Thảo luận:Virus Epstein–Barr

Vào tháng 3 năm 1964 tạp chí y khoa The Lancet công bố một bài nghiên cứu đáng chú ý của ba nhà khoa học Anthony Epstein, Yvonne Barr, và Burt Achong. Họ đã khám phá ra virus ở người đầu tiên có khả năng gây ung thư mà về sau mang tên của hai người trong số họ: virus Epstein–Barr (EBV). Câu chuyện về công cuộc khám phá là sự đan xen giữa những trí tuệ khoa học lỗi lạc và những sự trùng hợp may mắn.

  • Epstein, M.A; Achong, B.G; Barr, Y.M (tháng 3 năm 1964), "VIRUS PARTICLES IN CULTURED LYMPHOBLASTS FROM BURKITT'S LYMPHOMA", The Lancet, 283 (7335): 702–703, doi:10.1016/S0140-6736(64)91524-7, ISSN 0140-6736, S2CID 40247840

Nhiễm EBV lần đầu ở độ tuổi trẻ em thì thường không có triệu chứng, trong khi nhiễm lần đầu ở độ tuổi lớn hơn (thanh thiếu niên) thì thường dẫn đến chứng tăng bạch cầu đơn nhân lây nhiễm (IM). Không rõ tại sao lại có sự khác biệt này. <Abbott et al.>

Gần như mọi nguồn mà tôi truy cập đều nhắc đến thông tin 90% dân số thế giới nhiễm EBV (khoảng 90, hơn 90, số ít thì 95), cho thấy mức độ nổi bật của thông tin này. Đó là một tỷ lệ đáng kinh ngạc, tính sơ sơ thì hơn 7 tỷ người đang mang trong mình virus này. Một virus vô cùng thành công. <Houen et al.>

Một điều may mắn là hệ miễn dịch người khống chế virus rất hiệu quả, biến nó trở nên vô hại. Tuy nhiên, mặc dù bị "đàn áp" nhưng EBV vẫn sống sót và tình trạng "chung sống hòa bình" không phải luôn tồn tại. Việc không thể xóa sạch virus khỏi cơ thể tiềm ẩn những hậu họa. Trong số ít trường hợp, EBV gây ung thư ngay cả ở người có hệ miễn dịch bình thường. Con người vẫn chưa hiểu bằng cách nào nó có thể gây ung thư và tại sao lại chỉ có số ít người bị. <Frappier>