Dòng 1: | Dòng 1: | ||
− | {{ | + | {{sơ}}[[File:Soviet microcomputer AGAT-7.jpg|nhỏ|Máy vi tính của [[Liên Xô]] AGAT-7 khoảng năm 1984]] |
'''Máy vi tính''' (tiếng Anh ''microcomputer'') là loại [[máy tính]] giá rẻ, kích thước nhỏ, sử dụng bộ vi xử lý làm đơn vị xử lý trung tâm, các vi mạch làm bộ nhớ trong, cổng vào/ra dữ liệu để nối mạng và một số thiết bị ngoại vi tối thiểu, thường đi kèm vài phần mềm ứng dụng cơ bản và hoạt động dưới sự kiểm soát của một hệ điều hành. | '''Máy vi tính''' (tiếng Anh ''microcomputer'') là loại [[máy tính]] giá rẻ, kích thước nhỏ, sử dụng bộ vi xử lý làm đơn vị xử lý trung tâm, các vi mạch làm bộ nhớ trong, cổng vào/ra dữ liệu để nối mạng và một số thiết bị ngoại vi tối thiểu, thường đi kèm vài phần mềm ứng dụng cơ bản và hoạt động dưới sự kiểm soát của một hệ điều hành. | ||
Bản hiện tại lúc 12:35, ngày 10 tháng 7 năm 2022
Máy vi tính (tiếng Anh microcomputer) là loại máy tính giá rẻ, kích thước nhỏ, sử dụng bộ vi xử lý làm đơn vị xử lý trung tâm, các vi mạch làm bộ nhớ trong, cổng vào/ra dữ liệu để nối mạng và một số thiết bị ngoại vi tối thiểu, thường đi kèm vài phần mềm ứng dụng cơ bản và hoạt động dưới sự kiểm soát của một hệ điều hành.
Máy vi tính xuất hiện không lâu sau khi bộ vi xử lý và các vi mạch liên quan ra đời. Giai đoạn đầu người ta thường chia máy vi tính vào 2 chủng loại lớn là trạm làm việc và máy tính cá nhân. Về sau, máy vi tính được phân loại chi tiết hơn bởi chức năng sử dụng, hầu hết là để phục vụ nhu cầu cá nhân dưới các hình dạng hoặc kích cỡ khác nhau như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính cầm tay, v.v. Cần lưu ý điện thoại thông minh là một chủng điện thoại hơn là chủng máy tính cá nhân vì làm việc hầu như chỉ qua mạng viễn thông. Tương tự, nhiều loại máy tính nhỏ, máy tính lớn và siêu máy tính cũng sử dụng bộ vi xử lý nhưng thuộc các chủng khác. Giá của máy vi tính cũng khác nhau tuỳ theo hiệu năng và cấu hình của phần cứng, chủ yếu phụ thuộc dung lượng bộ nhớ và thiết bị ngoại vi tối thiểu đi kèm (vd. bộ nhớ ngoài, bàn phím, màn hình, chuột, v.v.). Có thể cài trên mỗi máy vi tính một vài hệ điều hành thuộc cả hai dòng phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở như: CP/M, MS DOS, MS Windows, Apple MacOS, Unix, Linux v.v.
Máy vi tính đầu tiên có bằng sáng chế bảo hộ ra đời năm 1973 là máy Micral N của công ty Pháp R2E. Các máy vi tính đầu tiên của Mỹ (1974: Altair 8800), của Việt Nam (1976: VT80) v.v. cũng đều có rất ít bộ nhớ, thiết bị vào/ra chỉ gồm các công tắc và đèn báo. Sau đó thuật ngữ máy vi tính mới được chính thức hoá mặc dù nhà văn khoa học viễn tưởng Isaac Asimov đã sáng tạo nó năm 1956. Máy vi tính trở nên phổ biến từ đầu thập niên 1980 với sự xuất hiện các bộ vi xử lý, bộ nhớ trong và thiết bị ngoại vi ngày càng mạnh hơn và rẻ hơn. Người bình thường chỉ nhớ tên vài loại máy vi tính mình từng sử dụng hoặc tên thương hiệu quen biết nhờ được quảng cáo tốt, ít ai hiểu rõ các đặc điểm hoặc chi tiết kỹ thuật của chúng. Trên thị trường từng xuất hiện nhiều họ máy vi tính, số bị biến mất cũng không ít. Danh sách các nhà sản xuất và tiêu chuẩn hiện hành về cả phần cứng lẫn phần mềm máy vi tính đang dần dần thu hẹp. Hiện nay hầu hết máy vi tính đang được sản xuất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là nơi có́ khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới và được ứng dụng với số lượng lớn do dân cư đông và kinh tế phát triển thuận lợi hơn.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Britannica Concise Encyclopedia, Revised and Expanded Edition, Publisher: Encyclopædia Britannica, Inc, 2006. ISBN: 978-1-59339-492-9.
- Ronald J. Tocci, Frank J. Ambrosio, Microprocessors and Microcomputers: Hardware and Software, Publisher: Pearson; 6th Edition, 2002. ISBN-10: 0130609048, ISBN-13: 978-0130609045.
- Adam Osborne, An Introduction to MicrocomputersVol 1: Basic concepts, Publisher: McGraw-Hill; 2nd Edition 1980. ISBN-10: 0931988349, ISBN-13: 978-0931988349.