Quốc danh Việt Nam/đang phát triển
Liệt biểu quốc danh chính thức và phi chính thức trong tiến trình lịch sử tại lĩnh thổ tương ứng Việt Nam ngày nay.
Quốc danh[sửa]
- Tồn nghi
Hầu hết ở thời sơ sử, chưa có cứ liệu xác minh thỏa đáng ở cấp độ khoa học.
Thời gian | Quốc danh | Chính thể |
---|---|---|
2879 - 2524 TCN | Xích Quỷ 赤鬼 |
Hồng Bàng thị - Hùng vương |
2524 - 258 TCN | Văn Lang[1] Malang[2] 文郎 |
Hồng Bàng thị - Hùng vương |
257 - 207 TCN | Âu Lạc Urang, Anak 甌雒, 甌駱 |
Hồng Bàng thị - An Dương vương |
40 - 43 CN | Lĩnh Nam 嶺南 |
Hồng Bàng thị - Trưng vương |
- Chính thức
Hầu như tồn tại ở giai đoạn đã có hiện vật bằng văn bản và thông qua khảo cổ, được chứng nhận ở cấp độ khoa học.
Thời gian | Quốc danh | Chính thể |
---|---|---|
204 TCN - 111 TCN | Nam Việt [quốc] 南越[3] |
Triệu triều |
111 TCN - 938 1407 - 1427 |
Giao Chỉ [xứ][4] 交址, 交阯, 交趾 |
Bắc thuộc |
203 - 544 602 - 607 |
Giao châu 交州 |
Bắc thuộc |
544 - 602 | Vạn Xuân [quốc] 萬春 |
Tiền Lý triều |
679 - 757 766 - 866 |
An Nam [phủ] 安南 |
Bắc thuộc |
757 - 766 | Trấn Nam [phủ] 鎮南 |
Bắc thuộc |
866 - 965 | Tĩnh Hải [quân] 靜海 |
Bắc thuộc |
968 - 1054 | Đại Cồ-việt [quốc][5] 大瞿越 |
Đinh triều Tiền Lê triều Lý triều |
1054 - 1400 1428 - 1804 |
Đại Việt [quốc][6] 大越 |
Lý triều Trần triều Hậu Lê triều Mạc triều Tây Sơn triều Nguyễn triều |
1400 - 1407 | Đại Ngu [quốc] 大虞 |
Hồ triều |
1804 - 1839 | Việt Nam [quốc] 越南 |
Nguyễn triều |
1839 - 1945 | Đại Nam [quốc] 大南 |
Nguyễn triều |
- 遂交南方,為子孫基址 / Toại giao Nam phương, vị tử tôn trụ chỉ (Ứng Thiệu, Hán quan nghi ; Thái Bình ngự lãm quyển 157).
- 南方曰蠻,雕題交阯 / Nam phương viết man, điêu đề giao chỉ (Lễ kí).
- 其俗男女同川而浴,故曰交阯 / Kì tục nam nữ đồng xuyên nhi dục, cố viết giao chỉ (Hậu Hán thư, Nam man Tây Nam di ngoại truyện).
- 交趾之地頗爲膏腴,徙民居之,始知播植,厥土惟黑壤,厥氣惟雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民,有君長亦曰雄王,有輔佐焉亦曰雄侯,分其地以為雄將。(出南越志) (Thái Bình quảng kí).
- 交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民,設雒王、雒侯,主諸郡縣。縣多為雒將,雒將銅印青綬 (Giao châu ngoại vực kí).
Quốc hiệu[sửa]
Xuất hiện từ thái cổ, chưa được công nhận ở giác độ khoa học.
- Việt Thường thị[7] (越常, 越嘗, 越裳氏) : Gọi phiếm các sắc tộc ở phía Nam Ngũ Lĩnh, chỉ tồn tại trong thư tịch.
- Lĩnh Ngoại vực (嶺外域) : Xuất hiện ở giai đoạn Tùy-Đường, để phân biệt với Lĩnh Nam là mạn Quảng Tây ngày nay.
- Hoàng Việt quốc (皇越國) : Quốc hiệu xuất hiện lâu đời nhất, thường mang tính ngoại giao và có trong thư tịch. Hàm nghĩa "nước Việt phương Nam".
- An Nam quốc (安南國) hoặc Giao Chỉ quốc (交趾國) : Do người Việt phiếm xưng hoặc ngoại nhân phiếm chỉ.
- Nam Việt quốc (南越國) : Do triều Nguyễn đề xuất lên triều đình Đại Thanh, nhưng bị cự tuyệt.
- Đại Huế quốc (大化國) : Kiến nghị đổi quốc hiệu năm 1839 bị Nguyễn Thánh Tổ đế phủ quyết. Huế/Hóa hàm nghĩa Thanh Hóa, Thuận Hóa/Huế, giáo hóa.
Chỉ xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX theo xu hướng thế giới, được công nhận ở giác độ khoa học.
- Đại Nam đế quốc (大南帝國) hoặc Empire d'Annam (1858? - 1945) : Chỉ tồn tại trong các văn kiện giao thiệp giữa Nguyễn triều và chính phủ Pháp, được dập trên xu piastre.
- Union indochinoise (1887 - 1945), Fédération indochinoise (1947 - 1953) hoặc Liên bang Đông Dương.
- Đại Hùng đế quốc (大雄帝國, 30 tháng 08 năm 1917 - 11 tháng 01 năm 1918) : Chỉ lưu hành trong Binh biến Thái Nguyên.
- Việt Nam dân quốc[8] (越南民國, 1929? - 1930) : Chỉ lưu hành trong Tổng khởi nghĩa Yên Bái.
- Đế quốc Việt Nam (越南帝國) : 11 tháng 03 năm 1945 - 23 tháng 08 năm 1945.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (越南民主共和國) hoặc Việt Nam dân quốc : 1945 - 1947, 10 tháng 10 năm 1954 - 02 tháng 07 năm 1976.
- Quốc gia Việt Nam (越南國) hoặc État du Viêt-Nam : 1948 - 26 tháng 10 năm 1955.
- Việt Nam Cộng hòa (越南共和國) : 26 tháng 10 năm 1955 - 30 tháng 04 năm 1975.
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (越南社會主義共和國) : 02 tháng 07 năm 1976 tới nay.
Chuẩn bị bầu cử Quốc Dân Đại Hội khóa I ở ngõ Phất Lộc (Hà Nội) năm 1946.
Su Việt Nam Cộng hòa năm 1960.
- Stamps Confucius, 1961 issue Vietnam.jpg
Tem bưu chính Việt Nam Cộng hòa năm 1961.
Tham khảo[sửa]
Liên kết[sửa]
- ↑ Shorto, H. A Mon-Khmer Comparative Dictionary, Ed. Paul Sidwell, 2006. #692. p. 217
- ↑ Michel Ferlus. "Formation of Ethnonyms in Southeast Asia". 42nd International Conference on SinoTibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. 2009. pp. 4-5
- ↑ Norman, Jerry; Mei, Tsu-lin (1976), "The Austroasiatics in Ancient South China : Some Lexical Evidence", Monumenta Serica, 32: 274–301, doi:10.1080/02549948.1976.11731121
- ↑ Theo giáo sư Trần Như Vĩnh Lạc (Đoàn Thế Ngữ), chữ giao-chỉ (交址, 交阯, 交趾) có thể chỉ là kí âm Việt (cổ âm : K'yượt, gượt, vượt, rượt, lướt).
- ↑ Theo khảo cổ gia Nguyễn Thị Hậu, cồ-việt có thể tương ứng giao-chỉ về nghĩa, tức là đọc Việt (越) theo lối cổ. Vậy Đại Cồ-việt là 大越.
- ↑ Theo bà Nguyễn Thị Hậu, đại-việt là sự giản hóa lối phát âm quốc danh Lý triều, nhưng nguyên nghĩa.
- ↑ 漢語大詞典編輯委員會,漢語大詞典編纂處,漢語大詞典,第九卷,p. 1115,上海辭書出版社,1992.
- ↑ Stein Tonnesson, Hans Antlov, Asian Forms of the Nation, Routledge, 1996, pp. 117.
Tài liệu[sửa]
- Nicholas Tarling (2000), The Cambridge History of Southeast Asia: From Early Times C. 1500, Cambridge University Press, tr. 139, ISBN 0521663695
- Ring, Trudy; Salkin, Robert M.; La Boda, Sharon (1994), International Dictionary of Historic Places: Asia and Oceania, Taylor & Francis, tr. 399, ISBN 1884964044
- L. Shelton Woods (2002), Vietnam: a global studies handbook, ABC-CLIO, tr. 38, ISBN 1576074161
- Moses, Dirk (2008), Empire, colony, genocide: conquest, occupation, and subaltern resistance in world history, Berghahn Books, tr. 207, ISBN 9781845454524
- Alexander Woodside (1971), Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century, Harvard Univ Asia Center, tr. 120–, ISBN 978-0-674-93721-5
- Kang, David C. (2012), East Asia Before the West: Five Centuries of Trade and Tribute, Columbia University Press, tr. 101–102
- Jeff Kyong-McClain; Yongtao Du (2013), Chinese History in Geographical Perspective, Rowman & Littlefield, tr. 67–, ISBN 978-0-7391-7230-8
- A. Dirk Moses (ngày 1 tháng 1 năm 2008), Empire, Colony, Genocide: Conquest, Occupation, and Subaltern Resistance in World History, Berghahn Books, tr. 209–, ISBN 978-1-84545-452-4, lưu trữ từ nguyên tác 2008
- Elijah Coleman Bridgman; Samuel Wells Willaims (1847), The Chinese Repository, proprietors., tr. 584–
- Word Study, G&C Merriam Company, 1954, tr. 401
- Adair, Gilbert (1981), Vietnam on film: from The Green Berets to Apocalypse now, Proteus, tr. 31
Tư liệu[sửa]
- Meacham, William (1996), "Defining the Hundred Yue", Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association, 15: 93–100, doi:10.7152/bippa.v15i0.11537, lưu trữ từ nguyên tác ngày 28 tháng 2 năm 2014
- "Spelling Lesson", Newsweek, 67, tr. 13, 1968