Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “HIV/AIDS”
Dòng 39: Dòng 39:
 
Người nhiễm [[HIV]] trải qua ba giai đoạn chính: nhiễm cấp tính, tiềm ẩn lâm sàng, và AIDS.<ref name=AIDS2010GOV>{{cite web |title=What Are HIV and AIDS? {{!}} HIV.gov |url=https://www.hiv.gov/hiv-basics/overview/about-hiv-and-aids/what-are-hiv-and-aids |website=www.hiv.gov |publisher=U.S. Department of Health and Human Services (HHS) |access-date=September 10, 2017 |language=en |date=2017-05-15 |archive-url=https://web.archive.org/web/20190922044900/https://www.hiv.gov/hiv-basics/overview/about-hiv-and-aids/what-are-hiv-and-aids |archive-date=September 22, 2019 |url-status=dead }}</ref><ref name=M121>Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 121.</ref>
 
Người nhiễm [[HIV]] trải qua ba giai đoạn chính: nhiễm cấp tính, tiềm ẩn lâm sàng, và AIDS.<ref name=AIDS2010GOV>{{cite web |title=What Are HIV and AIDS? {{!}} HIV.gov |url=https://www.hiv.gov/hiv-basics/overview/about-hiv-and-aids/what-are-hiv-and-aids |website=www.hiv.gov |publisher=U.S. Department of Health and Human Services (HHS) |access-date=September 10, 2017 |language=en |date=2017-05-15 |archive-url=https://web.archive.org/web/20190922044900/https://www.hiv.gov/hiv-basics/overview/about-hiv-and-aids/what-are-hiv-and-aids |archive-date=September 22, 2019 |url-status=dead }}</ref><ref name=M121>Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 121.</ref>
  
=== Nhiễm virus cấp tính ===
+
=== Nhiễm HIV cấp tính ===
 +
[[File:Symptoms of acute HIV infection-vi.svg|thumb|Những triệu chứng chính của nhiễm HIV cấp tính]]
 
Giai đoạn ban đầu sau nhiễm HIV được gọi là HIV cấp tính, HIV nguyên phát hay hội chứng retrovirus cấp tính.<ref name=M121/><ref name=WHOCase2007/> Nhiều người biểu hiện ốm yếu giống bị cúm hay [[chứng tăng bạch cầu đơn nhân]] sau phơi nhiễm trong khi số khác không có triệu chứng nổi bật.<ref>{{cite book |title=Diseases and disorders |year=2008 |publisher=Marshall Cavendish |location=Tarrytown, NY |isbn=978-0-7614-7771-6 |page=25 |url=https://books.google.com/books?id=-HRJOElZch8C&pg=PA25 |df=mdy-all |access-date=June 27, 2015 |archive-url=https://web.archive.org/web/20150919012701/https://books.google.com/books?id=-HRJOElZch8C&pg=PA25 |archive-date=September 19, 2015 |url-status=live }}</ref><ref name=M118/> 40–90% trường hợp xuất hiện triệu chứng và hầu hết là [[sốt]], [[bệnh hạch bạch huyết|hạch bạch huyết to]], [[viêm họng]], phát ban, đau đầu, mệt mỏi, lở miệng và bộ phận sinh dục.<ref name=WHOCase2007/><ref name=M118/> Ban thấy ở 20–50% ca nổi ở thân và dát sần.<ref name=Deut2010/> Một số người còn bị [[nhiễm trùng cơ hội]] trong giai đoạn này.<ref name=WHOCase2007/> Triệu chứng đường tiêu hóa như nôn mửa, [[tiêu chảy]]<ref name=M118/> hay triệu chứng thần kinh của [[bệnh thần kinh ngoại biên]] hoặc [[hội chứng Guillain–Barré]] có thể xảy ra.<ref name=M118/> Chúng thường kéo dài một đến hai tuần nhưng cũng có thể ngoài khoảng này.<ref name=M118/>
 
Giai đoạn ban đầu sau nhiễm HIV được gọi là HIV cấp tính, HIV nguyên phát hay hội chứng retrovirus cấp tính.<ref name=M121/><ref name=WHOCase2007/> Nhiều người biểu hiện ốm yếu giống bị cúm hay [[chứng tăng bạch cầu đơn nhân]] sau phơi nhiễm trong khi số khác không có triệu chứng nổi bật.<ref>{{cite book |title=Diseases and disorders |year=2008 |publisher=Marshall Cavendish |location=Tarrytown, NY |isbn=978-0-7614-7771-6 |page=25 |url=https://books.google.com/books?id=-HRJOElZch8C&pg=PA25 |df=mdy-all |access-date=June 27, 2015 |archive-url=https://web.archive.org/web/20150919012701/https://books.google.com/books?id=-HRJOElZch8C&pg=PA25 |archive-date=September 19, 2015 |url-status=live }}</ref><ref name=M118/> 40–90% trường hợp xuất hiện triệu chứng và hầu hết là [[sốt]], [[bệnh hạch bạch huyết|hạch bạch huyết to]], [[viêm họng]], phát ban, đau đầu, mệt mỏi, lở miệng và bộ phận sinh dục.<ref name=WHOCase2007/><ref name=M118/> Ban thấy ở 20–50% ca nổi ở thân và dát sần.<ref name=Deut2010/> Một số người còn bị [[nhiễm trùng cơ hội]] trong giai đoạn này.<ref name=WHOCase2007/> Triệu chứng đường tiêu hóa như nôn mửa, [[tiêu chảy]]<ref name=M118/> hay triệu chứng thần kinh của [[bệnh thần kinh ngoại biên]] hoặc [[hội chứng Guillain–Barré]] có thể xảy ra.<ref name=M118/> Chúng thường kéo dài một đến hai tuần nhưng cũng có thể ngoài khoảng này.<ref name=M118/>
  

Phiên bản lúc 12:39, ngày 13 tháng 7 năm 2021

HIV/AIDS
Tên khácNhiễm HIV, bệnh HIV,[1][2] AIDS, SIDA (tên cũ)[3]
A red ribbon in the shape of a bow
Ruy băng đỏ là biểu tượng của tình đoàn kết với người dương tính HIV và người sống chung với AIDS.[4]
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm, miễn dịch học
Triệu chứngSớm: ốm yếu giống cúm[5]
Muộn: hạch bạch huyết to, sốt, sụt cân[5]
Biến chứngNhiễm trùng cơ hội, ung bướu[5]
Thời gianSuốt đời[5]
Nguyên nhânVirus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)[5]
Yếu tố nguy cơGiao hợp âm đạo hoặc hậu môn không an toàn, mắc bệnh hoa liễu khác, dùng chung kim tiêm, các thủ tục y tế có hành vi cắt hoặc chọc không vô trùng, chấn thương vật sắc nhọn.[5]
Chẩn đoánXét nghiệm máu[5]
Phòng ngừaTình dục an toàn, trao đổi kim tiêm, cắt bao quy đầu nam, dự phòng trước phơi nhiễm, dự phòng sau phơi nhiễm[5]
Điều trịLiệu pháp kháng retrovirus[5]
Tiên lượngTuổi thọ dự kiến gần bình thường nếu điều trị[6][7]
Tuổi thọ dự kiến +11 năm nếu không điều trị[8]
Số người mắcTổng số 55,9 – 100 triệu[9]
1,7 triệu ca mới (2019)[9]
38 triệu người sống với HIV (2019)[9]
Số người chếtTổng số 32,7 triệu[9]
690.000 (2019)[9]

Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS) là loạt tình trạng có nguyên nhân từ việc nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV),[10][11][12] một retrovirus.[13] Sau lần nhiễm ban đầu người bệnh có thể không chú ý bất kỳ triệu chứng nào hoặc trải qua một giai đoạn ngắn ốm yếu như bị cúm.[5] Tiếp sau đó thường là giai đoạn dài không triệu chứng.[6] Nếu tình trạng tiến xa hơn, nó sẽ tàn phá hệ miễn dịch nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến như lao, những dạng nhiễm trùng cơ hội khác, và ung bướu vốn hiếm thấy ở người có chức năng miễn dịch bình thường.[5] Những triệu chứng nhiễm trùng muộn này được nhắc đến là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).[6] Sụt cân không chủ đích cũng thường xảy ra ở giai đoạn này.[6]

HIV lây truyền chủ yếu qua tình dục không an toàn (bao gồm tình dục hậu môntình dục bằng miệng), truyền máu chứa virus, kim tiêm dưới da, và từ mẹ sang con trong thai kỳ, trong lúc sinh hoặc cho con bú.[14] Một số dịch cơ thể như nước bọt, mồ hôi, nước mắt không truyền virus.[15]

Biện pháp phòng bệnh là tình dục an toàn, các chương trình trao đổi kim tiêm, điều trị người nhiễm, dự phòng trướcsau phơi nhiễm.[5] Cả mẹ và con đều dùng thuốc kháng retrovirus để ngăn ngừa bệnh cho con.[5] Không có phép chữa khỏi hay vắc-xin, tuy nhiên điều trị kháng retrovirus có thể trì hoãn bệnh và đem lại tuổi thọ dự kiến gần như bình thường.[6][7] Người bệnh được khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt sau chẩn đoán.[16] Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình sau khi nhiễm là 11 năm.[8]

Trong năm 2019 trên thế giới có khoảng 38 triệu người sống chung với HIV và 690.000 người tử vong vì căn bệnh.[9] Ước tính khoảng 20,6 triệu người trong số này sống ở miền đông và nam châu Phi.[17] Từ lúc được phát hiện (đầu thập niên 1980) đến năm 2018, AIDS đã cướp đi sinh mạng của 35 triệu người trên toàn cầu.[18] HIV/AIDS được xem là một đại dịch — một căn bệnh bùng phát trên phạm vi rộng lớn và tích cực lây lan.[19]

HIV đã từ những loài linh trưởng khác nhiễm sang người ở Tây-Trung Phi vào đầu đến giữa thế kỷ 20.[20] AIDS lần đầu được công nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) vào năm 1981 và nguyên nhân của nó là nhiễm HIV được biết đến không lâu sau đó.[21]

HIV/AIDS có tác động to lớn đến xã hội, cả trong vai một căn bệnh lẫn nguồn gốc của sự phân biệt đối xử.[22] HIV/AIDS cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế.[22] Tồn tại nhiều nhận thức sai lầm về HIV/AIDS, như niềm tin rằng nó có thể lây qua tiếp xúc phi tình dục thông thường.[23] Căn bệnh đã trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến tôn giáo, như là lập trường của Giáo hội Công giáo không ủng hộ dùng bao cao su để phòng ngừa.[24] Kể từ khi được biết đến vào thập niên 1980, HIV/AIDS đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới về phương diện y tế lẫn chính trị cùng sự tài trợ quy mô lớn.[25]

Dấu hiệu và triệu chứng

Người nhiễm HIV trải qua ba giai đoạn chính: nhiễm cấp tính, tiềm ẩn lâm sàng, và AIDS.[1][26]

Nhiễm HIV cấp tính

Những triệu chứng chính của nhiễm HIV cấp tính

Giai đoạn ban đầu sau nhiễm HIV được gọi là HIV cấp tính, HIV nguyên phát hay hội chứng retrovirus cấp tính.[26][27] Nhiều người biểu hiện ốm yếu giống bị cúm hay chứng tăng bạch cầu đơn nhân sau phơi nhiễm trong khi số khác không có triệu chứng nổi bật.[28][29] 40–90% trường hợp xuất hiện triệu chứng và hầu hết là sốt, hạch bạch huyết to, viêm họng, phát ban, đau đầu, mệt mỏi, lở miệng và bộ phận sinh dục.[27][29] Ban thấy ở 20–50% ca nổi ở thân và dát sần.[30] Một số người còn bị nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn này.[27] Triệu chứng đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy[29] hay triệu chứng thần kinh của bệnh thần kinh ngoại biên hoặc hội chứng Guillain–Barré có thể xảy ra.[29] Chúng thường kéo dài một đến hai tuần nhưng cũng có thể ngoài khoảng này.[29]

Những triệu chứng này không rõ ràng nên thường không được nhìn nhận là dấu hiệu của nhiễm HIV.[29] Kể cả những trường hợp có bác sĩ khám cũng thường bị chẩn đoán nhầm với một trong nhiều bệnh truyền nhiễm phổ biến.[29] Vì vậy HIV nên được xem xét ở người mang yếu tố nguy cơ và biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân.[29]

Tiềm ẩn lâm sàng

Tiếp sau những triệu chứng ban đầu là một giai đoạn gọi là tiềm ẩn lâm sàng, HIV không triệu chứng, hay HIV mạn tính.[1] Nếu không điều trị, giai đoạn thứ hai này có thể kéo dài khoảng ba năm[31] đến hơn 20 năm[32] (trung bình khoảng 8 năm).[33] Mặc dù điển hình là ít hay không có triệu chứng nhưng gần hết giai đoạn nhiều người trải nghiệm sốt, sụt cân, đau cơ và các vấn đề tiêu hóa.[1] Khoảng 50% đến 70% người còn bị bệnh hạch bạch huyết toàn thân dai dẳng có đặc điểm nhiều nhóm hạch bạch huyết (trừ ở háng) phình to không đau không lý do trong ba đến sáu tháng.[26]

Mặc dù đa số người nhiễm HIV-1 có tải lượng virus phát hiện được và nếu không điều trị rốt cục sẽ tiến triển thành AIDS, một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) người không nhận liệu pháp kháng retrovirus vẫn giữ hàm lượng tế bào T CD4+ cao trong hơn năm năm.[29][34] Nhóm này được xếp vào "người kiểm soát HIV" hay người bệnh phi tiến triển dài hạn.[34] Nhóm khác gồm những người không điều trị kháng retrovirus mà vẫn duy trì tải lượng virus thấp hoặc không phát hiện được, gọi là "người kiểm soát ưu tú" hay "người áp chế ưu tú".[35] Họ chiếm tỷ lệ cỡ 1 trên 300 người nhiễm.[35]

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) được định nghĩa là nhiễm HIV kèm số đếm tế bào T CD4+ dưới 200 mỗi µL hoặc xảy ra các bệnh đặc trưng liên hệ với nhiễm HIV.[29] Nếu không điều trị đặc hiệu, khoảng nửa số người nhiễm HIV sẽ tiến tới AIDS trong vòng 10 năm.[29] Những tình trạng ban đầu phổ biến nhất cảnh báo AIDS đã xuất hiện là viêm phổi pneumocystis (40%), hội chứng suy mòn HIV (20%), và nấm Candida thực quản.[29] Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn là một dấu hiệu hay gặp khác.[29]

Nhiễm trùng cơ hội có thể do vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng gây ra, tình trạng mà bình thường hệ miễn dịch kiểm soát tốt.[36] Loại nhiễm trùng nào xảy ra tùy thuộc một phần vào sinh vật nào phổ biến ở môi trường quanh bệnh nhân.[29] Nhiễm trùng cơ hội có thể tác động gần như mọi hệ cơ quan.[37]

Bệnh nhân AIDS có nguy cơ gia tăng mắc các dạng ung thư do virus khác nhau, bao gồm sacom Kaposi, u lympho Burkitt, u lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát, và ung thư cổ tử cung.[30] Sacom Kaposi là ung thư phổ biến nhất, xảy ra ở 10 đến 20% người nhiễm HIV.[38] Xếp thứ hai là u lympho, nguyên nhân gây tử vong của gần 16% bệnh nhân AIDS và dấu hiệu ban đầu của AIDS ở 3 đến 4% bệnh nhân.[38] Cả hai loại này đều có liên hệ với herpesvirus 8 ở người (HHV-8).[38] Ung thư cổ tử cung hay gặp ở người có AIDS hơn vì nó liên hệ với papillomavirus ở người (HPV).[38] Ung thư kết mạc cũng phổ biến hơn ở người nhiễm HIV.[39]

Bệnh nhân AIDS còn thường xuyên có những triệu chứng toàn thân như sốt kéo dài, đổ mồ hôi (nhất là ban đêm), sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, suy nhược, và sụt cân không chủ đích.[40] Tiêu chảy rất phổ biến, thấy ở khoảng 90% trường hợp.[41] Họ còn có thể bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng thần kinh và tâm thần đa dạng không liên quan đến ung thư và nhiễm trùng cơ hội.[42]

Lây truyền

Rủi ro nhiễm HIV mỗi hành vi trung bình
theo kiểu tiếp xúc với nguồn nhiễm
Kiểu tiếp xúc Xác suất lây
Truyền máu 90%[43]
Sinh con (cho con) 25%[44]
Tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm 0.67%[45]
Vật nhọn qua da 0.30%[46]
Giao hợp hậu môn nhận* 0.04–3.0%[47]
Giao hợp hậu môn cho* 0.03%[48]
Giao hợp dương vật-âm đạo nhận* 0.05–0.30%[47][49]
Giao hợp dương vật-âm đạo cho* 0.01–0.38%[47][49]
Giao hợp miệng nhận 0–0.04%[47]
Giao hợp miệng cho 0–0.005%[50]
* không dùng bao cao su
§ giao hợp miệng với người nam

HIV lây qua ba con đường chính: tiếp xúc tình dục; tiếp xúc đáng kể với mô hoặc dịch cơ thể chứa virus; và từ mẹ sang con trong thai kỳ, trong lúc sinh hoặc cho con bú (còn gọi là lây nhiễm dọc).[14] Không có rủi ro nhiễm HIV nếu tiếp xúc với phân, chất tiết ở mũi, nước bọt, đờm, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu, hay chất nôn trừ khi chúng có lẫn máu.[51] Một người còn có khả năng đồng nhiễm nhiều hơn một chủng HIV, gọi là bội nhiễm HIV.[52]

Tình dục

Con đường lây truyền HIV phổ biến nhất là tiếp xúc tình dục giữa người nhiễm và không nhiễm.[14] Tuy nhiên, người dương tính HIV có tải lượng virus không phát hiện được là kết quả của điều trị dài hạn không có rủi ro làm lây HIV qua đường tình dục.[53][54] Sự tồn tại của người dương tính HIV không lây nhiễm nhờ liệu pháp kháng retrovirus được công khai trong Tuyên bố Thụy Sĩ 2008 gây tranh cãi lúc đầu song được đồng thuận chấp nhận về sau.[55]

Trên thế giới, phương thức lây truyền HIV phổ biến nhất là tiếp xúc tình dục giữa người khác giới[14] nhưng xét các quốc gia thì kiểu lây là không giống nhau. Ví dụ như ở Mỹ, HIV chủ yếu lây giữa nam có hoạt động tình dục với nam,[56][57] trong đó người đồng tính nam và song tính tuổi từ 13 đến 24 chiếm ước tính 92% ca HIV chẩn đoán mới trong số mọi nam giới cùng nhóm tuổi và 27% trong số mọi người đồng tính nam và song tính.[58]

Với tiếp xúc dị tính không phòng vệ, ước tính mỗi hành vi tình dục ở các nước thu nhập thấp có rủi ro lây truyền HIV cao gấp bốn đến mười lần các nước thu nhập cao.[59] Cụ thể ở các nước thu nhập thấp, nguy cơ lây nhiễm từ nữ sang nam là 0,38% mỗi hành vi và từ nam sang nữ là 0,30% mỗi hành vi, trong khi con số ở các nước thu nhập cao là 0,04% từ nữ sang nam và 0,08% từ nam sang nữ.[59] Giao hợp hậu môn có rủi ro lây nhiễm đặc biệt cao, ước tính 1,4 đến 1,7% mỗi hành vi cả trong quan hệ đồng tính lẫn dị tính.[59][60] Tình dục bằng miệng có khả năng gây lây nhiễm mặc dù khá thấp,[61] được mô tả là "gần bằng không".[62] Tuy nhiên đã có báo cáo về một vài trường hợp như vậy.[63] Ước tính giao hợp bằng miệng có rủi ro lây 0 đến 0,04% mỗi hành vi cho người dùng miệng.[64] Xét trong bối cảnh mại dâm ở các nước thu nhập thấp, rủi ro lây từ nữ sang nam ước tính là 2,4% mỗi hành vi còn từ nam sang nữ là 0,05% mỗi hành vi.[59]

Sự hiện diện của nhiều bệnh hoa liễu[65]loét sinh dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm.[59] Loét sinh dục dường như khiến nguy cơ tăng khoảng gấp năm lần.[59] Các bệnh lây qua đường tình dục khác như lậu, chlamydia, nhiễm trichomonas, và nhiễm khuẩn âm đạo cũng giúp sức cho HIV lây nhiễm nhưng không nhiều bằng loét sinh dục.[64]

Tải lượng virus của người nhiễm là một yếu tố nguy cơ quan trọng cả trong lây truyền tình dục lẫn từ mẹ sang con.[66] Trong 2,5 tháng đầu tiên sau nhiễm khả năng làm lây bệnh cao gấp 12 lần do tải lượng virus cao trong giai đoạn cấp tính.[64] Còn với bệnh nhân ở giai đoạn muộn tỷ lệ lây nhiễm là gấp khoảng 8 lần.[59]

Lao động tình dục thương mại (bao gồm cả những người trong ngành khiêu dâm) có nguy cơ tiếp xúc với HIV cao hơn.[67][68] Tình dục thô bạo có thể là một yếu tố góp phần.[69] Tấn công tình dục được tin ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm HIV gia tăng do bao cao su hiếm khi được sử dụng, âm đạo hoặc trực tràng dễ bị tổn thương vật lý, và có thể là trong hoàn cảnh đó dễ tồn tại bệnh hoa liễu.[70]

Dịch cơ thể

Áp phích của CDC năm 1989 nêu lên hiểm họa AIDS liên quan đến sử dụng ma túy

Con đường lây truyền HIV phổ biến thứ hai là qua máu và các sản phẩm máu.[14] Các hình thức lây đường máu có thể là dùng chung kim tiêm trong sử dụng ma túy, chấn thương vật sắc nhọn, truyền máu hay các sản phẩm máu không sạch, tiêm chích y tế bằng thiết bị không vô trùng. Rủi ro từ việc dùng chung kim tiêm trong tiêm chích ma túy là 0,63% đến 2,4% mỗi hành vi, trung bình 0,8%.[71] Chấn thương bởi vật nhọn dính dịch cơ thể của người nhiễm HIV có rủi ro ước tính 0,3% mỗi hành vi và sự tiếp xúc giữa niêm mạc và máu nhiễm có rủi ro 0,09% mỗi hành vi.[51] Tuy nhiên con số này có thể lên đến 5% nếu máu đến từ người có tải lượng virus cao và vết thương là sâu.[72] Ở Hoa Kỳ người tiêm chích ma túy chiếm 12% tổng số ca HIV mới năm 2009[73] và ở một số khu vực hơn 80% đối tượng này dương tính với HIV.[14]

Khoảng 90% trường hợp truyền máu nhiễm virus làm lây virus.[43] Tại các nước phát triển rủi ro nhiễm HIV từ truyền máu là cực thấp (dưới một trên nửa triệu) nhờ chú trọng khâu chọc lọc và kiểm tra người hiến;[14] ví dụ ở Anh rủi ro là một trên năm triệu[74] còn ở Mỹ là một trên 1,5 triệu vào năm 2008.[75] Tại các nước thu nhập thấp, chỉ một nửa số ca truyền máu được kiểm tra tính đến năm 2008[76] và ước tính 15% ca nhiễm HIV ở những nước này có nguyên nhân từ truyền máu và sản phẩm máu nhiễm.[14][77] HIV có thể lây qua cấy ghép mô và nội tạng nhưng hiếm bởi khâu sàng lọc HIV.[78]

Tiêm chích y tế không an toàn là một yếu tố làm lây lan HIV ở châu Phi hạ Sahara. Trong năm 2007, 12% đến 17% ca nhiễm ở khu vực này được cho bắt nguồn từ sử dụng bơm tiêm y tế.[79] Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rủi ro lây nhiễm trong tiêm chích y tế ở châu Phi là 1,2%.[79] Các thủ tục xâm lấn, trợ đẻ, và chăm sóc nha khoa ở lục địa này cũng ẩn chứa nguy cơ.[79]

Người xăm mình (cả thợ xăm lẫn khách), đính mình (xỏ vật vào người), và làm sẹo hóa da có nguy cơ lây nhiễm trên lý thuyết nhưng chưa ghi nhận trường hợp xác thực nào.[80] Muỗi hay côn trùng khác không thể truyền HIV.[81]

Mẹ sang con

HIV có thể lây từ mẹ sang con trong thai kỳ, trong lúc sinh, hoặc qua sữa mẹ.[82][14] Tính đến năm 2008, 90% ca HIV ở trẻ em có nguyên nhân là lây từ mẹ sang con.[83] Nếu không điều trị, nguy cơ lây nhiễm trước hoặc trong lúc sinh là khoảng 20% và với trẻ bú sữa mẹ là 35%.[83] Nếu điều trị, tỷ lệ này giảm xuống dưới 5%.[84]

Liệu pháp kháng retrovirus dành cho mẹ hoặc con làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.[85] Nếu máu lẫn vào thức ăn trong lúc nhai trước thì có nguy cơ lây.[80] Với người mẹ không điều trị, rủi ro con nhiễm HIV trong hai năm nuôi bằng sữa là khoảng 17%.[86] Vì tỷ lệ tử vong gia tăng nếu không nuôi con bằng sữa ở nhiều nơi thuộc các nước đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cho con bú hoàn toàn hoặc áp dụng công thức an toàn.[86] Mọi phụ nữ dương tính với HIV nên tiếp nhận liệu pháp kháng retrovirus suốt đời.[86]

Tác nhân

Giản đồ cấu tạo virion HIV

HIV là nguyên nhân gây ra phổ bệnh gọi là HIV/AIDS. Đó là một retrovirus chủ yếu nhiễm vào những thành phần của hệ miễn dịch người như tế bào T CD4+, đại thực bào, và tế bào tua. HIV trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại tế bào T CD4+.[87]

HIV là thành viên của chi Lentivirus[88] thuộc họ Retroviridae.[89] Các loài Lentivirus có nhiều đặc điểm hình thái và sinh học tương đồng. Lentivirus nhiễm vào nhiều loài động vật có vú gây các bệnh kéo dài với thời kỳ ủ bệnh lâu đặc trưng.[90] Chúng là những virus RNA có vỏ ngoài, liên dương, sợi đơn. Khi xâm nhập tế bào mục tiêu, bộ gen RNA virus biến đổi thành DNA sợi kép bởi transcriptase ngược được vận chuyển cùng bộ gen virus trong hạt virus. Tiếp theo DNA virus nhập vào nhân tế bào và hợp nhất thành DNA tế bào bởi integrase virus và các đồng nhân tố tế bào chủ.[91] Khi đã hợp nhất, virus có thể trở nên tiềm ẩn cho phép nó và tế bào chủ trốn tránh hệ miễn dịch.[92] Mặt khác, virus có thể được phiên mã, tạo ra những protein virus và bộ gen RNA mới được đóng gói và giải phóng khỏi tế bào qua đó tái khởi động chu kỳ sao chép.[93]

HIV-1 (xanh lá) chui ra khỏi bạch huyết bào, ảnh hiển vi điện tử quét màu giả.

HIV được biết lan truyền giữa các tế bào T CD4+ bằng hai con đường song song: không tế bào và tế bào sang tế bào, tức vận dụng cơ chế lây lan hỗn hợp.[94] Trong lây không tế bào, các hạt virus chui khỏi tế bào T bị nhiễm, đi vào máu hay dịch ngoại bào rồi nhiễm vào tế bào T khác mà chúng tình cờ gặp.[94] HIV còn có thể phân tán bằng lây trực tiếp từ tế bào này sang tế bào khác.[95][96] Việc có nhiều hơn một cơ chế lây lan góp phần giúp HIV tiếp tục nhân bản bất chấp các liệu pháp kháng retrovirus.[94][97]

HIV có hai loại: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là virus được phát hiện trước tiên và ban đầu mang tên LAV hay HTLV-III. HIV 1 độc lực cao hơn, lây nhiễm mạnh hơn[98] và là nguyên nhân của đa số ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV 2 khó lây hơn đồng nghĩa không nhiều người tiếp xúc với virus sẽ bị nhiễm. Vì khả năng lây lan tương đối kém, HIV-2 đa phần bị hạn chế ở Tây Phi.[99]

Sinh lý bệnh

Chu kỳ nhân bản của HIV

Sau khi virus xâm nhập cơ thể là giai đoạn sao chép virus nhanh chóng, dẫn tới số lượng đông đảo virus trong máu ngoại vi. Trong lây nhiễm ban đầu, hàm lượng HIV có thể đạt vài triệu hạt virus mỗi mililit máu[100] đi kèm với sự sụt giảm rõ rệt số lượng tế bào T CD4+ tuần hoàn. Virus huyết cấp tính gần như luôn luôn liên hệ với sự hoạt hóa tế bào T CD8+ có chức năng tiêu diệt những tế bào nhiễm HIV và sau đó là sự sản sinh kháng thể, hay chuyển đảo huyết thanh. Phản ứng của tế bào T CD8+ được cho là yếu tố quan trọng khống chế hàm lượng virus theo diễn biến đạt đỉnh rồi giảm xuống khi số đếm tế bào T CD4+ phục hồi. Nếu tế bào T CD8+ phản ứng tốt bệnh sẽ diễn tiến chậm và có tiên lượng tốt hơn, dù cho nó không diệt trừ virus.[101]

Cuối cùng, HIV gây ra AIDS bằng việc triệt giảm tế bào T CD4+ khiến hệ miễn dịch suy yếu và mở đường cho nhiễm trùng cơ hội. Các tế bào T là không thể thiếu đối với phản ứng miễn dịch và không có chúng cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng hay tiêu diệt tế bào ung thư. Cơ chế triệt tiêu tế bào T CD4+ là khác nhau giữa giai đoạn cấp tính và mạn tính.[102] Trong giai đoạn cấp tính, tế bào nhiễm bị ly giải bởi HIV và tiêu diệt bởi tế bào T CD8+, mặc dù apoptosis cũng có thể là một nhân tố. Trong giai đoạn mạn tính, số lượng tế bào T CD4+ giảm chậm do hệ quả của sự kích hoạt miễn dịch toàn thân đi đôi với việc hệ miễn dịch mất dần năng lực sản sinh tế bào T mới.[103]

Mặc dù các triệu chứng suy giảm miễn dịch đặc trưng của AIDS không xuất hiện trong hàng năm kể từ khi người bệnh bị nhiễm nhưng có một lượng lớn tế bào T CD4+ mất đi trong những tuần đầu tiên sau nhiễm, nhất là ở niêm mạc ruột, nơi chứa đa số bạch huyết bào của cơ thể.[104] Lý do tế bào T CD4+ niêm mạc dễ hao hụt là đa số chúng biểu hiện protein CCR5, đồng thụ thể mà HIV lợi dụng để xâm nhập tế bào, trong khi chỉ một phần nhỏ tế bào T CD4+ trong dòng máu có hành vi tương tự.[105]

HIV tìm và diệt những tế bào T CD4+ biểu hiện CCR5 trong giai đoạn cấp tính.[106] Một phản ứng miễn dịch mãnh liệt rốt cục khống chế lây nhiễm và mở ra giai đoạn tiềm ẩn lâm sàng. Các tế bào T CD4+ trong mô niêm mạc vẫn là mục tiêu trọng tâm.[106] HIV tiếp tục nhân bản gây nên trạng thái kích hoạt miễn dịch toàn thân duy trì suốt giai đoạn mạn tính.[107] Hoạt hóa miễn dịch, biểu hiện bởi sự tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch và giải phóng cytokine tiền viêm bắt nguồn từ hoạt động của một số sản phẩm gen HIV và phản ứng miễn dịch với sự sản sinh HIV đang diễn ra. Nó còn liên kết với sự sụp đổ của hệ thống giám sát miễn dịch hàng rào niêm mạc dạ dày-ruột do tế bào T CD4+ niêm mạc triệt giảm trong giai đoạn cấp tính.[108]

Chẩn đoán

Xét nghiệm HIV

Giai đoạn

Phòng ngừa

Tiếp xúc tình dục

Trước phơi nhiễm

Sau phơi nhiễm

Mẹ sang con

Vắc-xin

Điều trị

Liệu pháp kháng virus

Nhiễm trùng cơ hội

Chế độ ăn

Y học thay thế

Tiên lượng

Dịch tễ

Lịch sử

Khám phá

Nguồn gốc

Xã hội và văn hóa

Kỳ thị

Tác động kinh tế

Tôn giáo và AIDS

Truyền thông

Tội phạm

Quan niệm sai lầm

Nghiên cứu

Tham khảo

  1. a b c d "What Are HIV and AIDS? | HIV.gov", www.hiv.gov (trong English), U.S. Department of Health and Human Services (HHS), ngày 15 tháng 5 năm 2017, lưu trữ từ nguyên tác ngày 22 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017
  2. "HIV Classification: CDC and WHO Staging Systems | AIDS Education and Training Centers National Coordinating Resource Center (AETC NCRC)", aidsetc.org (trong English), AIDS Education and Training Center Program, lưu trữ từ nguyên tác tháng 10 18, 2017, truy cập tháng 9 10, 2017
  3. "AIDS", benhnhietdoi.vn, 3 tháng 7 năm 2012, truy cập 8 tháng 7 năm 2021
  4. "Wear your red ribbon this World AIDS Day | UNAIDS", www.unaids.org, UNAIDS Secretariat, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017
  5. a b c d e f g h i j k l m HIV/AIDS Fact sheet N°360, World Health Organization, tháng 11 năm 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 17, 2016, truy cập tháng 2 11, 2016
  6. a b c d e "About HIV/AIDS", CDC, tháng 12 6, 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 24, 2016, truy cập tháng 2 11, 2016
  7. a b UNAIDS (tháng 5 18, 2012), The quest for an HIV vaccine, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 5 24, 2012
  8. a b UNAIDS, World Health Organization (tháng 12 năm 2007), 2007 AIDS epidemic update (PDF), lưu trữ từ nguyên tác (PDF) ngày 27 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008
  9. a b c d e f "Global HIV & AIDS statistics — 2020 fact sheet", www.unaids.org (trong English), UNAIDS, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021
  10. Sepkowitz KA (tháng 6 năm 2001), "AIDS – the first 20 years", The New England Journal of Medicine, 344 (23): 1764–72, doi:10.1056/NEJM200106073442306, PMID 11396444
  11. Krämer, Alexander; Kretzschmar, Mirjam; Krickeberg, Klaus (2010), Modern infectious disease epidemiology concepts, methods, mathematical models, and public health (lxb. Online-Ausg.), New York: Springer, tr. 88, ISBN 978-0-387-93835-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 24, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  12. Kirch, Wilhelm (2008), Encyclopedia of Public Health, New York: Springer, tr. 676–77, ISBN 978-1-4020-5613-0, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  13. "Retrovirus Definition", AIDSinfo, lưu trữ từ nguyên tác ngày 28 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  14. a b c d e f g h i Rom WN, Markowitz SB, bt. (2007), Environmental and occupational medicine (lxb. 4th), Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins, tr. 745, ISBN 978-0-7817-6299-1, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  15. HIV and Its Transmission, Centers for Disease Control and Prevention, 2003, lưu trữ từ nguyên tác ngày 4 tháng 2 năm 2005, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2006
  16. Guideline on when to start antiretroviral therapy and on pre-exposure prophylaxis for HIV (PDF), World Health Organization, 2015, tr. 13, ISBN 978-92-4-150956-5, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc tháng 10 14, 2015
  17. "Fact Sheet - World AIDS Day 2019" (PDF), www.unaids.org, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
  18. "HIV Statistics Overview (International Statistics)", Centers for Disease Control and Prevention, 2018, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021
  19. Kallings LO (tháng 3 năm 2008), "The first postmodern pandemic: 25 years of HIV/AIDS", Journal of Internal Medicine, 263 (3): 218–43, doi:10.1111/j.1365-2796.2007.01910.x, PMID 18205765, S2CID 205339589(subscription required)
  20. Sharp PM, Hahn BH (tháng 9 năm 2011), "Origins of HIV and the AIDS pandemic", Cold Spring Harbor Perspectives in Medicine, 1 (1): a006841, doi:10.1101/cshperspect.a006841, PMC 3234451, PMID 22229120
  21. Gallo RC (tháng 10 năm 2006), "A reflection on HIV/AIDS research after 25 years", Retrovirology, 3 (1): 72, doi:10.1186/1742-4690-3-72, PMC 1629027, PMID 17054781
  22. a b "The impact of AIDS on people and societies" (PDF), 2006 Report on the global AIDS epidemic, UNAIDS, 2006, ISBN 978-92-9173-479-5
  23. Endersby, Jim (2016), "Myth Busters", Science, 351 (6268): 35, Bibcode:2016Sci...351...35E, doi:10.1126/science.aad2891, S2CID 51608938, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 22, 2016, truy cập tháng 2 14, 2016
  24. McCullom, Rob (tháng 2 26, 2013), "An African Pope Won't Change the Vatican's Views on Condoms and AIDS", The Atlantic, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 3 8, 2016, truy cập tháng 2 14, 2016
  25. Harden, Victoria Angela (2012), AIDS at 30: A History, Potomac Books Inc, tr. 324, ISBN 978-1-59797-294-9
  26. a b c Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 121.
  27. a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WHOCase2007
  28. Diseases and disorders, Tarrytown, NY: Marshall Cavendish, 2008, tr. 25, ISBN 978-0-7614-7771-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 19, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  29. a b c d e f g h i j k l m n Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 118.
  30. a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Deut2010
  31. Evian, Clive (2006), Primary HIV/AIDS care: a practical guide for primary health care personnel in a clinical and supportive setting (lxb. Updated 4th), Houghton [South Africa]: Jacana, tr. 29, ISBN 978-1-77009-198-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  32. Charles B. Hicks, MD (2001), Jacques W.A.J. Reeders & Philip Charles Goodman (bt.), Radiology of AIDS, Berlin [u.a.]: Springer, tr. 19, ISBN 978-3-540-66510-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 5 9, 2016, truy cập tháng 6 27, 2015
  33. Elliott, Tom (2012), Lecture Notes: Medical Microbiology and Infection, John Wiley & Sons, tr. 273, ISBN 978-1-118-37226-5, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 19, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  34. a b Blankson JN (tháng 3 năm 2010), "Control of HIV-1 replication in elite suppressors", Discovery Medicine, 9 (46): 261–66, PMID 20350494
  35. a b Walker BD (tháng 8–tháng 9 năm 2007), "Elite control of HIV Infection: implications for vaccines and treatment", Topics in HIV Medicine, 15 (4): 134–36, PMID 17720999
  36. Holmes CB, Losina E, Walensky RP, Yazdanpanah Y, Freedberg KA (tháng 3 năm 2003), "Review of human immunodeficiency virus type 1-related opportunistic infections in sub-Saharan Africa", Clinical Infectious Diseases, 36 (5): 652–62, doi:10.1086/367655, PMID 12594648
  37. Chu C, Selwyn PA (tháng 2 năm 2011), "Complications of HIV infection: a systems-based approach", American Family Physician, 83 (4): 395–406, PMID 21322514
  38. a b c d Mandell, Bennett, and Dolan (2010). Chapter 169.
  39. Mittal R, Rath S, Vemuganti GK (tháng 7 năm 2013), "Ocular surface squamous neoplasia – Review of etio-pathogenesis and an update on clinico-pathological diagnosis", Saudi Journal of Ophthalmology, 27 (3): 177–86, doi:10.1016/j.sjopt.2013.07.002, PMC 3770226, PMID 24227983
  40. "AIDS", MedlinePlus, A.D.A.M., lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 6 18, 2012, truy cập tháng 6 14, 2012
  41. Sestak K (tháng 7 năm 2005), "Chronic diarrhea and AIDS: insights into studies with non-human primates", Current HIV Research, 3 (3): 199–205, doi:10.2174/1570162054368084, PMID 16022653
  42. Murray ED, Buttner N, Price BH (2012), "Depression and Psychosis in Neurological Practice", trong Bradley WG, Daroff RB, Fenichel GM, Jankovic J (bt.), Bradley's Neurology in Clinical Practice: Expert Consult – Online and Print, 6e (Bradley, Neurology in Clinical Practice e-dition 2v Set), 1 (lxb. 6th), Philadelphia: Elsevier/Saunders, tr. 101, ISBN 978-1-4377-0434-1
  43. a b Donegan, Elizabeth; Stuart, Maria; Niland, Joyce C.; Sacks, Henry S.; Azen, Stanley P.; Dietrich, Shelby L.; Faucett, Cheryl; Fletcher, Mary Ann; Kleinman, Steven H.; Operskalski, Eva A.; Perkins, Herbert A.; Pindyck, Johanna; Schiff, Eugene R.; Stites, Daniel P.; Tomasulo, Peter A.; Mosley, James W. (ngày 15 tháng 11 năm 1990), "Infection with Human Immunodeficiency Virus Type 1 (HIV-1) among Recipients of Antibody-Positive Blood Donations", Annals of Internal Medicine, 113 (10): 733–739, doi:10.7326/0003-4819-113-10-733, truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020
  44. Coovadia H (2004), "Antiretroviral agents—how best to protect infants from HIV and save their mothers from AIDS", N. Engl. J. Med., 351 (3): 289–292, doi:10.1056/NEJMe048128, PMID 15247337
  45. Smith DK, Grohskopf LA, Black RJ, Auerbach JD, Veronese F, Struble KA, Cheever L, Johnson M, Paxton LA, Onorato IM, Greenberg AE (ngày 21 tháng 1 năm 2005), "Antiretroviral postexposure prophylaxis after sexual, injection-drug use, or other nonoccupational exposure to HIV in the United States: recommendations from the U.S. Department of Health and Human Services.", MMWR. Recommendations and reports : Morbidity and mortality weekly report. Recommendations and reports / Centers for Disease Control, 54 (RR-2): 1–20, PMID 15660015
  46. Kripke C (ngày 1 tháng 8 năm 2007), "Antiretroviral prophylaxis for occupational exposure to HIV.", American Family Physician, 76 (3): 375–6, PMID 17708137
  47. a b c d Dosekun O, Fox J (tháng 7 năm 2010), "An overview of the relative risks of different sexual behaviours on HIV transmission.", Current Opinion in HIV and AIDS, 5 (4): 291–7, doi:10.1097/COH.0b013e32833a88a3, PMID 20543603
  48. Cunha, Burke (2012), Antibiotic Essentials 2012 (lxb. 11), Jones & Bartlett Publishers, tr. 303, ISBN 9781449693831
  49. a b Boily MC, Baggaley RF, Wang L, Masse B, White RG, Hayes RJ, Alary M (tháng 2 năm 2009), "Heterosexual risk of HIV-1 infection per sexual act: systematic review and meta-analysis of observational studies.", The Lancet Infectious Diseases, 9 (2): 118–29, doi:10.1016/S1473-3099(09)70021-0, PMC 4467783, PMID 19179227
  50. Baggaley RF, White RG, Boily MC (tháng 12 năm 2008), "Systematic review of orogenital HIV-1 transmission probabilities.", International Journal of Epidemiology, 37 (6): 1255–65, doi:10.1093/ije/dyn151, PMC 2638872, PMID 18664564
  51. a b Kripke C (tháng 8 năm 2007), "Antiretroviral prophylaxis for occupational exposure to HIV", American Family Physician, 76 (3): 375–76, PMID 17708137
  52. van der Kuyl AC, Cornelissen M (tháng 9 năm 2007), "Identifying HIV-1 dual infections", Retrovirology, 4: 67, doi:10.1186/1742-4690-4-67, PMC 2045676, PMID 17892568
  53. McCray, Eugene; Mermin, Jonathan (ngày 27 tháng 9 năm 2017), "Dear Colleague: September 27, 2017", Division of HIV/AIDS Prevention, Centers for Disease Control and Prevention, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 30 tháng 1 năm 2018, truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018
  54. LeMessurier, J; Traversy, G; Varsaneux, O; Weekes, M; Avey, MT; Niragira, O; Gervais, R; Guyatt, G; Rodin, R (ngày 19 tháng 11 năm 2018), "Risk of sexual transmission of human immunodeficiency virus with antiretroviral therapy, suppressed viral load and condom use: a systematic review", Canadian Medical Association Journal, 190 (46): E1350–E1360, doi:10.1503/cmaj.180311, PMC 6239917, PMID 30455270
  55. Vernazza, P; Bernard, EJ (ngày 29 tháng 1 năm 2016), "HIV is not transmitted under fully suppressive therapy: The Swiss Statement – eight years later", Swiss Medical Weekly, 146: w14246, doi:10.4414/smw.2016.14246, PMID 26824882
  56. "HIV and Men", Centers for Disease Control and Prevention., U.S. Department of Health & Human Services, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 1 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019
  57. "HIV and Gay and Bisexual Men", Centers for Disease Control and Prevention, U.S. Department of Health & Human Services, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 2 tháng 11 năm 2019, truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019
  58. HIV Among Gay and Bisexual Men (PDF), lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc tháng 12 18, 2016, truy cập tháng 1 1, 2017
  59. a b c d e f g Boily MC, Baggaley RF, Wang L, Masse B, White RG, Hayes RJ, Alary M (tháng 2 năm 2009), "Heterosexual risk of HIV-1 infection per sexual act: systematic review and meta-analysis of observational studies", The Lancet. Infectious Diseases, 9 (2): 118–29, doi:10.1016/S1473-3099(09)70021-0, PMC 4467783, PMID 19179227
  60. Beyrer C, Baral SD, van Griensven F, Goodreau SM, Chariyalertsak S, Wirtz AL, Brookmeyer R (tháng 7 năm 2012), "Global epidemiology of HIV infection in men who have sex with men", The Lancet, 380 (9839): 367–77, doi:10.1016/S0140-6736(12)60821-6, PMC 3805037, PMID 22819660
  61. Yu M, Vajdy M (tháng 8 năm 2010), "Mucosal HIV transmission and vaccination strategies through oral compared with vaginal and rectal routes", Expert Opinion on Biological Therapy, 10 (8): 1181–95, doi:10.1517/14712598.2010.496776, PMC 2904634, PMID 20624114
  62. Stürchler, Dieter A. (2006), Exposure a guide to sources of infections, Washington, DC: ASM Press, tr. 544, ISBN 978-1-55581-376-5, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 11 30, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  63. Pattman R, et al., bt. (2010), Oxford handbook of genitourinary medicine, HIV, and sexual health (lxb. 2nd), Oxford: Oxford University Press, tr. 95, ISBN 978-0-19-957166-6
  64. a b c Dosekun O, Fox J (tháng 7 năm 2010), "An overview of the relative risks of different sexual behaviours on HIV transmission", Current Opinion in HIV and AIDS, 5 (4): 291–97, doi:10.1097/COH.0b013e32833a88a3, PMID 20543603, S2CID 25541753
  65. Ng BE, Butler LM, Horvath T, Rutherford GW (tháng 3 năm 2011), Butler LM (bt.), "Population-based biomedical sexually transmitted infection control interventions for reducing HIV infection", The Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD001220, doi:10.1002/14651858.CD001220.pub3, PMID 21412869
  66. Anderson J (tháng 2 năm 2012), "Women and HIV: motherhood and more", Current Opinion in Infectious Diseases, 25 (1): 58–65, doi:10.1097/QCO.0b013e32834ef514, PMID 22156896, S2CID 6198083
  67. Kerrigan, Deanna (2012), The Global HIV Epidemics among Sex Workers, World Bank Publications, tr. 1–5, ISBN 978-0-8213-9775-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 19, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  68. Aral, Sevgi (2013), The New Public Health and STD/HIV Prevention: Personal, Public and Health Systems Approaches, Springer, tr. 120, ISBN 978-1-4614-4526-5, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 24, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  69. Klimas N, Koneru AO, Fletcher MA (tháng 6 năm 2008), "Overview of HIV", Psychosomatic Medicine, 70 (5): 523–30, doi:10.1097/PSY.0b013e31817ae69f, PMID 18541903, S2CID 38476611
  70. Draughon JE, Sheridan DJ (2012), "Nonoccupational postexposure prophylaxis following sexual assault in industrialized low-HIV-prevalence countries: a review", Psychology, Health & Medicine, 17 (2): 235–54, doi:10.1080/13548506.2011.579984, PMID 22372741, S2CID 205771853
  71. Baggaley RF, Boily MC, White RG, Alary M (tháng 4 năm 2006), "Risk of HIV-1 transmission for parenteral exposure and blood transfusion: a systematic review and meta-analysis", AIDS, 20 (6): 805–12, doi:10.1097/01.aids.0000218543.46963.6d, PMID 16549963, S2CID 22674060
  72. Needlestick Prevention Guide (PDF), 2002, tr. 5–6, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 12 tháng 7 năm 2018, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019
  73. "HIV in the United States: An Overview", Center for Disease Control and Prevention, tháng 3 năm 2012, lưu trữ từ nguyên tác ngày 1 tháng 5 năm 2013
  74. "Will I need a blood transfusion?" (PDF), NHS patient information, National Health Services, 2011, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc tháng 10 25, 2012, truy cập tháng 8 29, 2012
  75. Centers for Disease Control Prevention (CDC) (tháng 10 năm 2010), "HIV transmission through transfusion – Missouri and Colorado, 2008", Morbidity and Mortality Weekly Report, 59 (41): 1335–39, PMID 20966896
  76. UNAIDS 2011 pg. 60–70
  77. Blood safety ... for too few, World Health Organization, 2001, lưu trữ từ nguyên tác ngày 17 tháng 1 năm 2005
  78. Simonds RJ (tháng 11 năm 1993), "HIV transmission by organ and tissue transplantation", AIDS, 7 Suppl 2: S35–38, doi:10.1097/00002030-199311002-00008, PMID 8161444, S2CID 28488664
  79. a b c Reid SR (tháng 8 năm 2009), "Injection drug use, unsafe medical injections, and HIV in Africa: a systematic review", Harm Reduction Journal, 6: 24, doi:10.1186/1477-7517-6-24, PMC 2741434, PMID 19715601
  80. a b "Basic Information about HIV and AIDS", Center for Disease Control and Prevention, tháng 4 năm 2012, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 6 18, 2017
  81. Crans, Wayne J. (ngày 1 tháng 6 năm 2010), "Why Mosquitoes Cannot Transmit AIDS", rci.rutgers.edu, Rutgers University, New Jersey Agricultural Experiment Station Publication No. H-40101-01-93, lưu trữ từ nguyên tác ngày 29 tháng 3 năm 2014, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014
  82. "Preventing Mother-to-Child Transmission of HIV", HIV.gov (trong English), lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 9 tháng 12 năm 2017, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017
  83. a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mother2010
  84. "WHO | Mother-to-child transmission of HIV", WHO, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2019
  85. White AB, Mirjahangir JF, Horvath H, Anglemyer A, Read JS (tháng 10 năm 2014), "Antiretroviral interventions for preventing breast milk transmission of HIV", The Cochrane Database of Systematic Reviews, 10 (10): CD011323, doi:10.1002/14651858.CD011323, PMID 25280769
  86. a b c "Infant feeding in the context of HIV", www.who.int, tháng 4 năm 2011, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 3 9, 2017, truy cập tháng 3 9, 2017
  87. Alimonti JB, Ball TB, Fowke KR (tháng 7 năm 2003), "Mechanisms of CD4+ T lymphocyte cell death in human immunodeficiency virus infection and AIDS", The Journal of General Virology, 84 (Pt 7): 1649–61, doi:10.1099/vir.0.19110-0, PMID 12810858
  88. International Committee on Taxonomy of Viruses (2002), 61.0.6. Lentivirus, National Institutes of Health, lưu trữ từ nguyên tác ngày 18 tháng 4 năm 2006, truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012
  89. International Committee on Taxonomy of Viruses (2002), 61. Retroviridae, National Institutes of Health, lưu trữ từ nguyên tác ngày 17 tháng 12 năm 2001, truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012
  90. Levy JA (tháng 11 năm 1993), "HIV pathogenesis and long-term survival", AIDS, 7 (11): 1401–10, doi:10.1097/00002030-199311000-00001, PMID 8280406
  91. Smith JA, Daniel R (tháng 5 năm 2006), "Following the path of the virus: the exploitation of host DNA repair mechanisms by retroviruses", ACS Chemical Biology, 1 (4): 217–26, doi:10.1021/cb600131q, PMID 17163676
  92. Martínez MA, bt. (2010), RNA interference and viruses : current innovations and future trends, Norfolk: Caister Academic Press, tr. 73, ISBN 978-1-904455-56-1, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
  93. Gerald B. Pier, bt. (2004), Immunology, infection, and immunity, Washington, DC: ASM Press, tr. 550, ISBN 978-1-55581-246-1, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 5 9, 2016, truy cập tháng 6 27, 2015
  94. a b c Zhang C, Zhou S, Groppelli E, Pellegrino P, Williams I, Borrow P, Chain BM, Jolly C (tháng 4 năm 2015), "Hybrid spreading mechanisms and T cell activation shape the dynamics of HIV-1 infection", PLOS Computational Biology, 11 (4): e1004179, arXiv:1503.08992, Bibcode:2015PLSCB..11E4179Z, doi:10.1371/journal.pcbi.1004179, PMC 4383537, PMID 25837979
  95. Jolly C, Kashefi K, Hollinshead M, Sattentau QJ (tháng 1 năm 2004), "HIV-1 cell to cell transfer across an Env-induced, actin-dependent synapse", The Journal of Experimental Medicine, 199 (2): 283–93, doi:10.1084/jem.20030648, PMC 2211771, PMID 14734528
  96. Sattentau Q (tháng 11 năm 2008), "Avoiding the void: cell-to-cell spread of human viruses", Nature Reviews. Microbiology, 6 (11): 815–26, doi:10.1038/nrmicro1972, PMID 18923409, S2CID 20991705
  97. Sigal A, Kim JT, Balazs AB, Dekel E, Mayo A, Milo R, Baltimore D (tháng 8 năm 2011), "Cell-to-cell spread of HIV permits ongoing replication despite antiretroviral therapy" (PDF), Nature, 477 (7362): 95–98, Bibcode:2011Natur.477...95S, doi:10.1038/nature10347, PMID 21849975, S2CID 4409389
  98. Gilbert PB, McKeague IW, Eisen G, Mullins C, Guéye-NDiaye A, Mboup S, Kanki PJ (tháng 2 năm 2003), "Comparison of HIV-1 and HIV-2 infectivity from a prospective cohort study in Senegal", Statistics in Medicine, 22 (4): 573–93, doi:10.1002/sim.1342, PMID 12590415
  99. Reeves JD, Doms RW (tháng 6 năm 2002), "Human immunodeficiency virus type 2", The Journal of General Virology, 83 (Pt 6): 1253–65, doi:10.1099/0022-1317-83-6-1253, PMID 12029140
  100. Piatak M, Saag MS, Yang LC, Clark SJ, Kappes JC, Luk KC, Hahn BH, Shaw GM, Lifson JD (tháng 3 năm 1993), "High levels of HIV-1 in plasma during all stages of infection determined by competitive PCR", Science, 259 (5102): 1749–54, Bibcode:1993Sci...259.1749P, doi:10.1126/science.8096089, PMID 8096089, S2CID 12158927
  101. Pantaleo G, Demarest JF, Schacker T, Vaccarezza M, Cohen OJ, Daucher M, Graziosi C, Schnittman SS, Quinn TC, Shaw GM, Perrin L, Tambussi G, Lazzarin A, Sekaly RP, Soudeyns H, Corey L, Fauci AS (tháng 1 năm 1997), "The qualitative nature of the primary immune response to HIV infection is a prognosticator of disease progression independent of the initial level of plasma viremia", Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 94 (1): 254–58, Bibcode:1997PNAS...94..254P, doi:10.1073/pnas.94.1.254, PMC 19306, PMID 8990195
  102. Hel Z, McGhee JR, Mestecky J (tháng 6 năm 2006), "HIV infection: first battle decides the war", Trends in Immunology, 27 (6): 274–81, doi:10.1016/j.it.2006.04.007, PMID 16679064
  103. Pillay, Deenan; Genetti, Anna Maria; Weiss, Robin A. (2007), "Human Immunodeficiency Viruses", trong Zuckerman, Arie J.; et al. (bt.), Principles and practice of clinical virology (lxb. 6th), Hoboken, NJ: Wiley, tr. 905, ISBN 978-0-470-51799-4
  104. Mehandru S, Poles MA, Tenner-Racz K, Horowitz A, Hurley A, Hogan C, Boden D, Racz P, Markowitz M (tháng 9 năm 2004), "Primary HIV-1 infection is associated with preferential depletion of CD4+ T lymphocytes from effector sites in the gastrointestinal tract", The Journal of Experimental Medicine, 200 (6): 761–70, doi:10.1084/jem.20041196, PMC 2211967, PMID 15365095
  105. Brenchley JM, Schacker TW, Ruff LE, Price DA, Taylor JH, Beilman GJ, Nguyen PL, Khoruts A, Larson M, Haase AT, Douek DC (tháng 9 năm 2004), "CD4+ T cell depletion during all stages of HIV disease occurs predominantly in the gastrointestinal tract", The Journal of Experimental Medicine, 200 (6): 749–59, doi:10.1084/jem.20040874, PMC 2211962, PMID 15365096
  106. a b editor, Julio Aliberti (2011), Control of Innate and Adaptive Immune Responses During Infectious Diseases, New York: Springer Verlag, tr. 145, ISBN 978-1-4614-0483-5, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 24, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015CS1 maint: extra text: authors list (link)
  107. Appay V, Sauce D (tháng 1 năm 2008), "Immune activation and inflammation in HIV-1 infection: causes and consequences", The Journal of Pathology, 214 (2): 231–41, doi:10.1002/path.2276, PMID 18161758, S2CID 26830006
  108. Brenchley JM, Price DA, Schacker TW, Asher TE, Silvestri G, Rao S, Kazzaz Z, Bornstein E, Lambotte O, Altmann D, Blazar BR, Rodriguez B, Teixeira-Johnson L, Landay A, Martin JN, Hecht FM, Picker LJ, Lederman MM, Deeks SG, Douek DC (tháng 12 năm 2006), "Microbial translocation is a cause of systemic immune activation in chronic HIV infection", Nature Medicine, 12 (12): 1365–71, doi:10.1038/nm1511, PMC 1717013, PMID 17115046