Khác biệt giữa các bản “Thảo luận:Khmer Đỏ”
Dòng 14: Dòng 14:
 
: Một lát sau hiện ra trước mắt là một cảnh tượng ảo giác. Hàng ngàn người ốm yếu và thương tật đang rời bỏ thành phố. Những người khỏe nhất lê lết đáng thương, người khác được bạn bè vác đi, và một số còn đang nằm trên chiếc giường được gia đình họ đẩy đi với dụng cụ truyền dịch xóc nảy bên cạnh. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh một người tàn tật không có bàn tay hay bàn chân, quằn quại trên mặt đất như con sâu bị đứt, hay một người cha khóc lóc mang theo đứa con gái mười tuổi được bọc trong một cái chăn quấn quanh cổ trông như cái ná, hay một người đàn ông với bàn chân lủng lẳng chỉ nối với cẳng chân bằng da. "Tôi có thể ở đây trong chiều và đêm nay với anh được không?" anh ta hỏi. "Không, anh biết là không thể mà, anh phải rời đi càng nhanh càng tốt." Từ chối chỗ trú ẩn cho người ốm đau và thương tật khiến cho ai đó cảm thấy rằng chút ít nhân phẩm cuối cùng trong con người đã mất đi...
 
: Một lát sau hiện ra trước mắt là một cảnh tượng ảo giác. Hàng ngàn người ốm yếu và thương tật đang rời bỏ thành phố. Những người khỏe nhất lê lết đáng thương, người khác được bạn bè vác đi, và một số còn đang nằm trên chiếc giường được gia đình họ đẩy đi với dụng cụ truyền dịch xóc nảy bên cạnh. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh một người tàn tật không có bàn tay hay bàn chân, quằn quại trên mặt đất như con sâu bị đứt, hay một người cha khóc lóc mang theo đứa con gái mười tuổi được bọc trong một cái chăn quấn quanh cổ trông như cái ná, hay một người đàn ông với bàn chân lủng lẳng chỉ nối với cẳng chân bằng da. "Tôi có thể ở đây trong chiều và đêm nay với anh được không?" anh ta hỏi. "Không, anh biết là không thể mà, anh phải rời đi càng nhanh càng tốt." Từ chối chỗ trú ẩn cho người ốm đau và thương tật khiến cho ai đó cảm thấy rằng chút ít nhân phẩm cuối cùng trong con người đã mất đi...
  
: Sau đó chúng tôi chứng kiến toàn bộ cư dân Phnom Penh rời đi. Trước buổi trưa, một người đàn ông nhỏ bé mặc đồ đen đi đến cửa từng nhà trong địa bàn: "Bạn phải đi nhanh. Quân Mỹ sắp ném bom thành phố. Hãy đi xa mười hoặc mười hai dặm, đừng đem theo gì nhiều, không cần phải khóa cửa, chúng tôi sẽ lo liệu mọi thứ cho đến khi bạn về. Bạn sẽ quay về trong hai đến ba ngày, ngay khi chúng tôi ổn định lại thành phố. <p. 6–7>
+
: Sau đó chúng tôi chứng kiến toàn bộ cư dân Phnom Penh di tản. Trước buổi trưa, một người đàn ông nhỏ bé mặc đồ đen đi đến cửa từng nhà trong địa bàn: "Bạn phải đi nhanh. Quân Mỹ sắp ném bom thành phố. Hãy đi xa mười hoặc mười hai dặm, đừng đem theo gì nhiều, không cần phải khóa cửa, chúng tôi sẽ lo liệu mọi thứ cho đến khi bạn về. Bạn sẽ quay về trong hai đến ba ngày, ngay khi chúng tôi ổn định lại thành phố. <p. 6–7>
 +
 
 +
* Vào buổi sáng ngày 19, ba nhân vật cấp cao của chế độ mới xuất hiện bên ngoài cổng sứ quán. "Chúng tôi muốn nói chuyện với đại biểu của nước Pháp." Khoảnh khắc gặp phó lãnh sự, họ ra một tối hậu thư yêu cầu phải được đáp ứng trước khi bất kỳ sự đàm phán nào có thể bắt đầu. "Trục xuất những kẻ phản quốc khỏi sứ quán; rồi chúng ta sẽ bàn xem làm gì với những người nước ngoài." Những kẻ phản quốc là một vài người nổi tiếng từng xin được tị nạn chính trị: Ung Bun Hor, chủ tịch quốc hội; Luong Nal, bộ trưởng y tế; Mam Monivann, vợ người Lào của Sihanouk; và Sisowath Sirik Matak, anh họ Sihanouk...

Phiên bản lúc 10:41, ngày 29 tháng 9 năm 2023

Sihanouk viết rằng vào năm 1975 ông, Khieu Samphan, và Khieu Thirith đến thăm Chu Ân Lai khi ấy đang ốm nặng. Chu Ân Lai cảnh báo họ đừng có cố vươn một lèo đến chủ nghĩa cộng sản bằng một "cú đại nhảy vọt" mà bỏ qua các bước trung gian, như Trung Quốc đã làm và nhận lấy kết cục thảm khốc vào cuối những năm 1950. Khieu Samphan và Khieu Thirith "chỉ nở một nụ cười hoài nghi và hợm hĩnh." Khieu Samphan và Son Sen về sau khoe khoang với Sihanouk rằng "chúng ta sẽ là quốc gia đầu tiên tạo ra một xã hội cộng sản hoàn thiện mà chẳng phải phí thì giờ vào các bước trung gian." <Ross 1990, p. 52>

Cambodge année zéro / Cambodia: Year Zero / Campuchia: Năm Không – François Ponchaud

François Ponchaud năm 2017.
Ponchaud, François (1978), Cambodia: Year Zero, New York: Henry Holt & Co, ISBN 978-0-03-040306-4

François Ponchaud là một linh mục Công giáo và nhà truyền giáo. Ông đến Campuchia vào năm 1965, sống "5 năm hòa bình, 5 năm chiến tranh, và 3 tuần dưới chế độ Khmer Đỏ". Ông là một trong những nhân chứng bên ngoài hiếm hoi được trải nghiệm thực tế cuộc sống trong chế độ này, vào những ngày đầu của nó. Từ trải nghiệm của bản thân và tường thuật của những người tị nạn chạy trốn sang Thái Lan, Việt Nam, và Pháp; Ponchaud là một trong những người đầu tiên nhìn thấu bản chất của Khmer Đỏ. Ông viết Campuchia: Năm Không, cuốn sách giúp thế giới bên ngoài lần đầu biết đến sự tàn bạo của chế độ này. Sách tiếng Pháp xuất bản năm 1977, tiếng Anh năm 1978. Dưới đây tôi dịch một số đoạn đáng chú ý trong sách:

  • Tôi thấy sự hà khắc của chế độ cách mạng, nhưng tôi xem đó như là điều cần thiết nhất thời bởi chiến tranh... Thế nhưng sau khi nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng những bản tin từ Đài phát thanh Phnom Penh cùng lời kể của những người tị nạn vào năm 1975 và 1976, tôi buộc phải đi đến kết luận không thể chối cãi rằng cách mạng Khmer là đẫm máu nhất trong thế kỷ này. <p. xiv>
  • Tôi không tin lời những người nói tiếng Pháp và những người giàu sang, vì họ mất mát quá nhiều dưới chế độ mới. <p. xv>
  • Vào khoảng 1 giờ chiều tôi nhận được một cuộc gọi từ ký túc xá sinh viên: chúng ta có thể đón nhận những người bị bệnh và bị thương từ bệnh viện Preah Ket Mealea mới được bảo là phải sơ tán khỏi đó hay không? Đó là bệnh viện dân sự lớn nhất trong thành phố, nhưng ở đó cũng có khá nhiều binh sĩ bị thương. "Tùy, cứ làm điều mà anh cho là tốt nhất."
Một lát sau hiện ra trước mắt là một cảnh tượng ảo giác. Hàng ngàn người ốm yếu và thương tật đang rời bỏ thành phố. Những người khỏe nhất lê lết đáng thương, người khác được bạn bè vác đi, và một số còn đang nằm trên chiếc giường được gia đình họ đẩy đi với dụng cụ truyền dịch xóc nảy bên cạnh. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh một người tàn tật không có bàn tay hay bàn chân, quằn quại trên mặt đất như con sâu bị đứt, hay một người cha khóc lóc mang theo đứa con gái mười tuổi được bọc trong một cái chăn quấn quanh cổ trông như cái ná, hay một người đàn ông với bàn chân lủng lẳng chỉ nối với cẳng chân bằng da. "Tôi có thể ở đây trong chiều và đêm nay với anh được không?" anh ta hỏi. "Không, anh biết là không thể mà, anh phải rời đi càng nhanh càng tốt." Từ chối chỗ trú ẩn cho người ốm đau và thương tật khiến cho ai đó cảm thấy rằng chút ít nhân phẩm cuối cùng trong con người đã mất đi...
Sau đó chúng tôi chứng kiến toàn bộ cư dân Phnom Penh di tản. Trước buổi trưa, một người đàn ông nhỏ bé mặc đồ đen đi đến cửa từng nhà trong địa bàn: "Bạn phải đi nhanh. Quân Mỹ sắp ném bom thành phố. Hãy đi xa mười hoặc mười hai dặm, đừng đem theo gì nhiều, không cần phải khóa cửa, chúng tôi sẽ lo liệu mọi thứ cho đến khi bạn về. Bạn sẽ quay về trong hai đến ba ngày, ngay khi chúng tôi ổn định lại thành phố. <p. 6–7>
  • Vào buổi sáng ngày 19, ba nhân vật cấp cao của chế độ mới xuất hiện bên ngoài cổng sứ quán. "Chúng tôi muốn nói chuyện với đại biểu của nước Pháp." Khoảnh khắc gặp phó lãnh sự, họ ra một tối hậu thư yêu cầu phải được đáp ứng trước khi bất kỳ sự đàm phán nào có thể bắt đầu. "Trục xuất những kẻ phản quốc khỏi sứ quán; rồi chúng ta sẽ bàn xem làm gì với những người nước ngoài." Những kẻ phản quốc là một vài người nổi tiếng từng xin được tị nạn chính trị: Ung Bun Hor, chủ tịch quốc hội; Luong Nal, bộ trưởng y tế; Mam Monivann, vợ người Lào của Sihanouk; và Sisowath Sirik Matak, anh họ Sihanouk...