Mục từ này cần được bình duyệt
Tùy tưởng lục
Phiên bản vào lúc 21:36, ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)

Tùy tưởng lục (tiếng Hi Lạp : Τὰ εἰς ἑαυτόν) là nhan đề hậu thế đặt cho hợp tuyển di cảo bằng Cổ Hi văn của sa hoàng Marcus Aurelius (121 - 180), thuộc số ít trứ tác cổ đại còn lưu truyền khá toàn vẹn tới nay.

Lịch sử

Marcus Aurelius Antoninus Augustus tại nhậm đệ nhất chấp chính quan giai đoạn 161 - 180, nhưng phần lớn thời gian tại vị phải kinh qua trận mạc, cho nên ông thường dành lúc thư nhàn để soạn nhật kí. Những trứ tác này bắt đầu được phát hiện và sưu tầm từ cuối thế kỉ IX, tồn tại qua trường kì lịch sử bằng những bản do người khác chép lại. Mãi tới thế kỉ XVI mới được hiệu chính thành sách với nhan đề Τὰ εἰς ἑαυτόν, minh diễn là "trầm tư" hoặc "tự tỉnh", do hiệu chính viên mượn vài ý trong thủ cảo.

Nội dung

Ở thời điểm ấn hành sơ khởi, Tùy tưởng lục được chia thành 12 quyển, không tuân thủ thứ tự thời gian mà chú trọng biểu hiện thế giới quan của tác giả. Do thủ bản được thực hiện ở hình thức hồi kí nên tác gia không kiêng dè bất cứ chuẩn tắc nào, mà ngược lại, thể hiện rõ ý thức khắc kỉ vốn thịnh hành thời Pax Romana.

Văn hóa

Ấn bản Tùy tưởng lục cung cấp cho hậu thế góc nhìn tiệm cận về tư tưởng nhân vật lịch sử Marcus Aurelius Antoninus Augustus, qua đó nêu những kiến giải khác nhau về bối cảnh La Mã cuối triều Ngũ Hiền Đế. Đối với học giới, đây là cứ liệu quý về văn phạm Cổ Hi Lạp, vì tác phẩm hoàn toàn xử dụng Cổ Hi văn (Ελληνιστική Κοινή).

Tham khảo

Liên kết