Dòng 27: | Dòng 27: | ||
Viêm gan A có biểu hiện lâm sàng không thể phân biệt với những dạng viêm gan do virus khác nên chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể [[IgM]] kháng HAV.<ref name="Koenig"/><ref name="Migueres"/> Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh.<ref name="Linder"/><ref name="Koenig"/> Mọi trẻ em một tuổi và những người nguy cơ cao được khuyến cáo sử dụng [[vắc-xin]].<ref name="Linder"/> [[Globulin miễn dịch]] đôi khi được dùng cho đối tượng như người bị suy giảm miễn dịch hay bệnh gan mạn tính.<ref name="Linder"/><ref name="Koenig"/> Cải thiện điều kiện vệ sinh, giữ gìn vệ sinh như thường xuyên rửa tay cũng giúp phòng bệnh hiệu quả.<ref name="Linder"/><ref name="Migueres"/> Viêm gan A không cần phải điều trị đặc hiệu do bệnh sẽ tự khỏi và người mắc sẽ hình thành [[kháng thể]] ngăn ngừa tái nhiễm.<ref name="Linder"/> Điều trị nếu có nhằm làm giảm triệu chứng và trong trường hợp biến chứng suy gan.<ref name="Koenig"/> | Viêm gan A có biểu hiện lâm sàng không thể phân biệt với những dạng viêm gan do virus khác nên chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể [[IgM]] kháng HAV.<ref name="Koenig"/><ref name="Migueres"/> Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh.<ref name="Linder"/><ref name="Koenig"/> Mọi trẻ em một tuổi và những người nguy cơ cao được khuyến cáo sử dụng [[vắc-xin]].<ref name="Linder"/> [[Globulin miễn dịch]] đôi khi được dùng cho đối tượng như người bị suy giảm miễn dịch hay bệnh gan mạn tính.<ref name="Linder"/><ref name="Koenig"/> Cải thiện điều kiện vệ sinh, giữ gìn vệ sinh như thường xuyên rửa tay cũng giúp phòng bệnh hiệu quả.<ref name="Linder"/><ref name="Migueres"/> Viêm gan A không cần phải điều trị đặc hiệu do bệnh sẽ tự khỏi và người mắc sẽ hình thành [[kháng thể]] ngăn ngừa tái nhiễm.<ref name="Linder"/> Điều trị nếu có nhằm làm giảm triệu chứng và trong trường hợp biến chứng suy gan.<ref name="Koenig"/> | ||
+ | |||
+ | Mỗi năm ước tính trên thế giới có hơn 100 triệu người mắc viêm gan A và 15.000 đến 30.000 người tử vong vì căn bệnh.<ref name="WHO2019"/> Gánh nặng bệnh tập trung ở các nước thu nhập vừa và thấp.<ref name="WHO2019"/> | ||
{{clear}} | {{clear}} |
Phiên bản lúc 16:57, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Viêm gan A | |
---|---|
Vàng da và mắt ở một bệnh nhân viêm gan A. | |
Chuyên khoa | Bệnh truyền nhiễm, khoa tiêu hóa. |
Triệu chứng | Sốt, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, vàng da và mắt.[1] |
Biến chứng | Suy gan cấp tính.[2] |
Nguyên nhân | Virus viêm gan A.[1] |
Chẩn đoán | Xét nghiệm huyết thanh.[3] |
Phòng ngừa | Vắc-xin, giữ gìn vệ sinh.[3] |
Điều trị | Không cần, chăm sóc hỗ trợ, cấy ghép gan (nếu suy gan).[2] |
Số người mắc | >100 triệu mỗi năm.[4] |
Số người chết | 15.000–30.000 mỗi năm.[4] |
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến gan do virus viêm gan A (HAV) gây ra.[1] Triệu chứng của bệnh là đa dạng, từ không có đến nhẹ hay một số trường hợp là nặng,[5] phổ biến gồm sốt, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, vàng da và mắt.[1][5][2] Tổng quan, triệu chứng là nghiêm trọng hơn ở người già và người có hệ miễn dịch yếu,[6] trong khi phần đông trẻ em dưới 6 tuổi thì bị nhẹ.[5][3] Thời gian ủ bệnh trung bình là 4 tuần[1][2][3] và triệu chứng thường kéo dài vài tuần đến vài tháng.[5] Người đang mang những dạng bệnh gan mạn tính như viêm gan B hay C nếu nhiễm HAV có nguy cơ dẫn đến viêm gan tối cấp tiềm năng tử vong.[2][6] Khác với viêm gan B và C, viêm gan A không có thể mạn tính và không dẫn đến xơ gan.[5][2]
Viêm gan A lây chủ yếu qua đường phân-miệng, trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc ăn thực phẩm hay uống nước có lẫn phân nhiễm mầm bệnh.[1][2][3] Bởi vậy, bệnh này rất phổ biến ở những địa bàn thu nhập thấp và kém phát triển vốn có điều kiện vệ sinh và nhân khẩu xã hội nghèo nàn; như châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ.[5][3] Con đường lây khác là quan hệ tình dục (nhất là miệng-hậu môn), tiêm chích ma túy, truyền máu.[1][3][7] Ở các nước phát triển, viêm gan A không phổ biến nhưng tồn tại những nhóm nguy cơ cao gồm lữ khách quốc tế (người đi đến những nơi bệnh đặc hữu),[5] đồng tính nam, người vô gia cư, người nghiện ma túy.[3] Trẻ em dễ là đối tượng khiến bệnh lây lan do kỹ năng vệ sinh kém, thường không có triệu chứng nên không được để ý, và ít được chủng ngừa ở những nước mà bệnh không thường gặp.[6]
Viêm gan A có biểu hiện lâm sàng không thể phân biệt với những dạng viêm gan do virus khác nên chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể IgM kháng HAV.[2][3] Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh.[1][2] Mọi trẻ em một tuổi và những người nguy cơ cao được khuyến cáo sử dụng vắc-xin.[1] Globulin miễn dịch đôi khi được dùng cho đối tượng như người bị suy giảm miễn dịch hay bệnh gan mạn tính.[1][2] Cải thiện điều kiện vệ sinh, giữ gìn vệ sinh như thường xuyên rửa tay cũng giúp phòng bệnh hiệu quả.[1][3] Viêm gan A không cần phải điều trị đặc hiệu do bệnh sẽ tự khỏi và người mắc sẽ hình thành kháng thể ngăn ngừa tái nhiễm.[1] Điều trị nếu có nhằm làm giảm triệu chứng và trong trường hợp biến chứng suy gan.[2]
Mỗi năm ước tính trên thế giới có hơn 100 triệu người mắc viêm gan A và 15.000 đến 30.000 người tử vong vì căn bệnh.[4] Gánh nặng bệnh tập trung ở các nước thu nhập vừa và thấp.[4]
Tham khảo
- ↑ a b c d e f g h i j k l Linder, Kathleen A.; Malani, Preeti N. (ngày 19 tháng 12 năm 2017), "Hepatitis A", JAMA, 318 (23): 2393, doi:10.1001/jama.2017.17244, PMID 29094153, S2CID 205088100
- ↑ a b c d e f g h i j k Koenig, Kristi; Shastry, Siri; Burns, Michael (ngày 18 tháng 10 năm 2017), "Hepatitis A Virus: Essential Knowledge and a Novel Identify-Isolate-Inform Tool for Frontline Healthcare Providers", Western Journal of Emergency Medicine, 18 (6): 1000–1007, doi:10.5811/westjem.2017.10.35983, PMC 5654866, PMID 29085529, S2CID 4189473
- ↑ a b c d e f g h i j Migueres, Marion; Lhomme, Sébastien; Izopet, Jacques (ngày 22 tháng 9 năm 2021), "Hepatitis A: Epidemiology, High-Risk Groups, Prevention and Research on Antiviral Treatment", Viruses, 13 (10): 1900, doi:10.3390/v13101900, PMC 8540458, PMID 34696330, S2CID 239617062
- ↑ a b c d WHO immunological basis for immunization series: module 18: hepatitis A, update 2019 (PDF), World Health Organization, 2019, tr. 3, ISBN 978-92-4-151632-7
- ↑ a b c d e f g Wu, Dong; Guo, Chuan‐Yong (ngày 1 tháng 11 năm 2013), "Epidemiology and Prevention of Hepatitis A in Travelers", Journal of Travel Medicine, 20 (6): 394–399, doi:10.1111/jtm.12058, PMID 24165384, S2CID 35139771
- ↑ a b c Michaelis, Kai; Poethko-Müller, Christina; Kuhnert, Ronny; Stark, Klaus; Faber, Mirko (ngày 12 tháng 11 năm 2018), "Hepatitis A virus infections, immunisations and demographic determinants in children and adolescents, Germany", Scientific Reports, 8 (1), doi:10.1038/s41598-018-34927-1, PMC 6232152, PMID 30420608, S2CID 53280618
- ↑ Lin, Kuan-Yin; Chen, Guan-Jhou; Lee, Yu-Lin; Huang, Yi-Chia; Cheng, Aristine; Sun, Hsin-Yun; Chang, Sui-Yuan; Liu, Chun-Eng; Hung, Chien-Ching (2017), "Hepatitis A virus infection and hepatitis A vaccination in human immunodeficiency virus-positive patients: A review", World Journal of Gastroenterology, 23 (20): 3589, doi:10.3748/wjg.v23.i20.3589, PMC 5449416, PMID 28611512, S2CID 21733240