Quốc danh Việt Nam/đang phát triển
Phiên bản vào lúc 12:24, ngày 31 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)
Liệt biểu quốc danh chính thức và phi chính thức trong tiến trình lịch sử tại lĩnh thổ tương ứng Việt Nam ngày nay.
Quốc danh
- Tồn nghi
Hầu hết ở thời sơ sử, chưa có cứ liệu xác minh thỏa đáng ở cấp độ khoa học.
Thời gian | Quốc danh | Chính thể |
---|---|---|
2879 - 2524 TCN | Xích Quỷ 赤鬼 |
Hồng Bàng thị - Hùng vương |
2524 - 258 TCN | Văn Lang[1] Malang[2] 文郎 |
Hồng Bàng thị - Hùng vương |
257 - 207 TCN | Âu Lạc Urang, Anak 甌雒, 甌駱 |
Hồng Bàng thị - An Dương vương |
40 - 43 CN | Lĩnh Nam 嶺南 |
Hồng Bàng thị - Trưng vương |
- Chính thức
Hầu như tồn tại ở giai đoạn đã có hiện vật bằng văn bản và thông qua khảo cổ, được chứng nhận ở cấp độ khoa học.
Thời gian | Quốc danh | Chính thể |
---|---|---|
204 TCN - 111 TCN | Nam Việt [quốc] 南越 |
Triệu triều |
111 TCN - 938 1407 - 1427 |
Giao Chỉ [xứ][3] 交趾, 交阯 |
Bắc thuộc |
203 - 544 602 - 607 |
Giao châu 交州 |
Bắc thuộc |
544 - 602 | Vạn Xuân [quốc] 萬春 |
Tiền Lý triều |
679 - 757 766 - 866 |
An Nam [phủ] 安南 |
Bắc thuộc |
757 - 766 | Trấn Nam [phủ] 鎮南 |
Bắc thuộc |
866 - 965 | Tĩnh Hải [quân] 靜海 |
Bắc thuộc |
968 - 1054 | Đại Cồ-việt [quốc][4] 大瞿越 |
Đinh triều Tiền Lê triều Lý triều |
1054 - 1400 1428 - 1804 |
Đại Việt [quốc][5] 大越 |
Lý triều Trần triều Hậu Lê triều Mạc triều Tây Sơn triều Nguyễn triều |
1400 - 1407 | Đại Ngu [quốc] 大虞 |
Hồ triều |
1804 - 1839 | Việt Nam [quốc] 越南 |
Nguyễn triều |
1839 - 1945 | Đại Nam [đế quốc] 大南 |
Nguyễn triều |
- 遂交南方,為子孫基址 / Toại giao Nam phương, vị tử tôn trụ chỉ (Ứng Thiệu, Hán quan nghi ; Thái Bình ngự lãm quyển 157).
- 南方曰蠻,雕題交阯 / Nam phương viết man, điêu đề giao chỉ (Lễ kí).
- 其俗男女同川而浴,故曰交阯 / Kì tục nam nữ đồng xuyên nhi dục, cố viết giao chỉ (Hậu Hán thư, Nam man Tây Nam di ngoại truyện).
Quốc hiệu
Xuất hiện từ thái cổ, chưa được công nhận ở giác độ khoa học.
- Việt Thường thị : Gọi phiếm các sắc tộc ở phía Nam Ngũ Lĩnh, chỉ tồn tại trong thư tịch.
- Hoàng Việt quốc : Quốc hiệu xuất hiện lâu đời nhất, thường mang tính ngoại giao và có trong thư tịch. Hàm nghĩa "nước Việt phương Nam".
- Giao Chỉ quốc : Do ngoại nhân phiếm chỉ.
- Nam Việt quốc : Do triều Nguyễn đề xuất lên triều đình Đại Thanh, nhưng bị cự tuyệt.
- Đại Huế quốc : Kiến nghị đổi quốc hiệu năm 1839 bị Nguyễn Thánh Tổ đế phủ quyết. Huế/Hóa hàm nghĩa Thanh Hóa, Thuận Hóa/Huế, giáo hóa.
Chỉ xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX theo xu hướng thế giới, được công nhận ở giác độ khoa học.
- Đại Nam đế quốc hoặc Empire d'Annam (1858? - 1945) : Chỉ tồn tại trong các văn kiện giao thiệp giữa Nguyễn triều và chính phủ Pháp, được dập trên xu piastre.
- Union indochinoise (1887 - 1945), Fédération indochinoise (1947 - 1953) hoặc Liên bang Đông Dương.
- Đại Hùng đế quốc (30 tháng 08 năm 1917 - 11 tháng 01 năm 1918) : Chỉ lưu hành trong Binh biến Thái Nguyên.
- Việt Nam dân quốc (1929? - 1930) : Chỉ lưu hành trong Tổng khởi nghĩa Yên Bái.
- Đế quốc Việt Nam : 11 tháng 03 năm 1945 - 23 tháng 08 năm 1945.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Việt Nam dân quốc : 1945 - 1947, 10 tháng 10 năm 1954 - 02 tháng 07 năm 1976.
- Quốc gia Việt Nam hoặc État du Viêt-Nam : 1948 - 26 tháng 10 năm 1955.
- Việt Nam Cộng hòa : 26 tháng 10 năm 1955 - 30 tháng 04 năm 1975.
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam : 02 tháng 07 năm 1976 tới nay.
Tham khảo
Liên kết
- ↑ Shorto, H. A Mon-Khmer Comparative Dictionary, Ed. Paul Sidwell, 2006. #692. p. 217
- ↑ Michel Ferlus. "Formation of Ethnonyms in Southeast Asia". 42nd International Conference on SinoTibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. 2009. pp. 4-5
- ↑ Theo giáo sư Trần Như Vĩnh Lạc (Đoàn Thế Ngữ), chữ giao-chỉ (交趾, 交阯) có lẽ là kí âm Việt (cổ âm : K'yượt, gượt, vượt).
- ↑ Theo khảo cổ gia Nguyễn Thị Hậu, cồ-việt có thể tương tự trường hợp giao-chỉ về ý nghĩa, tức đọc Việt (越) theo lối cổ. Vậy Đại Cồ Việt là 大越.
- ↑ Theo bà Nguyễn Thị Hậu, đại-việt là sự chuẩn hóa mới lối phát âm quốc danh của Lý triều, nhưng nguyên nghĩa.