Gia cụ là những phương tiện thiết bị có tính tiện dụng trong sinh hoạt gia đình và xã hội.
Thuật ngữ
Gia cụ minh diễn là "dụng cụ trong sinh hoạt gia đình" để nhấn mạnh tính thiết yếu của sản phẩm này.
Theo truyền thống, gia cụ có thể tồn tại độc lập với kết cấu chính của căn nhà. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, gia cụ là phần không thể thiếu, thậm chí trọng yếu, trong kiến trúc nhà.
Gia cụ có thể phân biệt theo công năng : Thiết bị lao động và giải trí (bàn), thiết bị ngồi và nằm (ghế, giường), thiết bị làm bếp, thiết bị phụ trợ (rèm, thảm, tủ). Ở hậu kì hiện đại, gia cụ được bổ sung thiết bị điện.
Trong lĩnh vực thiết kế thất nội, gia cụ được chia thành hai phong cách chủ yếu : Cổ điển và hiện đại. Ngoài ra cũng được chia theo chất liệu : gỗ, đá, nhựa, pha lê, kim loại.
Lịch sử
Cửa nhà, đồ dùng, thuyền xe, áo mặc, ăn uống, mỗi vật có một lý. Trời sinh ra nó, thánh nhân thì biết trước lòng dân mà chết vật dụng ấy. Bảo rằng cái gì người làm không can hệ với trời, là không được.
Cây cỏ, cầm thú, sâu bọ, cua cá, vật gì cũng có một tính riêng. Tính ấy tự trời phú cho, thánh nhân xét rõ đạo trời mà thuận theo tính vật. Bảo rằng cái gì trời sinh không phải để nuôi người, cũng không được.
Giữa trời với người thì tình không khác nhau, lý với tính không lẫn được. Nếu chẳng có trí lự thì chẳng sáng chế được mọi vật, không chính sự thì không làm vạn vật thỏa mãn bản tính được.
— Quế Đường Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Cao Xuân Huy đồng dịch, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2006
Gia cụ phát xuất từ tập quán tận dụng vật thể tự nhiên của nhân loại ngay từ thời chập chững văn minh.
Ở cổ đại, các vùng văn minh lớn Hi Lạp, La Mã, Ai Cập và Trung Hoa đã thể hiện sự độc đáo và phong phú trong việc thiết kế cũng như xử dụng nguyên liệu chế gia cụ. Tuy nhiên, gia cụ thời này thường kém bền.
Kể từ đầu Công Nguyên, lịch sử gia cụ chững lại trong khoảng 15 thế kỉ. Hầu như chỉ có sự cải thiện độ bền, còn các kiểu mẫu không mấy biến chuyển so với trước.
Bắt đầu từ trào lưu văn nghệ phục hưng, xã hội Âu châu biến động không ngừng, kéo theo sự thay đổi phong hóa. Lĩnh vực thiết kế thất nội và gia cụ bước vào thời thăng hoa chưa từng có. Từ lúc này, thiết kế thất nội chính thức trở thành một phương thức biểu đạt mĩ học, thiết kế gia được tôn trọng ngang hàng nghệ sĩ.
Kể từ thế kỉ XIX, ngành thiết kế gia cụ ngả dần theo cách mạng công nghiệp, dần tăng cường cơ khí hóa để cách tân phong cách.
Từ sau Đệ Nhị thế chiến, gia cụ là thành tố hệ trọng nhất trong lĩnh vực thiết kế thất nội. Khi kỉ nguyên máy điện toán xuất hiện, việc thiết kế thất nội và gia cụ hầu như được tạo trên máy vi tính, thậm chí có thể dùng máy in thông dụng để trực tiếp sản xuất gia cụ. Tuy nhiên, do quá lệ thuộc kĩ nghệ tân tiến nên lĩnh vực này nhàm dần, sản phẩm gia cụ ngày càng thô vì thời gian thiết kế quá nhanh.
Những năm đầu thập niên 2000 trở đi, cả xã hội và giới thiết kế nhìn chung đều tích cực xúc tiến dòng sản phẩm gia cụ thân thiện với môi trường nhằm bảo vệ sinh thái, giảm dần tác hại của trào lưu công nghiệp hóa và tiết kiệm tài nguyên vốn đang cạn dần.
Tham khảo
Liên kết
- ↑ "Furniture", Encyclopædia Britannica, ngày 23 tháng 2 năm 2016, lưu trữ từ nguyên tác ngày 16 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016
- ↑ "English Translation of "fournir"", Collins French-English Dictionary
- ↑ "English Translation of "fourniture"", Collins French-English Dictionary
Tài liệu
- Blakemore, Robbie G. (2006), History of interior design & furniture: from ancient Egypt to nineteenth-century Europe, J. Wiley & Sons, ISBN 978-0-471-46433-4
- Bucătaru, Marina (1991), Stiluri și Ornamente la Mobilier (trong română), Editura Didactică și Pedagogică, ISBN 973-30-1079-0
- Gadalla, Moustafa (2007), The Ancient Egyptian Culture Revealed, Tehuti Research Foundation, ISBN 978-1-931446-27-3
- Litchfield, Frederick (2011), Illustrated History of Furniture, Arcturus Publishing, ISBN 978-1-84837-803-2
- Lucie-Smith, Edward (1979), Furniture: A Concise History, Thames and Hudson, ISBN 978-0-500-18173-7
- Metropolitan Museum of Art (1999), Egyptian Art in the Age of the Pyramids, New York: Metropolitan Museum of Art, ISBN 978-0-87099-907-9
- Richter, G.M.A. (1966), The Furniture of the Greeks, Etruscans, and Romans, PhaidonCS1 maint: ref=harv (link)
- Roebuck, Carl (1966), The World of Ancient Times, New York: Charles Schribner's Sons Publishing
- Smardzewski, Jerzy (2015), Furniture Design, Springer, ISBN 978-3-319-19533-9
- Solodow, Joseph B. (2010), Latin Alive: The Survival of Latin in English and the Romance Languages, Cambridge University Press, ISBN 978-1-139-48471-8
- Weekley, Ernest (2013), An Etymological Dictionary of Modern English, Courier Corporation, ISBN 978-0-486-12287-8
- Wanscher, Ole (1980), Sella Curulis: The Folding Stool, an Ancient Symbol of Dignity, Copenhagen: Rosenkilde and Bagger
Tư liệu
- Images of online furniture design available from the Visual Arts Data Service (VADS) – including images from the Frederick Parker Chair Collection, Design Council Archives, and the Design Council Slide Collection.
- History of Furniture Timeline From Maltwood Art Museum and Gallery, University of Victoria
- Illustrated History Of Furniture
- Home Economics Archive: Tradition, Research, History (HEARTH)
- American Furniture in The Metropolitan Museum of Art