba của Chiến tranh Lạnh.
Giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh bắt đầu không lâu sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc năm 1945. Hoa Kỳ sáng lập liên minh quân sự NATO vào năm 1949 trong nỗi e sợ Liên Xô tấn công và gọi chính sách toàn cầu đối đầu Liên Xô của họ là ngăn chặn. Hành động phản ứng của Liên Xô là thành lập Khối Warszawa vào năm 1955. Các cuộc khủng hoảng lớn giai đoạn này gồm Phong tỏa Berlin 1948–49, Nội chiến Trung Quốc 1927–1949, Chiến tranh Triều Tiên 1950–1953, Cách mạng Hungary 1956, Khủng hoảng Suez 1956, Khủng hoảng Berlin 1961, và Khủng hoảng Tên lửa Cuba 1962. Hoa Kỳ và Liên Xô cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, Trung Đông, các nước châu Á và châu Phi phi thực dân.
Sau Khủng hoảng Tên lửa Cuba, một giai đoạn mới bắt đầu chứng kiến sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc làm phức tạp các mối quan hệ trong khối Cộng sản, trong khi đồng minh Pháp của Hoa Kỳ bắt đầu đòi thêm quyền tự chủ. Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt Mùa xuân Praha 1968 còn Hoa Kỳ vấp phải tình trạng hỗn độn trong nước từ phong trào dân quyền và phản đối Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ 1960–70 nổi lên phong trào hòa bình quốc tế từ những người dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. Các hành động phản đối thử nghiệm vũ khí hạt nhân và ủng hộ giải trừ hạt nhân diễn ra bên cạnh những cuộc biểu tình chống chiến tranh quy mô lớn. Sang đến thập niên 1970, cả hai bên bắt đầu tính đến hòa bình và an ninh, mở ra một thời kỳ hòa hoãn chứng kiến các cuộc Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược cùng mối quan hệ của Hoa Kỳ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sắm vai đối trọng chiến lược với Liên Xô. Một số chế độ Mác-xít tự xưng ra đời ở Thế giới thứ Ba trong nửa sau thập niên 1970, bao gồm Cộng hòa Nhân dân Angola, Cộng hòa Nhân dân Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia, Campuchia Dân chủ, Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, và Cộng hòa Nicaragua.
Thập niên 1970 trôi qua cũng là lúc hòa hoãn kết thúc với Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan năm 1979. Đầu thập niên 1980 là một giai đoạn căng thẳng leo thang khác. Hoa Kỳ gia tăng áp lực kinh tế, quân sự, ngoại giao lên Liên Xô trong lúc nước này đang trải qua sự trì trệ về kinh tế. Vào giữa thập niên 1980, nhà lãnh đạo mới của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã giới thiệu những cải cách tự do hóa là glasnost (công khai, 1985), perestroika (cải tổ, 1987) và chấm dứt sự can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan. Sức ép đòi chủ quyền quốc gia ngày càng lớn hơn ở Đông Âu và Gorbachev từ chối tiếp tục hỗ trợ quân sự những chính phủ này.
Vào năm 1989, sự sụp đổ của Bức màn Sắt sau cuộc dã ngoại toàn Âu cùng một làn sóng cách mạng hòa bình đã lật đổ hầu hết chính phủ cộng sản của Khối Đông (ngoại trừ Romania và Afghanistan). Đảng Cộng sản Liên Xô cũng đánh mất năng lực kiểm soát trong nước và bị cấm sau nỗ lực đảo chính bất thành vào tháng 8 năm 1991. Sự kiện này dẫn đến hệ quả Liên Xô chính thức tan rã vào tháng 12 năm đó, các nước cộng hòa cấu thành Liên Xô tuyên bố độc lập, và các chính quyền cộng sản trên hầu khắp châu Á và châu Phi sụp đổ. Hoa Kỳ còn lại là siêu cường duy nhất trên thế giới.
Chiến tranh Lạnh cùng những sự kiện của nó đã để lại một di sản quan trọng. Cuộc chiến thường được nhắc đến trong văn hóa đại chúng, nhất là liên quan đến đề tài gián điệp và hiểm họa chiến tranh hạt nhân.
Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc (1945–1947)
Các hội nghị thời chiến bàn về châu Âu hậu chiến
Hậu thế chiến, phe Đồng Minh bất đồng về việc phân chia châu Âu.[4] Mỗi bên một ý trong vấn đề thiết lập và duy trì an ninh.[4] Một số học giả dám chắc Đồng Minh phương Tây khao khát một hệ thống an ninh mà ở đó chính quyền dân chủ càng phổ biến càng tốt cho phép các quốc gia giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình thông qua các tổ chức quốc tế.[5] Một số thì lưu ý phương Tây đã chia rẽ trong tầm nhìn thế giới mới. Thắng lợi về quân sự của Roosevelt ở châu Âu và châu Á, uy thế kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ, và một tổ chức hòa bình thế giới ra đời đã đảm bảo sự tồn tại của Đế quốc Anh cũng như nền độc lập của các nước Đông và Trung Âu đóng vai vùng đệm giữa Anh và Liên Xô.[6]
Liên Xô tìm cách chi phối công việc nội bộ của các nước láng giềng.[4][7] Trong chiến tranh, Stalin từng lập ra những trung tâm đào tạo đặc biệt cho những người cộng sản ở nhiều nước để họ có thể làm thành lực lượng cảnh sát mật trung thành với Moskva ngay khi Hồng Quân tiếp quản. Các đặc vụ Liên Xô kiểm soát truyền thông, nhất là phát thanh, rồi mau chóng trấn áp mọi tổ chức dân sự độc lập và các đảng chính trị đối địch.[A] Stalin cũng mưu cầu hòa bình tiếp nối với Anh và Mỹ, kỳ vọng tập trung phát triển kinh tế và tái thiết trong nước.[8]
Trong mắt Hoa Kỳ, Stalin có vẻ là một đồng minh tiềm năng giúp họ hoàn thành những mục tiêu, song ngược lại với Anh thì Stalin tỏ ra là mối đe dọa lớn nhất cản trở chương trình nghị sự của họ. Khi mà Liên Xô đã chiếm đóng hầu hết Đông và Trung Âu, Stalin đang nắm lợi thế và hai lãnh đạo phương Tây đều giành giật thiện cảm của Stalin.
Khác biệt giữa Roosevelt và Churchill dẫn đến những cách ứng phó bất nhất với Liên Xô. Tháng 10 năm 1944, Churchill đến Moskva và đề nghị "thỏa thuận phần trăm" chia Đông Âu thành các vùng ảnh hưởng tương ứng, trao cho Stalin quyền thế ở Romania, Hungary, Bulgaria còn Churchill giành phần Hy Lạp. Stalin chấp nhận đề nghị này. Tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, Roosevelt lại ký một thỏa thuận riêng với Stalin về châu Á và từ chối hỗ trợ Churchill vấn đề Ba Lan và bồi thường.[6] Cuối cùng Roosevelt tán thành thỏa thuận phần trăm[9][10] song dường như không có sự đồng thuận vững chắc trong công tác dàn xếp châu Âu hậu chiến tranh.[11]
Tại Hội nghị Quebec lần hai, một hội nghị quân sự cấp cao diễn ra ở thành phố Quebec từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 9 năm 1944, Churchill và Roosevelt đã đi đến nhất trí về một số vấn đề, trong đó có một kế hoạch cho nước Đức dựa theo kiến nghị ban đầu của Henry Morgenthau Jr. Churchill thảo văn kiện có ý "loại bỏ những ngành công nghiệp chiến tranh ở Ruhr và Saar ... hướng tới chuyển đổi Đức thành một nước thôn quê và nông nghiệp căn bản". Tuy nhiên kế hoạch chia cắt Đức thành vài nước độc lập không còn.[B] Vào ngày 10 tháng 5 năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ Truman ký chỉ thị chiếm đóng JCS 1067 có hiệu lực hai năm và được Stalin nồng nhiệt hoan nghênh. Chỉ thị này lệnh cho lực lượng Hoa Kỳ chiếm đóng "... không làm những việc giúp kinh tế Đức phục hồi".[12]
Một số nhà sử học tranh luận rằng Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Mỹ tự mình đàm phán hòa bình với viên tướng SS Karl Wolff ở miền bắc nước Ý. Việc Liên Xô bị gạt ra rìa dẫn tới màn đối đáp căng thẳng giữa Roosevelt và Stalin. Wolff, một tội phạm chiến tranh, xem ra đã được chỉ huy Sở Công tác Chiến lược (OSS) và giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) tương lai Allen Dulles đảm bảo miễn tội tại tòa án Nuremberg khi họ gặp nhau vào tháng 3 năm 1945. Wolff và thuộc hạ được cho là đã hỗ trợ Chiến dịch Unthinkable, một kế hoạch xâm lược Liên Xô bí mật mà Churchill khi đó ủng hộ.[13][14][15]
Tháng 4 năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt qua đời và Phó Tổng thống Harry S. Truman lên kế nhiệm. Truman không tin tưởng Stalin và tìm kiếm tư vấn từ một nhóm chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại. Cả Churchill lẫn Truman đều phản đối việc Liên Xô hậu thuẫn chính phủ Lublin, đối thủ của chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn đã cắt đứt quan hệ với Liên Xô.[16]
Sau chiến thắng năm 1945, Liên Xô chiếm đóng Đông và Trung Âu[11] trong khi lực lượng phương Tây duy trì đông đảo ở Tây Âu. Tại Đức và Áo; Pháp, Anh, Liên Xô và Hoa Kỳ lập ra các khu chiếm đóng và một khuôn khổ lỏng lẻo cho thực trạng bốn cường quốc quản lý.[17]
Hội nghị Đồng Minh 1945 ở San Francisco đã thành lập Liên Hợp Quốc (UN) nhằm duy trì hòa bình thế giới song năng lực cưỡng chế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại dễ dàng bị vô hiệu bởi quyền phủ quyết của các thành viên.[18] Vì lẽ đó Liên Hợp Quốc về cơ bản đã biến thành một diễn đàn trao đổi luận điệu khiêu khích thiếu tích cực và Liên Xô xem đó gần như chỉ là sân khấu tuyên truyền.[19]
Hội nghị Potsdam và Nhật Bản đầu hàng
Tại Hội nghị Potsdam khai màn cuối tháng 7 nổi lên những bất đồng nghiêm trọng về tương lai nước Đức cũng như phần còn lại của Đông và Trung Âu.[20] Liên Xô hối thúc đáp ứng yêu cầu của họ tại Yalta là 20 tỷ đô-la phí bồi thường chiến tranh từ các khu chiếm đóng. Hoa Kỳ và Anh từ chối thu xếp một khoản tiền mà thay vào đó cho phép Liên Xô dỡ bỏ một số ngành công nghiệp khỏi khu chiếm đóng của họ.[21] Ác cảm và ngôn từ hiếu chiến của các bên tham gia đã xác minh thái độ ngờ vực lẫn nhau về ý đồ thù địch và nhằm gia cố vị thế.[22] Ở đó Truman cho Stalin hay rằng Hoa Kỳ đã sở hữu một vũ khí uy lực mới.[23]
Hoa Kỳ mời Anh tham gia dự án bom nguyên tử song giấu kín điều này với Liên Xô. Stalin biết người Mỹ đang chế tạo bom nguyên tử và tỏ thái độ bình thản trước tin này.[23] Một tuần sau khi hội nghị Potsdam kết thúc, Hoa Kỳ ném bom Hiroshima và Nagasaki. Không lâu sau đó, Stalin phản đối giới chức Hoa Kỳ khi Truman mời chào Liên Xô chút ít ảnh hưởng thực tế ở nước Nhật đang bị chiếm đóng.[24] Stalin còn tức giận bởi hành động ném bom nguyên tử, gọi Hoa Kỳ là "siêu dã man" và tuyên bố "thế cân bằng đã bị phá vỡ...Điều đó không thể được." Chính quyền Truman dự định lợi dụng chương trình vũ khí hạt nhân đang tiến hành để gây sức ép lên Liên Xô trong quan hệ quốc tế.[23]
Sau thế chiến, Hoa Kỳ và Anh sử dụng lực lượng quân sự ở Hy Lạp và Triều Tiên để thủ tiêu những lực lượng và chính quyền bản xứ bị xem là cộng sản. Lyuh Woon-Hyung, người hoạt động bí mật vào thời Nhật Bản chiếm đóng, đã chỉ đạo thành lập những ủy ban trên khắp Triều Tiên nhằm phối hợp chuyển giao sang nền độc lập. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 28 tháng 8, những ủy ban này đã lập nên chính phủ quốc gia Triều Tiên lâm thời và đặt tên nó là Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (PRK).[25][26] Vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, Hoa Kỳ đưa quân đội đến Triều Tiên rồi thành lập Chính phủ Quân sự Lục quân Hoa Kỳ ở Triều Tiên (USAMGK) để cai quản lãnh thổ Triều Tiên phía nam vĩ tuyến 38 bắc. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên bị cấm. Chỉ huy quân đội, Trung tướng John R. Hodge phát biểu "một trong những nhiệm vụ của chúng ta là đập tan chính quyền Cộng sản này."[27] Kế đến, Hoa Kỳ hỗ trợ những chính quyền Hàn Quốc chuyên chế trị vì đến thập niên 1980, khởi đầu với Tổng thống Syngman Rhee.[28][29][30]
Khối Đông hình thành
Vào đầu Thế chiến II, Liên Xô đã sắp đặt nền móng cho Khối Đông bằng việc xâm lược rồi thôn tính một số lãnh thổ làm nên các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và bằng thỏa thuận với Đức Quốc xã trong Hiệp ước Molotov–Ribbentrop. Những lãnh thổ này bao gồm miền đông Ba Lan (sát nhập vào CHXHCNXV Byelorussia và CHXHCNXV Ukraina),[31] Latvia (CHXHCNXV Latvia),[32][33] Estonia (CHXHCNXV Estonia),[32][33] Litva (CHXHCNXV Litva),[32][33] một phần miền đông Phần Lan (CHXHCNXV Karelia-Phần Lan) và miền đông Romania (CHXHCNXV Moldavia).[34]
Lãnh thổ Đông và Trung Âu do quân đội Liên Xô giải phóng được thêm vào Khối Đông chiếu theo Thỏa thuận Phần trăm giữa Churchill và Stalin. Liên Xô biến những địa bàn chiếm đóng thành các quốc gia vệ tinh,[35] như:
- Cộng hòa Nhân dân Albania (11 tháng 1 năm 1946)[36]
- Cộng hòa Nhân dân Bulgaria (15 tháng 9 năm 1946)
- Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (19 tháng 1 năm 1947)
- Cộng hòa Nhân dân Romania (13 tháng 4 năm 1948)
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (9 tháng 5 năm 1948)[37]
- Cộng hòa Nhân dân Hungary (20 tháng 8 năm 1949)[38]
- Cộng hòa Dân chủ Đức (7 tháng 10 năm 1949)[39]
Các chế độ kiểu Xô viết ra đời trong Khối Đông không chỉ sao chép kinh tế chỉ huy mà còn vận dụng những biện pháp nặng tay của Stalin và cảnh sát mật Liên Xô nhằm trấn áp phe đối lập tiềm năng và thực tế.[40] Ở châu Á trong tháng cuối cùng của thế chiến, Hồng Quân tràn qua Mãn Châu và chiếm cứ lãnh thổ Triều Tiên rộng lớn phía bắc vĩ tuyến 38.[41]
Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) do Lavrentiy Beriya đứng đầu giám sát việc thành lập những hệ thống cảnh sát mật kiểu Xô viết trong Khối Đông nhằm đập tan mọi hành vi chống cộng.[42] Khi thấy xuất hiện dấu hiệu độc lập dù là nhỏ nhất trong khối, Stalin áp dụng cách thức như đã làm với những đối thủ trong nước trước chiến tranh: tước quyền, xét xử, cầm tù, và trong một số trường hợp là hành quyết.[43]
Thủ tướng Anh Winston Churchill lo sợ với số lượng quân khổng lồ triển khai ở châu Âu lúc chiến tranh kết thúc cùng sự không đáng tin của Stalin thì Liên Xô là một mối đe dọa đến Tây Âu.[44] Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Hoa Kỳ đã chỉ dẫn giới lãnh đạo Tây Âu lập ra lực lượng an ninh mật của riêng họ nhằm ngăn chặn nguy cơ bị lật đổ và điều này đã mở ra Chiến dịch Gladio.[45]
Học thuyết Truman và chính sách ngăn chặn (1947–1953)
Bức màn Sắt, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp
Cuối tháng 2 năm 1946, "Long Telegram" (Bức điện Dài) của George F. Kennan gửi về Washington từ Moskva đã cổ vũ phương châm cứng rắn đối với Liên Xô, điều sẽ trở thành nền tảng cho chiến lược đối phó Liên Xô của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Chính quyền Truman lĩnh hội bức điện vì Stalin thất hứa những vấn đề về châu Âu và Iran. Sau cuộc xâm lược Iran của Anh và Liên Xô trong Thế chiến II, Hồng Quân chiếm đóng miền bắc còn Anh là miền nam nước này.[46] Anh và Hoa Kỳ từng khai thác Iran làm điểm tiếp tế cho Liên Xô và Đồng Minh tán thành rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tháng sau khi chiến sự chấm dứt.[46] Tuy nhiên khi thời hạn đến, Liên Xô vẫn nán lại Iran dưới vỏ bọc Cộng hòa Nhân dân Azerbaijan và Cộng hòa Mahabad.[47] Vào ngày 5 tháng 3 năm 1946, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill trình bày bài phát biểu "Bức màn Sắt" nổi tiếng ở Fulton, Missouri[48] có nội dung kêu gọi một liên minh Anh-Mỹ đối đầu Liên Xô, bên mà Churchill cáo buộc đã lập ra một "bức màn sắt" chia cắt châu Âu từ "Stettin ở Baltic đến Trieste ở Adriatic".[35][49]
Một tuần sau vào ngày 13 tháng 3, Stalin đáp trả mạnh mẽ bài phát biểu, nói rằng Churchill có thể so với Hitler chừng nào ông ta còn ủng hộ quan niệm các nước nói tiếng Anh ưu việt về chủng tộc và rằng tuyên bố đó là "một lời kêu gọi chiến tranh chống Liên Xô". Lãnh tụ Liên Xô cũng phủ nhận cáo buộc Liên Xô đang tăng cường kiểm soát các nước trong phạm vi ảnh hưởng. Stalin phản biện không có gì lạ khi "Liên Xô vì tương lai an toàn đang cố gắng đảm bảo sự trung thành của chính quyền những nước này với Liên Xô".[50][51]
Tháng 9, đại sứ Liên Xô gửi đến Hoa Kỳ bức điện Novikov với người ủy nhiệm và đồng tác giả là Vyacheslav Molotov, trong đó mô tả Hoa Kỳ là gã tư bản độc quyền đang phát triển năng lực quân sự "để chuẩn bị điều kiện cho việc giành lấy ưu thế toàn cầu trong cuộc chiến mới".[52] Vào ngày 6 tháng 9 năm 1946, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James F. Byrnes có bài phát biểu ở Đức phản bác Kế hoạch Morgenthau (một đề nghị chia cắt và phi công nghiệp hóa nước Đức hậu chiến) và cảnh báo Liên Xô rằng Hoa Kỳ có ý duy trì quân đội hiện diện ở châu Âu vô hạn định.[53] Như Byrnes thừa nhận một tháng sau: "Điểm chính yếu trong chương trình của chúng ta là chinh phục nhân dân Đức ... đó là màn đấu trí giữa chúng ta và người Nga ..."[54] Tháng 12, Liên Xô đồng ý rút quân khỏi Iran sau áp lực không ngừng của Mỹ, một thành công ban đầu của sách lược ngăn chặn.
Đến năm 1947, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã giận dữ vì Liên Xô chống đối những yêu cầu của Hoa Kỳ ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp cùng Kế hoạch Baruch về vũ khí hạt nhân.[55] Tháng 2 năm 1947, chính phủ Anh thông báo không còn có thể hỗ trợ tài chính cho Vương quốc Hy Lạp trong cuộc nội chiến của nước này chống khởi nghĩa do Cộng sản lãnh đạo.[56] Chính phủ Hoa Kỳ phản ứng trước thông báo này bằng việc thông qua chính sách ngăn chặn[57] với mục tiêu chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Truman phát biểu kêu gọi phân phát khoản tiền 400 triệu đô-la nhằm can thiệp vào cuộc chiến và vén màn Học thuyết Truman nhìn nhận đây là cuộc đấu giữa những người tự do và những chế độ toàn trị.[57] Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cáo buộc Liên Xô âm mưu chống lại phe bảo hoàng Hy Lạp nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ngay cả khi Stalin đã bảo Đảng Cộng sản hợp tác với chính phủ do Anh hậu thuẫn.[58]
Học thuyết Truman được đề ra đã đánh dấu sự đồng lòng bước đầu giữa những người dân chủ và cộng hòa Hoa Kỳ về chính sách quốc phòng và đối ngoại tập trung vào ngăn chặn và răn đe, điều này hạ mức trong và sau Chiến tranh Việt Nam nhưng lặp lại tiếp đó.[59] Các đảng bảo thủ và ôn hòa ở châu Âu cùng những người dân chủ xã hội ủng hộ gần như vô điều kiện liên minh phương Tây,[60] trong khi những người cộng sản châu Âu và châu Mỹ được KGB tài trợ và tham gia vào các hoạt động tình báo của KGB[61] thì gắn bó với đường lối của Moskva (nhưng bất đồng bắt đầu xuất hiện sau năm 1956). Sự phê bình chính sách của Hoa Kỳ đến từ các nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam, tổ chức Vận động Giải trừ Hạt nhân (CND) và phong trào chống hạt nhân.[62]
Kế hoạch Marshall và đảo chính ở Tiệp Khắc
Vào đầu năm 1947, Anh, Pháp, và Mỹ đã cố gắng tiến tới thỏa thuận với Liên Xô về một kế hoạch hình dung nước Đức tự lực về kinh tế nhưng bất thành.[63] Tháng 6 năm 1947, thuận theo Học thuyết Truman, Mỹ đã khởi động Kế hoạch Marshall, một lời cam kết hỗ trợ kinh tế cho tất cả các nước châu Âu sẵn lòng tham gia, kể cả Liên Xô.[63] Theo như kế hoạch được tổng thống Truman ký ngày 3 tháng 4 năm 1948, chính phủ Hoa Kỳ gửi đến các nước Tây Âu hơn 13 tỷ đô-la (145 tỷ năm 2021) nhằm tái thiết kinh tế châu lục. Chương trình đã dẫn tới sự thành lập của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu sau này.
Mục tiêu của kế hoạch là xây dựng lại hệ thống kinh tế, dân chủ của châu Âu và ứng phó những mối đe dọa đến cán cân quyền lực châu Âu như việc các đảng cộng sản chiếm quyền thông qua cách mạng hay bầu cử.[64] Kế hoạch còn phát biểu sự phồn thịnh của châu Âu phụ thuộc vào tiến độ hồi phục của kinh tế Đức.[65] Một tháng sau, Truman ký Đạo luật An ninh Quốc gia 1947, lập ra Bộ Quốc phòng thống nhất, Cục Tình báo Trung ương (CIA), và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). Đây sẽ là những bộ phận chủ chốt đóng góp vào chính sách phòng vệ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.[66]
Stalin tin các nước Khối Đông sẽ thoát khỏi sự khống chế của Liên Xô nếu hòa nhập kinh tế với phía Tây và rằng Mỹ đang nỗ lực liên kết châu Âu về phe với Mỹ.[67] Vì thế Stalin ngăn cản các nước Khối Đông nhận viện trợ của Kế hoạch Marshall.[67] Thay vào đó, Liên Xô có Kế hoạch Molotov (sau được thể chế hóa vào tháng 1 năm 1949 là Hội đồng Tương trợ Kinh tế) tương tự với nội dung trợ cấp và giao thương với Đông và Trung Âu.[68] Stalin cũng lo sợ nước Đức sẽ khôi phục, ông không muốn thấy nước Đức có năng lực tái vũ trang hay đặt ra bất kỳ mối đe dọa nào đến Liên Xô.[69]
Vào đầu năm 1948, sau những báo cáo về sự tăng cường của các "phần tử phản động", mật vụ Liên Xô đã tiến hành đảo chính ở Tiệp Khắc, nước Khối Đông duy nhất mà Liên Xô cho giữ lại cấu trúc dân chủ.[70] Đây là vụ việc khiến phương Tây sửng sốt nhất tính đến thời điểm đó, làm dấy lên nỗi lo chiến tranh sẽ xảy ra và dẹp tan những ý kiến phản đối Kế hoạch Marshall cuối cùng trong Quốc hội Hoa Kỳ.[71]
Học thuyết Truman và Kế hoạch Marshall đã mang đến hàng tỷ đô-la viện trợ kinh tế và quân sự cho Tây Âu, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, quân đội Hy Lạp đã giành phần thắng trong cuộc nội chiến.[66] Ở Ý, Đảng Dân chủ Cơ đốc do Alcide De Gasperi lãnh đạo đã đánh bại liên minh Xã hội-Cộng sản chủ nghĩa trong cuộc bầu cử năm 1948.[72]
Hoạt động gián điệp
Mọi cường quốc đều tiến hành hoạt động gián điệp bằng việc sử dụng số lượng lớn điệp viên, đặc vụ hai mang, và công nghệ mới như mắc rẽ cáp điện thoại.[73] Các tổ chức tích cực và nổi tiếng nhất là CIA Hoa Kỳ,[74] KGB Liên Xô,[75] và MI6 Anh. Stasi của Đông Đức có điểm khác là chủ yếu quan tâm đến an ninh trong nước nhưng Tổng Cục Trinh sát của nó cũng điều hành các hoạt động gián điệp trên thế giới.[76] CIA bí mật tài trợ, xúc tiến những tổ chức cùng hoạt động văn hóa chống cộng.[77] CIA còn can dự vào đời sống chính trị châu Âu, đặc biệt ở Ý.[78] Công tác dò thám tin tức diễn ra ở mọi nơi trên thế giới tuy nhiên chiến trường tâm điểm là Berlin.[79]
Có quá nhiều thông tin lưu trữ tối mật đã được phát hành khiến nhà sử học Raymond L. Garthoff kết luận có lẽ số lượng và chất lượng thông tin bí mật mà mỗi bên thu thập được là bằng nhau. Tuy nhiên, Liên Xô có thể đã giành ưu thế trong hoạt động gián điệp. Mặc dù vậy về tác động đến ra quyết sách, Garthoff nhận định:[80]
- Chúng ta giờ có thể tự tin với quan điểm không có điệp viên nào tác động được đến việc ra quyết định chính trị của mỗi bên. Tương tự, không có bằng chứng nào cho thấy có quyết định quân sự hay chính trị lớn được phát hiện sớm nhờ hoạt động gián điệp và cản trở bởi một bên. Cũng không có bằng chứng cho thấy có quyết định quân sự hay chính trị lớn nào mà chủ yếu bị tác động bởi điệp viên của bên kia.
Bên cạnh gián điệp thông thường, các cơ quan phương Tây còn đặc biệt chú ý đến tra vấn những người ly khai Khối Đông.[81]
Cục Thông tin Cộng sản và chia rẽ Tito–Stalin
Tháng 9 năm 1947, Liên Xô lập ra Cục Thông tin Cộng sản nhằm chính thống hóa phong trào cộng sản quốc tế và siết chặt kiểm soát chính trị các nước vệ tinh thông qua sự phối hợp của các đảng cộng sản trong Khối Đông.[67] Cục đối mặt khó khăn vào tháng 6 năm sau khi chia rẽ Tito–Stalin đã buộc các thành viên khai trừ Nam Tư, nước vẫn là cộng sản nhưng chấp nhận vị thế không liên kết và bắt đầu nhận trợ giúp từ Hoa Kỳ.[82] Lãnh thổ Tự do Trieste từng được Liên Hợp Quốc xúc tiến thành lập năm 1947 đã phân tách và giải thể vào năm 1954 cũng vì sự hòa hoãn giữa phương Tây và Tito.[83][84]
Phong tỏa Berlin và không vận
Hoa Kỳ và Anh sáp nhập các khu chiếm đóng miền tây Đức của họ thành "Bizone" (1 tháng 1 năm 1947, về sau thêm khu của Pháp thành "Trizone", tháng 4 năm 1949).[85] Vào đầu năm 1948, đại biểu một số chính quyền Tây Âu và Hoa Kỳ thông báo thỏa thuận sáp nhập các vùng miền tây Đức vào một hệ thống chính quyền liên bang như một phần công cuộc tái thiết nước Đức.[86] Ngoài ra, thuận theo Kế hoạch Marshall, họ bắt đầu tái công nghiệp hóa và phục dựng nền kinh tế miền tây nước này, trong đó có việc đưa vào đồng tiền mới Deutsche Mark thay cho Reichsmark mà Liên Xô đã hạ giá trị.[87] Hoa Kỳ đã bí mật quyết định không ủng hộ một nước Đức thống nhất và trung lập, như Walter Bedell Smith nói với Tướng Eisenhower "bất chấp lập trường đã công bố, chúng ta thực sự không muốn hay có ý chấp nhập sự thống nhất của nước Đức theo bất kỳ điều khoản nào mà người Nga có thể đồng ý, kể cả khi họ coi bộ đáp ứng hầu hết yêu cầu của chúng ta."[88]
Không lâu sau, Stalin khởi động Phong tỏa Berlin (24 tháng 6 năm 1948 – 12 tháng 5 năm 1949), một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh đã chặn nguồn hàng tiếp tế đến Tây Berlin.[89] Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Australia, New Zealand và một số nước khác bắt đầu cung ứng ồ ạt cho Tây Berlin bằng đường hàng không.[90]
Liên Xô tiến hành một chiến dịch quần chúng chống lại thay đổi về chính sách. Những người cộng sản Đông Berlin một lần nữa ra sức phá hỏng cuộc bầu cử thành phố diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 1948 (lần trước là năm 1946).[85] Có 86,3% dân số đi bầu và kết quả là chiến thắng áp đảo cho các đảng không cộng sản dẫn đến việc Berlin bị chia cắt rõ rệt thành hai nửa đông tây.[91] 300.000 người dân Berlin đã biểu tình và hối thúc quốc tế tiếp tục không vận.[92] Phi công Mỹ Gail Halvorsen sáng lập "Chiến dịch Vittles" cung cấp kẹo cho trẻ em Đức.[93] Cuộc không vận là một thắng lợi về tâm lý và chính trị cho phương Tây, nó đã liên kết chặt chẽ Tây Berlin với Hoa Kỳ.[94] Tháng 5 năm 1949, Stalin chùn bước và chấm dứt phong tỏa.[42][95]
Vào năm 1952 Stalin nhiều lần kiến nghị kế hoạch hợp nhất Đông và Tây Đức dưới một chính quyền được chọn trong cuộc bầu cử do Liên Hợp Quốc giám sát kèm điều kiện nước Đức mới nằm ngoài liên minh quân sự phương Tây. Các cường quốc phương Tây bác bỏ đề xuất này và tính thành thật của nó bị nghi ngờ.[96]
Sự khởi đầu của NATO và RFE
Tháng 4 năm 1949, Anh, Pháp, Mỹ, Canada và tám nước Tây Âu khác đã ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, lập ra Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).[42] Tháng 8 năm đó, Liên Xô kích hoạt thiết bị nguyên tử đầu tiên của họ ở Semipalatinsk, CHXHCNXV Kazakhstan.[68] Sau khi Liên Xô từ chối gia nhập nỗ lực tái thiết nước Đức do các nước Tây Âu đề ra năm 1948,[86][97] Anh, Pháp, Mỹ đã thành lập Tây Đức từ ba khu chiếm đóng vào tháng 4 năm 1949.[98] Đến tháng 10, Liên Xô tuyên bố khu chiếm đóng của họ ở Đức là Cộng hòa Dân chủ Đức.[20]
Ở Khối Đông, truyền thông là bộ phận của nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc hoặc tuân theo đảng cộng sản. Các đài truyền hình và phát thanh thuộc sở hữu nhà nước còn truyền thông in ấn thường của các tổ chức chính trị, chủ yếu là đảng cộng sản địa phương.[99] Các chương trình phát thanh Liên Xô lấy triết lý Mác để công kích chủ nghĩa tư bản, khẳng định bóc lột lao động và đế quốc hiếu chiến là bản chất cố hữu của hệ thống này.[100]
Cùng với các chương trình của Tập đoàn Phát sóng Anh (BBC) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ở Trung và Đông Âu[101] thì một nỗ lực tuyên truyền lớn được khởi động vào năm 1949 là Đài châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL) nhắm đến xóa bỏ hệ thống cộng sản chủ nghĩa ở Khối Đông một cách hòa bình.[102] RFE cố gắng hoàn thành mục tiêu bằng cách vào vai một trạm phát thanh gia đình thay thế cho báo chí nội địa bị kiểm soát và chế ngự.[102] Đây là tác phẩm của một số nhà lập dựng chiến lược xuất sắc nhất Hoa Kỳ thời đầu Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là những người tin rằng cuộc chiến này sẽ áp dụng những biện pháp chính trị thay vì quân sự, như George F. Kennan.[103]
Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ như Kennan và John Foster Dulles biết Chiến tranh Lạnh về bản chất là một cuộc đấu tư tưởng.[103] Hoa Kỳ thông qua CIA đã tài trợ cho danh sách dài những dự án nhằm triệt tiêu sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản trong giới trí thức ở châu Âu và thế giới đang phát triển.[104] CIA còn lén lút bảo trợ một chiến dịch tuyên truyền trong nước gọi là Thập tự chinh vì Tự do.[105]
Nước Đức tái vũ trang
Nước Đức bắt đầu tái vũ trang vào đầu thập niên 1950, điều này được Lầu Năm Góc ủng hộ mạnh mẽ trong khi Tổng thống Truman có hơi hướng phản đối còn Bộ Ngoại giao tỏ thái độ ngập ngừng. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950 đã thay đổi những toan tính và Washington giờ đây hoàn toàn ủng hộ. Dwight D. Eisenhower được giao chỉ huy lực lượng NATO và có thêm binh sĩ Mỹ được điều đến Tây Đức. Tồn tại một cam kết dõng dạc là Tây Đức sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân.[106]
Bởi nỗi sợ phổ biến là chủ nghĩa quân phiệt Đức sẽ trỗi dậy một lần nữa, quân đội mới cần phải nằm trong một khuôn khổ liên minh đặt dưới sự chỉ đạo của NATO.[107] Vào năm 1955, Washington đảm bảo tư cách thành viên NATO trọn vẹn cho Tây Đức.[20] Tháng 5 năm 1953, Lavrentiy Beria kiến nghị cho phép tái thống nhất một nước Đức trung lập để ngăn Tây Đức gia nhập NATO nhưng không thành công.[108] Các sự kiện đã dẫn tới sự thành lập của Bundeswehr, lực lượng vũ trang Tây Đức, vào năm 1955.[109][110]
Nội chiến Trung Quốc, SEATO, và NSC-68
Vào năm 1949, Giải phóng Quân của Mao Trạch Đông đã đánh bại Chính quyền Quốc dân Đảng được Hoa Kỳ hậu thuẫn của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Quốc dân Đảng sau đó di dời đến Đài Loan. Liên Xô nhanh chóng tạo dựng liên minh với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới ra đời.[111] Theo nhà sử học người Na Uy Odd Arne Westad, phe cộng sản thắng cuộc nội chiến do họ mắc ít sai lầm quân sự hơn và vì Tưởng Giới Thạch trong công cuộc tìm kiếm một chính phủ tập trung mạnh đã gây thù với quá nhiều nhóm lợi ích ở Trung Quốc. Hơn nữa, đảng của Tưởng đã suy yếu trong chiến tranh chống Nhật. Trong khi đó, những người cộng sản đã truyền đạt cho các nhóm đối tượng khác nhau như nông dân đúng những gì mà họ muốn nghe, ngụy trang dưới vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.[112]
Đối mặt với cách mạng cộng sản ở Trung Quốc và việc bị phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử vào năm 1949, chính quyền Truman đã nhanh chóng tiến tới đẩy mạnh và mở mang học thuyết ngăn chặn.[68] Trong NSC 68, một tài liệu mật năm 1950, Hội đồng An ninh Quốc gia đã xây dựng chính sách Machiavelli, đề xuất gia cường cho các mối liên minh thân phương Tây và tăng gấp bốn chi tiêu quốc phòng.[113][68] Chịu ảnh hưởng từ cố vấn Paul Nitze, Truman xem ngăn chặn có hàm ý triệt tiêu hoàn toàn sức ảnh hưởng của Liên Xô trong mọi hình thức.[114]
Giới chức Hoa Kỳ sau đó mở rộng kiểu ngăn chặn này đến châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh nhằm đối phó phong trào cách mạng dân tộc mà thường do các đảng cộng sản được Liên Xô tài trợ cầm đầu chiến đấu chống sự trở lại của đế quốc thực dân châu Âu ở Đông Nam Á và nơi khác.[115] Theo đó, Hoa Kỳ sẽ thi hành sức mạnh ưu thế, phản đối trung lập, và dựng xây bá quyền trên toàn cầu.[114] Vào đầu thập niên 1950, Hoa Kỳ chính thức hóa một loạt liên minh với Nhật Bản, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines (nổi bật là ANZUS năm 1951 và SEATO năm 1954), nhờ đó đảm bảo cho nước này một số lượng căn cứ quân sự dài hạn.[20]
Chiến tranh Triều Tiên
Một trong những ví dụ tiêu biểu hơn về việc thực hành chính sách ngăn chặn là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Triều Tiên. Tháng 6 năm 1950, sau nhiều năm thù địch lẫn nhau, Quân đội Nhân dân Triều Tiên của Kim Il-sung đã xâm lược Hàn Quốc tại vĩ tuyến 38. Stalin ủng hộ một cách miễn cưỡng song cuối cùng cũng cử cố vấn đến Triều Tiên.[116] Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đứng ra bảo vệ Hàn Quốc khiến Stalin bất ngờ dù cho Liên Xô đang tẩy chay các cuộc họp nhằm phản đối việc Đài Loan chứ không phải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ ghế thường trực tại hội đồng.[68][117] Một lực lượng Liên Hợp Quốc có thành phần đến từ 16 quốc gia đối đầu Bắc Triều Tiên,[118] tuy nhiên đa số binh lính là của Hàn Quốc và Hoa Kỳ.[119]
Hoa Kỳ lúc mới tham gia cuộc chiến có vẻ tuân thủ chính sách ngăn chặn, tức là hành động của họ chỉ nhằm đẩy lui Bắc Triều Tiên qua vĩ tuyến 38, khôi phục chủ quyền của Hàn Quốc, và cho phép Bắc Triều Tiên tồn tại như một quốc gia. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ Inchon thắng lợi đã cổ vũ lực lượng Hoa Kỳ/Liên Hợp Quốc theo đuổi một chiến lược hung hăng hơn nhắm đến lật đổ Bắc Triều Tiên cộng sản, qua đó cho phép các cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.[120] Tướng Douglas MacArthur liền đưa quân băng qua vĩ tuyến 38 vào Bắc Triều Tiên. Trung Quốc do lo sợ Hoa Kỳ xâm lược đã cử một đội quân đông đảo đánh bại lực lượng Liên Hợp Quốc, đẩy lùi họ xuống dưới vĩ tuyến 38. Truman công khai bóng gió rằng ông ta có thể sử dụng con át chủ bài bom nguyên tử, nhưng Mao không thèm đếm xỉa.[121] Lực lượng Cộng sản về sau bị đẩy về gần biên giới gốc mà gần như không có sự khác biệt. Chiến tranh Triều Tiên đã kích động NATO phát triển một cấu trúc quân sự bên cạnh những hiệu ứng khác.[122] Dư luận các nước liên can như Anh chia rẽ thành hai phe ủng hộ và phản đối cuộc chiến.[123]
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn được phê chuẩn vào tháng 7 năm 1953, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Il-sung đã gây dựng một chế độ toàn trị tập trung hóa cao độ, ban cho gia tộc mình quyền hành không giới hạn và tạo sự sùng bái cá nhân ghê gớm.[124][125] Trong khi đó ở miền nam, Syngman Rhee được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ điều hành một chế độ chuyên chế và chống cộng hung bạo.[126] Sau khi Rhee bị lật đổ vào năm 1960, Hàn Quốc bước vào thời kỳ quân quản kéo dài đến cuối thập niên 1980 khi hệ thống đa đảng được tái lập.[127]
Khủng hoảng và leo thang (1953–1962)
Khrushchev, Eisenhower và phi Stalin hóa
Vào năm 1953, những thay đổi trong giới lãnh đạo chính trị hai phía đã làm mới diện mạo của Chiến tranh Lạnh.[66] Tháng 1 năm đó, Dwight D. Eisenhower lên làm Tổng thống Hoa Kỳ. Trong 18 tháng cuối của chính quyền Truman, ngân sách quốc phòng đã tăng gấp bốn và Eisenhower hướng tới giảm trừ một phần ba chi tiêu quân sự mà vẫn tiếp tục cuộc chiến một cách hiệu quả.[68]
Sau khi Stalin qua đời, Georgy Malenkov ban đầu kế nhiệm cương vị nhà lãnh đạo Liên Xô nhưng nhanh chóng bị khai trừ và thay thế bằng Nikita Khrushchev. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1956, ngày cuối cùng của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, Khrushchev đã liệt kê và lên án những tội ác của Stalin, gây sốc cho các đại biểu tham dự.[128] Khrushchev tuyên bố cách duy nhất để cải tổ và xa rời đường lối của Stalin là thừa nhận những lỗi lầm trong quá khứ, hướng đến công cuộc phi Stalin hóa.[66]
Vào ngày 18 tháng 11 năm 1956, trong buổi tiếp đón các chức sắc phương Tây tại đại sứ quán Ba Lan ở Moskva, Khrushchev tuyên bố: "Cho dù các ông thích hay không thì lịch sử vẫn đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông" khiến tất cả những người có mặt sững sờ.[C] Về sau Khrushchev phát biểu không nói về chiến tranh hạt nhân mà về thắng lợi đã định của chủ nghĩa cộng sản trước chủ nghĩa tư bản.[129] Vào năm 1961, Khrushchev khoe khoang rằng ngay cả khi Liên Xô đang tụt hậu so với phương Tây lúc này thì trong vòng một thập kỷ sự thiếu hụt nhà ở sẽ không còn, hàng tiêu dùng sẽ dồi dào, và trong không quá hai thập kỷ "công tác xây dựng xã hội cộng sản" sẽ "cơ bản" hoàn tất.[130]
John Foster Dulles, ngoại trưởng Mỹ, khơi mào "Cái nhìn Mới" cho chiến lược ngăn chặn, kêu gọi một sự nhờ cậy lớn hơn vào vũ khí hạt nhân chống lại những kẻ thù thời chiến.[66] Dulles còn đề ra học thuyết "trả thù tàn khốc" đe dọa đáp trả mạnh mẽ mọi hành vi gây hấn của Liên Xô. Ví dụ, việc sở hữu ưu thế hạt nhân đã giúp Eisenhower hóa giải những đe dọa can thiệp vào Trung Đông của Liên Xô trong Khủng hoảng Suez năm 1956.[68] Kế hoạch của Hoa Kỳ cho chiến tranh hạt nhân trong cuối thập niên 1950 bao gồm "hủy diệt có hệ thống" 1.200 trung tâm đô thị lớn ở Khối Đông và Trung Quốc như Moskva, Đông Berlin, Bắc Kinh với dân thường thuộc số những mục tiêu chính.[131][D]
Mặc cho những mối đe dọa này, hy vọng về sự lắng dịu được cổ vũ với việc quan hệ ngoại giao có dấu hiệu cải thiện vào năm 1959, trong đó là chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài hai tuần của Khrushchev và các kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh hai nước vào tháng 5 năm 1960. Tuy nhiên hội nghị thượng đỉnh đã bị phá hỏng bởi vụ máy bay do thám U-2 mà ở đó Eisenhower bị bắt quả tang nói dối với thế giới về phi vụ xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô.[132][133]
Hiệp ước Warszawa và Cách mạng Hungary
Mặc dù cái chết của Stalin năm 1953 đã làm giảm bớt căng thẳng nhưng châu Âu vẫn trong tình trạng ngừng bắn bất ổn.[134] Liên Xô vốn đã lập ra một hệ thống các hiệp ước tương hỗ trong Khối Đông từ năm 1949 thì vào năm 1955 xác nhận một liên minh chính thức trong đó là Hiệp ước Warszawa. Tổ chức này đối lập NATO.[20]
Cách mạng Hungary 1956 xảy ra không lâu sau khi Khrushchev dàn xếp khai trừ nhà lãnh đạo Hungary Mátyás Rákosi, người theo chủ nghĩa Stalin.[135] Chế độ mới giải tán cảnh sát mật, tuyên bố ý định rút khỏi Khối Warszawa và cam kết tái lập bầu cử tự do nhằm đối phó cuộc nổi dậy của quần chúng.[E] Quân đội Liên Xô đã xâm lược.[136] Hàng ngàn người Hungary bị bắt, giam, trục xuất đến Liên Xô và gần 200.000 người khác đào tẩu trong hỗn loạn.[137][138] Các phiên tòa bí mật đã ra án tử cho nhà lãnh đạo Hungary Imre Nagy cùng những người khác.[F]
Từ năm 1957 đến 1961, Khrushchev nhiều lần công khai đe dọa hủy diệt phương Tây bằng vũ khí hạt nhân. Khrushchev khẳng định năng lực tên lửa của Liên Xô vượt trội hơn hẳn dư sức xóa sổ bất kỳ thành phố của châu Âu hay Mỹ nào. Tuy vậy, Khrushchev bác bỏ "niềm tin chiến tranh không thể tránh" của Stalin và tuyên bố mục tiêu tối thượng giờ là "chung sống hòa bình".[139] Theo cách nghĩ của Khrushchev thì hòa bình sẽ để cho chủ nghĩa tư bản tự sụp đổ[140] cũng như cho Liên Xô thời gian để tăng cường sức mạnh quân sự.[141] Quan điểm này duy trì vài thập kỷ cho đến khi "tư tưởng mới" của Gorbachev hình dung chung sống hòa bình là mục đích chứ không phải hình thức đấu tranh giai cấp.[142]
Sự kiện ở Hungary đã gây nên những rạn nứt về tư tưởng trong lòng các đảng cộng sản trên thế giới, nhất là ở Tây Âu khi số đảng viên giảm mạnh do nhiều người cảm thấy vỡ mộng bởi phản ứng ác liệt của Liên Xô.[143] Các đảng cộng sản phương Tây sẽ không thể nào hồi phục từ tác động mà Cách mạng Hungary gieo lên những đảng viên của họ, thực tế mà một số người như chính trị gia Nam Tư Milovan Đilas đã ngay lập tức thừa nhận "Vết thương mà Cách mạng Hungary gây ra cho chủ nghĩa cộng sản có thể không bao giờ hoàn toàn lành lại".[143]
Tối hậu thư Berlin
Tháng 11 năm 1958, Khrushchev cố gắng biến toàn bộ Berlin thành một "thành phố tự do" độc lập phi quân sự nhưng không thành. Khrushchev gửi tối hậu thư yêu cầu Anh, Pháp, Mỹ rút quân khỏi những địa bàn chiếm đóng ở Tây Berlin trong sáu tháng không ông ta sẽ giao quyền quản lý tiếp cận Tây Berlin cho Đông Đức. Trước đó Khrushchev giải thích với Mao Trạch Đông rằng "Berlin là điểm yếu của phương Tây. Khi nào muốn phương Tây gào rú thì tôi đánh vào Berlin".[144] NATO chính thức từ chối vào giữa tháng 12. Khrushchev rút lại tối hậu thư và thay vào đó tiến tới một hội nghị bàn về vấn đề Đức.[145]
Hoa Kỳ tăng cường quân sự
Chính sách đối ngoại của Kennedy có nét tiêu biểu là thái độ đối đầu Liên Xô, biểu hiện qua những cuộc chiến ủy nhiệm. Cũng như Truman và Eisenhower, Kennedy ủng hộ sách lược ngăn chặn để khống chế sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản. Chính sách Cái nhìn Mới của Eisenhower từng nhấn mạnh việc sử dụng những vũ khí hạt nhân ít tốn kém để kìm hãm sự lấn tới của Liên Xô bằng cách đe dọa tấn công hạt nhân vũ bão lên toàn Liên Xô. Vũ khí hạt nhân rẻ hơn nhiều so với việc duy trì một đội quân thường trực đông đảo, thế nên Eisenhower cắt giảm những lực lượng thông thường để giảm phí tổn. Kennedy thi hành một chiến lược mới gọi là phản ứng linh hoạt. Chiến lược này vận dụng vũ trang thông thường để đạt lấy những mục tiêu hạn chế. Theo đó thì Kennedy phát triển các lực lượng chiến dịch đặc biệt, các đơn vị quân sự ưu tú mà có thể chiến đấu khác thường trong những cuộc xung đột khác nhau. Kennedy hy vọng chiến lược này sẽ giúp Hoa Kỳ đấu chọi sức ảnh hưởng của Liên Xô mà không phải viện đến vũ khí hạt nhân.[146]
Để phục vụ chiến lược mới, Kennedy chỉ đạo tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Vào năm 1960 Kennedy phàn nàn rằng Eisenhower đã để mất ưu thế trước Liên Xô do lo lắng quá mức đến thâm hụt ngân sách, bởi vậy ông tìm cách xây dựng nhanh kho vũ khí hạt nhân và được Quốc hội đáp ứng. Trong bài phát biểu nhậm chức, Kennedy hứa "chịu mọi gánh nặng" trong công cuộc bảo vệ sự tự do và ông nhiều lần yêu cầu tăng cường chi tiêu quân sự cùng giấy phép cho các hệ thống vũ khí mới. Từ năm 1961 đến 1964 số lượng vũ khí hạt nhân tăng 50 phần trăm, tương ứng là số oanh tạc cơ B-52 để phân phát chúng. Số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tăng từ 63 lên 424. Kennedy ủy quyền 23 tàu ngầm Polaris mới, mỗi chiếc mang theo 16 tên lửa hạt nhân. Ông yêu cầu các thành phố chuẩn bị nơi tránh trú bụi phóng xạ để đề phòng chiến tranh hạt nhân xảy ra. Kennedy chú trọng vào tái vũ trang đi ngược lại lời cảnh báo của Eisenhower về hiểm nguy của tổ hợp quân sự–công nghiệp.[147]
Cạnh tranh ở Thế giới thứ Ba
Các phong trào dân tộc chủ nghĩa ở một số nước và khu vực, nổi bật là Guatemala, Indonesia và Đông Dương, thường liên hệ với chủ nghĩa cộng sản hoặc bị xem là phương hại đến lợi ích của phương Tây.[66] Trong bối cảnh này, Liên Xô và Hoa Kỳ tăng cường tranh giành sức ảnh hưởng ở Thế giới thứ Ba bằng phương thức ủy nhiệm khi mà công cuộc phi thực dân hóa đang trên đà vào những năm 1950 và đầu 1960.[148] Cả hai bên đều buôn bán vũ khí để có được tầm ảnh hưởng.[149] Liên Xô xem việc các cường quốc đế quốc liên tục để mất lãnh thổ là điềm báo cho thắng lợi sau cùng của chủ nghĩa cộng sản.[150]
Hoa Kỳ sử dụng Cục Tình báo Trung ương (CIA) để phá hoại những chính quyền đối địch hay trung lập và hỗ trợ những chính quyền đồng minh ở Thế giới thứ Ba.[151] Vào năm 1953, Tổng thống Eisenhower tiến hành Chiến dịch Ajax, một cuộc đảo chính giấu giếm nhắm đến lật đổ Thủ tướng Iran Mohammad Mosaddegh. Mosaddegh, người được dân cử và không liên kết, là kẻ thù của Anh vì đã quốc hữu hóa Công ty Xăng dầu Anh-Iran mà Anh sở hữu vào năm 1951. Winston Churchill bảo với Hoa Kỳ rằng "Mosaddegh đang ngày càng hướng về chủ nghĩa cộng sản".[152][153][154] Shah Mohammad Reza Pahlavi thân phương Tây lên cai trị theo kiểu quân chủ chuyên quyền.[155] Chính sách của Mohammad Reza bao gồm cấm Đảng Tudeh Iran cộng sản, triệt tan bất đồng chính kiến bằng cơ quan tình báo và an ninh quốc gia SAVAK.
Ở Guatemala, một nước cộng hòa chuối, cuộc đảo chính do CIA đứng sau đã hạ bệ Tổng thống phái tả Jacobo Árbenz vào năm 1954.[156] Chính quyền kế tục là hội đồng quân sự do Carlos Castillo Armas đứng đầu đã bãi bỏ luật cải cách đất đai, trả lại tài sản quốc hữu hóa cho United Fruit Company, lập ra ủy ban quốc gia và luật hình sự phòng chống chủ nghĩa cộng sản theo yêu cầu của Hoa Kỳ.[157]
Từ năm 1956, chính quyền Sukarno không liên kết ở Indonesia đối mặt mối đe dọa lớn đến tính hợp pháp khi một số lãnh đạo địa phương bắt đầu đòi hỏi quyền tự trị. Sau khi hòa giải không thành, Sukarno bèn ra tay trừ khử những kẻ chống đối. Tháng 2 năm 1958, các tư lệnh quân đội bất đồng ở Trung Sumatera (Đại tá Ahmad Hussein) và Bắc Sulawesi (Đại tá Ventje Sumual) tuyên bố Chính phủ Cách mạng Cộng hòa Indonesia nhắm tới việc lật đổ chế độ Sukarno. Nhiều chính trị gia của Đảng Masyumi đã nhập hội như Sjafruddin Prawiranegara, người phản đối sức ảnh hưởng gia tăng của Đảng Cộng sản Indonesia. Vì có biểu hiện chống cộng, phiến quân đã được CIA viện trợ cho đến khi phi công Mỹ Allen Lawrence Pope bị bắn rơi sau vụ không kích Ambon vào tháng 4 năm 1958. Chính quyền trung ương phản ứng bằng việc đưa quân tấn công Padang và Manado, hai thành trì của phiến quân. Đến hết năm 1958, chính quyền đã thắng và những nhóm phiến quân du kích cuối cùng đầu hàng vào tháng 8 năm 1961.[158]
Cộng hòa Congo là nước mới giành độc lập từ Bỉ vào tháng 6 năm 1960. Khủng hoảng Congo nổ ra ngày 5 tháng 7 đã dẫn tới sự ly khai của Katanga và Nam Kasai. Sang tháng 9, Tổng thống được CIA hậu thuẫn Joseph Kasa-Vubu ra lệnh bãi nhiệm Thủ tướng dân cử Patrice Lumumba cùng nội các do hành động thảm sát của lực lượng vũ trang trong cuộc xâm lược Nam Kasai và sự dính dáng của Liên Xô ở Congo.[159][160] Về sau Đại tá Mobutu Sese Seko đã nhanh chóng huy động lực lượng rồi tiến hành đảo chính quân sự để chiếm quyền.[160] Mobutu còn hợp tác với các cơ quan tình báo phương Tây nhằm tống giam và bàn giao Lumumba cho giới chức Katangan, đối tượng đã hành hình ông bằng phương thức xử bắn.[161][162]
Tham khảo
- ↑ Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (Macmillan, 2015)
- ↑ Sempa, Francis (ngày 12 tháng 7 năm 2017), Geopolitics: From the Cold War to the 21st Century, Routledge, ISBN 978-1-351-51768-3
- ↑ G. Jones 2014, tr. 176–79.
- ↑ a b c Gaddis 2005, tr. 13–23.
- ↑ Gaddis 1990, tr. 156.
- ↑ a b Plokhy 2010.
- ↑ Gaddis 1990, tr. 176.
- ↑ Heller 2006, tr. 27:
From the Soviet perspective, a postwar period of peace and reconstruction was indispensable. Therefore, the continuation of cooperation and peaceful relations with its wartime allies, the United States and Great Britain, was greatly to be desired.
- ↑ Carlton 2000.
- ↑ Todd 2016, tr. 105–11.
- ↑ a b Gaddis 2005, tr. 21.
- ↑ Jonas 1985, tr. 270.
- ↑ von Lingen 2013, tr. 6, 81–90.
- ↑ Rev 2010.
- ↑ Peck 2017, tr. 2.
- ↑ Zubok & Pleshakov 1996, tr. 94.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 22.
- ↑ Glennon 2003.
- ↑ Garthoff 1994, tr. 401.
- ↑ a b c d e Byrd 2003.
- ↑ Moss 1993, tr. 256.
- ↑ Wood 2005, tr. 62.
- ↑ a b c Gaddis 2005, tr. 24–26.
- ↑ LaFeber 2002, tr. 28.
- ↑ Hart-Landsberg, Martin, Korea: Division, Reunification, & U.S. Foreign Policy, Monthly Review Press (1998), p. 65
- ↑ Cumings, Bruce, The Origins of the Korean War, Liberation and the Emergence of Separate Regimes, 1945–1947, Princeton University Press (1981), p. 88
- ↑ Cumings, Bruce, "The Autumn Uprising," The Origins of the Korean War, Liberation and the Emergence of Separate Regimes, 1945–1947, Princeton University Press(1981)
- ↑ Buzo, Adrian (2002), The Making of Modern Korea, London: Routledge, ISBN 0-415-23749-1
- ↑ Cumings, Bruce (2010), The Korean War: A History, tr. 111
- ↑ Sydney Morning Herald, 15 Nov. 2008, "South Korea Owns Up to Brutal Past Lưu trữ 28 tháng 7 2020 tại Wayback Machine"
- ↑ Roberts 2006, tr. 43.
- ↑ a b c Wettig 2008, tr. 21.
- ↑ a b c Senn 2007.
- ↑ Roberts 2006, tr. 55.
- ↑ a b Schmitz 1999.
- ↑ Cook 2001, tr. 17.
- ↑ Grenville 2005, tr. 370–71.
- ↑ van Dijk 2008, tr. 200.
- ↑ Wettig 2008, tr. 96–100.
- ↑ Roht-Arriaza 1995, tr. 83.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 40.
- ↑ a b c Gaddis 2005, tr. 34.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 100.
- ↑ Fenton 1998.
- ↑ Editors.
- ↑ a b Sebestyen 2014.
- ↑ Kinzer 2003, tr. 65–66.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 94.
- ↑ Harriman 1987–1988.
- ↑ Marxists Internet Archive.
- ↑ McCauley 2008, tr. 143.
- ↑ Kydd 2018, tr. 107.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 30.
- ↑ Morgan.
- ↑ Milestones: 1945–1952.
- ↑ Iatrides 1996, tr. 373–76.
- ↑ a b Gaddis 2005, tr. 28–29.
- ↑ Gerolymatos 2017, tr. 195–204.
- ↑ Paterson 1989, tr. 35, 142, 212.
- ↑ Moschonas 2002, tr. 21.
- ↑ Andrew & Mitrokhin 2000, tr. 276.
- ↑ Crocker, Hampson & Aall 2007, tr. 55.
- ↑ a b Miller 2000, tr. 16.
- ↑ Gaddis 1990, tr. 186.
- ↑ Dinan 2017, tr. 40.
- ↑ a b c d e f Karabell 1999, tr. 916.
- ↑ a b c Gaddis 2005, tr. 32.
- ↑ a b c d e f g LaFeber 1993, tr. 194–97.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 105–06.
- ↑ Wettig 2008, tr. 86.
- ↑ Miller 2000, tr. 19.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 162.
- ↑ Garthoff 2004.
- ↑ Immerman 2014.
- ↑ Andrew & Gordievsky 1991.
- ↑ Trahair & Miller 2012.
- ↑ Saunders 2013.
- ↑ Barnes 1981.
- ↑ Murphy, Kondrashev & Bailey 1997.
- ↑ Garthoff 2004, tr. 29–30.
- ↑ Cowley 1996 p.157
- ↑ Papathanasiou 2017, tr. 66.
- ↑ Christian Jennings "Flashpoint Trieste: The First Battle of the Cold War", (2017), pp 244.
- ↑ Karlo Ruzicic-Kessler "Togliatti, Tito and the Shadow of Moscow 1944/45-1948: Post-War Territorial Disputes and the Communist World", in Journal of European Integration History, (2014) vol 2.
- ↑ a b Miller 2000, tr. 13.
- ↑ a b Miller 2000, tr. 18.
- ↑ Miller 2000, tr. 31.
- ↑ Layne 2007, tr. 67.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 33.
- ↑ Miller 2000, tr. 65–70.
- ↑ Turner 1987, tr. 29.
- ↑ Fritsch-Bournazel 1990, tr. 143.
- ↑ Miller 2000, tr. 26.
- ↑ Daum 2008, tr. 11–13, 41.
- ↑ Miller 2000, tr. 180–81.
- ↑ van Dijk 1996.
- ↑ Turner 1987, tr. 23.
- ↑ Bungert 1994.
- ↑ O'Neil 1997, tr. 15–25.
- ↑ Wood 1992, tr. 105.
- ↑ Puddington 2003, tr. 131.
- ↑ a b Puddington 2003, tr. 9.
- ↑ a b Puddington 2003, tr. 7.
- ↑ Puddington 2003, tr. 10.
- ↑ Cummings 2010.
- ↑ Beisner, pp 356-74.
- ↑ David R. Snyder, "Arming the Bundesmarine: The United States and the Build-Up of the German Federal Navy, 1950-1960." Journal of Military History 66#2 (2002), pp. 477-500.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 105.
- ↑ David K. Large, Germans to the Front: West German Rearmament in the Adenauer Era (U of North Carolina Press, 1996).
- ↑ James G. Hershberg, "'Explosion in the Offing: German Rearmament and American Diplomacy, 1953–1955." Diplomatic History 16.4 (1992): 511-550.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 39.
- ↑ Westad 2012, tr. 291.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 164–67.
- ↑ a b Layne 2007, tr. 63–66.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 212.
- ↑ Weathersby 1993, tr. 28, 30.
- ↑ Malkasian 2001, tr. 16.
- ↑ Fehrenbach 2001, tr. 305.
- ↑ Craig & Logevall 2012, tr. 118.
- ↑ Matray 1979.
- ↑ Paterson et al. 2014, tr. 286–89.
- ↑ Isby & Kamps 1985, tr. 13–14.
- ↑ Cotton 1989, tr. 100.
- ↑ Oberdorfer 2001, tr. 10–11.
- ↑ No & Osterholm 1996.
- ↑ Hwang 2016, tr. 61–70.
- ↑ Suh 2013, tr. 25–35.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 107.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 84.
- ↑ Tompson 1997, tr. 237–39.
- ↑ Bradner 2015.
- ↑ Paterson et al. 2014, tr. 306–08.
- ↑ Schudson 2015.
- ↑ Khanna 2013, tr. 372.
- ↑ BBC 1956.
- ↑ UN General Assembly 1957.
- ↑ Holodkov 1956.
- ↑ Cseresnyés 1999, tr. 86–101.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 70.
- ↑ Perlmutter 1997, tr. 145.
- ↑ Njølstad 2004, tr. 136.
- ↑ Breslauer 2002, tr. 72.
- ↑ a b Lendvai 2008, tr. 196.
- ↑ Gaddis 2005, tr. 71.
- ↑ Taubman 2004, tr. 488–502.
- ↑ Herring 2008, tr. 704–05.
- ↑ Rabe 2013
- ↑ Gaddis 2005, tr. 121–24.
- ↑ Towle 2000, tr. 160.
- ↑ Tucker 2010, tr. 1566.
- ↑ Karabell 1999, tr. 64, 916.
- ↑ Gasiorowski & Byrne 2004, tr. 125.
- ↑ Smith 1953.
- ↑ George Washington University 1953.
- ↑ Watson 2002, tr. 118.
- ↑ Stone 2010, tr. 199, 256.
- ↑ Bulmer-Thomas 1987, tr. 142.
- ↑ Roadnight 2002.
- ↑ Nzongola-Ntalaja 2011, tr. 108.
- ↑ a b Schraeder 1994, tr. 57.
- ↑ Nzongola-Ntalaja 2011.
- ↑ Gerard 2015, tr. 216–18.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “upper-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="upper-alpha"/>
tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref>
bị thiếu