Khác biệt giữa các bản “Nam ông mộng lục/đang phát triển”
Dòng 10: Dòng 10:
  
 
''Nam ông mộng lục'' xuất phẩm với chủ đích của tác giả là xóa tan những ngờ vực trong giới quan viên [[Trung Hoa]] vốn vừa ác cảm vừa ít hiểu biết về tình hình biên thùy phương Nam, may sao lại có một ông hoàng nước Nam ở cạnh để kể cho họ nghe bằng thứ [[văn chương]] cổ kính, phong tình. Tác phẩm rõ ràng thể hiện trong mắt độc giả những điều vừa hấp dẫn vừa mới lạ về một nước Nam tuy nhỏ về cương thổ nhưng lại không kém phần lớn về phong hóa, với những nét người nét tình đặc thù.
 
''Nam ông mộng lục'' xuất phẩm với chủ đích của tác giả là xóa tan những ngờ vực trong giới quan viên [[Trung Hoa]] vốn vừa ác cảm vừa ít hiểu biết về tình hình biên thùy phương Nam, may sao lại có một ông hoàng nước Nam ở cạnh để kể cho họ nghe bằng thứ [[văn chương]] cổ kính, phong tình. Tác phẩm rõ ràng thể hiện trong mắt độc giả những điều vừa hấp dẫn vừa mới lạ về một nước Nam tuy nhỏ về cương thổ nhưng lại không kém phần lớn về phong hóa, với những nét người nét tình đặc thù.
 +
 +
Tại [[Việt Nam]], mãi tới [[thập niên 1930]] mới có những bản dịch [[tiếng Việt]] hiện đại ra mắt công chúng. Trước đó, ''Nam ông mộng lục'' ít được ngay cả sĩ lâm biết.
 
==Xem thêm==
 
==Xem thêm==
 
* [[Văn học Việt Nam]]
 
* [[Văn học Việt Nam]]

Phiên bản lúc 10:55, ngày 11 tháng 10 năm 2020

Nam ông mộng lục (Hán văn : 南翁夢錄) là nhan đề một tùng thư được cho là do tác giả Lê Trừng chủ biên và ấn hành khoảng năm 1445 tại Kim Lăng.

Nguyên tự

Nam ông mộng lục có thể minh diễn là "hợp tuyển những kí sự của ông già nước An Nam". "Mộng" (夢) trong ngữ cảnh trung đại hoặc thời kì tác giả sống là những hồi cố về quá khứ hoàng kim đã xa lắm rồi, lấy ý từ điển tích Trang Châu mộng hồ điệp.

Lịch sử

Năm 1407 (Minh Vĩnh Lịch thứ 5), triều Hồ đổ, tông thất Hồ Quý Ly bị dong từ cửa bể Kì La (nay thuộc Hà Tĩnh) về an trí tại Kim Lăng. Hoàng trưởng tử Hồ Nguyên Trừng sẵn có tài năng nên được triều Minh bổ làm quan viên ở Công bộ. Ông bèn đổi về họ cũ của cha thành Lê Trừng, tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông.

Cứ bài tựa trong Nam ông mộng lục thì sách này được ông soạn năm 1438 do sự khích lệ của các bạn đồng nghiệp, năm 1445 thì hoàn thành và đem ấn hành tại Kim Lăng, năm sau ông mất.

Nguyên bản gồm 31 thiên, đến nay chỉ lưu truyền được 28 thiên, có các bài tựa và bạt (hậu tựa) của chính tác giả cùng các bạn văn. Nội dung sách ghi lại những thần tích, giai thoại thời Lý-Trần-Hồ, những giai đoạn gần nhất với sự am hiểu của tác giả. Một số thiên về sau được các tác giả Đại Việt sử kí toàn thư sưu tầm và chép lại, giữ nguyên giọng điệu như một cách tôn trọng tiền bối.

Nam ông mộng lục xuất phẩm với chủ đích của tác giả là xóa tan những ngờ vực trong giới quan viên Trung Hoa vốn vừa ác cảm vừa ít hiểu biết về tình hình biên thùy phương Nam, may sao lại có một ông hoàng nước Nam ở cạnh để kể cho họ nghe bằng thứ văn chương cổ kính, phong tình. Tác phẩm rõ ràng thể hiện trong mắt độc giả những điều vừa hấp dẫn vừa mới lạ về một nước Nam tuy nhỏ về cương thổ nhưng lại không kém phần lớn về phong hóa, với những nét người nét tình đặc thù.

Tại Việt Nam, mãi tới thập niên 1930 mới có những bản dịch tiếng Việt hiện đại ra mắt công chúng. Trước đó, Nam ông mộng lục ít được ngay cả sĩ lâm biết.

Xem thêm

Tham khảo

Tài liệu

Tư liệu