Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Dịch hạch”
Dòng 7: Dòng 7:
 
| symptoms        = [[Sốt]], ớn lạnh, [[đau đầu]], đau nhức người, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa<ref name="Stenseth"/>
 
| symptoms        = [[Sốt]], ớn lạnh, [[đau đầu]], đau nhức người, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa<ref name="Stenseth"/>
 
| complications  =
 
| complications  =
| onset          = Thường 3–7 ngày sau phơi nhiễm<ref name="Stenseth"/>
+
| onset          = 1–7 ngày sau phơi nhiễm<ref name="Galy"/>
 
| duration        =
 
| duration        =
 
| types          = [[Dịch hạch thể hạch]], [[dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết]], [[dịch hạch thể phổi]]<ref name=CDC2015Sym>{{cite web|title=Symptoms Plague|url=https://www.cdc.gov/plague/symptoms/index.html|website=CDC|accessdate=8 November 2017|language=en-us|date=September 2015}}</ref>
 
| types          = [[Dịch hạch thể hạch]], [[dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết]], [[dịch hạch thể phổi]]<ref name=CDC2015Sym>{{cite web|title=Symptoms Plague|url=https://www.cdc.gov/plague/symptoms/index.html|website=CDC|accessdate=8 November 2017|language=en-us|date=September 2015}}</ref>

Phiên bản lúc 23:18, ngày 4 tháng 2 năm 2022

Dịch hạch
Yersinia pestis fluorescent.jpeg
Yersinia pestis phóng đại 200 lần, nhuộm huỳnh quang.
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngSốt, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức người, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa[1]
Khởi phát1–7 ngày sau phơi nhiễm[2]
LoạiDịch hạch thể hạch, dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết, dịch hạch thể phổi[3]
Nguyên nhânYersinia pestis[4]
Chẩn đoánTìm vi khuẩn trong hạch bạch huyết, máu, đờm[4]
Phòng ngừaVắc-xin dịch hạch[4]
Điều trịKháng sinhchăm sóc hỗ trợ[4]
ThuốcGentamicinfluoroquinolone[5]
Tiên lượngNguy cơ tử vong ~10% (nếu điều trị)[6]
Số người mắc~600 ca một năm[4]

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra.[2][7] Bệnh có ba thể lâm sàng là thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, và thể phổi.[1][2]

Tổng quan dịch hạch thể hạch và nhiễm khuẩn huyết lây truyền bởi vết cắn của bọ chét hoặc trong quá trình xử lý động vật nhiễm bệnh.[3] Thể phổi nhìn chung lây giữa người và người qua không khí bởi giọt nhiễm.[3] Chẩn đoán thường thực hiện bằng cách tìm vi khuẩn trong dịch từ hạch bạch huyết, máu, hay đờm.[4]

Những người nguy cơ cao có thể sử dụng vắc-xin.[4] Người tiếp xúc với người mắc dịch hạch thể phổi có thể phải dùng thuốc phòng ngừa.[4] Khi bị nhiễm cách điều trị là dùng kháng sinh và chăm sóc hỗ trợ.[4] Thông thường kháng sinh bao gồm kết hợp gentamicinfluoroquinolone.[5] Tỷ lệ tử vong nếu điều trị vào khoảng 10% còn không điều trị là 70%.[6]

Thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 600 ca dịch hạch.[4] Vào năm 2017 các quốc gia có nhiều ca mắc nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, MadagascarPeru.[4] Tại Mỹ, bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở những vùng nông thôn, nơi vi khuẩn được cho lưu hành ở loài gặm nhấm.[8] Ở Việt Nam dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô và lan truyền từ loài gặm nhấm sang người.[9] Trong lịch sử con người từng chứng kiến những đợt bùng phát dịch hạch lớn, nổi tiếng nhất là Cái chết Đen ở thế kỷ 14 đã khiến hơn 50 triệu người thiệt mạng.[4]

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng tổng quan của dịch hạch là sốt, ớn lạnh, đau đầu, và buồn nôn.[3] Nhiều bệnh nhân dịch hạch thể hạch bị sưng hạch bạch huyết.[3] Đối với người bị dịch hạch thể phổi, triệu chứng có thể là đau ngực, ho, và ho ra máu.[3]

Dịch hạch thể hạch

Sưng tuyến bạch huyết bẹn ở người mắc dịch hạch thể hạch.

Khi bọ chét cắn người và ợ máu trở lại vết thương, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập mô. Y. pestis có thể sinh sản bên trong tế bào nên kể cả sự thực bào có xảy ra thì chúng vẫn còn khả năng sống sót. Khi đã ở trong cơ thể, vi khuẩn có thể đi vào hệ bạch huyết. Chúng tiết ra một vài loại độc tố, một trong số đó được biết làm chặn beta-adrenalin.[10]

Y. pestis lan truyền qua mạch bạch huyết của người nhiễm cho đến khi đến hạch bạch huyết, tại đó chúng gây viêm hạch bạch huyết cấp tính.[11] Các hạch bạch huyết bị sưng tạo ra những u hạch đặc trưng liên đới với căn bệnh và công tác mổ xẻ những hạch này cho thấy chúng hầu như xuất huyết hoặc hoại tử.[12][13]

Nếu hạch bạch huyết trở nên quá tải, nhiễm trùng có thể lấn vào dòng máu gây nên dịch hạch nhiễm khuẩn huyết thứ phát hoặc phổi gây nên dịch hạch phổi thứ phát.[14]

Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết

Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết dẫn đến hoại tử

Mạch bạch huyết cuối cùng dẫn vào dòng máu nên vi khuẩn dịch hạch có thể vào máu và đi đến gần như mọi bộ phận của cơ thể. Ở dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết, nội độc tố của vi khuẩn gây đông máu rải rác nội mạch (DIC), tạo ra những cục máu nhỏ khắp cơ thể và điều này có thể gây hoại tử thiếu máu cục bộ (chết mô do thiếu tuần hoàn máu đến mô). DIC dẫn đến sự cạn kiệt nguồn đông máu của cơ thể khiến việc xuất huyết trở nên bất kiểm soát. Hậu quả xảy ra xuất huyết vào da và các cơ quan khác, điều này có thể tạo ra ban đỏ hoặc đen loang lổ và khái huyết, thổ huyết (ho ra máu, nôn ra máu). Có những chỗ nổi trên da trông phần nào đó giống vết cắn của côn trùng, chúng thường màu đỏ và đôi khi trắng ở giữa. Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thường dẫn đến tử vong nếu không điều trị. Chữa trị sớm bằng kháng sinh giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 4 đến 15%.[15][16][17]

Dịch hạch thể phổi

Thể phổi của dịch hạch phát sinh từ nhiễm khuẩn phổi. Dịch hạch dạng này gây ho, hắt hơi, do đó tạo ra những giọt bắn chứa tế bào vi khuẩn và dễ làm lây nhiễm cho bất kỳ ai hít phải chúng. Thời kỳ ủ bệnh của dịch hạch thể phổi ngắn, thường hai đến bốn ngày nhưng đôi khi chỉ vài tiếng. Các dấu hiệu ban đầu là không thể phân biệt với những bệnh đường hô hấp khác, bao gồm đau đầu, mệt mỏi, và nhổ hoặc nôn ra máu. Bệnh tiến triển nhanh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thông thường chỉ trong vòng vài giờ và tử vong có thể xảy ra trong một đến sáu ngày. Tỷ lệ tử vong là gần 100% nếu không chữa trị.[18][19]

Tác nhân

Xenopsylla cheopsis (bọ chét chuột nhiệt đới) no máu sau khi ăn. Loài bọ chét này là véc-tơ chủ yếu làm lây truyền Yersinia pestis, thủ phạm gây bệnh dịch hạch. Cả bọ chét đực và cái đều hút máu và có thể truyền vi khuẩn.

Yersinia pestiscầu trực khuẩn gram âm, không động, hình que và không có bào tử.[20] Chúng là sinh vật yếm khí không bắt buộc và tác nhân gây bệnh dịch hạch ở người.[21] Y. pestis có thể lây nhiễm vào cá thể bình thường bằng một trong các cách sau:[22]

  • Tiếp xúc giọt – ho hoặc hắt hơi vào người khác
  • Tiếp xúc vật lý trực tiếp – chạm vào người nhiễm, gồm cả tiếp xúc tình dục
  • Tiếp xúc gián tiếp – chạm vào đất hay bề mặt chứa vi khuẩn
  • Lây qua không khí – nếu vi khuẩn có thể tồn tại trong không khí một thời gian dài
  • Lây đường phân-miệng – thường từ thực phẩm hoặc nguồn nước bẩn
  • Lây bởi vật truyền – côn trùng hoặc động vật khác mang bệnh

Yersinia pestis lưu hành ở động vật, đặc biệt ở động vật gặm nhấm, trong những ổ lây nhiễm tự nhiên trên mọi lục địa trừ Australia. Các ổ dịch hạch tự nhiên nằm trong một vành đai rộng ở miền nhiệt đới, cận nhiệt đới và phần ấm hơn của miền ôn đới khắp thế giới, giữa vĩ tuyến 55 độ Bắc và 40 độ Nam.[22] Trái với niềm tin phổ biến, chuột không trực tiếp khởi động lây lan dịch hạch thể hạch. Đây chủ yếu là bệnh ở bọ chét (Xenopsylla cheopis) gây hại cho chuột, khiến chuột trở thành nạn nhân đầu tiên. Con người và động vật gặm nhấm bị lây nhiễm khi bị bọ chét mang mầm bệnh cắn. Vi khuẩn sinh sôi bên trong bọ chét, tập hợp lại tạo thành một cái nút bít kín dạ dày và khiến bọ chét đói. Tiếp theo bọ chét cắn một vật chủ và tiếp tục ăn (hút máu), kể cả khi điều này không thể dập tắt cơn đói, hệ quả là bọ chét nôn máu nhiễm vi khuẩn trở lại chỗ vết cắn. Vi khuẩn dịch hạch sau đó nhiễm vào vật chủ mới còn bọ chét cuối cùng chết vì đói. Các đợt bùng phát dịch hạch nghiêm trọng thường bắt đầu bởi các đợt bùng phát khác ở động vật gặm nhấm, hoặc bởi sự gia tăng số lượng loài gặm nhấm.[23]

Phòng ngừa

Vì dịch hạch ở người là hiếm gặp ở đa phần các nơi trên thế giới, tiêm phòng thường xuyên không cần thiết ngoại trừ những người có nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao hoặc người sống ở khu vực có dịch ở động vật, tức là nó xảy ra với tỷ lệ đều đặn, dự đoán được trong dân số và những vùng đặc biệt, như miền tây Hoa Kỳ. Dịch hạch thậm chí còn không được thông tin cho du khách đến những quốc gia mà có ca nhiễm được báo cáo gần đây, nhất là nếu họ chỉ đến chốn đô thị có những khách sạn hiện đại. Do đó CDC chỉ khuyến cáo dùng vắc-xin cho: (1) tất cả nhân viên hiện trường và phòng thí nghiệm đang làm việc với vi khuẩn Y. pestis có sức đề kháng chất kháng khuẩn, (2) người tham gia những thí nghiệm sol khí với Y. pestis, và (3) người tham gia những hoạt động bên ngoài ở vùng có dịch ở động vật mà không thể phòng phơi nhiễm (như vùng thiên tai).[24]

Điều trị

Nếu chẩn đoán kịp thời, liệu pháp kháng sinh thường đạt hiệu quả cao chống các thể dịch hạch khác nhau.[25] Kháng sinh hay được dùng là streptomycin, chloramphenicoltetracycline. Trong số các kháng sinh thế hệ mới, gentamicindoxycycline đã chứng minh hiệu quả trong chữa trị dịch hạch một liệu pháp.[26]

Vi khuẩn dịch hạch có thể tiến hóa kháng thuốc và một lần nữa trở thành mối đe dọa sức khỏe lớn. Một ca nhiễm dạng vi khuẩn kháng thuốc được phát hiện ở Madagascar vào năm 1995.[27] Các đợt bùng phát ở Madagascar được báo cáo vào tháng 11 năm 2014 và tháng 10 năm 2017.[28][29]

Dịch tễ

Thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 600 ca dịch hạch. Vào năm 2017 các quốc gia có nhiều ca mắc nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, MadagascarPeru. Trong lịch sử con người từng chứng kiến những đợt bùng phát dịch hạch lớn, nổi tiếng nhất là Cái chết Đen ở thế kỷ 14 đã khiến hơn 50 triệu người thiệt mạng.[4]

Việt Nam

Đợt bùng phát dịch hạch đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là vào năm 1898 tại Nha Trang.[30][31] Căn bệnh có lẽ bắt nguồn từ thuyền buôn đến từ Hồng Kông.[30][31] Kể từ năm 1906 thì Sài Gòn là tâm điểm của dịch hạch.[31] Đến năm 1930 người Pháp áp dụng nhiều biện pháp như luật lệ, cách ly, vắc-xin, khử trùng cùng những biện pháp chống lại chuột và bọ chét đã giúp làm giảm số ca dịch hạch ở người đi nhiều.[31] Sau này dịch hạch chỉ còn chủ yếu xảy ra ở Tây Nguyên.[32] Giai đoạn 1997-2002 nơi đây ghi nhận 472 ca mắc trong đó 24 ca tử vong (chiếm 5.1%).[32] Chuột và bọ chét là nguồn và véc-tơ truyền bệnh chủ yếu.[9][32] Dịch hạch xảy ra đỉnh điểm vào mùa khô do đây là thời gian bọ chét và chuột sinh sôi mạnh.[32][9] Từ năm 2002 đến nay không phát hiện thêm ca nhiễm.[30][33]

Vũ khí sinh học

Dịch hạch có lịch sử lâu đời được con người sử dụng làm vũ khí sinh học. Ghi chép lịch sử từ Trung Hoa cổ đại và châu Âu trung cổ thuật lại việc sử dụng xác động vật nhiễm bệnh như bò hoặc ngựa để làm bẩn nguồn nước của kẻ thù bởi người Hung Nô/Hung, Mông Cổ, Turk, và những tộc khác. Tướng nhà Hán Hoắc Khứ Bệnh được ghi nhận đã chết vì bị đầu độc như vậy khi đang tham gia cuộc chiến chống Hung Nô. Có thông tin các nạn nhân của dịch hạch được quăng vào những thành phố đang chịu sự vây hãm bằng máy bắn.[34]

Vào năm 1347 thuộc địa Caffa của Genoa, một địa bàn giao thương lớn trên bán đảo Krym, bị quân đội Kim Trướng Mông Cổ do Janibeg chỉ huy bao vây. Cuộc vây hãm trở nên kéo dài và trong thời gian đó có tin báo quân Mông Cổ bị tàn tạ bởi dịch bệnh. Họ quyết định sử dụng xác người bệnh chết làm vũ khí sinh học. Xác được cẩu qua tường thành, làm lây nhiễm cư dân bên trong. Sự kiện này có thể đã làm lan truyền dịch hạch (Cái chết Đen) khi những cư dân mang bệnh đi về phía nam châu Âu, một cách lý giải cho sự lây lan nhanh chóng.[35]

Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, quân đội Nhật Bản đã phát triển dịch hạch làm vũ khí bằng cách nhân giống và thả ra số lượng lớn bọ chét. Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu, Đơn vị 731 đã cố tình truyền vi khuẩn dịch hạch vào người Trung Quốc, Hàn Quốc, người dân Mãn Châu và tù binh. Sau đó những đối tượng này bị mổ xác ra để nghiên cứu, số khác bị mổ khi vẫn còn ý thức. Các thành viên của đơn vị như Shirō Ishii được xá tội tại Tòa án Tokyo nhưng 12 người bị truy tố tại Tòa án Tội ác Chiến tranh Khabarovsk năm 1949 mà ở đó một số thừa nhận đã phát tán dịch hạch trong vòng bán kính 36 km (22 dặm) quanh thành phố Thường Đức.[36]

Sau thế chiến II, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển những phương thức biến dịch hạch thể phổi thành vũ khí. Thí nghiệm bao gồm những phương pháp phát tán khác nhau, sấy chân không, chỉnh cỡ vi khuẩn, phát triển những chủng kháng kháng sinh, kết hợp vi khuẩn với bệnh khác (như bạch hầu), và kỹ thuật di truyền. Các nhà khoa học làm việc trong chương trình vũ khí sinh học của Liên Xô phát biểu rằng nỗ lực của Liên Xô là ghê gớm và những kho vi khuẩn dịch hạch vũ khí hóa lớn đã được tạo ra. Thông tin về nhiều dự án của Liên Xô và Hoa Kỳ hầu như không có. Dịch hạch thể phổi sol khí hóa vẫn là mối đe dọa đáng kể nhất.[37][38][39]

Dịch hạch có thể dễ dàng chữa được bằng kháng sinh. Một số quốc gia như Hoa Kỳ sở hữu nguồn cung lớn nên những trường hợp tấn công như vậy không đáng lo ngại.[40]

Tham khảo

  1. a b Stenseth, Nils Chr; Atshabar, Bakyt B; Begon, Mike; Belmain, Steven R; Bertherat, Eric; Carniel, Elisabeth; Gage, Kenneth L; Leirs, Herwig; Rahalison, Lila (ngày 15 tháng 1 năm 2008), "Plague: Past, Present, and Future", PLoS Medicine, 5 (1): e3, doi:10.1371/journal.pmed.0050003, PMC 2194748, PMID 18198939, S2CID 8784194
  2. a b c Galy, A.; Loubet, P.; Peiffer-Smadja, N.; Yazdanpanah, Y. (tháng 11 năm 2018), "La peste : mise au point et actualités", La Revue de Médecine Interne (trong français), 39 (11): 863–868, doi:10.1016/j.revmed.2018.03.019, PMID 29628173, S2CID 4718994
  3. a b c d e f "Symptoms Plague", CDC (trong English), tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017
  4. a b c d e f g h i j k l m "Plague", World Health Organization, tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017
  5. a b "Resources for Clinicians Plague", CDC (trong English), tháng 10 năm 2015, truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017
  6. a b "FAQ Plague", CDC (trong English), tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017
  7. Demeure, Christian E.; Dussurget, Olivier; Mas Fiol, Guillem; Le Guern, Anne-Sophie; Savin, Cyril; Pizarro-Cerdá, Javier (ngày 3 tháng 4 năm 2019), "Yersinia pestis and plague: an updated view on evolution, virulence determinants, immune subversion, vaccination, and diagnostics", Genes & Immunity, 20 (5): 357–370, doi:10.1038/s41435-019-0065-0, PMC 6760536, PMID 30940874, S2CID 91190371
  8. "Transmission Plague", CDC (trong English), tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017
  9. a b c "BỆNH DỊCH HẠCH", vncdc, tháng 6 năm 2016, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020
  10. Brown, SD; Montie, TC (1977), "Beta-adrenergic blocking activity of Yersinia pestis murine toxin", Infection and Immunity, 18 (1): 85–93, PMC 421197, PMID 198377
  11. Sebbane, F; Jarret, C.O.; Gardner, D; Long, D; Hinnebusch, B.J. (2006), "Role of Yersinia pestis plasminogen activator in the incidence of distinct septicemic and bubonic forms of flea-borne plague", Proc Natl Acad Sci U S A, 103 (14): 5526–5530, doi:10.1073/pnas.0509544103, PMC 1414629, PMID 16567636CS1 maint: ref=harv (link)
  12. "Symptoms | Plague", Centers for Disease Control and Prevention, ngày 14 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017
  13. Sebbane, F; Gardner, D; Long, D; Gowen, B.B.; Hinnebusch, B.J. (2005), "Kinetics of Disease Progression and Host Response in a Rat Model of Bubonic Plague", Am J Pathol, 166 (5): 1427–1439, doi:10.1016/S0002-9440(10)62360-7, PMC 1606397, PMID 15855643CS1 maint: ref=harv (link)
  14. Plague, Centers for Disease Control and Prevention, truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014
  15. Wagle PM (1948), "Recent advances in the treatment of bubonic plague", Indian J Med Sci, 2: 489–94CS1 maint: ref=harv (link)
  16. Meyer KF (1950), "Modern therapy of plague", J Am Med Assoc, 144 (12): 982–85, doi:10.1001/jama.1950.02920120006003, PMID 14774219CS1 maint: ref=harv (link)
  17. Datt Gupta AK (1948), "A short note on plague cases treated at Campbell Hospital", Ind Med Gaz, 83: 150–51CS1 maint: ref=harv (link)
  18. Ryan, K. J.; Ray, C. G., bt. (2004), Sherris Medical Microbiology: An Introduction to Infectious Diseases (lxb. 4th), New York: McGraw-Hill, ISBN 978-0-8385-8529-0
  19. Hoffman SL (1980), "Plague in the United States: the "Black Death" is still alive", Annals of Emergency Medicine, 9 (6): 319–22, doi:10.1016/S0196-0644(80)80068-0, PMID 7386958CS1 maint: ref=harv (link)
  20. Collins FM (1996), Baron S; et al. (bt.), Pasteurella, Yersinia, and Francisella. In: Baron's Medical Microbiology (lxb. 4th), Univ. of Texas Medical Branch, ISBN 978-0-9631172-1-2
  21. Ryan KJ, Ray CG, bt. (2004), Sherris Medical Microbiology (lxb. 4th), McGraw Hill, tr. 484–488, ISBN 978-0-8385-8529-0
  22. a b Plague Manual: Epidemiology, Distribution, Surveillance and Control, pp. 9, 11. WHO/CDS/CSR/EDC/99.2
  23. Yersin, Alexandre (1894), "La peste bubonique à Hong-Kong", Annales de l'Institut Pasteur, 8: 662–67
  24. Plague Vaccine, CDC, ngày 11 tháng 6 năm 1982, truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015
  25. Jullien, Sophie; Dissanayake, Harsha A; Chaplin, Marty (ngày 26 tháng 6 năm 2020), Cochrane Infectious Diseases Group (bt.), "Rapid diagnostic tests for plague", Cochrane Database of Systematic Reviews (trong English), doi:10.1002/14651858.CD013459.pub2, PMID 32597510
  26. Mwengee W; Butler, Thomas; Mgema, Samuel; Mhina, George; Almasi, Yusuf; Bradley, Charles; Formanik, James B.; Rochester, C. George (2006), "Treatment of Plague with Genamicin or Doxycycline in a Randomized Clinical Trial in Tanzania", Clin Infect Dis, 42 (5): 614–21, doi:10.1086/500137, PMID 16447105CS1 maint: ref=harv (link)
  27. Drug-resistant plague a 'major threat', say scientists, SciDev.Net.
  28. Plague – Madagascar, World Health Organisation, ngày 21 tháng 11 năm 2014, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014
  29. WHO scales up response to plague in Madagascar, World Health Organization (WHO), ngày 1 tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017
  30. a b c "Ministry of Health warns that bubonic plague could enter VN", vietnamnews, 12 tháng 12 năm 2014, truy cập 27 tháng 11 năm 2020
  31. a b c d "Plague in the Republic of Vietnam", American Journal of Public Health, 1967, truy cập 27 tháng 11 năm 2020
  32. a b c d Pham, Hau V; Dang, Dat T; Nguyen, Tran Minh N; Nguyen, Nguyen D; Nguyen, Tuan V (7 tháng 7 năm 2009), "Correlates of environmental factors and human plague: an ecological study in Vietnam", International Journal of Epidemiology, 38 (6): 1634–1641, doi:10.1093/ije/dyp244, PMC 2800783, PMID 19584125
  33. "BỆNH DỊCH HẠCH", kdytqthcm, 4 tháng 11 năm 2019, truy cập 27 tháng 11 năm 2020
  34. Schama, S. (2000). A History of Britain: At the Edge of the World? 3000BC–AD1603, First Edition, BBC Worldwide, London, p226.
  35. Wheelis M. (2002), "Biological warfare at the 1346 siege of Caffa", Emerg Infect Dis, 8 (9): 971–75, doi:10.3201/eid0809.010536, PMC 2732530, PMID 12194776CS1 maint: ref=harv (link)
  36. Daniel Barenblatt, A plague upon Humanity, HarperCollns, 2004, pp. 220–21
  37. "Plague", Johns Hopkins Center for Public Health Preparedness, The Johns Hopkins University, truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2020
  38. Fleisher, Lee (ngày 20 tháng 4 năm 2012), Anesthesia and Uncommon Diseases, tr. 394, ISBN 9781455737550 Ngày truy cập cần |url= (trợ giúp)
  39. Riedel, Stefan (ngày 18 tháng 4 năm 2005), "Plague: from natural disease to bioterrorism", Baylor University Medical Center Proceedings, 18 (2), PMID 16200159, truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2020
  40. Tamparo, Carol; Lewis, Marcia (2011), Diseases of the Human Body, Philadelphia, PA: F.A. Davis Company, tr. 70, ISBN 9780803625051

Thư mục