Lao | |
---|---|
Ảnh X quang ngực của một bệnh nhân lao thể nặng: các mũi tên màu trắng chỉ nhiễm khuẩn ở cả hai phổi, các mũi tên màu đen chỉ sự hình thành của một khoang | |
Chuyên khoa | Bệnh truyền nhiễm, phổi học |
Triệu chứng | Ho dai dẳng, sốt, ho kèm dịch nhầy chứa máu, sụt cân[1] |
Nguyên nhân | Mycobacterium tuberculosis[1] |
Yếu tố nguy cơ | Hút thuốc, HIV/AIDS[1] |
Chẩn đoán | X quang ngực, nuôi cấy, xét nghiệm da tuberculin[1] |
Chẩn đoán phân biệt | Viêm phổi, histoplasmosis, sarcoidosis, coccidioidomycosis[2] |
Phòng ngừa | Tầm soát người nguy cơ cao, điều trị người mắc, chủng ngừa bằng BCG [3][4][5] |
Điều trị | Kháng sinh[1] |
Số người mắc | 25% dân số (lao tiềm ẩn)[6] |
Số người chết | 1,5 triệu (2018)[7] |
Lao là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.[1] Bệnh chủ yếu tác động đến phổi nhưng cũng có thể đến những bộ phận khác của cơ thể.[1] Đa số trường hợp mắc lao không biểu hiện triệu chứng, gọi là lao tiềm ẩn.[1] Khoảng 10% ca lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính mà nếu không chữa trị sẽ khiến khoảng một nửa số bệnh nhân tử vong.[1] Triệu chứng điển hình của lao hoạt tính là ho dai dẳng kèm dịch nhầy chứa máu, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân.[1] Nếu các cơ quan khác bị nhiễm khuẩn thì triệu chứng sẽ đa dạng hơn.[8]
Lao lây truyền từ người sang người qua không khí khi người bệnh lao hoạt tính ho, khạc nhổ, nói, hay hắt hơi.[1][9] Người mang lao tiềm ẩn không làm bệnh lây lan.[1] Lao hoạt tính thường xảy ra hơn ở người hút thuốc và mắc HIV/AIDS.[1] Cách thức chẩn đoán lao hoạt tính là X quang ngực, cấy dịch cơ thể và khám nghiệm vi mô.[10] Xét nghiệm Mantoux hay xét nghiệm máu giúp chẩn đoán lao tiềm ẩn.[10]
Cách thức phòng bệnh bao gồm tầm soát đối với người nguy cơ cao, phát hiện và điều trị sớm, chủng ngừa bằng vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin).[3][4][5] Người nguy cơ cao là người ở chung nhà, nơi làm việc, và tiếp xúc xã hội với bệnh nhân lao hoạt tính.[4] Chữa trị đòi hỏi sử dụng nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài.[1] Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày một trở nên đáng lo ngại với tỷ lệ lao đa kháng và lao siêu kháng tăng.[1]
Vào năm 2018 khoảng một phần tư dân số thế giới được cho là mắc lao tiềm ẩn.[6] Mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số mắc bệnh.[11] Trong năm 2018 có hơn 10 triệu người bị lao hoạt tính trong đó 1,5 triệu người tử vong,[7] con số khiến lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu.[12] Căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở Đông Nam Á (44%), châu Phi (24%), Tây Thái Bình Dương (18%) với hơn 50% ca được chẩn đoán ở tám quốc gia là Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), và Bangladesh (4%).[12] Số ca mắc mới mỗi năm đã giảm kể từ năm 2000.[1] Khoảng 80% dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi xét nghiệm tuberculin dương tính còn với người dân Hoa Kỳ chỉ là 5–10%.[13] Bệnh lao đã có ở người từ thời cổ đại.[14]
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi).[8] Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời.[8]
Dấu hiệu và triệu chứng tổng quan gồm có sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, và mệt mỏi.[8] Ngoài ra còn có thể xuất hiện ngón tay dùi trống rõ rệt.[15]
Phổi
Nếu nhiễm khuẩn lao ở trạng thái hoạt động thì phổi là cơ quan hay bị tác động nhất (khoảng 90% ca).[14][16] Triệu chứng gồm có đau ngực và ho ra đờm kéo dài.[14] Khoảng 25% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng.[14] Đôi khi người bệnh có thể ho ra máu với lượng nhỏ và trong rất ít trường hợp xảy ra vỡ động mạch phổi hay phình mạch Rasmussen dẫn đến chảy máu ồ ạt.[8][17] Lao có thể trở thành bệnh mạn tính và gây sẹo khắp những thùy phổi trên.[8] Những thùy dưới ít bị tác động thường xuyên hơn.[8] Không rõ tại sao có sự khác biệt này,[13] có thể do ở phần phổi trên dẫn khí tốt hơn[13] hoặc dẫn lưu bạch huyết kém hơn.[8]
Ngoài phổi
Ở 15–20% ca hoạt tính, nhiễm khuẩn lan ra ngoài phổi gây nên những dạng lao khác.[18] Chúng được gọi chung là "lao ngoài phổi".[19] Lao ngoài phổi xảy ra phổ biến hơn ở người có hệ miễn dịch suy yếu và trẻ em. Hơn một nửa số ca nhiễm HIV xuất hiện tình trạng này.[19] Các địa điểm nhiểm khuẩn ngoài phổi đáng chú ý là màng phổi (viêm màng phổi do lao), hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do lao), hệ bạch huyết (lao hạch cổ), hệ niệu sinh dục (lao niệu sinh dục), xương và khớp (lao cột sống). Lao kê là một dạng lao có tiềm năng lan rộng và nghiêm trọng hơn,[8] hiện chiếm khoảng 10% trường hợp lao ngoài phổi.[20]
Tác nhân
Vi khuẩn lao
Tác nhân chủ yếu gây bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis, một trực khuẩn nhỏ không động, hiếu khí.[8] Việc sở hữu hàm lượng lipid cao lý giải cho nhiều đặc điểm lâm sàng độc nhất của chúng.[21] Chúng phân chia cứ 16 đến 20 tiếng một lần, tốc độ cực kỳ chậm so với những vi khuẩn khác thường phân chia trong chưa đến một tiếng.[22] Mycobacterium có một màng ngoài hai lớp lipid.[23] Nếu tiến hành nhuộm Gram thì M. tuberculosis hoặc "Gram dương" rất yếu hoặc không lưu giữ thuốc nhuộm do hàm lượng mycolic acid và lipid cao của thành tế bào.[24] M. tuberculosis có thể chống chịu các chất tẩy uế yếu và sống sót trong môi trường khô vài tuần. Ngoài tự nhiên, M. tuberculosis chỉ có thể sinh trưởng trong tế bào của sinh vật chủ nhưng chúng có thể được nuôi trong phòng thí nghiệm.[25]
Các nhà khoa học có thể nhận diện vi khuẩn lao dưới kính hiển vi nhờ tiến hành nhuộm các mẫu đờm dãi. Vì M. tuberculosis lưu lại những chất nhuộm nhất định kể cả sau khi được xử lý bằng dung dịch acid nên nó được xếp vào loại trực khuẩn kháng acid.[13][24] Kỹ thuật nhuộm kháng acid phổ biến nhất là nhuộm Ziehl–Neelsen[26] và nhuộm Kinyoun khiến trực khuẩn có màu đỏ sáng nổi bật trên nền xanh.[27] Nhuộm auramine-rhodamine[28] và soi hiển vi huỳnh quang[29] cũng được áp dụng.
Tham khảo
- ↑ a b c d e f g h i j k l m n o p "Tuberculosis (TB)", www.who.int (trong English), truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020
- ↑ Ferri, Fred F. (2010), Ferri's differential diagnosis : a practical guide to the differential diagnosis of symptoms, signs, and clinical disorders (lxb. 2nd), Philadelphia, PA: Elsevier/Mosby, tr. Chapter T, ISBN 978-0-323-07699-9 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ a b Hawn TR, Day TA, Scriba TJ, Hatherill M, Hanekom WA, Evans TG, et al. (tháng 12 năm 2014), "Tuberculosis vaccines and prevention of infection", Microbiology and Molecular Biology Reviews, 78 (4): 650–71, doi:10.1128/MMBR.00021-14, PMC 4248657, PMID 25428938
- ↑ a b c Organization, World Health (2008), Implementing the WHO Stop TB Strategy: a handbook for national TB control programmes, Geneva: World Health Organization (WHO), tr. 179, ISBN 978-92-4-154667-6
- ↑ a b Harris, Randall E. (2013), Epidemiology of chronic disease: global perspectives, Burlington, MA: Jones & Bartlett Learning, tr. 682, ISBN 978-0-7637-8047-0 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ a b Tuberculosis (TB), World Health Organization (WHO), ngày 16 tháng 2 năm 2018, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018
- ↑ a b "Global Tuberculosis Report" (PDF), WHO, WHO, 2019, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020
- ↑ a b c d e f g h i j Adkinson, N Franklin; Bennett, John E; Douglas, Robert Gordon; Mandell, Gerald L (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases (lxb. 7th), Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier, tr. Chapter 250, ISBN 978-0-443-06839-3 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ Basic TB Facts, Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 13 tháng 3 2012, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 2 2016, truy cập 11 tháng 2 2016
- ↑ a b Konstantinos A (2010), "Testing for tuberculosis", Australian Prescriber, 33 (1): 12–18, doi:10.18773/austprescr.2010.005
- ↑ Tuberculosis, World Health Organization (WHO), 2002, lưu trữ từ nguyên tác 17 tháng 6 2013
- ↑ a b Global tuberculosis report, World Health Organization (WHO), truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017
- ↑ a b c d Kumar, Vinay; Robbins, Stanley L. (2007), Robbins Basic Pathology (lxb. 8th), Philadelphia: Elsevier, ISBN 978-1-4160-2973-1, OCLC 69672074 Bỏ qua tham số chưa biết
|name-list-style=
(trợ giúp) - ↑ a b c d Lawn SD, Zumla AI (tháng 7 năm 2011), "Tuberculosis", Lancet, 378 (9785): 57–72, doi:10.1016/S0140-6736(10)62173-3, PMID 21420161, S2CID 208791546
- ↑ Gibson PG, Abramson M, Wood-Baker R, Volmink J, Hensley M, Costabel U, bt. (2005), Evidence-Based Respiratory Medicine (lxb. 1st), BMJ Books, tr. 321, ISBN 978-0-7279-1605-1, lưu trữ từ tài liệu gốc 8 tháng 12 2015
- ↑ Behera D (2010), Textbook of Pulmonary Medicine (lxb. 2nd), New Delhi: Jaypee Brothers Medical Publishers, tr. 457, ISBN 978-81-8448-749-7, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 9 2015
- ↑ Halezeroğlu S, Okur E (tháng 3 năm 2014), "Thoracic surgery for haemoptysis in the context of tuberculosis: what is the best management approach?", Journal of Thoracic Disease, 6 (3): 182–85, doi:10.3978/j.issn.2072-1439.2013.12.25, PMC 3949181, PMID 24624281
- ↑ Jindal SK, bt. (2011), Textbook of Pulmonary and Critical Care Medicine, New Delhi: Jaypee Brothers Medical Publishers, tr. 549, ISBN 978-93-5025-073-0, lưu trữ từ tài liệu gốc 7 tháng 9 2015
- ↑ a b Golden MP, Vikram HR (tháng 11 năm 2005), "Extrapulmonary tuberculosis: an overview", American Family Physician, 72 (9): 1761–68, PMID 16300038
- ↑ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênGho2008
- ↑ Southwick F (2007), "Chapter 4: Pulmonary Infections", Infectious Diseases: A Clinical Short Course, 2nd ed., McGraw-Hill Medical Publishing Division, tr. 104, 313–14, ISBN 978-0-07-147722-2
- ↑ Jindal SK (2011), Textbook of Pulmonary and Critical Care Medicine, New Delhi: Jaypee Brothers Medical Publishers, tr. 525, ISBN 978-93-5025-073-0, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 9 2015
- ↑ Niederweis M, Danilchanka O, Huff J, Hoffmann C, Engelhardt H (tháng 3 năm 2010), "Mycobacterial outer membranes: in search of proteins", Trends in Microbiology, 18 (3): 109–16, doi:10.1016/j.tim.2009.12.005, PMC 2931330, PMID 20060722
- ↑ a b Madison BM (tháng 5 năm 2001), "Application of stains in clinical microbiology", Biotechnic & Histochemistry, 76 (3): 119–25, doi:10.1080/714028138, PMID 11475314
- ↑ Parish T, Stoker NG (tháng 12 năm 1999), "Mycobacteria: bugs and bugbears (two steps forward and one step back)", Molecular Biotechnology, 13 (3): 191–200, doi:10.1385/MB:13:3:191, PMID 10934532, S2CID 28960959
- ↑ Medical Laboratory Science: Theory and Practice, New Delhi: Tata McGraw-Hill, 2000, tr. 473, ISBN 978-0-07-463223-9, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 9 2015
- ↑ Acid-Fast Stain Protocols, ngày 21 tháng 8 năm 2013, lưu trữ từ nguyên tác ngày 1 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016
- ↑ Kommareddi S, Abramowsky CR, Swinehart GL, Hrabak L (tháng 11 năm 1984), "Nontuberculous mycobacterial infections: comparison of the fluorescent auramine-O and Ziehl-Neelsen techniques in tissue diagnosis", Human Pathology, 15 (11): 1085–9, doi:10.1016/S0046-8177(84)80253-1, PMID 6208117
- ↑ van Lettow M, Whalen C (2008), Semba RD, Bloem MW (bt.), Nutrition and health in developing countries (lxb. 2nd), Totowa, N.J.: Humana Press, tr. 291, ISBN 978-1-934115-24-4, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 9 2015