Gen sinh ung là gen có tiềm năng gây ung thư.[1] Trong tế bào khối u những gen này thường bị đột biến hoặc biểu hiện ở mức cao.[2]
Hầu hết tế bào bình thường sẽ trải qua cái chết được lập trình nhanh chóng (apoptosis) khi những chức năng quan trọng bị biến đổi hay trục trặc. Tuy nhiên gen sinh ung hoạt hóa có thể khiến những tế bào bị chỉ định apoptosis sống sót và sinh sôi.[3] Đa số gen sinh ung khởi đầu là tiền-gen sinh ung, những gen bình thường tham gia vào sinh sôi tế bào hay ức chế apoptosis. Nếu do đột biến mà những gen bình thường thúc đẩy sinh trưởng tế bào bị điều chỉnh tăng (đột biến thu thêm chức năng) thì chúng sẽ dẫn lối tế bào đến ung thư, do đó có tên "gen sinh ung". Thông thường nhiều gen sinh ung cùng những gen đè nén bướu hay gen apoptosis sẽ phối hợp hành động để gây ung thư. Kể từ thập niên 1970 con người đã nhận biết hàng chục gen sinh ung đối với ung thư ở người. Nhiều thuốc trị ung thư nhắm vào những protein do gen sinh ung mã hóa.[2][4][5][6]
Tham khảo
- ↑ Wilbur, Beth, bt. (2009), The World of the Cell (lxb. 7th), San Francisco, C Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ a b Kimball's Biology Pages. "Oncogenes" Free full text
- ↑ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2002. Illustrated presentation.
- ↑ Croce CM (tháng 1 năm 2008), "Oncogenes and cancer", The New England Journal of Medicine, 358 (5): 502–11, doi:10.1056/NEJMra072367, PMID 18234754
- ↑ Yokota J (tháng 3 năm 2000), "Tumor progression and metastasis" (PDF), Carcinogenesis, 21 (3): 497–503, doi:10.1093/carcin/21.3.497, PMID 10688870
- ↑ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1989 to J. Michael Bishop and Harold E. Varmus for their discovery of "the cellular origin of retroviral oncogenes".