Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Chủ nghĩa quốc xã”
Dòng 23: Dòng 23:
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
 +
=== Trích dẫn ===
 
{{reflist}}
 
{{reflist}}
  
Dòng 28: Dòng 29:
 
*{{cite journal | last = Kershaw | first = Ian | title = Hitler and the Uniqueness of Nazism | journal = Journal of Contemporary History | date = April 2004 | volume = 39 | issue = 2 | pages = 239–254 | doi = 10.1177/0022009404042130 | jstor = 3180723 | s2cid = 143315617 | ref = {{harvid|Kershaw|2004}}}}
 
*{{cite journal | last = Kershaw | first = Ian | title = Hitler and the Uniqueness of Nazism | journal = Journal of Contemporary History | date = April 2004 | volume = 39 | issue = 2 | pages = 239–254 | doi = 10.1177/0022009404042130 | jstor = 3180723 | s2cid = 143315617 | ref = {{harvid|Kershaw|2004}}}}
  
== Sách ==
+
=== Sách ===
 
*{{cite book | last1 = Russell | first1 = Nestar | title = Understanding Willing Participants, Volume 2 | date = 2019 | publisher = Palgrave Macmillan, Cham | doi = 10.1007/978-3-319-97999-1 | isbn = 978-3-319-97999-1 | doi-access = free}}
 
*{{cite book | last1 = Russell | first1 = Nestar | title = Understanding Willing Participants, Volume 2 | date = 2019 | publisher = Palgrave Macmillan, Cham | doi = 10.1007/978-3-319-97999-1 | isbn = 978-3-319-97999-1 | doi-access = free}}

Phiên bản lúc 09:56, ngày 1 tháng 3 năm 2022

Đảng kỳ của Đảng Quốc xã, giống nhưng không giống hệt quốc kỳ của Đức Quốc xã (1933–1945) khi chữ vạn ở đó hơi lệch tâm

Chủ nghĩa quốc gia xã hội (tiếng Đức: Nationalsozialismus), thường gọi tắt là chủ nghĩa quốc xã, là hệ tư tưởng và hành động thực tiễn liên kết với Adolf HitlerĐảng Quốc xã. Vào thời kỳ Hitler vươn lên giành quyền lực ở Đức thập niên 1930, nó hay được gọi là chủ nghĩa Hitler. Thuật ngữ liên quan chủ nghĩa tân quốc xã đề cập đến những nhóm cực hữu có chung lý tưởng ra đời sau khi chế độ quốc xã sụp đổ vào năm 1945.

Chủ nghĩa quốc xã là một hình thái của chủ nghĩa phát xít,[1] thể hiện khinh thị dân chủ tự dohệ thống nghị viện, đồng thời kết nạp chủ nghĩa bài Do Thái ác liệt, chủ nghĩa chống cộng sản, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khoa học, và thuyết ưu sinh vào tín điều của nó. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nó đến từ chủ nghĩa toàn Đức và phong trào Völkisch vốn là đặc điểm nổi trội của chủ nghĩa dân tộc Đức kể từ cuối thế kỷ 19. Chủ nghĩa quốc xã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhóm bán quân sự Freikorps nổi lên sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất mà từ đó dẫn tới sự sùng bái bạo lực. Chủ nghĩa quốc xã ủng hộ thuyết Darwin xã hội và những thuyết phân hạng chủng tộc giả khoa học, xác định người Đức thuộc chủng tộc thượng đẳng Aryan hay Bắc Âu. Chủ nghĩa quốc xã nhắm đến xóa bỏ chia rẽ xã hội và tạo ra một xã hội thuần nhất Đức căn cứ vào sự thuần khiết chủng tộc, thứ tượng trưng cho một cộng đồng nhân dân (Volksgemeinschaft). Những người quốc xã muốn thống nhất mọi người Đức sống trên lãnh thổ Đức lịch sử, giành thêm đất đai để bành trướng dưới học thuyết Lebensraum và loại bỏ đối tượng họ cho là ngoài cộng đồng hay chủng tộc thấp kém.

Thuật ngữ chủ nghĩa quốc gia xã hội nổi lên trong nỗ lực tái định nghĩa chủ nghĩa xã hội theo hướng dân tộc (quốc gia) chủ nghĩa như một sự thay thế cho cả chủ nghĩa xã hội quốc tế Marx và chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Chủ nghĩa quốc xã bài bác khái niệm xung đột giai cấp và bình đẳng chung của chủ nghĩa Marx, phản đối chủ nghĩa quốc tế thế giới, tìm cách thuyết phục tất cả bộ phận của xã hội Đức mới hạ thấp lợi ích cá nhân để hướng tới lợi ích chung, chấp nhận lợi ích chính trị là ưu tiên chính của tổ chức kinh tế, điều hướng đến dung hòa với cái nhìn tổng quan của chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cộng đồng chứ không phải chủ nghĩa xã hội kinh tế. Tiền thân của Đảng Quốc xã là Đảng Công nhân Đức bài Do Thái và dân tộc chủ nghĩa toàn Đức thành lập ngày 5 tháng 1 năm 1919. Đến đầu thập niên 1920 đảng này được đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa nhằm thu hút người lao động khỏi các đảng cánh tả như Dân chủ Xã hội (SPD), Cộng sản (KPD) và Adolf Hitler đảm nhiệm quản lý tổ chức. Cương lĩnh 25 điểm được thông qua vào năm 1920 kêu gọi một Đại Đức quốc thống nhất sẽ tước bỏ quyền công dân của Do Thái và người gốc Do Thái, ủng hộ cải cách đất đai và quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp. Trong cuốn Mein Kampf xuất bản năm 1925–1926, Hitler đã phác họa tư tưởng chống cộng sản và Do Thái tại cốt lõi triết lý chính trị của mình cùng sự khinh thị nền dân chủ đại nghị và niềm tin vào quyền lợi bành trướng lãnh thổ của nước Đức.

Đảng Quốc xã giành nhiều phiếu phổ thông nhất trong hai cuộc tổng tuyển cử Reichstag năm 1932, giúp họ trở thành đảng lớn nhất trong cơ quan lập pháp đến lúc ấy song vẫn chưa đạt đa số tuyệt đối. Vì không có đảng nào muốn hoặc có thể tạo dựng một chính phủ liên hiệp nên vào năm 1933 Hitler đã được Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức nhờ sự ủng hộ và thông đồng của những nhà dân tộc chủ nghĩa bảo thủ truyền thống, những người tin rằng họ có thể kiểm soát Hitler và đảng của ông. Qua việc sử dụng các sắc lệnh tổng thống khẩn cấp bởi Hindenburg và một sự thay đổi trong hiến pháp Weimar cho phép nội các cai trị bằng sắc lệnh trực tiếp, bỏ qua cả Hindenburg và Reichstag, những người quốc xã đã sớm thành lập một nhà nước độc đảng.

Sturmabteilung (SA) và Schutzstaffel (SS) có chức năng như những tổ chức bán quân sự của Đảng Quốc xã. Hitler đã sử dụng SS để thanh trừng những bè phái cấp tiến về kinh tế và xã hội của đảng trong vụ Nacht der langen Messer (Đêm của những con dao dài) giữa năm 1934, trong đó có giới lãnh đạo SA. Sau khi Tổng thống Hindenburg qua đời, quyền lực chính trị được tập trung vào tay Hitler và ông đã trở thành người đứng đầu nhà nước cũng như chính phủ với danh hiệu Führer (lãnh đạo, lãnh tụ). Từ đó trở đi, Hitler thực sự là một nhà độc tài của Đức Quốc xã hay còn được gọi là "Đế chế thứ Ba" (Drittes Reich), nơi mà người Do Thái, địch thủ chính trị và những yếu tố không mong muốn khác bị đào thải, giam giữ hay thủ tiêu. Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, chế độ Hitler đã sát hại hàng triệu người, bao gồm hai phần ba số dân Do Thái châu Âu, trong một cuộc diệt chủng được gọi là Holocaust. Sau thất bại của Đức Quốc xã trong thế chiến II và việc khám phá ra quy mô đầy đủ của Holocaust, ý thức hệ quốc xã trở nên bị thù địch phổ quát. Nó bị nhiều người xem là xấu xa và phi đạo đức, chỉ trừ một vài nhóm phân biệt chủng tộc bên lề mà thường được gọi là những người quốc xã mới tự mô tả mình là đi theo chủ nghĩa quốc gia xã hội.

Chống cộng sản

Áp phích tuyên truyền bài Do Thái, bài cộng sản ở Đức Quốc xã (dòng chữ bên dưới: chủ nghĩa Bolshevik là của Do Thái)

Những người quốc xã cáo buộc chủ nghĩa cộng sản nguy hại cho sự giàu mạnh của quốc gia vì ý định xóa bỏ tư hữu, ủng hộ mâu thuẫn giai cấp, sự hung hăng chống lại tầng lớp trung lưu, sự thù địch với doanh nghiệp nhỏ, và tư tưởng vô thần của nó. Chủ nghĩa quốc xã bài bác chủ nghĩa xã hội căn cứ vào đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa quân bình kinh tế mà thay vào đó ủng hộ một nền kinh tế phân tầng với các tầng lớp xã hội trên cơ sở tài năng và đức hạnh, giữ lại tư hữu và tạo lập tình đoàn kết dân tộc, thứ vượt trên khác biệt giai cấp. Sử gia Ian Kershaw và Joachim Fest biện luận rằng ở Đức hậu Chiến tranh thế giới thứ Nhất, quốc xã là một trong nhiều đảng chính trị phát xít và dân tộc chủ nghĩa tranh đấu cho vị thế lãnh đạo trào lưu chống cộng sản.

Trong Mein Kampf, Hitler đã nói lên khao khát "đấu tranh với nguyên lý Marxist rằng mọi người đều bình đẳng." Hitler tin rằng "ý niệm bình đẳng là tội lỗi chống tự nhiên." Chủ nghĩa quốc xã ủng hộ "sự bất bình đẳng dĩ nhiên của con người", trong đó có bất bình đẳng giữa các chủng tộc và trong mỗi chủng tộc. Nhà nước quốc xã nhắm đến việc nâng đỡ các cá nhân có tài năng và trí tuệ đặc biệt để họ có thể trị vì quần chúng. Ý thức hệ quốc xã dựa trên phát triển giới ưu tú và Führerprinzip (nguyên tắc lãnh đạo), lập luận rằng thiểu số tinh hoa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đa số và thiểu số tinh hoa phải tự tổ chức theo "thứ bậc năng lực" với một lãnh đạo là Führer đứng cao nhất. Führerprinzip chỉ định mỗi thành viên trong hệ thống thứ bậc có bổn phận tuyệt đối vâng lời người cấp trên và nắm quyền hành tuyệt đối với người cấp dưới.

Chống tư bản

Những người quốc xã biện luận rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do làm tổn hại quốc gia do tài chính quốc tế và sự thống trị kinh tế toàn cầu của doanh nghiệp lớn không trung thực, cái họ cho là sản phẩm của ảnh hưởng Do Thái. Áp phích tuyên truyền quốc xã ở những địa bàn giai cấp công nhân nhấn mạnh bài trừ chủ nghĩa tư bản, ví dụ như một tấm trình bày: "Chủ nghĩa dân tộc không bảo tồn một hệ thống công nghiệp thối nát. Tôi có thể yêu nước Đức và ghét chủ nghĩa tư bản".

Hitler bày tỏ khinh thị chủ nghĩa tư bản cả công khai lẫn riêng tư, phê phán một giai cấp thu lợi tức ký sinh làm thất thoát của quốc gia. Ông phản đối chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vì "không thể tin nó đặt lợi ích quốc gia lên trên nhất" và ao ước một nền kinh tế quản lý tài nguyên "theo cách phù hợp với nhiều mục tiêu quốc gia của chế độ" như xây dựng quân đội, đường sá và công trình cho thành phố, cùng một nền kinh tế tự túc. Hitler còn không tin tưởng chủ nghĩa tư bản vì thói đề cao cá nhân của nó và chuộng một nền kinh tế nhà nước điều khiển, duy trì cạnh tranh và tư hữu nhưng đặt chúng thấp hơn lợi ích của nhân dân.

Tham khảo

Trích dẫn

Tạp chí

  • Kershaw, Ian (tháng 4 năm 2004), "Hitler and the Uniqueness of Nazism", Journal of Contemporary History, 39 (2): 239–254, doi:10.1177/0022009404042130, JSTOR 3180723, S2CID 143315617

Sách