HIV/AIDS | |
---|---|
Tên khác | Nhiễm HIV, bệnh HIV,[1][2] AIDS, SIDA (tên cũ)[3] |
Ruy băng đỏ là biểu tượng của tình đoàn kết với người dương tính HIV và người sống chung với AIDS.[4] | |
Chuyên khoa | Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch học |
Triệu chứng | Sớm: ốm yếu giống cúm[5] Muộn: hạch bạch huyết to, sốt, sụt cân[5] |
Biến chứng | Nhiễm trùng cơ hội, ung bướu[5] |
Thời gian | Suốt đời[5] |
Nguyên nhân | Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)[5] |
Yếu tố nguy cơ | Giao hợp âm đạo hoặc hậu môn không an toàn, mắc bệnh hoa liễu khác, dùng chung kim tiêm, các thủ tục y tế có hành vi cắt hoặc chọc không vô trùng, chấn thương vật sắc nhọn.[5] |
Chẩn đoán | Xét nghiệm máu[5] |
Phòng ngừa | Tình dục an toàn, trao đổi kim tiêm, cắt bao quy đầu nam, dự phòng trước phơi nhiễm, dự phòng sau phơi nhiễm[5] |
Điều trị | Liệu pháp kháng retrovirus[5] |
Tiên lượng | Tuổi thọ dự kiến gần bình thường nếu điều trị[6][7] Tuổi thọ dự kiến +11 năm nếu không điều trị[8] |
Số người mắc | Tổng số 55,9 – 100 triệu[9] 1,7 triệu ca mới (2019)[9] 38 triệu người sống với HIV (2019)[9] |
Số người chết | Tổng số 32,7 triệu[9] 690.000 (2019)[9] |
Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS) là loạt tình trạng có nguyên nhân từ việc nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV),[10][11][12] một retrovirus.[13] Sau lần nhiễm ban đầu người bệnh có thể không chú ý bất kỳ triệu chứng nào hoặc trải qua một giai đoạn ngắn ốm yếu như bị cúm.[5] Tiếp sau đó thường là giai đoạn dài không triệu chứng.[6] Nếu tình trạng tiến xa hơn, nó sẽ tàn phá hệ miễn dịch nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến như lao, những dạng nhiễm trùng cơ hội khác, và ung bướu vốn hiếm thấy ở người có chức năng miễn dịch bình thường.[5] Những triệu chứng nhiễm trùng muộn này được nhắc đến là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).[6] Sụt cân không chủ đích cũng thường xảy ra ở giai đoạn này.[6]
HIV lây truyền chủ yếu qua tình dục không an toàn (bao gồm tình dục hậu môn và tình dục bằng miệng), truyền máu chứa virus, kim tiêm dưới da, và từ mẹ sang con trong thai kỳ, trong lúc sinh hoặc cho con bú.[14] Một số dịch cơ thể như nước bọt, mồ hôi, nước mắt không truyền virus.[15]
Biện pháp phòng bệnh là tình dục an toàn, các chương trình trao đổi kim tiêm, điều trị người nhiễm, dự phòng trước và sau phơi nhiễm.[5] Cả mẹ và con đều dùng thuốc kháng retrovirus để ngăn ngừa bệnh cho con.[5] Không có phép chữa khỏi hay vắc-xin, tuy nhiên điều trị kháng retrovirus có thể trì hoãn bệnh và đem lại tuổi thọ dự kiến gần như bình thường.[6][7] Người bệnh được khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt sau chẩn đoán.[16] Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình sau khi nhiễm là 11 năm.[8]
Trong năm 2019 trên thế giới có khoảng 38 triệu người sống chung với HIV và 690.000 người tử vong vì căn bệnh.[9] Ước tính khoảng 20,6 triệu người trong số này sống ở miền đông và nam châu Phi.[17] Từ lúc được nhận biết (vào đầu thập niên 1980) đến năm 2018, AIDS đã cướp đi sinh mạng của 35 triệu người trên toàn cầu.[18] HIV/AIDS được xem là một đại dịch — một căn bệnh bùng phát trên một phạm vi rộng lớn và tích cực lây lan.[19]
HIV đã từ những loài linh trưởng khác nhiễm sang người ở Tây-Trung Phi vào đầu đến giữa thế kỷ 20.[20] AIDS lần đầu được công nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) vào năm 1981 và nguyên nhân của nó là nhiễm HIV được biết đến không lâu sau đó.[21]
HIV/AIDS có tác động to lớn đến xã hội, cả trong vai một căn bệnh lẫn nguồn gốc của sự phân biệt đối xử.[22] HIV/AIDS cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế.[22] Tồn tại nhiều nhận thức sai lầm về HIV/AIDS, như niềm tin rằng nó có thể lây qua tiếp xúc phi tình dục thông thường.[23] Căn bệnh đã trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến tôn giáo, như là lập trường của Giáo hội Công giáo không ủng hộ dùng bao cao su để phòng ngừa.[24] Kể từ khi được biết đến vào thập niên 1980, HIV/AIDS đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới về phương diện y tế lẫn chính trị cùng sự tài trợ quy mô lớn.[25]
Sinh lý bệnh
Sau khi virus xâm nhập cơ thể là giai đoạn sao chép virus nhanh chóng, dẫn tới số lượng đông đảo virus trong máu ngoại vi. Trong nhiễm trùng ban đầu, hàm lượng HIV có thể đạt vài triệu hạt virus mỗi mililit máu[26] đi kèm với sự sụt giảm rõ rệt số lượng tế bào T CD4+ tuần hoàn. Virus huyết cấp tính gần như luôn luôn liên hệ với sự hoạt hóa tế bào T CD8+ có chức năng tiêu diệt những tế bào nhiễm HIV và sau đó là sự sản sinh kháng thể, hay chuyển đảo huyết thanh. Phản ứng của tế bào T CD8+ được cho là yếu tố quan trọng khống chế hàm lượng virus theo diễn biến đạt đỉnh rồi giảm xuống khi số đếm tế bào T CD4+ phục hồi. Nếu tế bào T CD8+ phản ứng tốt bệnh sẽ diễn tiến chậm và có tiên lượng tốt hơn, dù cho nó không diệt trừ virus.[27]
Cuối cùng, HIV gây ra AIDS bằng việc diệt hết tế bào T CD4+ khiến hệ miễn dịch suy yếu và mở đường cho nhiễm trùng cơ hội. Các tế bào T là không thể thiếu đối với phản ứng miễn dịch và không có chúng cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng hay tiêu diệt tế bào ung thư. Cơ chế triệt tiêu tế bào T CD4+ là khác nhau giữa giai đoạn cấp tính và mạn tính.[28] Trong giai đoạn cấp tính, tế bào nhiễm bị ly giải bởi HIV và tiêu diệt bởi tế bào T CD8+, mặc dù apoptosis cũng có thể là một nhân tố. Trong giai đoạn mạn tính, số lượng tế bào T CD4+ giảm chậm do hệ quả của sự kích hoạt miễn dịch tổng thể đi đôi với việc hệ miễn dịch mất dần năng lực sản sinh tế bào T mới.[29]
Mặc dù các triệu chứng suy giảm miễn dịch đặc trưng của AIDS không xuất hiện trong hàng năm kể từ khi người bệnh bị nhiễm nhưng có một lượng lớn tế bào T CD4+ mất đi trong những tuần đầu tiên sau nhiễm, nhất là ở niêm mạc ruột, nơi chứa đa số bạch huyết bào của cơ thể.[30] Lý do tế bào T CD4+ niêm mạc dễ hao hụt là đa số chúng biểu hiện protein CCR5, đồng thụ thể mà HIV lợi dụng để xâm nhập tế bào, trong khi chỉ một phần nhỏ tế bào T CD4+ trong dòng máu có hành vi tương tự.[31]
HIV tìm và diệt những tế bào T CD4+ biểu hiện CCR5 trong giai đoạn nhiễm cấp tính.[32] Một phản ứng miễn dịch mãnh liệt rốt cục khống chế lây nhiễm và mở ra giai đoạn tiềm ẩn lâm sàng. Các tế bào T CD4+ trong mô niêm mạc vẫn là mục tiêu trọng tâm.[32] HIV tiếp tục nhân bản gây nên trạng thái kích hoạt miễn dịch toàn thể duy trì suốt giai đoạn mạn tính.[33] Hoạt hóa miễn dịch, biểu hiện bởi sự tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch và giải phóng cytokine tiền viêm bắt nguồn từ hoạt động của một số sản phẩm gen HIV và phản ứng miễn dịch với sự sản sinh HIV đang diễn ra. Nó còn liên kết với sự sụp đổ của hệ thống giám sát miễn dịch hàng rào niêm mạc dạ dày-ruột do tế bào T CD4+ niêm mạc triệt giảm trong giai đoạn cấp tính.[34]
Tham khảo
- ↑ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênAIDS2010GOV
- ↑ "HIV Classification: CDC and WHO Staging Systems | AIDS Education and Training Centers National Coordinating Resource Center (AETC NCRC)", aidsetc.org (trong English), AIDS Education and Training Center Program, lưu trữ từ nguyên tác tháng 10 18, 2017, truy cập tháng 9 10, 2017
- ↑ "AIDS", benhnhietdoi.vn, 3 tháng 7 năm 2012, truy cập 8 tháng 7 năm 2021
- ↑ "Wear your red ribbon this World AIDS Day | UNAIDS", www.unaids.org, UNAIDS Secretariat, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017
- ↑ a b c d e f g h i j k l m HIV/AIDS Fact sheet N°360, World Health Organization, tháng 11 năm 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 17, 2016, truy cập tháng 2 11, 2016
- ↑ a b c d e "About HIV/AIDS", CDC, tháng 12 6, 2015, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 24, 2016, truy cập tháng 2 11, 2016
- ↑ a b UNAIDS (tháng 5 18, 2012), The quest for an HIV vaccine, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 5 24, 2012
- ↑ a b UNAIDS, World Health Organization (tháng 12 năm 2007), 2007 AIDS epidemic update (PDF), lưu trữ từ nguyên tác (PDF) ngày 27 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008
- ↑ a b c d e f "Global HIV & AIDS statistics — 2020 fact sheet", www.unaids.org (trong English), UNAIDS, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021
- ↑ Sepkowitz KA (tháng 6 năm 2001), "AIDS – the first 20 years", The New England Journal of Medicine, 344 (23): 1764–72, doi:10.1056/NEJM200106073442306, PMID 11396444
- ↑ Krämer, Alexander; Kretzschmar, Mirjam; Krickeberg, Klaus (2010), Modern infectious disease epidemiology concepts, methods, mathematical models, and public health (lxb. Online-Ausg.), New York: Springer, tr. 88, ISBN 978-0-387-93835-6, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 24, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ Kirch, Wilhelm (2008), Encyclopedia of Public Health, New York: Springer, tr. 676–77, ISBN 978-1-4020-5613-0, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ "Retrovirus Definition", AIDSinfo, lưu trữ từ nguyên tác ngày 28 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
- ↑ Rom WN, Markowitz SB, bt. (2007), Environmental and occupational medicine (lxb. 4th), Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins, tr. 745, ISBN 978-0-7817-6299-1, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 11, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015
- ↑ HIV and Its Transmission, Centers for Disease Control and Prevention, 2003, lưu trữ từ nguyên tác ngày 4 tháng 2 năm 2005, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2006
- ↑ Guideline on when to start antiretroviral therapy and on pre-exposure prophylaxis for HIV (PDF), World Health Organization, 2015, tr. 13, ISBN 978-92-4-150956-5, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc tháng 10 14, 2015
- ↑ "Fact Sheet - World AIDS Day 2019" (PDF), www.unaids.org, lưu trữ (PDF) từ tài liệu gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
- ↑ "HIV Statistics Overview (International Statistics)", Centers for Disease Control and Prevention, 2018, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021
- ↑ Kallings LO (tháng 3 năm 2008), "The first postmodern pandemic: 25 years of HIV/AIDS", Journal of Internal Medicine, 263 (3): 218–43, doi:10.1111/j.1365-2796.2007.01910.x, PMID 18205765, S2CID 205339589(subscription required)
- ↑ Sharp PM, Hahn BH (tháng 9 năm 2011), "Origins of HIV and the AIDS pandemic", Cold Spring Harbor Perspectives in Medicine, 1 (1): a006841, doi:10.1101/cshperspect.a006841, PMC 3234451, PMID 22229120
- ↑ Gallo RC (tháng 10 năm 2006), "A reflection on HIV/AIDS research after 25 years", Retrovirology, 3 (1): 72, doi:10.1186/1742-4690-3-72, PMC 1629027, PMID 17054781
- ↑ a b "The impact of AIDS on people and societies" (PDF), 2006 Report on the global AIDS epidemic, UNAIDS, 2006, ISBN 978-92-9173-479-5
- ↑ Endersby, Jim (2016), "Myth Busters", Science, 351 (6268): 35, Bibcode:2016Sci...351...35E, doi:10.1126/science.aad2891, S2CID 51608938, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 2 22, 2016, truy cập tháng 2 14, 2016
- ↑ McCullom, Rob (tháng 2 26, 2013), "An African Pope Won't Change the Vatican's Views on Condoms and AIDS", The Atlantic, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 3 8, 2016, truy cập tháng 2 14, 2016
- ↑ Harden, Victoria Angela (2012), AIDS at 30: A History, Potomac Books Inc, tr. 324, ISBN 978-1-59797-294-9
- ↑ Piatak M, Saag MS, Yang LC, Clark SJ, Kappes JC, Luk KC, Hahn BH, Shaw GM, Lifson JD (tháng 3 năm 1993), "High levels of HIV-1 in plasma during all stages of infection determined by competitive PCR", Science, 259 (5102): 1749–54, Bibcode:1993Sci...259.1749P, doi:10.1126/science.8096089, PMID 8096089, S2CID 12158927
- ↑ Pantaleo G, Demarest JF, Schacker T, Vaccarezza M, Cohen OJ, Daucher M, Graziosi C, Schnittman SS, Quinn TC, Shaw GM, Perrin L, Tambussi G, Lazzarin A, Sekaly RP, Soudeyns H, Corey L, Fauci AS (tháng 1 năm 1997), "The qualitative nature of the primary immune response to HIV infection is a prognosticator of disease progression independent of the initial level of plasma viremia", Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 94 (1): 254–58, Bibcode:1997PNAS...94..254P, doi:10.1073/pnas.94.1.254, PMC 19306, PMID 8990195
- ↑ Hel Z, McGhee JR, Mestecky J (tháng 6 năm 2006), "HIV infection: first battle decides the war", Trends in Immunology, 27 (6): 274–81, doi:10.1016/j.it.2006.04.007, PMID 16679064
- ↑ Pillay, Deenan; Genetti, Anna Maria; Weiss, Robin A. (2007), "Human Immunodeficiency Viruses", trong Zuckerman, Arie J.; et al. (bt.), Principles and practice of clinical virology (lxb. 6th), Hoboken, NJ: Wiley, tr. 905, ISBN 978-0-470-51799-4
- ↑ Mehandru S, Poles MA, Tenner-Racz K, Horowitz A, Hurley A, Hogan C, Boden D, Racz P, Markowitz M (tháng 9 năm 2004), "Primary HIV-1 infection is associated with preferential depletion of CD4+ T lymphocytes from effector sites in the gastrointestinal tract", The Journal of Experimental Medicine, 200 (6): 761–70, doi:10.1084/jem.20041196, PMC 2211967, PMID 15365095
- ↑ Brenchley JM, Schacker TW, Ruff LE, Price DA, Taylor JH, Beilman GJ, Nguyen PL, Khoruts A, Larson M, Haase AT, Douek DC (tháng 9 năm 2004), "CD4+ T cell depletion during all stages of HIV disease occurs predominantly in the gastrointestinal tract", The Journal of Experimental Medicine, 200 (6): 749–59, doi:10.1084/jem.20040874, PMC 2211962, PMID 15365096
- ↑ a b editor, Julio Aliberti (2011), Control of Innate and Adaptive Immune Responses During Infectious Diseases, New York: Springer Verlag, tr. 145, ISBN 978-1-4614-0483-5, lưu trữ từ tài liệu gốc tháng 9 24, 2015, truy cập tháng 6 27, 2015CS1 maint: extra text: authors list (link)
- ↑ Appay V, Sauce D (tháng 1 năm 2008), "Immune activation and inflammation in HIV-1 infection: causes and consequences", The Journal of Pathology, 214 (2): 231–41, doi:10.1002/path.2276, PMID 18161758, S2CID 26830006
- ↑ Brenchley JM, Price DA, Schacker TW, Asher TE, Silvestri G, Rao S, Kazzaz Z, Bornstein E, Lambotte O, Altmann D, Blazar BR, Rodriguez B, Teixeira-Johnson L, Landay A, Martin JN, Hecht FM, Picker LJ, Lederman MM, Deeks SG, Douek DC (tháng 12 năm 2006), "Microbial translocation is a cause of systemic immune activation in chronic HIV infection", Nature Medicine, 12 (12): 1365–71, doi:10.1038/nm1511, PMC 1717013, PMID 17115046