Biến đổi khí hậu
Phiên bản vào lúc 10:03, ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình 2011-2020 so với mốc trung bình 1951-1980 (nguồn: NASA)

Biến đổi khí hậu bao gồm cả ấm lên toàn cầu do con người phát thải khí nhà kính và hệ quả của nó là những thay đổi quy mô lớn trong các mô hình thời tiết. Mặc dù trong quá khứ từng có những giai đoạn biến đổi khí hậu nhưng kể từ giữa thế kỷ 20 con người đã có tác động chưa từng thấy lên hệ thống khí hậu Trái Đất và gây nên sự biến đổi trên quy mô toàn cầu.[1]

Tác nhân chủ yếu làm khí hậu ấm lên là hành vi phát thải khí nhà kính mà trong đó hơn 90% là carbon dioxide (CO2) và methane.[2] Đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, khí tự nhiên) cho tiêu thụ năng lượng là nguồn khí thải chính, bên cạnh khí thải từ nông nghiệp, phá rừng, và sản xuất công nghiệp.[3] Không có cơ quan khoa học quốc gia hay quốc tế uy tín nào phản bác quan điểm con người gây ra biến đổi khí hậu.[4] Tốc độ gia tăng nhiệt độ được đẩy nhanh hay hãm chậm bởi phản hồi khí hậu, như là việc mất đi lớp phủ băng và tuyết phản chiếu ánh sáng, lượng hơi nước (cũng là một loại khí nhà kính) gia tăng, và những thay đổi ở các bể chứa carbon đất liền và đại dương.

Nhiệt độ trên đất liền tăng cỡ khoảng gấp đôi mức tăng trung bình toàn cầu, hậu quả là sa mạc mở rộng cùng cháy thảm thực vậtsóng nhiệt xuất hiện nhiều hơn.[5] Sự gia tăng nhiệt độ còn được khuếch đại ở vùng Bắc Cực, góp phần làm tan tầng băng giá vĩnh cửu, sông băng lùi dần, và hao hụt băng biển.[6] Nhiệt độ ấm lên đang đẩy nhanh tốc độ bay hơi, sinh ra nhiều hơn những cơn bão mạnhthời tiết cực đoan.[7] Tác động đến hệ sinh thái bao gồm việc nhiều loài phải di dời hoặc tuyệt chủng do môi trường của chúng thay đổi, sớm thấy nhất ở các rạn san hô, những ngọn núi, và vùng Bắc Cực.[8] Biến đổi khí hậu đe dọa đến con người khi nó gây bất an lương thực, khan hiếm nước, lũ lụt, nắng nóng cực đoan, thiệt hại kinh tế, và di cư. Những tác động này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới nhận định biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21.[9] Kể cả khi những nỗ lực giảm thiểu sự ấm lên có thành công thì một số tác động sẽ vẫn còn duy trì trong hàng thế kỷ, như mực nước biển tăng, nhiệt độ đại dương tăng, và acid hóa đại dương.[10]

Nhiều tác động sẵn đã cảm nhận được với mức ấm lên hiện tại là khoảng 1,2 °C (2,2 °F).[11] Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã đưa ra một loạt báo cáo dự đoán những tác động này sẽ gia tăng đáng kể khi nhiệt độ tiếp tục ấm lên đến 1,5 °C (2,7 °F) và cao hơn.[12] Sự ấm lên thêm còn làm tăng nguy cơ kích hoạt các ngưỡng then chốt gọi là điểm tới hạn.[13] Con người đối phó biến đổi khí hậu bằng phương án giảm thiểuthích nghi.[14] Giảm thiểu hay hạn chế biến đổi khí hậu bao gồm hành động giảm phát thải khí nhà kính và loại chúng ra khỏi bầu khí quyển[14] bằng biện pháp phát triển và triển khai các nguồn năng lượng ít carbon như gió và mặt trời, loại dần than đá, nâng cao hiệu quả năng lượng, tái trồng rừngbảo tồn rừng. Thích nghi bao gồm điều chỉnh sao cho phù hợp với khí hậu thực tế hay dự kiến,[14] như qua cải thiện bảo vệ bờ biển, quản lý thiên tai tốt hơn, hỗ trợ di dời động thực vật, và phát triển những giống cây trồng bền bỉ hơn. Chỉ mỗi thích nghi thì không thể ngăn chặn rủi ro xảy ra những tác động "nghiêm trọng, lan rộng và không thể đảo ngược.[15]

Dưới Hiệp định Paris 2015, các quốc gia cùng nhau nhất trí giữ mức ấm lên "không sát 2,0 °C (3,6 °F)" thông qua những nỗ lực giảm thiểu. Tuy nhiên, kể cả những cam kết có được thực hiện thì ấm lên toàn cầu vẫn sẽ đạt ngưỡng 2,8 °C (5,0 °F) đến hết thế kỷ.[16] Để hạn chế mức tăng chỉ là 1,5 °C (2,7 °F) đòi hỏi đến năm 2030 phải giảm một nửa lượng khí thải và đến năm 2050 giảm xuống gần bằng 0.[17]

Tham khảo

Chú thích

  1. IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 4: Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng, và kể từ thập niên 1950 nhiều biến đổi quan sát thấy là chưa từng xảy ra trong hàng thập đến hàng thiên niên kỷ. Khí quyển và đại dương đã ấm lên, lượng băng và tuyết giảm, mực nước biển tăng, và hàm lượng khí nhà kính tăng; IPCC SR15 Ch1 2018, tr. 54: Tác động của con người lên Hệ thống Trái Đất đạt tốc độ chưa từng thấy và quy mô toàn cầu (Steffen et al., 2016; Waters et al., 2016). Chứng cứ thực nghiệm phong phú cho điều này khiến nhiều nhà khoa học kêu gọi sự công nhận cho việc Trái Đất đã bước vào một thế địa chất mới: thế Nhân sinh.
  2. EPA 2020: Carbon dioxide (76%), Methane (16%), Nitrous Oxide (6%).
  3. EPA 2020: Carbon dioxide enters the atmosphere through burning fossil fuels (coal, natural gas, and oil), solid waste, trees and other biological materials, and also as a result of certain chemical reactions (e.g., manufacture of cement). Fossil fuel use is the primary source of CO
    2
    . CO
    2
    can also be emitted from direct human-induced impacts on forestry and other land use, such as through deforestation, land clearing for agriculture, and degradation of soils. Methane is emitted during the production and transport of coal, natural gas, and oil. Methane emissions also result from livestock and other agricultural practices and by the decay of organic waste in municipal solid waste landfills.
  4. "Scientific Consensus: Earth's Climate is Warming", Climate Change: Vital Signs of the Planet, NASA JPL, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 28 tháng 3 năm 2020, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020; Gleick, 7 January 2017.
  5. IPCC SRCCL 2019, tr. 7: Since the pre-industrial period, the land surface air temperature has risen nearly twice as much as the global average temperature (high confidence). Climate change... contributed to desertification and land degradation in many regions (high confidence).; IPCC SRCCL 2019, tr. 45: Climate change is playing an increasing role in determining wildfire regimes alongside human activity (medium confidence), with future climate variability expected to enhance the risk and severity of wildfires in many biomes such as tropical rainforests (high confidence).
  6. IPCC SROCC 2019, tr. 16: Over the last decades, global warming has led to widespread shrinking of the cryosphere, with mass loss from ice sheets and glaciers (very high confidence), reductions in snow cover (high confidence) and Arctic sea ice extent and thickness (very high confidence), and increased permafrost temperature (very high confidence).
  7. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  8. EPA (ngày 19 tháng 1 năm 2017), Climate Impacts on Ecosystems, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 1 năm 2018, truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2019, Mountain and arctic ecosystems and species are particularly sensitive to climate change... As ocean temperatures warm and the acidity of the ocean increases, bleaching and coral die-offs are likely to become more frequent.
  9. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 13–16; WHO, Nov 2015: "Climate change is the greatest threat to global health in the 21st century. Health professionals have a duty of care to current and future generations. You are on the front line in protecting people from climate impacts - from more heat-waves and other extreme weather events; from outbreaks of infectious diseases such as malaria, dengue and cholera; from the effects of malnutrition; as well as treating people that are affected by cancer, respiratory, cardiovascular and other non-communicable diseases caused by environmental pollution."
  10. IPCC SR15 Ch1 2018, tr. 64: Sustained net zero anthropogenic emissions of CO
    2
    and declining net anthropogenic non-CO
    2
    radiative forcing over a multi-decade period would halt anthropogenic global warming over that period, although it would not halt sea level rise or many other aspects of climate system adjustment.
  11. "The State of the Global Climate 2020", World Meteorological Organization (trong English), ngày 14 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021
  12. IPCC SR15 Summary for Policymakers 2018, tr. 7
  13. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 77, 3.2
  14. a b c NASA, Mitigation and Adaptation 2020
  15. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 17, SPM 3.2
  16. Climate Action Tracker 2019, tr. 1: Under current pledges, the world will warm by 2.8°C by the end of the century, close to twice the limit they agreed in Paris. Governments are even further from the Paris temperature limit in terms of their real-world action, which would see the temperature rise by 3°C.; United Nations Environment Programme 2019, tr. 27.
  17. IPCC SR15 Ch2 2018, tr. 95–96: In model pathways with no or limited overshoot of 1.5°C, global net anthropogenic CO
    2
    emissions decline by about 45% from 2010 levels by 2030 (40–60% interquartile range), reaching net zero around 2050 (2045–2055 interquartile range); IPCC SR15 2018, tr. 17, SPM C.3:All pathways that limit global warming to 1.5°C with limited or no overshoot project the use of carbon dioxide removal (CDR) on the order of 100–1000 GtCO2 over the 21st century. CDR would be used to compensate for residual emissions and, in most cases, achieve net negative emissions to return global warming to 1.5°C following a peak (high confidence). CDR deployment of several hundreds of GtCO2 is subject to multiple feasibility and sustainability constraints (high confidence).; Rogelj et al. 2015; Hilaire et al. 2019