n |
|||
Dòng 31: | Dòng 31: | ||
{{multiple image | {{multiple image | ||
|direction=vertical | |direction=vertical | ||
− | |width= | + | |width=270 |
|footer= | |footer= | ||
|image1=AntarcticaTemps 1957-2006.jpg | |image1=AntarcticaTemps 1957-2006.jpg | ||
Dòng 40: | Dòng 40: | ||
|caption2= | |caption2= | ||
}} | }} | ||
+ | Châu Nam Cực đã và đang ấm lên ở một số nơi, đặc biệt tại [[Bán đảo Nam Cực]]. Nghiên cứu công bố năm 2009 của Eric Steig lần đầu tiên lưu ý xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn lục địa tăng nhẹ khoảng >0,05 °C (0,09 °F) một thập kỷ từ 1957 đến 2006 và Tây châu Nam Cực đã ấm lên hơn 0,1 °C (0,2 °F) một thập kỷ trong 50 năm qua, mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Vấn đề này được bù đắp phần nào bởi việc Đông châu Nam Cực lạnh đi vào mùa thu.<ref name="SteigSchneider2009">{{cite journal| doi = 10.1038/nature07669| last1 = Steig | first1 = E.J.| last2 = Schneider | first2 = D.P.| last3 = Rutherford | first3 = S.D.| last4 = Mann | first4 = M.E.| last5 = Comiso | first5 = J.C.| last6 = Shindell | first6 = D.T.| date = 2009| title = Warming of the Antarctic ice-sheet surface since the 1957 International Geophysical Year| journal = [[Nature (journal)|Nature]]| volume = 457| issue = 7228| pages = 459–462| pmid = 19158794|bibcode = 2009Natur.457..459S | s2cid = 4410477 | url = https://docs.rwu.edu/fcas_fp/313 }}</ref> Có bằng chứng từ một nghiên cứu chỉ ra rằng việc châu Nam Cực đang ấm lên là hệ quả của việc con người phát thải [[cacbon dioxide]] vào không khí,<ref name="Gillett2008">{{cite journal| doi = 10.1038/ngeo338| last1 = Gillett | first1 = N. P.| last2 = Stone | first2 = D.I.A.| last3 = Stott | first3 = P.A.| last4 = Nozawa | first4 = T.| last5 = Karpechko | first5 = A.Y.| last6 = Hegerl | first6 = G.C.| last7 = Wehner | first7 = M.F.| last8 = Jones | first8 = P.D.| date = 2008| title = Attribution of polar warming to human influence| journal = Nature Geoscience| volume = 1| issue = 11| pages = 750|bibcode = 2008NatGe...1..750G | url = http://www.escholarship.org/uc/item/4fd0k1z0 }}</ref> tuy nhiên điều này chưa rõ ràng.<ref name="Steig2013">{{Cite journal | doi = 10.1038/ngeo1778| title = Recent climate and ice-sheet changes in West Antarctica compared with the past 2,000 years| journal = Nature Geoscience| volume = 6| issue = 5| pages = 372| date = 2013| last1 = Steig | first1 = E.J. | last2 = Ding | first2 = Q. | last3 = White | first3 = J.W.C. | last4 = Küttel | first4 = M. | last5 = Rupper | first5 = S.B. | last6 = Neumann | first6 = T.A. | last7 = Neff | first7 = P.D. | last8 = Gallant | first8 = A.J.E. | last9 = Mayewski | first9 = P.A. | last10 = Taylor | first10 = K.C. | last11 = Hoffmann | first11 = G. | last12 = Dixon | first12 = D.A. | last13 = Schoenemann | first13 = S.W. | last14 = Markle | first14 = B.R. | last15 = Fudge | first15 = T.J. | last16 = Schneider | first16 = D.P. | last17 = Schauer | first17 = A.J. | last18 = Teel | first18 = R.P. | last19 = Vaughn | first19 = B.H. | last20 = Burgener | first20 = L. | last21 = Williams | first21 = J. | last22 = Korotkikh | first22 = E. |bibcode = 2013NatGe...6..372S | hdl = 2060/20150001452| hdl-access = free }}</ref> Tây châu Nam Cực mặc dù ấm lên nhiều nhưng không khiến băng tan đáng kể trên bề mặt và không trực tiếp tác động đến sự đóng góp của khối băng vùng này tới mực nước biển. Thay vào đó tình trạng sông băng chảy ra nhiều lên gần đây được tin là do dòng nước ấm thâm nhập từ đại dương sâu, ngay ngoài [[thềm lục địa]].<ref name="PayneVieli2004">{{cite journal| doi = 10.1029/2004GL021284| last1 = Payne | first1 = A.J.| last2 = Vieli | first2 = A.| last3 = Shepherd | first3 = A.P.| last4 = Wingham | first4 = D.J.| last5 = Rignot | first5 = E.| date = 2004| title = Recent dramatic thinning of largest West Antarctic ice stream triggered by oceans| journal = [[Geophysical Research Letters]]| volume = 31| issue = 23| page = L23401| bibcode = 2004GeoRL..3123401P| citeseerx = 10.1.1.1001.6901 }}</ref><ref name="ThomaJenkins2008">{{cite journal| doi = 10.1029/2008GL034939| last1 = Thoma | first1 = M.| last2 = Jenkins | first2 = A.| last3 = Holland | first3 = D.| last4 = Jacobs | first4 = S.| date = 2008| title = Modelling Circumpolar Deep Water intrusions on the Amundsen Sea continental shelf, Antarctica| journal = [[Geophysical Research Letters]]| volume = 35| issue = 18| page = L18602| bibcode = 2008GeoRL..3518602T| url = http://epic.awi.de/25479/1/2008_Modelling_Circumpolar_Deep_Water_intrusions_on_the_Amundsen_Sea_continental_shelf_Antarctica.pdf }}</ref> Sự góp phần làm gia tăng mực nước biển của bán đảo Nam Cực nhiều khả năng là hệ quả trực tiếp của việc bầu khí quyển nơi đây ấm lên nhiều hơn nhiều.<ref>{{Cite journal|author=Pritchard, H.|author2=D.G. Vaughan|name-list-style=amp|title=Widespread acceleration of tidewater glaciers on the Antarctic Peninsula|journal=Journal of Geophysical Research|volume=112|date=2007|doi=10.1029/2006JF000597|bibcode = 2007JGRF..11203S29P |url=http://www.agu.org/journals/jf/jf0702/2006JF000597/2006JF000597.pdf}}</ref> | ||
+ | {{clear}} | ||
== Suy giảm ozone == | == Suy giảm ozone == |
Phiên bản lúc 08:31, ngày 29 tháng 11 năm 2020
Diện tích | 14.200.000 km2 |
---|---|
Dân số | 1.000 đến 5.000 (theo mùa) |
Mật độ dân số | < 0,01 mỗi km2 |
Internet TLD | .aq |
Thành phố lớn nhất | Các trạm nghiên cứu |
Mã UN M49 | 010 – Châu Nam Cực001 – Thế giới |
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa về phía nam nhất trên Trái Đất, chứa Cực Nam địa lý và nằm trong Vùng Nam Cực của Nam Bán cầu, gần như hoàn toàn ở phía nam Vòng Nam Cực và được Nam Đại Dương bao quanh. Châu Nam Cực có diện tích 14.000.000 km2, là lục địa lớn thứ năm trên Trái Đất, gần gấp đôi Úc. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km. Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới Bán đảo Nam Cực.
Xét trung bình, Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong số tất cả các lục địa. Châu Nam Cực chủ yếu là một hoang mạc địa cực với lượng giáng thủy hàng năm chỉ 200 mm ở dọc bờ biển và ít hơn nhiều trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89,2 °C (−128,6 °F), trong khi nhiệt độ trung bình quý ba (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Hàng năm có khoảng 1.000 đến 5.000 người cư trú tại các trạm nghiên cứu nằm rải rác trên khắp lục địa. Sinh vật bản địa nơi đây bao gồm nhiều loại tảo, vi khuẩn, nấm, thực vật, nguyên sinh vật, một số loài mạt, giun tròn, cánh cụt, chân vây, và gấu nước. Thảm thực vật hiện diện là đài nguyên.
Châu Nam Cực là vùng đất cuối cùng trên Trái Đất được con người khai phá và định cư. Mãi tới năm 1820 lục địa này mới được quan sát lần đầu bởi đoàn thám hiểm người Nga của Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny, những người đã trông thấy thềm băng Fimbul. Mặc dù vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.
Châu Nam Cực trên thực tế là một nơi công quản do các bên tham gia Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực có vị thế cố vấn quản lý. Hiệp ước châu Nam Cực được 12 nước ký kết vào năm 1959, tính đến nay đã có thêm 42 nước thành viên. Hiệp ước ngăn cấm các hoạt động quân sự, khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm đang được thực hiện bởi hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.
Ảnh hưởng của ấm lên toàn cầu
Châu Nam Cực đã và đang ấm lên ở một số nơi, đặc biệt tại Bán đảo Nam Cực. Nghiên cứu công bố năm 2009 của Eric Steig lần đầu tiên lưu ý xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn lục địa tăng nhẹ khoảng >0,05 °C (0,09 °F) một thập kỷ từ 1957 đến 2006 và Tây châu Nam Cực đã ấm lên hơn 0,1 °C (0,2 °F) một thập kỷ trong 50 năm qua, mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Vấn đề này được bù đắp phần nào bởi việc Đông châu Nam Cực lạnh đi vào mùa thu.[1] Có bằng chứng từ một nghiên cứu chỉ ra rằng việc châu Nam Cực đang ấm lên là hệ quả của việc con người phát thải cacbon dioxide vào không khí,[2] tuy nhiên điều này chưa rõ ràng.[3] Tây châu Nam Cực mặc dù ấm lên nhiều nhưng không khiến băng tan đáng kể trên bề mặt và không trực tiếp tác động đến sự đóng góp của khối băng vùng này tới mực nước biển. Thay vào đó tình trạng sông băng chảy ra nhiều lên gần đây được tin là do dòng nước ấm thâm nhập từ đại dương sâu, ngay ngoài thềm lục địa.[4][5] Sự góp phần làm gia tăng mực nước biển của bán đảo Nam Cực nhiều khả năng là hệ quả trực tiếp của việc bầu khí quyển nơi đây ấm lên nhiều hơn nhiều.[6]
Suy giảm ozone
Ở phía trên châu Nam Cực tồn tại "lỗ hổng ozone", một vùng mật độ ozone thấp rộng lớn bao trùm gần như cả lục địa và lớn nhất vào tháng 9 năm 2006, khi ấy nó duy trì đến cuối tháng 12, lâu nhất từng ghi nhận.[7] Lỗ hổng ozone được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1985 và có xu hướng mở rộng trong những năm quan sát.[8] Hoạt động phát thải các chất chlorofluorocarbon hay CFC vào khí quyển được cho là nguyên nhân, chúng phân hủy ozone thành những loại khí khác.[9]
Một số nghiên cứu khoa học đề xuất rằng sự suy giảm ozone có thể đóng vai trò chủ đạo trong việc khống chế biến đổi khí hậu ở châu Nam Cực (và một vùng Nam Bán cầu rộng hơn).[8] Ozone hấp thụ lượng lớn bức xạ tử ngoại ở tầng bình lưu. Sự sụt giảm ozone phía trên châu Nam Cực có thể làm tầng bình lưu nơi đây lạnh đi khoảng 6°C, điều này có tác động làm tăng cường độ gió tây thổi quanh lục địa (xoáy cực) và do đó ngăn khí lạnh gần cực nam thổi ra phía ngoài. Hệ quả là khối băng lục địa của Đông châu Nam Cực được giữ ở mức nhiệt thấp hơn và nhiệt độ ở những vùng ngoại vi của châu Nam Cực, đặc biệt là Bán đảo Nam Cực, cao hơn thúc đẩy băng tan nhanh.[8] Các mô hình cũng đề xuất rằng hiệu ứng suy giảm ozone/tăng cường xoáy cực còn là nguyên nhân làm tăng băng biển gần lục địa trong thời gian gần đây.[10]
Vào năm 2019 lỗ hổng ozone có kích cỡ bé nhất trong 30 năm do tầng bình lưu trên Cực Nam ấm lên làm suy yếu xoáy cực.[11]
Tham khảo
- ↑ Steig, E.J.; Schneider, D.P.; Rutherford, S.D.; Mann, M.E.; Comiso, J.C.; Shindell, D.T. (2009), "Warming of the Antarctic ice-sheet surface since the 1957 International Geophysical Year", Nature, 457 (7228): 459–462, Bibcode:2009Natur.457..459S, doi:10.1038/nature07669, PMID 19158794, S2CID 4410477
- ↑ Gillett, N. P.; Stone, D.I.A.; Stott, P.A.; Nozawa, T.; Karpechko, A.Y.; Hegerl, G.C.; Wehner, M.F.; Jones, P.D. (2008), "Attribution of polar warming to human influence", Nature Geoscience, 1 (11): 750, Bibcode:2008NatGe...1..750G, doi:10.1038/ngeo338
- ↑ Steig, E.J.; Ding, Q.; White, J.W.C.; Küttel, M.; Rupper, S.B.; Neumann, T.A.; Neff, P.D.; Gallant, A.J.E.; Mayewski, P.A.; Taylor, K.C.; Hoffmann, G.; Dixon, D.A.; Schoenemann, S.W.; Markle, B.R.; Fudge, T.J.; Schneider, D.P.; Schauer, A.J.; Teel, R.P.; Vaughn, B.H.; Burgener, L.; Williams, J.; Korotkikh, E. (2013), "Recent climate and ice-sheet changes in West Antarctica compared with the past 2,000 years", Nature Geoscience, 6 (5): 372, Bibcode:2013NatGe...6..372S, doi:10.1038/ngeo1778, hdl:2060/20150001452
- ↑ Payne, A.J.; Vieli, A.; Shepherd, A.P.; Wingham, D.J.; Rignot, E. (2004), "Recent dramatic thinning of largest West Antarctic ice stream triggered by oceans", Geophysical Research Letters, 31 (23): L23401, Bibcode:2004GeoRL..3123401P, CiteSeerX 10.1.1.1001.6901, doi:10.1029/2004GL021284
- ↑ Thoma, M.; Jenkins, A.; Holland, D.; Jacobs, S. (2008), "Modelling Circumpolar Deep Water intrusions on the Amundsen Sea continental shelf, Antarctica" (PDF), Geophysical Research Letters, 35 (18): L18602, Bibcode:2008GeoRL..3518602T, doi:10.1029/2008GL034939
- ↑ Pritchard, H.; D.G. Vaughan (2007), "Widespread acceleration of tidewater glaciers on the Antarctic Peninsula" (PDF), Journal of Geophysical Research, 112, Bibcode:2007JGRF..11203S29P, doi:10.1029/2006JF000597 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ British Antarctic Survey, Meteorology and Ozone Monitoring Unit, Antarctic Ozone, Natural Environment Research Council, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009
- ↑ a b c Schiermeier, Quirin (ngày 12 tháng 8 năm 2009), "Atmospheric science: Fixing the sky", Nature, 460 (7257): 792–795, doi:10.1038/460792a, PMID 19675624
- ↑ National Aeronautics and Space Administration, Advanced Supercomputing Division (NAS) (ngày 26 tháng 6 năm 2001), The Antarctic Ozone hole, Government of the United States, lưu trữ từ nguyên tác ngày 3 tháng 4 năm 2009, truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009
- ↑ Turner J.; Comiso J.C.; Marshall G.J.; Lachlan-Cope T.A.; Bracegirdle T.; Maksym T.; Meredith M.P., Wang Z.; Orr A. (2009), "Non-annular atmospheric circulation change induced by stratospheric ozone depletion and its role in the recent increase of Antarctic sea ice extent" (PDF), Geophysical Research Letters, 36 (8): L08502, Bibcode:2009GeoRL..36.8502T, doi:10.1029/2009GL037524
- ↑ "Ozone hole set to close", Space Daily, Space Media Network, ngày 12 tháng 11 năm 2019, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019