Khác biệt giữa các bản “Kiến trúc”
Dòng 7: Dòng 7:
 
File:Coral1512.jpg|Coral1512|Các loài cá sử dụng các cấu trúc [[san hô]] tự nhiên có sẵn để làm nơi trú ngụ, ẩn nấp tạm thời trước các loài săn mồi.
 
File:Coral1512.jpg|Coral1512|Các loài cá sử dụng các cấu trúc [[san hô]] tự nhiên có sẵn để làm nơi trú ngụ, ẩn nấp tạm thời trước các loài săn mồi.
 
File:Birds nest robins (17549346460).jpg|Birds_nest_robins_(17549346460)|Các loài chim tự tạo ra tổ, phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn là đẻ trứng và nuôi chim con.
 
File:Birds nest robins (17549346460).jpg|Birds_nest_robins_(17549346460)|Các loài chim tự tạo ra tổ, phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn là đẻ trứng và nuôi chim con.
File:Apis mellifera carnica worker honeycomb 2.jpg|Apis_mellifera_carnica_worker_honeycomb_2|Các loài [[ong]] tự tạo ra cấu trúc tổ để phục vụ đa dạng các nhu cầu lâu dài như trú ngụ, nuôi con, sản xuất, dự trữ, ...
+
File:Windy Slope Cave 2011 Bat Count - 05.jpg|Windy_Slope_Cave_2011_Bat_Count_-_05|Loài [[dơi]] trú ngụ ngắn hạn trong các hang động, chờ chuyến đi ăn tiếp theo.
 +
File:Apis mellifera carnica worker honeycomb 2.jpg|Apis_mellifera_carnica_worker_honeycomb_2|Các loài [[ong]] tự tạo ra cấu trúc tổ để phục vụ đa dạng các nhu cầu như trú ngụ, nuôi con, sản xuất, dự trữ, ...
 
File:PufferArt.jpg|PufferArt|Một loài [[cá nóc]] tự tạo ra một cấu trúc phẳng có tính hình học phức tạp chỉ để gây ấn tượng cho con cá giống cái trong quá trình quyến rũ.
 
File:PufferArt.jpg|PufferArt|Một loài [[cá nóc]] tự tạo ra một cấu trúc phẳng có tính hình học phức tạp chỉ để gây ấn tượng cho con cá giống cái trong quá trình quyến rũ.
File:Ha noi moi avenue.jpg|Ha_noi_moi_avenue|Loài người với đa dạng các cấu trúc phi tự nhiên phục vụ đa dạng nhu cầu của đa dạng các cá nhân, tập thể; từ ngắn hạn đến lâu dài, từ vật chất đến tinh thần.
+
File:Long Island City New York May 2015 panorama 3.jpg|Long_Island_City_New_York_May_2015_panorama_3|Loài người với đa dạng các cấu trúc phi tự nhiên phục vụ đa dạng nhu cầu của đa dạng các cá nhân, tập thể; từ ngắn hạn đến lâu dài, từ vật chất đến tinh thần.
 
</gallery>
 
</gallery>
Theo chiều hướng này, khái niệm kiến trúc đã gắn theo từng bước [[tiến hóa]] của loài người. Tuy vậy, tất nhiên cần phải phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc trú ngụ và kiến trúc, vì để đạt khái niệm kiến trúc, điều kiện đầu tiên là cấu trúc phải có '''tính nhân tạo'''. Từ buổi đầu, với sự hạn chế về công cụ và tư duy, người tiền sử chỉ có thể dựa vào các cấu trúc có sẵn của tự nhiên để làm nơi trú ngụ như tán cây cao, hang động tự nhiên. Tuy vậy, với bước nhảy của tư duy, người tiền sử đã cố gắng cải tạo môi trường sống xung quanh mình, manh nha một '''môi trường kiến trúc'''. Những sự cải tạo chỉ đơn thuần là các hình vẽ, những vết khắc trên vách hang, những hốc rỗng đặt các tạo vật tâm linh, được soi rọi bởi ánh sáng từ bếp lửa nhân tạo và cũng đôi khi, là những âm thanh nhân tạo từ các nhạc cụ thô sơ làm bằng xương động vật, vỏ ốc,..., mùi ám khói, mùi hương thịt động vật chín,... và thậm chí là những giọng hát thô sơ, những bóng đổ chuyển động theo các vũ điệu lên vách hang, và từ đây một cấu trúc rỗng vô hồn của tự nhiên đã trở thành '''kiến trúc của con người''', ấm áp, an toàn, sôi động. Con người đã tạo một môi trường đủ thoải mái để từ đó lại tiếp tục các hoạt động tinh thần để khám phá thế giới xung quanh họ; không chỉ để tạo ra các công cụ hữu dụng mà còn, như là một nghịch lý, bỏ một khối lượng lớn công sức và thời gian để tạo ra các tạo vật gần như là "không hữu dụng", chí ít là cho cuộc sống quá khắc nghiệt của thời tiền sử. Các hang động đã không chỉ đơn thuần là nơi '''trú ngụ vật chất''', tính kiến trúc còn đã được thể hiện qua các '''hoạt động tinh thần''' của con người. Các loài động vật khác cũng sử dụng các kết cấu bao che có sẵn của tự nhiên, nhưng chúng đã không có nhu cầu gì hơn ngoài những mục tiêu vật chất, ngắn hạn.
+
Theo chiều hướng này, khái niệm kiến trúc đã gắn theo từng bước [[tiến hóa]] của loài người. Tuy vậy, tất nhiên cần phải phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc trú ngụ và kiến trúc, vì để đạt khái niệm kiến trúc, điều kiện đầu tiên là cấu trúc phải có '''tính nhân tạo'''. Từ buổi đầu, với sự hạn chế về công cụ và tư duy, người tiền sử chỉ có thể dựa vào các cấu trúc có sẵn của tự nhiên để làm nơi trú ngụ, ẩn nấp như tán cây cao, bụi cỏ um tùm, hang động tự nhiên. Tuy vậy, với bước nhảy của tư duy, người tiền sử đã cố gắng cải tạo môi trường sống xung quanh mình, manh nha một '''môi trường kiến trúc''', đặc biệt là trong các hang động tự nhiên. Những sự cải tạo chỉ đơn thuần là các hình vẽ, những vết khắc trên vách hang, những hốc rỗng đặt các tạo vật tâm linh, được soi rọi bởi ánh sáng từ bếp lửa nhân tạo và cũng đôi khi, là những âm thanh nhân tạo từ các nhạc cụ thô sơ làm bằng xương động vật, vỏ ốc,..., mùi ám khói, mùi hương thịt động vật chín,... và thậm chí là những giọng nói, giọng hát thô sơ, những bóng đổ chuyển động theo các vũ điệu lên vách hang; và từ đây, một cấu trúc rỗng vô hồn của tự nhiên đã trở thành '''kiến trúc của con người''', ấm áp, an toàn, sôi động. Con người đã tạo một môi trường đủ thoải mái để từ đó lại tiếp tục các hoạt động tinh thần để khám phá thế giới xung quanh họ; không chỉ để tạo ra các công cụ hữu dụng mà còn, như là một nghịch lý, bỏ một khối lượng lớn công sức và thời gian để tạo ra các tạo vật gần như là "không hữu dụng", chí ít là cho cuộc sống quá khắc nghiệt của thời tiền sử. Các hang động đã không chỉ đơn thuần là nơi '''trú ngụ vật chất''', tính kiến trúc còn đã được thể hiện qua các '''hoạt động tinh thần''' của con người. Các loài động vật khác cũng sử dụng các kết cấu bao che có sẵn của tự nhiên, nhưng chúng đã không có nhu cầu gì hơn ngoài những mục tiêu vật chất, ngắn hạn.
 
<gallery>
 
<gallery>
 
File:Chimpanzees in Uganda (5984913059).jpg|Chimpanzees_in_Uganda_(5984913059)|Hình ảnh quần thể vượn trú ngụ giữa những tán cây cao trong tự nhiên gợi ý về hình ảnh của loài người ở những bước đầu [[tiến hóa]].  
 
File:Chimpanzees in Uganda (5984913059).jpg|Chimpanzees_in_Uganda_(5984913059)|Hình ảnh quần thể vượn trú ngụ giữa những tán cây cao trong tự nhiên gợi ý về hình ảnh của loài người ở những bước đầu [[tiến hóa]].  
Dòng 29: Dòng 30:
 
File:Ġgantija Temples.jpg|Ġgantija_Temples|Ġgantija, phế tích kiến trúc từ thời đại đồ đá mới ở [[Malta]]
 
File:Ġgantija Temples.jpg|Ġgantija_Temples|Ġgantija, phế tích kiến trúc từ thời đại đồ đá mới ở [[Malta]]
 
</gallery>
 
</gallery>
Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn chưa đem lại tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...
+
Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn chưa đem lại tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên, ổn định, lâu dài; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...
  
 
=== Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người ===
 
=== Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người ===

Phiên bản lúc 13:59, ngày 4 tháng 7 năm 2021

Kiến trúc là khái niệm chỉ hoạt động, tư duy tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên ở một tỷ lệ tương quan nhất định để phục vụ cho mục đích của con người. Kiến trúc là một khái niệm rộng, đa dạng, và trải dài kể từ khi con người xuất hiện, do đó có rất nhiều chiều hướng tiếp cận đến khái niệm, và bản thân khái niệm kiến trúc cũng không ngừng được bồi đắp, phát triển qua thời gian.

Khái niệm kiến trúc theo chiều hướng lịch sử

Sự phụ thuộc vào cấu trúc tự nhiên

Khi tiếp cận khái niệm kiến trúc theo chiều hướng lịch sử, tính hữu dụng là một đặc tính quan trọng để theo dấu sự phát triển. Tính hữu dụng ở đây là việc tạo ra một cấu trúc vật lý để phục vụ cho nhu cầu cụ thể. Tính hữu dụng kiến trúc cần được phân biệt với tính hữu dụng của các công cụ, một mặt, kiến trúc mang ý nghĩa một tỷ lệ không gian có độ lớn nhất định đối với cá thể sử dụng, và mặt khác, tính bất động của nó. Không chỉ loài người, các loài động vật khác cũng có những nhu cầu đòi hỏi một cấu trúc vật lý hỗ trợ.

Theo chiều hướng này, khái niệm kiến trúc đã gắn theo từng bước tiến hóa của loài người. Tuy vậy, tất nhiên cần phải phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc trú ngụ và kiến trúc, vì để đạt khái niệm kiến trúc, điều kiện đầu tiên là cấu trúc phải có tính nhân tạo. Từ buổi đầu, với sự hạn chế về công cụ và tư duy, người tiền sử chỉ có thể dựa vào các cấu trúc có sẵn của tự nhiên để làm nơi trú ngụ, ẩn nấp như tán cây cao, bụi cỏ um tùm, hang động tự nhiên. Tuy vậy, với bước nhảy của tư duy, người tiền sử đã cố gắng cải tạo môi trường sống xung quanh mình, manh nha một môi trường kiến trúc, đặc biệt là trong các hang động tự nhiên. Những sự cải tạo chỉ đơn thuần là các hình vẽ, những vết khắc trên vách hang, những hốc rỗng đặt các tạo vật tâm linh, được soi rọi bởi ánh sáng từ bếp lửa nhân tạo và cũng đôi khi, là những âm thanh nhân tạo từ các nhạc cụ thô sơ làm bằng xương động vật, vỏ ốc,..., mùi ám khói, mùi hương thịt động vật chín,... và thậm chí là những giọng nói, giọng hát thô sơ, những bóng đổ chuyển động theo các vũ điệu lên vách hang; và từ đây, một cấu trúc rỗng vô hồn của tự nhiên đã trở thành kiến trúc của con người, ấm áp, an toàn, sôi động. Con người đã tạo một môi trường đủ thoải mái để từ đó lại tiếp tục các hoạt động tinh thần để khám phá thế giới xung quanh họ; không chỉ để tạo ra các công cụ hữu dụng mà còn, như là một nghịch lý, bỏ một khối lượng lớn công sức và thời gian để tạo ra các tạo vật gần như là "không hữu dụng", chí ít là cho cuộc sống quá khắc nghiệt của thời tiền sử. Các hang động đã không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ vật chất, tính kiến trúc còn đã được thể hiện qua các hoạt động tinh thần của con người. Các loài động vật khác cũng sử dụng các kết cấu bao che có sẵn của tự nhiên, nhưng chúng đã không có nhu cầu gì hơn ngoài những mục tiêu vật chất, ngắn hạn.

Các kiến trúc - hang động là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người, nó đánh dấu tư duy định cư của người tiền sử, kể từ khi các loài người tiền sử đã lang thang khắp châu Phi, trên các đồng cỏ savanah mênh mông, vô định, ẩn nấp nguy hiểm; sự trú ngụ trong các hang động chắc chắn, an toàn đã thúc đẩy các bước nhảy tư duy cần thiết cho các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Kể từ các hang động tự nhiên, các cấu trúc nhân tạo của con người đã không còn nhiều dấu vết; với các vật liệu hữu cơ từ tự nhiên, công cụ và phương thức xây dựng thô sơ, các cấu trúc trú ngụ nhân tạo từ buổi đầu đã không thể tồn tại dưới sự khắc nghiệt của tự nhiên. Vẫn có một số cấu trúc nhân tạo bằng đá còn tồn tại dưới dạng khung; tuy rằng, chúng có thể đã là các cấu trúc phục vụ cho mục đích tín ngưỡng hơn là nhu cầu bao che thiết yếu, kể từ khi phải bỏ ra một khối lượng công sức và thời gian đáng kể trong tình trạng hạn hẹp của đời sống săn bắt - hái lượm cho một cấu trúc có không gian hạn chế, và hơn hết, các hang động vẫn là nơi trú ngụ lý tưởng nhất.

Tuy rằng, kiến trúc thời kỳ này vẫn chưa đem lại tính hữu dụng tối thiểu là đáp ứng nhu cầu trú ngụ cho con người, do còn nhiều hạn chế về công cụ, nhân lực, quản lý, kiến thức,... các cấu trúc nhân tạo đầu tiên đã đánh dấu một bước phát triển của kiến trúc, của việc tự tạo ra các cấu trúc phi tự nhiên, ổn định, lâu dài; là kết quả của việc tìm hiểu, khai thác vật liệu từ tự nhiên, chế tạo công cụ, tư duy hình học, phối hợp trong công tác xây dựng, phân công lao động,...

Sự tự chủ bước đầu trong kiến trúc của con người

Sau thời kỳ săn bắt - hái lượm, loài người chuyển sang xu hướng quần cư và định cư đặc biệt là ở những con sông lớn, tạo dựng nên các nền văn minh; điều này được bảo đảm với phương thức sản xuất nông nghiệp. Với phương thức sống mới và kéo theo nhiều nhu cầu mới, kiến trúc cũng phát triển để đảm bảo tính hữu dụng. Với sự khắc nghiệt của tự nhiên, chỉ các cấu trúc bằng đá, đất nung,... mới còn lưu dấu vết; và thường đó là các công trình có tính cộng đồng, tín ngưỡng, tập quyền; các công trình phục vụ đời sống thường nhật thường được cấu tạo bằng các vật liệu hữu cơ, thô sơ nên mau chóng biến mất theo thời gian.

Tham khảo

  1. Neil MacGregor. Living with the Gods. ISBN : 9780525521471