n |
|||
Dòng 4: | Dòng 4: | ||
'''Đức Quốc xã''' hay '''phát xít Đức'''{{refn|Tên gọi thường gặp nhưng không chính xác do hệ tư tưởng gắn liền với quốc gia này là [[chủ nghĩa quốc xã]] chứ không phải [[chủ nghĩa phát xít]]. Đây là hai khái niệm phân biệt.|group="chú ý"}} là những tên tiếng Việt thường dùng để chỉ nước Đức thời kỳ 1933–1945. Cai trị đất nước này khi ấy là chế độ [[độc tài]] của [[Adolf Hitler]] và [[Đảng Quốc xã]] (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, Đức đã nhanh chóng chuyển đổi thành một quốc gia [[chủ nghĩa toàn trị|toàn trị]] nơi mà chính quyền kiểm soát gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là ''Deutsches Reich'' (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943 và ''Großdeutsches Reich'' (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Các tên gọi thông dụng khác (trong tiếng Đức) là ''Drittes Reich'' (Đệ tam Đế chế hay Đế chế thứ Ba), ''Zeit des Nationalsozialismus'' (Thời kỳ Chủ nghĩa quốc gia xã hội, viết tắt là ''NS-Zeit''), hay ''Tausendjähriges Reich'' (Đế chế Ngàn Năm) theo cách gọi của Hitler và những người quốc xã. Đức Quốc xã chấm dứt tồn tại vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước phe [[Khối Đồng minh thời thế chiến II|Đồng minh]], sự kiện đánh dấu [[Kết cục của thế chiến II ở châu Âu|hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ Hai ở châu Âu]]. | '''Đức Quốc xã''' hay '''phát xít Đức'''{{refn|Tên gọi thường gặp nhưng không chính xác do hệ tư tưởng gắn liền với quốc gia này là [[chủ nghĩa quốc xã]] chứ không phải [[chủ nghĩa phát xít]]. Đây là hai khái niệm phân biệt.|group="chú ý"}} là những tên tiếng Việt thường dùng để chỉ nước Đức thời kỳ 1933–1945. Cai trị đất nước này khi ấy là chế độ [[độc tài]] của [[Adolf Hitler]] và [[Đảng Quốc xã]] (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, Đức đã nhanh chóng chuyển đổi thành một quốc gia [[chủ nghĩa toàn trị|toàn trị]] nơi mà chính quyền kiểm soát gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là ''Deutsches Reich'' (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943 và ''Großdeutsches Reich'' (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Các tên gọi thông dụng khác (trong tiếng Đức) là ''Drittes Reich'' (Đệ tam Đế chế hay Đế chế thứ Ba), ''Zeit des Nationalsozialismus'' (Thời kỳ Chủ nghĩa quốc gia xã hội, viết tắt là ''NS-Zeit''), hay ''Tausendjähriges Reich'' (Đế chế Ngàn Năm) theo cách gọi của Hitler và những người quốc xã. Đức Quốc xã chấm dứt tồn tại vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước phe [[Khối Đồng minh thời thế chiến II|Đồng minh]], sự kiện đánh dấu [[Kết cục của thế chiến II ở châu Âu|hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ Hai ở châu Âu]]. | ||
+ | Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hitler được [[Tổng thống Đức (1919–1945)|Tổng thống]] [[Cộng hòa Weimar]] [[Paul von Hindenburg]] bổ nhiệm làm [[Thủ tướng Đức]]. Sau đó Đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ mọi địch thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Hindenburg qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1934 và Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân tổ chức trên toàn quốc ngày 19 tháng 8 năm 1934 đã xác nhận Hitler là ''[[Führer]]'' (lãnh tụ, quốc trưởng) duy nhất của nước Đức. Tất cả quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông ta xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và sự tín nhiệm của Hitler. Vào đỉnh điểm của [[Đại Suy thoái]], những người quốc xã đã khôi phục nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt bằng vận dụng kinh tế hỗn hợp và chi tiêu mạnh cho quân sự. Chính phủ bội chi để tiến hành một chương trình tái vũ trang bí mật quy mô và những dự án công trình công cộng trên diện rộng, trong đó có ''[[Autobahnen]]'' (cao tốc). Việc nền kinh tế quay về trạng thái ổn định khiến cho nhân dân ngày càng có cảm tình với chế độ. | ||
== Chú giải == | == Chú giải == | ||
{{Reflist|group="chú ý"}} | {{Reflist|group="chú ý"}} |
Phiên bản lúc 20:04, ngày 5 tháng 12 năm 2020
Đức Quốc xã hay phát xít Đức[chú ý 1] là những tên tiếng Việt thường dùng để chỉ nước Đức thời kỳ 1933–1945. Cai trị đất nước này khi ấy là chế độ độc tài của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, Đức đã nhanh chóng chuyển đổi thành một quốc gia toàn trị nơi mà chính quyền kiểm soát gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là Deutsches Reich (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943 và Großdeutsches Reich (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Các tên gọi thông dụng khác (trong tiếng Đức) là Drittes Reich (Đệ tam Đế chế hay Đế chế thứ Ba), Zeit des Nationalsozialismus (Thời kỳ Chủ nghĩa quốc gia xã hội, viết tắt là NS-Zeit), hay Tausendjähriges Reich (Đế chế Ngàn Năm) theo cách gọi của Hitler và những người quốc xã. Đức Quốc xã chấm dứt tồn tại vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước phe Đồng minh, sự kiện đánh dấu hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ Hai ở châu Âu.
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hitler được Tổng thống Cộng hòa Weimar Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau đó Đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ mọi địch thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Hindenburg qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1934 và Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân tổ chức trên toàn quốc ngày 19 tháng 8 năm 1934 đã xác nhận Hitler là Führer (lãnh tụ, quốc trưởng) duy nhất của nước Đức. Tất cả quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông ta xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và sự tín nhiệm của Hitler. Vào đỉnh điểm của Đại Suy thoái, những người quốc xã đã khôi phục nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt bằng vận dụng kinh tế hỗn hợp và chi tiêu mạnh cho quân sự. Chính phủ bội chi để tiến hành một chương trình tái vũ trang bí mật quy mô và những dự án công trình công cộng trên diện rộng, trong đó có Autobahnen (cao tốc). Việc nền kinh tế quay về trạng thái ổn định khiến cho nhân dân ngày càng có cảm tình với chế độ.
Chú giải
- ↑ Tên gọi thường gặp nhưng không chính xác do hệ tư tưởng gắn liền với quốc gia này là chủ nghĩa quốc xã chứ không phải chủ nghĩa phát xít. Đây là hai khái niệm phân biệt.