Virus Epstein–Barr (EBV), còn được gọi là herpesvirus ở người 4 hay HHV4, là một herpesvirus hướng lympho và tác nhân gây chứng tăng bạch cầu đơn nhân lây nhiễm.[1][2] Virus này cực kỳ phổ biến ở người khi mà ước tính có tới hơn 90% dân số thế giới bị nhiễm.[1][3] EBV là một gamma-herpesvirus (phân họ Gammaherpesvirinae) giống như virus liên đới sarcoma Kaposi (KSHV) và chúng khác alpha hay beta-herpesvirus ở chỗ có năng lực gây ung thư.[4][5] Một số loại ung thư có thể do EBV bao gồm lymphoma Burkitt, lymphoma Hodgkin, lymphoma tế bào T, ung thư dạ dày và vòm họng.[4][5] Ngoài ra, EBV còn gây những bệnh tự miễn toàn thân như lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.[2]
Epstein–Barr là một virus DNA sợi kép với bộ gen kích cỡ khá lớn khoảng 172 cặp kilobase (kbp).[1] Căn cứ vào những khác biệt ở gen EBNA-2, EBV được phân thành hai loại: loại 1 phổ biến hơn trên toàn cầu còn loại 2 ở những vùng châu Phi.[3] Virus được phát hiện lần đầu năm 1964 trong những tế bào phân lập từ một bệnh nhân lymphoma Burkitt và đây là virus gây ung thư ở người đầu tiên được phát hiện.[6] Kể từ đó con người đã sớm nhận ra mức độ phổ biến rất cao của nó.[3] Nhiễm EBV lần đầu ở trẻ em thường không có triệu chứng nhưng ở độ tuổi lớn hơn lại hay dẫn đến chứng tăng bạch cầu đơn nhân lây nhiễm biểu hiện sốt, tải lượng virus cao và phản ứng miễn dịch tăng cường do virus.[7] Trong phần lớn trường hợp, virus bị hệ miễn dịch áp chế và không gây hại nhưng mặt khác nó lại có cách để duy trì sự tồn tại trong cơ thể người.[8] Do vậy, tình trạng nhiễm virus sẽ kéo dài đến hết đời.[4][9]
EBV lây truyền chủ yếu qua nước bọt rồi xâm nhập cơ thể qua vùng mồm họng.[2][8] Từ đó chúng có thể nhiễm vào tế bào B là mục tiêu chính do tế bào B biểu hiện thụ thể tương thích CD21.[2][8] Cuối cùng, virus ở lỳ trong tế bào B nhớ, không biểu hiện gen và nhờ đó trốn tránh được hệ miễn dịch.[1][8] Thi thoảng, virus tái hoạt động dẫn đến một vòng đời mới: nhân bản, nhiễm vào tế bào mới, lan tỏa vào nước bọt.[1] Ở người khỏe mạnh, sự hoạt động trở lại của EBV không gây biểu hiện gì nhưng với người bị ức chế miễn dịch thì có thể là những bệnh lý nghiêm trọng.[10]
Tham khảo
- ↑ a b c d e Smatti, Maria K.; Al-Sadeq, Duaa W.; Ali, Nadima H.; Pintus, Gianfranco; Abou-Saleh, Haissam; Nasrallah, Gheyath K. (ngày 13 tháng 6 năm 2018), "Epstein–Barr Virus Epidemiology, Serology, and Genetic Variability of LMP-1 Oncogene Among Healthy Population: An Update", Frontiers in Oncology, 8, doi:10.3389/fonc.2018.00211, PMC 6008310, PMID 29951372, S2CID 48354218
- ↑ a b c d Houen, Gunnar; Trier, Nicole Hartwig (ngày 7 tháng 1 năm 2021), "Epstein-Barr Virus and Systemic Autoimmune Diseases", Frontiers in Immunology, 11, doi:10.3389/fimmu.2020.587380, PMC 7817975, PMID 33488588, S2CID 231150073
- ↑ a b c Tzellos, Stelios; Farrell, Paul (ngày 8 tháng 11 năm 2012), "Epstein-Barr Virus Sequence Variation—Biology and Disease", Pathogens, 1 (2): 156–174, doi:10.3390/pathogens1020156, PMC 4235690, PMID 25436768, S2CID 12142680
- ↑ a b c Frappier, Lori (tháng 12 năm 2021), "Epstein-Barr virus: Current questions and challenges", Tumour Virus Research, 12: 200218, doi:10.1016/j.tvr.2021.200218, PMC 8173096, PMID 34052467, S2CID 235256696
- ↑ a b Machón, Cristina; Fàbrega-Ferrer, Montserrat; Zhou, Daming; Cuervo, Ana; Carrascosa, José L.; Stuart, David I.; Coll, Miquel (ngày 29 tháng 8 năm 2019), "Atomic structure of the Epstein-Barr virus portal", Nature Communications, 10 (1), doi:10.1038/s41467-019-11706-8, PMC 6715670, PMID 31467275, S2CID 201658904
- ↑ Esau, Daniel (ngày 25 tháng 9 năm 2017), "Viral Causes of Lymphoma: The History of Epstein-Barr Virus and Human T-Lymphotropic Virus 1", Virology: Research and Treatment, 8: 1178122X1773177, doi:10.1177/1178122X17731772, PMC 5621661, PMID 28983187, S2CID 25894167
- ↑ Abbott, Rachel J.; Pachnio, Annette; Pedroza-Pacheco, Isabela; Leese, Alison M.; Begum, Jusnara; Long, Heather M.; Croom-Carter, Debbie; Stacey, Andrea; Moss, Paul A. H.; Hislop, Andrew D.; Borrow, Persephone; Rickinson, Alan B.; Bell, Andrew I. (tháng 11 năm 2017), "Asymptomatic Primary Infection with Epstein-Barr Virus: Observations on Young Adult Cases", Journal of Virology, 91 (21), doi:10.1128/JVI.00382-17, PMC 5640854, PMID 28835490, S2CID 1667733
- ↑ a b c d Hatton, Olivia L.; Harris-Arnold, Aleishia; Schaffert, Steven; Krams, Sheri M.; Martinez, Olivia M. (ngày 12 tháng 3 năm 2014), "The interplay between Epstein–Barr virus and B lymphocytes: implications for infection, immunity, and disease", Immunologic Research, 58 (2–3): 268–276, doi:10.1007/s12026-014-8496-1, PMC 4199828, PMID 24619311, S2CID 19067176
- ↑ Odumade, Oludare A.; Hogquist, Kristin A.; Balfour, Henry H. (tháng 1 năm 2011), "Progress and Problems in Understanding and Managing Primary Epstein-Barr Virus Infections", Clinical Microbiology Reviews, 24 (1): 193–209, doi:10.1128/CMR.00044-10, PMC 3021204, PMID 21233512, S2CID 217392
- ↑ Maurmann, Susanne; Fricke, Lutz; Wagner, Hans-Joachim; Schlenke, Peter; Hennig, Holger; Steinhoff, Jürgen; Jabs, Wolfram J. (tháng 12 năm 2003), "Molecular Parameters for Precise Diagnosis of Asymptomatic Epstein-Barr Virus Reactivation in Healthy Carriers", Journal of Clinical Microbiology, 41 (12): 5419–5428, doi:10.1128/JCM.41.12.5419-5428.2003, PMC 308959, PMID 14662920, S2CID 2949787