Mục từ này cần được bình duyệt
Ảo ảnh trắng/đang phát triển
Ảo ảnh trắng
Cầu vồng hà nội.jpg
Đề tàiTâm lí xã hội
Biên kịchNguyễn Thị Ngọc Tú (tiểu thuyết)
Đạo diễnNguyễn Khải Hưng
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Trường quayHà Nội
Yên Bái
Hải Phòng
Hiệu đínhNguyễn Khải Hưng
Thời lượng50 phút x 6 tập
Hãng chế tácHãng phim Truyền hình Việt Nam
Hãng phân phốiVTV
Phát hành
Nơi công bốViệt Nam
Công bố1997

Ảo ảnh trắng là một phim truyền hình của đạo diễn Nguyễn Khải Hưng, xuất phẩm năm 1997 tại Hà Nội[1].

Lịch sử[sửa]

Truyện phim phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tú[2].

Nội dung[sửa]

Bối cảnh bộ phim chủ yếu diễn ra tại một bệnh viện không xác định ở Hà Nội thập niên 1980, thông qua số phận đôi vợ chồng Doãn (Bùi Bài Bình) và Thuận (Lan Hương) với ông chồng bị ung thư gan phải nằm điều trị dài ngày. Tuyến truyện trải dần ra với số phận các y sĩ, y tá, lao côngbệnh nhân với những vấn đề nội tâm và quan hệ đan xen nhau.

Kĩ thuật[sửa]

Bộ phim khởi quay vào mùa hè năm 1996 và sang năm 1997 trình chiếu đều đặn trên VTV mỗi thứ Sáu hàng tuần.

Sản xuất[sửa]

Diễn xuất[sửa]

Văn hóa[sửa]

Mặc dù phỏng theo tiểu thuyết, tuy nhiên tập truyện phim lại đoạt giải thưởng cấp Nhà nước năm 2001[3].

  • Trong nguyên bản, bối cảnh chủ yếu là bệnh viện Bạch Mai, nhưng khi lên sóng, tình tiết này bị lược đi vì một số vấn đề tế nhị.
  • Sau khi phim công chiếu, nam tài tử Đức Hải đột ngột trở thành hiện tượng giải trí với biệt hiệu Ki nhà xác suốt thời gian dài.
  • Bộ phim chỉ chiếu một lần vào năm 1997 rồi bị cấm nhiều năm vì chạm chủ đề cấm kị đương thời là bệnh tật, đồng thời, lí do được một số báo chí nêu là cách chuyển tải thông điệp rất ám ảnh với hình ảnh chiếc còi xe cứu thương ngay từ đầu phim.

'Ảo ảnh trắng' không đi vào một thực tế ồn ào, sôi động, không khai thác những mâu thuẫn gay gắt, căng thẳng, giàu kịch tính mà phản ánh một mặt của đời thường nhưng lại có sức gợi mở những suy tư, lắng đọng. Bối cảnh chính là bệnh viện Bạch Mai, nhân vật chính là một bệnh nhân ung thư, vây quanh là những con người với bao mối quan hệ phức tạp, thật, giả khó lường. Bệnh viện như một xã hội thu nhỏ, là nơi chứa đựng những lo âu, đau đớn, và bộc lộ đầy đủ tình yêu thương mãnh liệt bằng mọi cách níu kéo, giành giật sự sống cho con người. Thế nhưng, khi những biểu hiện tiêu cực đang hoành hành trong xã hội thì một ngành cao đẹp như ngành y cũng không còn là 'cấm địa', và lương y đâu còn là 'từ mẫu'. Hiện tượng bác sĩ, y tá moi tiền người nhà bệnh nhân, rồi kéo bè, kéo cánh, phá nhau về chuyên môn, bất kể sinh mệnh bệnh nhân... được khắc họa sống động với nhiều chi tiết sắc bén. Nhưng cuốn tiểu thuyết không phải là một bức tranh hoàn toàn màu xám. Với cách nhìn, cách nghĩ đôn hậu, đồng thời với việc phanh phui một số mặt tiêu cực, tác giả cũng phát hiện và nâng niu những điểm sáng tốt đẹp, những giá trị nhân văn khiến người đọc vẫn tin yêu cuộc đời. Như nữ bác sĩ Vân hết lòng chăm sóc bệnh nhân, khi cần còn lấy máu mình tiếp cho bệnh nhân, như bác sĩ Luận ngày đêm nghiên cứu cách chữa cho những người mắc bệnh hiểm nghèo. Bác sĩ Đỗ Linh, giám đốc bệnh viện sáng suốt, vững vàng, giàu lòng nhân ái... Đặc biệt xúc động với nhiều trang viết giàu cảm xúc với lối hành văn giản dị, nhưng ngôn từ có sức lay động, truyền cảm khi thể hiện tình cảm hai vợ chồng (Thuận và Doãn) yêu thương nhau hết mức. Thuận hết lòng lo thuốc men chạy chữa cho chồng, ngoài thuốc bệnh viện bất kể công sức, tiền nong. Doãn thương yêu vợ hơn cả bản thân mình. Rồi tình cha con giữa Doãn và bé Vi thật ấm áp.

— Báo Văn Nghệ số 42, năm 2018

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]