Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Dioxin”
Dòng 10: Dòng 10:
 
Dioxin chủ yếu là sản phẩm phụ của các quá trình công nghiệp nhưng cũng có thể được sinh ra từ các quá trình tự nhiên như cháy rừng hay phun trào núi lửa.<ref name="WHO"/> Khác với PCB, PCDD và PCDF chưa từng được chủ ý sản xuất để tiêu thụ mà hoàn toàn là phụ phẩm không mong muốn.<ref name="Hites">{{cite journal | last1 = Hites | first1 = Ronald A. | title = Dioxins: An Overview and History | journal = Environmental Science &amp; Technology | publisher = American Chemical Society (ACS) | date = 3 September 2010 | volume = 45 | issue = 1 | pages = 16–20 | doi = 10.1021/es1013664 | pmid = 20815379 | s2cid = 1223072 | doi-access = free}}</ref> Ví dụ tiêu biểu nhất là sự hiện diện của TCDD trong [[2,4,5-trichlorophenol]] được sản xuất từ phản ứng của [[1,2,4,5-tetrachlorobenzene]] với [[natri hydroxide]].<ref name="Hites"/> Mặc dù dioxin tồn tại với lượng thấp trong một số sản phẩm thương mại, việc sử dụng rộng rãi những sản phẩm này làm phát tán dioxin vào môi trường đến các mức độ mà đôi khi cần phải khắc phục.<ref name="Hites"/>
 
Dioxin chủ yếu là sản phẩm phụ của các quá trình công nghiệp nhưng cũng có thể được sinh ra từ các quá trình tự nhiên như cháy rừng hay phun trào núi lửa.<ref name="WHO"/> Khác với PCB, PCDD và PCDF chưa từng được chủ ý sản xuất để tiêu thụ mà hoàn toàn là phụ phẩm không mong muốn.<ref name="Hites">{{cite journal | last1 = Hites | first1 = Ronald A. | title = Dioxins: An Overview and History | journal = Environmental Science &amp; Technology | publisher = American Chemical Society (ACS) | date = 3 September 2010 | volume = 45 | issue = 1 | pages = 16–20 | doi = 10.1021/es1013664 | pmid = 20815379 | s2cid = 1223072 | doi-access = free}}</ref> Ví dụ tiêu biểu nhất là sự hiện diện của TCDD trong [[2,4,5-trichlorophenol]] được sản xuất từ phản ứng của [[1,2,4,5-tetrachlorobenzene]] với [[natri hydroxide]].<ref name="Hites"/> Mặc dù dioxin tồn tại với lượng thấp trong một số sản phẩm thương mại, việc sử dụng rộng rãi những sản phẩm này làm phát tán dioxin vào môi trường đến các mức độ mà đôi khi cần phải khắc phục.<ref name="Hites"/>
  
Dioxin sinh ra từ [[luyện kim]], tẩy trắng bột giấy bằng chlor, sản xuất thuốc diệt hại và diệt cỏ.<ref name="WHO"/> Về khoản phát thải ra môi trường thì lò đốt chất thải không kiểm soát (chất thải rắn và chất thải bệnh viện) là quan ngại nhất do đốt không triệt để.<ref name="WHO"/> Dioxin có ở khắp mọi nơi trên thế giới.<ref name="WHO"/> Chúng thuộc tập hợp các chất được gọi là [[chất ô nhiễm hữu cơ bền bỉ]] (POP) tồn tại lâu ngoài môi trường.<ref name="Kurwadkar">{{cite book | editor1-last = Kurwadkar | editor1-first = Sudarshan | editor2-last = Mandal | editor2-first = Prabir | editor3-last = Soni | editor3-first = Shivani | date = 2020 | title = Dioxin: Environmental Fate and Health/Ecological Consequences | url = https://www.routledge.com/Dioxin-Environmental-Fate-and-HealthEcological-Consequences/Kurwadkar-Mandal-Soni/p/book/9781138047242 | publisher = CRC Press | isbn = 978-1-315-17096-1}}</ref>{{rp|24}} Hàm lượng dioxin cao nhất được thấy ở một số mẫu đất, trầm tích, thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ sữa, cá, thịt, động vật có vỏ.<ref name="WHO"/> Con người nhiễm dioxin hầu hết là từ thực phẩm ăn vào.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|13}} Bởi tính bền và ái [[lipid]],<ref name="Kulkarni"/> dioxin đa phần tích lũy trong mô mỡ động vật, được hấp thu và lưu trữ tại đó lâu dài.<ref name="epa"/><ref name="Kurwadkar"/>{{rp|143}} Trong cơ thể, dioxin mất 7–11 năm để bán rã.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|143}} Thực phẩm nhiều chất béo như những sản phẩm động vật có nồng độ dioxin cao hơn; ngược lại dioxin tồn tại không đáng kể trong rau, quả, ngũ cốc.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|144}} Tính chất hóa học khác bao gồm ít tan trong nước, kỵ nước, áp suất hơi thấp, và điểm nóng chảy cao.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|3}}
+
Dioxin sinh ra từ [[luyện kim]], tẩy trắng bột giấy bằng chlor, sản xuất thuốc diệt hại và diệt cỏ.<ref name="WHO"/> Về khoản phát thải ra môi trường thì lò đốt chất thải không kiểm soát (chất thải rắn và chất thải bệnh viện) là quan ngại nhất do đốt không triệt để.<ref name="WHO"/> Dioxin có ở khắp mọi nơi trên thế giới.<ref name="WHO"/> Chúng thuộc tập hợp các chất được gọi là [[chất ô nhiễm hữu cơ bền bỉ]] (POP) tồn tại lâu ngoài môi trường.<ref name="Kurwadkar">{{cite book | editor1-last = Kurwadkar | editor1-first = Sudarshan | editor2-last = Mandal | editor2-first = Prabir | editor3-last = Soni | editor3-first = Shivani | date = 2020 | title = Dioxin: Environmental Fate and Health/Ecological Consequences | url = https://www.routledge.com/Dioxin-Environmental-Fate-and-HealthEcological-Consequences/Kurwadkar-Mandal-Soni/p/book/9781138047242 | publisher = CRC Press | isbn = 978-1-315-17096-1}}</ref>{{rp|24}} Hàm lượng dioxin cao nhất được thấy ở một số mẫu đất, trầm tích, thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ sữa, cá, thịt, động vật có vỏ.<ref name="WHO"/> Con người nhiễm dioxin hầu hết là từ thực phẩm ăn vào.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|13}} Bởi tính bền và ái [[lipid]],<ref name="Kulkarni"/> dioxin đa phần tích lũy trong mô mỡ động vật, được hấp thu và lưu trữ tại đó lâu dài.<ref name="epa"/><ref name="Kurwadkar"/>{{rp|143}} Trong cơ thể, dioxin ít bị chuyển hóa và mất 7–11 năm để bán rã.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|143}}<ref name="Young"/> Thực phẩm nhiều chất béo như những sản phẩm động vật có nồng độ dioxin cao hơn; ngược lại dioxin tồn tại không đáng kể trong rau, quả, ngũ cốc.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|144}} Tính chất hóa học khác bao gồm ít tan trong nước, kỵ nước, áp suất hơi thấp, và điểm nóng chảy cao.<ref name="Kurwadkar"/>{{rp|3}}
  
 
[[File:2,3,7,8-tetrachlorodibenzo(b,e)(1,4)dioxine 200.svg|thumb|2,3,7,8-tetrachlorodibenzodioxin hay TCDD là dioxin độc hại nhất và trọng tâm nghiên cứu.]]
 
[[File:2,3,7,8-tetrachlorodibenzo(b,e)(1,4)dioxine 200.svg|thumb|2,3,7,8-tetrachlorodibenzodioxin hay TCDD là dioxin độc hại nhất và trọng tâm nghiên cứu.]]

Phiên bản lúc 17:10, ngày 29 tháng 7 năm 2023

Dioxin là một nhóm hydrocarbon thơm halogen hóa có sự tương đồng nhất định về cấu trúc hóa học và đặc tính sinh học.[1]:3[2] Có vài trăm hóa chất như vậy và chúng thuộc ba phân nhóm liên quan: polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDD hay dioxin), polychlorinated dibenzofuran (PCDF hay furan), và polychlorinated biphenyl (PCB, giống dioxin).[↓ 1][2][3] Không nhiều trong số này là độc hại, những chất mà nguyên tử chlor nằm tại vị trí 2, 3, 7, 8 trên vòng carbon.[2][3] Chỉ 30 trên 419 (7%) hợp chất liên quan dioxin là có độc tính đáng kể,[4] trong đó đứng đầu và được nghiên cứu nhiều nhất là 2,3,7,8-tetrachlorodibenzodioxin (TCDD).[2]

Dioxin chủ yếu là sản phẩm phụ của các quá trình công nghiệp nhưng cũng có thể được sinh ra từ các quá trình tự nhiên như cháy rừng hay phun trào núi lửa.[4] Khác với PCB, PCDD và PCDF chưa từng được chủ ý sản xuất để tiêu thụ mà hoàn toàn là phụ phẩm không mong muốn.[5] Ví dụ tiêu biểu nhất là sự hiện diện của TCDD trong 2,4,5-trichlorophenol được sản xuất từ phản ứng của 1,2,4,5-tetrachlorobenzene với natri hydroxide.[5] Mặc dù dioxin tồn tại với lượng thấp trong một số sản phẩm thương mại, việc sử dụng rộng rãi những sản phẩm này làm phát tán dioxin vào môi trường đến các mức độ mà đôi khi cần phải khắc phục.[5]

Dioxin sinh ra từ luyện kim, tẩy trắng bột giấy bằng chlor, sản xuất thuốc diệt hại và diệt cỏ.[4] Về khoản phát thải ra môi trường thì lò đốt chất thải không kiểm soát (chất thải rắn và chất thải bệnh viện) là quan ngại nhất do đốt không triệt để.[4] Dioxin có ở khắp mọi nơi trên thế giới.[4] Chúng thuộc tập hợp các chất được gọi là chất ô nhiễm hữu cơ bền bỉ (POP) tồn tại lâu ngoài môi trường.[1]:24 Hàm lượng dioxin cao nhất được thấy ở một số mẫu đất, trầm tích, thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ sữa, cá, thịt, động vật có vỏ.[4] Con người nhiễm dioxin hầu hết là từ thực phẩm ăn vào.[1]:13 Bởi tính bền và ái lipid,[3] dioxin đa phần tích lũy trong mô mỡ động vật, được hấp thu và lưu trữ tại đó lâu dài.[2][1]:143 Trong cơ thể, dioxin ít bị chuyển hóa và mất 7–11 năm để bán rã.[1]:143[6] Thực phẩm nhiều chất béo như những sản phẩm động vật có nồng độ dioxin cao hơn; ngược lại dioxin tồn tại không đáng kể trong rau, quả, ngũ cốc.[1]:144 Tính chất hóa học khác bao gồm ít tan trong nước, kỵ nước, áp suất hơi thấp, và điểm nóng chảy cao.[1]:3

2,3,7,8-tetrachlorodibenzodioxin hay TCDD là dioxin độc hại nhất và trọng tâm nghiên cứu.

Cơ chế gây độc của dioxin chưa được hiểu rõ và có vẻ khá phức tạp.[6] Tuy nhiên, nghiên cứu sâu rộng về TCDD xác nhận sự tương tác với thụ thể aryl hydrocarbon (Ah) bên trong tế bào.[6] Thụ thể này có thiên hướng gắn vào những hydrocarbon thơm halogen hóa gây biến đổi biểu hiện gen, tác động chức năng, hình thái, và tăng trưởng tế bào.[3] Dioxin cần ba hoặc bốn nguyên tử-chlor-bên trên khung dibenzo-p-dioxin hoặc dibenzofuran để gắn vào thụ thể này.[3] Tiếp theo là sự giải phóng Hsp90 và chuyển vị đến nhân, nơi phức hợp thụ thể biến đổi thành một dạng phối tử hoạt hóa.[3] Tổ hợp này sau đó gắn vào chuỗi DNA đặc hiệu ngay cạnh gen CYP1A1 làm uốn cong DNA, gián đoạn chromatin, tăng tính tiếp cận vùng khởi động, tăng tốc khởi động phiên mã gen CYP1A1 làm tích lũy CYP1A1 mRNA.[3] Từ đó dioxin có thể gây ra nhiều phản ứng sinh học dẫn đến khiếm khuyết phát triển và sinh sản, suy mòn và ức chế miễn dịch, tổn thương gan, hoặc ung thư.[3] Ngoài Ah thì sự tương tác của dioxin với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) và thụ thể estrogen (ER) cũng tiềm năng thúc đẩy tạo u.[6]

Tham khảo

  1. a b c d e f g Kurwadkar, Sudarshan; Mandal, Prabir; Soni, Shivani, bt. (2020), Dioxin: Environmental Fate and Health/Ecological Consequences, CRC Press, ISBN 978-1-315-17096-1
  2. a b c d e Learn about Dioxin, United States Environmental Protection Agency, ngày 1 tháng 6 năm 2023, truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023
  3. a b c d e f g h Kulkarni, Prashant S. (2019), "Dioxins", trong Nriagu, Jerome (bt.), Encyclopedia of Environmental Health (lxb. 2), Elsevier, tr. 125–134
  4. a b c d e f Dioxins and their effects on human health, World Health Organization, ngày 4 tháng 10 năm 2016, truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023
  5. a b c Hites, Ronald A. (ngày 3 tháng 9 năm 2010), "Dioxins: An Overview and History", Environmental Science & Technology, American Chemical Society (ACS), 45 (1): 16–20, doi:10.1021/es1013664, PMID 20815379, S2CID 1223072
  6. a b c d Young, R.A. (2014), "Dioxins", trong Wexler, Philip (bt.), Encyclopedia of Toxicology (lxb. 3), Elsevier, tr. 190–194

Chú thích

  1. Polychlorinated = đa chlor hóa. Thuật ngữ dioxin còn có thể chỉ đề cập đến polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDD), nhưng trong bài này dùng với nghĩa rộng bao hàm cả PCDD, PCDF, và PCB. Để tránh nhầm lẫn sẽ không dùng dioxin để nhắc đến polychlorinated dibenzo-p-dioxin mà thay vào đó là tên đầy đủ hoặc PCDD.