Khác biệt giữa các bản “Biến đổi khí hậu”
Dòng 19: Dòng 19:
  
 
==== Các điểm tới hạn và tác động dài hạn ====
 
==== Các điểm tới hạn và tác động dài hạn ====
Khí hậu càng ấm thêm thì càng có nguy cơ đi quá [[các điểm tới hạn trong hệ thống khí hậu|các điểm tới hạn]], ngưỡng mà nếu vượt qua đó những tác động nhất định là không thể tránh kể cả khi nhiệt độ có giảm.<ref>{{Harvnb|IPCC SR15 Ch3|2018|p=283}}.</ref> Một ví dụ là sự sụp đổ phiến băng Greenland và Tây Nam Cực, những nơi mà nhiệt độ tăng {{convert|1.5 to 2.0|C-change}} có thể làm phiến băng tan chảy, dù vậy phạm vi thời gian là không rõ ràng và phụ thuộc vào diễn biến ấm lên tương lai.<ref name=NESSC2018>{{cite web|url=https://www.nessc.nl/tipping-points-ice-sheets/|title=Tipping points in Antarctic and Greenland ice sheets|date=12 November 2018|website=NESSC|access-date=25 February 2019}}</ref><ref name="SR15" /> Một số thay đổi quy mô lớn có thể xảy ra trong một thời gian ngắn, như việc [[Hoàn lưu Đảo lộn Kinh tuyến Đại Tây Dương]] sụp đổ <ref name="ccsp abrupt climate change">{{harvnb|Clark|Weaver|Brook|Cook|2008}}.</ref> sẽ kích hoạt những biến đổi khí hậu lớn ở Bắc Đại Tây Dương, châu Âu và Bắc Mỹ.<ref>{{harvnb|Liu|Xie|Liu|Zhu|2017}}.</ref>
+
Khí hậu càng ấm thêm thì càng có nguy cơ đi quá [[các điểm tới hạn trong hệ thống khí hậu|các điểm tới hạn]], ngưỡng mà nếu vượt qua đó những tác động nhất định là không thể tránh kể cả khi nhiệt độ có giảm.<ref>{{Harvnb|IPCC SR15 Ch3|2018|p=283}}.</ref> Một ví dụ là sự sụp đổ phiến băng Greenland và Tây Nam Cực, những nơi mà nhiệt độ tăng {{convert|1.5 to 2.0|C-change}} có thể làm phiến băng tan chảy, dù vậy phạm vi thời gian là không rõ ràng và phụ thuộc vào diễn biến ấm lên tương lai.<ref name=NESSC2018>{{cite web|url=https://www.nessc.nl/tipping-points-ice-sheets/|title=Tipping points in Antarctic and Greenland ice sheets|date=12 November 2018|website=NESSC|access-date=25 February 2019}}</ref><ref name="SR15" /> Một số thay đổi quy mô lớn có thể xảy ra trong một thời gian ngắn, như việc [[Hoàn lưu Đảo lộn Kinh tuyến Đại Tây Dương]] sụp đổ<ref name="ccsp abrupt climate change">{{harvnb|Clark|Weaver|Brook|Cook|2008}}.</ref> sẽ kích hoạt những biến đổi khí hậu lớn ở Bắc Đại Tây Dương, châu Âu và Bắc Mỹ.<ref>{{harvnb|Liu|Xie|Liu|Zhu|2017}}.</ref>
 +
 
 +
Tác động lâu dài của biến đổi khí hậu bao gồm băng tan, đại dương ấm lên, mực nước biển dâng, và acid hóa đại dương tiếp diễn. Xét quãng thời gian hàng thế kỷ đến hàng thiên niên kỷ, mức độ của biến đổi khí hậu được quyết định chủ yếu bởi hành vi phát thải {{CO2}} của con người.<ref name="long-term effects of global warming">{{harvnb|National Research Council|2011|p=[http://www.nap.edu/openbook.php?record_id=12877&page=14 14]}}; {{Harvnb|IPCC AR5 WG1 Ch12|2013|pp=88–89|loc = FAQ 12.3}}.</ref> Điều này là do {{CO2}} tồn tại lâu trong khí quyển.<ref name="long-term effects of global warming" /> Tốc độ hấp thu {{CO2}} của đại dương đủ chậm để acid hóa đại dương tiếp tục trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.{{Sfn|IPCC AR5 WG1 Ch12|2013|p=1112}} Việc phát thải ước tính làm kéo dài thời kỳ [[gian băng]] hiện tại thêm ít nhất 100.000 năm.<ref>{{harvnb|Crucifix|2016}}</ref> Nước biển vẫn sẽ dâng trong hàng thế kỷ tới với mức dâng ước tính 2,3 m ứng với mức nhiệt tăng 1°C sau 2000 năm.<ref>{{harvnb|Smith|Schneider|Oppenheimer|Yohe|2009}}; {{harvnb|Levermann|Clark|Marzeion|Milne|2013}}.</ref>
  
 
=== Thiên nhiên và sự sống hoang dã ===
 
=== Thiên nhiên và sự sống hoang dã ===

Phiên bản lúc 09:00, ngày 29 tháng 4 năm 2021

Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình 2011-2020 so với mốc trung bình 1951-1980 (nguồn: NASA)

Biến đổi khí hậu bao gồm cả ấm lên toàn cầu do con người phát thải khí nhà kính và hệ quả của nó là những thay đổi quy mô lớn trong các mô hình thời tiết. Mặc dù trong quá khứ từng có những giai đoạn biến đổi khí hậu nhưng kể từ giữa thế kỷ 20 con người đã có tác động chưa từng thấy lên hệ thống khí hậu Trái Đất và gây nên sự biến đổi trên quy mô toàn cầu.[1]

Tác nhân chủ yếu làm khí hậu ấm lên là hành vi phát thải khí nhà kính mà trong đó hơn 90% là carbon dioxide (CO2) và methane.[2] Đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên) cho tiêu thụ năng lượng là nguồn khí thải chính, bên cạnh khí thải từ nông nghiệp, phá rừng, và sản xuất công nghiệp.[3] Không có cơ quan khoa học quốc gia hay quốc tế uy tín nào phản bác quan điểm con người gây ra biến đổi khí hậu.[4] Tốc độ gia tăng nhiệt độ được đẩy nhanh hay hãm chậm bởi phản hồi khí hậu, như là việc mất đi lớp phủ băng và tuyết phản chiếu ánh sáng, lượng hơi nước (cũng là một loại khí nhà kính) gia tăng, và những thay đổi ở các bể chứa carbon đất liền và đại dương.

Nhiệt độ trên đất liền tăng cỡ khoảng gấp đôi mức tăng trung bình toàn cầu dẫn đến hậu quả là sa mạc mở rộng cùng cháy thảm thực vậtsóng nhiệt xuất hiện nhiều hơn.[5] Sự gia tăng nhiệt độ còn được khuếch đại ở vùng Bắc Cực, góp phần làm tan tầng băng giá vĩnh cửu, sông băng lùi dần, và hao hụt băng biển.[6] Nhiệt độ ấm lên đang đẩy nhanh tốc độ bay hơi, sinh ra nhiều hơn những cơn bão mạnhthời tiết cực đoan.[7] Tác động đến hệ sinh thái bao gồm việc nhiều loài phải di dời hoặc tuyệt chủng do môi trường của chúng thay đổi, sớm thấy nhất ở các rạn san hô, những ngọn núi, và vùng Bắc Cực.[8] Biến đổi khí hậu đe dọa đến con người khi nó gây bất an lương thực, khan hiếm nước, lũ lụt, nắng nóng cực đoan, thiệt hại kinh tế và di cư. Những tác động này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới nhận định biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21.[9] Kể cả khi những nỗ lực giảm thiểu sự ấm lên có thành công thì một số tác động sẽ vẫn còn duy trì trong hàng thế kỷ, như mực nước biển tăng, nhiệt độ đại dương tăng, và acid hóa đại dương.[10]

Nhiều tác động sẵn đã cảm nhận được với mức ấm lên hiện tại là khoảng 1,2 °C (2,2 °F).[11] Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã đưa ra một loạt báo cáo dự đoán những tác động này sẽ gia tăng đáng kể khi nhiệt độ tiếp tục ấm lên đến 1,5 °C (2,7 °F) và cao hơn.[12] Sự ấm lên thêm còn làm tăng nguy cơ kích hoạt các ngưỡng then chốt gọi là điểm tới hạn.[13] Con người đối phó biến đổi khí hậu bằng phương án giảm thiểuthích nghi.[14] Giảm thiểu hay hạn chế biến đổi khí hậu bao gồm hành động giảm phát thải khí nhà kính và loại chúng ra khỏi bầu khí quyển[14] bằng biện pháp phát triển và triển khai các nguồn năng lượng ít carbon như gió và mặt trời, loại dần than đá, nâng cao hiệu quả năng lượng, tái trồng rừngbảo tồn rừng. Thích nghi bao gồm điều chỉnh sao cho phù hợp với khí hậu thực tế hay dự kiến,[14] như thông qua cải thiện bảo vệ bờ biển, quản lý thiên tai tốt hơn, hỗ trợ di dời động thực vật, và phát triển những giống cây trồng bền bỉ hơn. Chỉ mỗi thích nghi thì không thể ngăn chặn rủi ro xảy ra những tác động "nghiêm trọng, lan rộng và không thể đảo ngược.[15]

Dưới Hiệp định Paris 2015, các quốc gia cùng nhau nhất trí giữ mức ấm lên "không sát 2,0 °C (3,6 °F)" thông qua những nỗ lực giảm thiểu. Tuy nhiên, kể cả những cam kết có được thực hiện thì ấm lên toàn cầu vẫn sẽ đạt ngưỡng 2,8 °C (5,0 °F) đến hết thế kỷ.[16] Để hạn chế mức tăng chỉ là 1,5 °C (2,7 °F) đòi hỏi đến năm 2030 phải giảm một nửa lượng khí thải và đến năm 2050 giảm xuống gần bằng 0.[17]

Tác động

Môi trường tự nhiên

Biến đổi khí hậu có tác động quy mô và sâu sắc đến môi trường, cụ thể đến đại dương, băng, và thời tiết. Sự thay đổi có thể xảy ra dần dần hoặc nhanh chóng. Chứng cứ cho những tác động này đến từ công tác nghiên cứu biến đổi khí hậu trong quá khứ, từ mô hình hóa và những quan sát thời hiện đại.[18] Kể từ thập niên 1950 hạn hánsóng nhiệt đã xuất hiện đồng thời với tần suất gia tăng.[19] Tình trạng cực kỳ khô hoặc ẩm trong thời kỳ gió mùa ngày càng thấy nhiều ở Ấn Độ và Đông Á.[20] Sức gió và lượng mưa cao nhất từ xoáy thuận nhiệt đới có vẻ đang tăng lên.[7]

Mực nước biển đang dâng cao là hệ quả của việc sông băng cùng các phiến băngGreenlandchâu Nam Cực tan chảy. Giai đoạn 1993 đến 2017 mức dâng tăng theo thời gian, trung bình 3,1 ± 0,3 mm một năm.[21] IPCC dự báo trong kịch bản phát thải rất nhiều thì đến hết thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng cao đến 61–110 cm.[22] Đại dương ấm lên đang đào mòn và đe dọa tháo rời phần cửa sông băng châu Nam Cực, dễ khiến phiến băng tan nhiều[23] và khả năng mực nước biển dâng cao 2 mét vào năm 2100 dưới điều kiện mức phát thải cao.[24]

Vì biến đổi khí hậu, băng biển vùng Bắc Cực đã mỏng đi và thu hẹp qua hàng thập kỷ khiến nó trở nên mong manh trước những dị thường bầu khí quyển.[25] Những mùa hè không băng được dự kiến hiếm gặp với mức ấm lên 1,5 °C (2,7 °F) nhưng sẽ xảy ra một lần mỗi ba đến mười năm với mức ấm lên 2,0 °C (3,6 °F).[26] Hàm lượng CO2 khí quyển cao hơn dẫn đến những thay đổi trong hóa học đại dương. Lượng CO2 hòa tan tăng khiến đại dương bị acid hóa.[27] Trong khi đó nồng độ oxy sụt giảm vì oxy ít hòa tan trong nước ấm hơn[28] và những vùng chết thiếu oxy mở rộng do nhiệt độ cao kích thích tảo nở hoa, hàm lượng CO2 cao, khử oxy đại dương, và phú dưỡng.[29]

Các điểm tới hạn và tác động dài hạn

Khí hậu càng ấm thêm thì càng có nguy cơ đi quá các điểm tới hạn, ngưỡng mà nếu vượt qua đó những tác động nhất định là không thể tránh kể cả khi nhiệt độ có giảm.[30] Một ví dụ là sự sụp đổ phiến băng Greenland và Tây Nam Cực, những nơi mà nhiệt độ tăng 1,5 đến 2,0 °C (2,7 đến 3,6 °F) có thể làm phiến băng tan chảy, dù vậy phạm vi thời gian là không rõ ràng và phụ thuộc vào diễn biến ấm lên tương lai.[31][12] Một số thay đổi quy mô lớn có thể xảy ra trong một thời gian ngắn, như việc Hoàn lưu Đảo lộn Kinh tuyến Đại Tây Dương sụp đổ[32] sẽ kích hoạt những biến đổi khí hậu lớn ở Bắc Đại Tây Dương, châu Âu và Bắc Mỹ.[33]

Tác động lâu dài của biến đổi khí hậu bao gồm băng tan, đại dương ấm lên, mực nước biển dâng, và acid hóa đại dương tiếp diễn. Xét quãng thời gian hàng thế kỷ đến hàng thiên niên kỷ, mức độ của biến đổi khí hậu được quyết định chủ yếu bởi hành vi phát thải CO
2
của con người.[34] Điều này là do CO
2
tồn tại lâu trong khí quyển.[34] Tốc độ hấp thu CO
2
của đại dương đủ chậm để acid hóa đại dương tiếp tục trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.[35] Việc phát thải ước tính làm kéo dài thời kỳ gian băng hiện tại thêm ít nhất 100.000 năm.[36] Nước biển vẫn sẽ dâng trong hàng thế kỷ tới với mức dâng ước tính 2,3 m ứng với mức nhiệt tăng 1°C sau 2000 năm.[37]

Thiên nhiên và sự sống hoang dã

Diễn biến ấm lên gần đây đã dồn nhiều loài nước ngọt và trên cạn đến địa cực và những điểm cao hơn.[38] Hàm lượng CO
2
khí quyển tăng và mùa sinh trưởng kéo dài dẫn tới phủ xanh toàn cầu, trong khi các đợt sóng nhiệt và hạn hán làm giảm năng suất hệ sinh thái ở một số khu vực. Không rõ tính cân bằng của các hiệu ứng đối lập này trong tương lai ra sao.[39] Biến đổi khí hậu góp phần làm các đới khí hậu khô hơn mở rộng, như việc sa mạc mở rộng ở những miền cận nhiệt đới.[40] Quy mô và tốc độ của ấm lên toàn cầu dễ đang tạo ra những thay đổi đột ngột trong các hệ sinh thái.[41] Tổng quan thì biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm nhiều loài tuyệt chủng.[42]

Đại dương ấm lên chậm hơn đất liền nhưng thực vật và động vật ở đại dương di cư đến địa cực nhanh hơn các loài trên cạn.[43] Cũng như trên đất liền, sóng nhiệt ở đại dương xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều sinh vật như san hô, tảo bẹ, chim biển.[44] Acid hóa đại dương đang tác động đến những sinh vật tạo vỏ và xương cũng như những rạn san hô, thứ bị tẩy trắng rộng khắp sau những đợt sóng nhiệt.[45] Tảo nở hoa có hại sinh sôi nhờ biến đổi khí hậu cùng phú dưỡng gây thiếu oxy, phá vỡ lưới thức ăn và làm chết hàng loạt sinh vật biển.[46] Các hệ sinh thái ven biển đặc biệt dễ tổn thương khi mà gần một nửa vùng đất ngập nước đã biến mất như hệ quả của biến đổi khí hậu và các tác động của con người.[47]

Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường

Con người

Tác động của biến đổi khí hậu đến con người đã được quan sát trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng riêng biệt đến từng khu vực lục địa và đại dương,[53] trong đó những địa bàn vĩ độ thấp, kém phát triển đối diện rủi ro lớn nhất.[54] Nếu hành vi phát thải khí nhà kính tiếp diễn, Trái Đất sẽ ấm thêm và hệ thống khí hậu sẽ có những thay đổi lâu dài với tiềm năng "tác động nghiêm trọng, lan rộng và không thể đảo ngược" đến con người và các hệ sinh thái.[55] Không phải đối tượng nào cũng hứng chịu rủi ro như nhau từ biến đổi khí hậu mà nhìn chung người có hoàn cảnh khó khăn ở các nước đang và đã phát triển sẽ gặp bất lợi hơn.[56]

Lương thực và sức khỏe

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người có thể là trực tiếp từ thời tiết cực đoan gây ra thương tật và tử vong,[57] hay gián tiếp như kém dinh dưỡng có nguyên do từ mùa màng thất bát.[58] Khí hậu ấm áp hơn dễ làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyếtsốt rét.[59] Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu lương thực và tương tự cùng với người già là nắng nóng cực đoan.[60] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính giai đoạn từ năm 2030 đến 2050, biến đổi khí hậu sẽ khiến thêm khoảng 250.000 người già tử vong mỗi năm do tiếp xúc với nắng nóng và làm gia tăng các bệnh tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, cùng thiếu đói ở trẻ em.[61] Hơn 500.000 người lớn được dự kiến tử vong mỗi năm đến năm 2050 do sụt giảm số lượng và chất lượng thực phẩm.[62] Chất lượng nước và không khí cũng là những rủi ro sức khỏe lớn khác liên quan đến biến đổi khí hậu.[63] WHO đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21.[64]

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực và làm giảm sản lượng ngô, lúa mì và đậu nành toàn cầu trong khoảng 1981 đến 2010.[65] Sản lượng những giống cây trồng chính sẽ còn giảm thêm nếu chiều hướng ấm lên tiếp diễn.[66] Các quốc gia miền vĩ độ thấp dễ bị ảnh hưởng tiêu cực còn quốc gia ở phương bắc thì có thể là tích cực hoặc tiêu cực.[67] Hậu quả là 183 triệu người trên khắp thế giới, đặc biệt người có thu nhập thấp, có nguy cơ lâm vào cảnh đói ăn.[68] Ở đại dương, trữ lượng cá sụt giảm kéo theo sụt giảm sản lượng đánh bắt, duy chỉ trữ lượng vùng cực là biểu hiện tiềm năng gia tăng.[69] Các khu vực phụ thuộc vào nước sông băng, khu vực vốn đã khô hạn, và những hòn đảo nhỏ đối diện nguy cơ thiếu nước do biến đổi khí hậu.[70]

Sinh kế

Thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu đã bị đánh giá thấp và có thể đến mức nghiêm trọng với xác suất những sự kiện rủi ro đuôi tai hại trở nên đáng kể.[71] Có vẻ như biến đổi khí hậu đã khiến cho bất bình đẳng kinh tế toàn cầu gia tăng và điều này được dự đoán tiếp diễn.[72] Các tác động nặng nề chủ yếu xảy ra ở châu Phi hạ Sahara và Đông Nam Á, những nơi mà nghèo đói vốn đã trở nên trầm trọng hơn.[73] Ngân hàng Thế giới ước tính đến năm 2030 biến đổi khí hậu có thể khiến hơn 120 triệu người lâm vào cảnh nghèo khổ.[74] Tình trạng bất bình đẳng hiện tại giữa nam và nữ, giữa người giàu và người nghèo, giữa các sắc tộc khác nhau đã được quan sát là tồi tệ hơn do khí hậu thay đổi.[75] Vai trò của biến đổi khí hậu trong xung đột vũ trang là nhỏ so với những yếu tố như bất bình đẳng kinh tế-xã hội và năng lực nhà nước nhưng sự ấm lên trong tương lai sẽ khiến rủi ro gia tăng.[76]

Các cộng đồng ven biển và trên những hòn đảo trũng thấp bị đe dọa bởi những hiện tượng bắt nguồn từ việc mực nước biển dâng như ngập lụt và chìm vĩnh viễn.[77] Điều này có thể khiến người dân các đảo quốc như MaldivesTuvalu trở nên vô quốc tịch.[78] Ở một số nơi, nhiệt độ và độ ẩm có thể tăng cao quá mức khiến con người không thích ứng được.[79] Trong kịch bản tồi tệ nhất, các mô hình dự đoán gần một phần ba nhân loại sẽ sống trong khí hậu cực kỳ nóng và không thể cư ngụ, tương tự như khí hậu Sahara hiện tại.[80] Các yếu tố này cộng thêm thời tiết cực đoan tiềm năng gây nên di cư do môi trường cả trong và giữa các quốc gia.[81] Con người sẽ phải dịch chuyển nhiều hơn khi mà thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng, và xung đột nảy sinh từ sự cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt gia tăng tần suất. Tuy nhiên còn những nhóm người không thể rời đi do không đủ tiềm lực, họ sẽ bị kẹt lại và đối mặt với tương lai khốn khó và rủi ro.[82]

Tác động của biến đổi khí hậu đến con người

Tham khảo

Chú thích

  1. IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 4: Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng và kể từ thập niên 1950 nhiều biến đổi đã quan sát là chưa từng xảy ra trong hàng thập đến hàng thiên niên kỷ. Khí quyển và đại dương ấm lên, lượng băng và tuyết giảm, mực nước biển tăng, và hàm lượng khí nhà kính tăng; IPCC SR15 Ch1 2018, tr. 54: Tác động của con người lên hệ thống Trái Đất đạt tốc độ chưa từng thấy và quy mô toàn cầu (Steffen et al., 2016; Waters et al., 2016). Chứng cứ thực nghiệm phong phú cho điều này khiến nhiều nhà khoa học kêu gọi công nhận việc Trái Đất đã bước vào một thế địa chất mới: thế Nhân sinh.
  2. EPA 2020: Carbon dioxide (76%), Methane (16%), Nitrous Oxide (6%).
  3. EPA 2020: Carbon dioxide nhập vào bầu khí quyển thông qua hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ), chất thải rắn, cây cối và những vật liệu sinh học khác, hay còn là kết quả của những phản ứng hóa học nhất định (ví dụ như trong sản xuất xi măng). Sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguồn CO2 chủ yếu. CO2 còn có thể được sinh ra từ tác động trực tiếp của con người đến đất và rừng như thông qua phá rừng, khai khẩn đất đai phục vụ nông nghiệp, làm suy thoái đất. Methane sinh ra trong quá trình sản xuất và vận chuyển than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ. Methane còn đến từ chăn nuôi hoặc những tập quán nông nghiệp khác và từ sự phân hủy chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
  4. "Scientific Consensus: Earth's Climate is Warming", Climate Change: Vital Signs of the Planet, NASA JPL, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 28 tháng 3 năm 2020, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020; Gleick, 7 January 2017.
  5. IPCC SRCCL 2019, tr. 7: Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, nhiệt độ không khí bề mặt đất đã tăng gần gấp đôi mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu (đáng tin cậy). Biến đổi khí hậu... đã góp phần làm sa mạc hóa và suy thoái đất ở nhiều khu vực (đáng tin cậy).; IPCC SRCCL 2019, tr. 45: Biến đổi khí hậu đang đóng vai trò ngày càng lớn quyết định đến cấp độ cháy rừng bên cạnh hoạt động của con người (khá đáng tin cậy), với việc tương lai khí hậu biến đổi dự kiến làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cháy thảm thực vật ở nhiều quần xã như rừng mưa nhiệt đới (đáng tin cậy).
  6. IPCC SROCC 2019, tr. 16: Trong những thập kỷ qua, ấm lên toàn cầu đã khiến băng quyển thu hẹp đi nhiều với khối lượng mất đi từ phiến băng và sông băng (rất đáng tin cậy), tuyết phủ giảm (đáng tin cậy), phạm vi và độ dày của băng biển vùng Bắc Cực giảm (rất đáng tin cậy), và nhiệt độ tầng băng giá vĩnh cửu tăng (rất đáng tin cậy).
  7. a b USGCRP Chapter 9 2017, tr. 260.
  8. EPA (ngày 19 tháng 1 năm 2017), Climate Impacts on Ecosystems, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 1 năm 2018, truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2019, Các loài và hệ sinh thái vùng núi và Bắc Cực đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu... Khi nhiệt độ đại dương ấm lên và độ acid của đại dương tăng, hiện tượng san hô bị tẩy trắng và chết dần mòn dễ trở nên thường xuyên hơn.
  9. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 13–16; WHO, Nov 2015: "Biến đổi khí hậu là hiểm họa lớn nhất đến sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21. Các chuyên gia y tế có nhiệm vụ chăm sóc cho thế hệ hiện tại và tương lai. Các bạn đi đầu trong công cuộc bảo vệ con người khỏi những tác động khí hậu - khỏi nhiều hơn những đợt sóng nhiệt và hiện tượng thời tiết cực đoan; khỏi những đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết và tả; khỏi hậu quả của suy dinh dưỡng; cũng như điều trị người mắc ung thư, bệnh hô hấp, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác sinh ra bởi ô nhiễm môi trường."
  10. IPCC SR15 Ch1 2018, tr. 64: Việc duy trì lượng phát thải CO2 ở mức 0 ròng và giảm trừ cưỡng bức bức xạ trong một giai đoạn nhiều thập kỷ sẽ tạm thời ngăn ấm lên toàn cầu do con người trong giai đoạn đó nhưng sẽ không ngăn được mực nước biển tăng hay nhiều khía cạnh khác của việc điều chỉnh hệ thống khí hậu.
  11. "The State of the Global Climate 2020", World Meteorological Organization (trong English), ngày 14 tháng 1 năm 2021, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021
  12. a b IPCC SR15 Summary for Policymakers 2018, tr. 7
  13. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 77, 3.2
  14. a b c NASA, Mitigation and Adaptation 2020
  15. IPCC AR5 SYR 2014, tr. 17, SPM 3.2
  16. Climate Action Tracker 2019, tr. 1: Dưới những cam kết hiện tại thì đến hết thế kỷ Trái Đất sẽ ấm lên 2,8°C, gần gấp đôi giới hạn thỏa thuận tại Paris. Các chính phủ thậm chí còn đi xa hơn khỏi giới hạn nhiệt độ Paris nếu xét hành động thực tế của họ, điều sẽ làm nhiệt độ tăng đến 3°C.; United Nations Environment Programme 2019, tr. 27.
  17. IPCC SR15 Ch2 2018, tr. 95–96: Trong các con đường mô hình không hoặc hạn chế vượt ngưỡng 1,5°C thì đến năm 2030 lượng CO2 con người phát thải trên toàn cầu giảm khoảng 45% (phạm vi liên phần tư 40–60%) so với mức năm 2010, đạt mức 0 ròng vào khoảng năm 2050 (phạm vi liên phần tư 2045–2055); IPCC SR15 2018, tr. 17, SPM C.3:Mọi con đường kìm hãm ấm lên toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C (không hoặc hạn chế vượt quá) dự kiến loại bỏ carbon dioxide cỡ khoảng 100–1000 Gt trong thế kỷ 21. Việc làm này nhằm bù đắp lượng phát thải còn sót và trong đa số trường hợp nhằm đạt mức phát thải ròng âm để đưa ấm lên toàn cầu trở lại ngưỡng 1,5°C sau đỉnh điểm (đáng tin cậy). Việc triển khai loại bỏ hàng trăm GtCO2 vấp phải nhiều vướng mắc liên quan đến tính khả thi và bền vững (đáng tin cậy).; Rogelj et al. 2015; Hilaire et al. 2019
  18. Hansen et al. 2016; Smithsonian, 26 June 2016.
  19. USGCRP Chapter 15 2017, tr. 415.
  20. Scientific American, 29 April 2014; Burke & Stott 2017.
  21. WCRP Global Sea Level Budget Group 2018.
  22. IPCC SROCC Ch4 2019, tr. 324: GMSL (global mean sea level, red) will rise between 0.43 m (0.29–0.59 m, likely range) (RCP2.6) and 0.84 m (0.61–1.10 m, likely range) (RCP8.5) by 2100 (medium confidence) relative to 1986–2005.
  23. DeConto & Pollard 2016.
  24. Bamber et al. 2019.
  25. Zhang et al. 2008.
  26. IPCC SROCC Summary for Policymakers 2019, tr. 18.
  27. Doney et al. 2009.
  28. Deutsch et al. 2011
  29. IPCC SROCC Ch5 2019, tr. 510; Climate Change and Harmful Algal Blooms, EPA, truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020
  30. IPCC SR15 Ch3 2018, tr. 283.
  31. "Tipping points in Antarctic and Greenland ice sheets", NESSC, ngày 12 tháng 11 năm 2018, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019
  32. Clark et al. 2008.
  33. Liu et al. 2017.
  34. a b National Research Council 2011, tr. 14; IPCC AR5 WG1 Ch12 2013, tr. 88–89, FAQ 12.3.
  35. IPCC AR5 WG1 Ch12 2013, tr. 1112.
  36. Crucifix 2016
  37. Smith et al. 2009; Levermann et al. 2013.
  38. IPCC SR15 Ch3 2018, tr. 218.
  39. IPCC SRCCL Ch2 2019, tr. 133.
  40. IPCC SRCCL Summary for Policymakers 2019, tr. 7; Zeng & Yoon 2009.
  41. Turner et al. 2020, tr. 1.
  42. Urban 2015.
  43. Poloczanska et al. 2013; Lenoir et al. 2020.
  44. Smale et al. 2019.
  45. IPCC SROCC Summary for Policymakers 2019, tr. 13.
  46. IPCC SROCC Ch5 2019, tr. 510
  47. IPCC SROCC Ch5 2019, tr. 451.
  48. Coral Reef Risk Outlook, National Oceanic and Atmospheric Administration, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020, At present, local human activities, coupled with past thermal stress, threaten an estimated 75 percent of the world's reefs. By 2030, estimates predict more than 90% of the world's reefs will be threatened by local human activities, warming, and acidification, with nearly 60% facing high, very high, or critical threat levels.
  49. Carbon Brief, 7 January 2020.
  50. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Turetsky 2019
  51. IPCC AR5 WG2 Ch28 2014, tr. 1596: "Within 50 to 70 years, loss of hunting habitats may lead to elimination of polar bears from seasonally ice-covered areas, where two-thirds of their world population currently live."
  52. What a changing climate means for Rocky Mountain National Park, National Park Service, truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020
  53. IPCC AR5 WG2 Ch18 2014, tr. 983, 1008.
  54. IPCC AR5 WG2 Ch19 2014, tr. 1077.
  55. IPCC AR5 SYR Summary for Policymakers 2014, tr. 8, SPM 2
  56. IPCC AR5 SYR Summary for Policymakers 2014, tr. 13, SPM 2.3
  57. IPCC AR5 WG2 Ch11 2014, tr. 720–723.
  58. Costello et al. 2009; Watts et al. 2015; IPCC AR5 WG2 Ch11 2014, tr. 713
  59. Watts et al. 2019, tr. 1836, 1848.
  60. Watts et al. 2019, tr. 1841, 1847.
  61. WHO 2014
  62. Springmann et al. 2016, tr. 2; Haines & Ebi 2019
  63. Haines & Ebi 2019, Figure 3; IPCC AR5 SYR 2014, tr. 15, SPM 2.3
  64. WHO, Nov 2015
  65. IPCC SRCCL Ch5 2019, tr. 451.
  66. Zhao et al. 2017; IPCC SRCCL Ch5 2019, tr. 439
  67. IPCC AR5 WG2 Ch7 2014, tr. 488
  68. IPCC SRCCL Ch5 2019, tr. 462
  69. IPCC SROCC Ch5 2019, tr. 503.
  70. Holding et al. 2016; IPCC AR5 WG2 Ch3 2014, tr. 232–233.
  71. DeFries et al. 2019, tr. 3; Krogstrup & Oman 2019, tr. 10.
  72. Diffenbaugh & Burke 2019; The Guardian, 26 January 2015; Burke, Davis & Diffenbaugh 2018.
  73. IPCC AR5 WG2 Ch13 2014, tr. 796–797.
  74. Hallegatte et al. 2016, tr. 12.
  75. IPCC AR5 WG2 Ch13 2014, tr. 796.
  76. Mach et al. 2019.
  77. IPCC SROCC Ch4 2019, tr. 328.
  78. UNHCR 2011, tr. 3.
  79. Matthews 2018, tr. 399.
  80. Balsari, Dresser & Leaning 2020
  81. Cattaneo et al. 2019; UN Environment, 25 October 2018.
  82. Flavell 2014, tr. 38; Kaczan & Orgill-Meyer 2020
  83. Serdeczny et al. 2016.
  84. IPCC SRCCL Ch5 2019, tr. 439, 464.
  85. National Oceanic and Atmospheric Administration, What is nuisance flooding?, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020
  86. Kabir et al. 2016.
  87. Van Oldenborgh et al. 2019.