Khác biệt giữa các bản “Bệnh lao”
Dòng 30: Dòng 30:
 
== Dấu hiệu và triệu chứng ==
 
== Dấu hiệu và triệu chứng ==
 
Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi).<ref name=ID10/> Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời.<ref name=ID10/>
 
Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi).<ref name=ID10/> Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời.<ref name=ID10/>
 +
 +
Dấu hiệu và triệu chứng tổng quan gồm có sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, và mệt mỏi.<ref name=ID10/> Ngoài ra còn có thể xuất hiện [[ngón tay dùi trống]] rõ rệt.<ref name="Pet2005">{{cite book|url=http://www.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd-072791605X.html|title=Evidence-Based Respiratory Medicine|date=2005|publisher=BMJ Books|isbn=978-0-7279-1605-1|veditors=Gibson PG, Abramson M, Wood-Baker R, Volmink J, Hensley M, Costabel U|edition=1st|page=321|archive-url=https://web.archive.org/web/20151208072842/http://www.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd-072791605X.html|archive-date=8 December 2015|url-status=live|df=dmy-all}}</ref>
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
 
{{Reflist}}
 
{{Reflist}}

Phiên bản lúc 14:40, ngày 26 tháng 2 năm 2021

UnderCon icon.svg Mục từ này chưa được bình duyệt và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thiện.
Lao
Tuberculosis-x-ray-1.jpg
Ảnh X quang ngực của một bệnh nhân lao thể nặng: các mũi tên màu trắng chỉ nhiễm khuẩn ở cả hai phổi, các mũi tên màu đen chỉ sự hình thành của một khoang
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm, phổi học
Triệu chứngHo dai dẳng, sốt, ho kèm dịch nhầy chứa máu, sụt cân[1]
Nguyên nhânMycobacterium tuberculosis[1]
Yếu tố nguy cơHút thuốc, HIV/AIDS[1]
Chẩn đoánX quang ngực, nuôi cấy, xét nghiệm da tuberculin[1]
Chẩn đoán phân biệtViêm phổi, histoplasmosis, sarcoidosis, coccidioidomycosis[2]
Phòng ngừaTầm soát người nguy cơ cao, điều trị người mắc, chủng ngừa bằng BCG [3][4][5]
Điều trịKháng sinh[1]
Số người mắc25% dân số (lao tiềm ẩn)[6]
Số người chết1,5 triệu (2018)[7]

Laobệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.[1] Bệnh chủ yếu tác động đến phổi nhưng cũng có thể đến những bộ phận khác của cơ thể.[1] Đa số trường hợp mắc lao không biểu hiện triệu chứng, gọi là lao tiềm ẩn.[1] Khoảng 10% ca lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính mà nếu không chữa trị sẽ khiến khoảng một nửa số bệnh nhân tử vong.[1] Triệu chứng điển hình của lao hoạt tính là ho dai dẳng kèm dịch nhầy chứa máu, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân.[1] Nếu các cơ quan khác bị nhiễm khuẩn thì triệu chứng sẽ đa dạng hơn.[8]

Lao lây truyền từ người sang người qua không khí khi người bệnh lao hoạt tính ho, khạc nhổ, nói, hay hắt hơi.[1][9] Người mang lao tiềm ẩn không làm bệnh lây lan.[1] Lao hoạt tính thường xảy ra hơn ở người hút thuốc và mắc HIV/AIDS.[1] Cách thức chẩn đoán lao hoạt tính là X quang ngực, cấy dịch cơ thể và khám nghiệm vi mô.[10] Xét nghiệm Mantoux hay xét nghiệm máu giúp chẩn đoán lao tiềm ẩn.[10]

Cách thức phòng bệnh bao gồm tầm soát đối với người nguy cơ cao, phát hiện và điều trị sớm, chủng ngừa bằng vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin).[3][4][5] Người nguy cơ cao là người ở chung nhà, nơi làm việc, và tiếp xúc xã hội với bệnh nhân lao hoạt tính.[4] Chữa trị đòi hỏi sử dụng nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài.[1] Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày một trở nên đáng lo ngại với tỷ lệ lao đa khánglao siêu kháng tăng.[1]

Vào năm 2018 khoảng một phần tư dân số thế giới được cho là mắc lao tiềm ẩn.[6] Mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số mắc bệnh.[11] Trong năm 2018 có hơn 10 triệu người bị lao hoạt tính trong đó 1,5 triệu người tử vong,[7] con số khiến lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu.[12] Căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở Đông Nam Á (44%), châu Phi (24%), Tây Thái Bình Dương (18%) với hơn 50% ca được chẩn đoán ở tám quốc gia là Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), và Bangladesh (4%).[12] Số ca mắc mới mỗi năm đã giảm kể từ năm 2000.[1] Khoảng 80% dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi xét nghiệm tuberculin dương tính còn với người dân Hoa Kỳ chỉ là 5–10%.[13] Bệnh lao đã có ở người từ thời cổ đại.[14]

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi).[8] Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời.[8]

Dấu hiệu và triệu chứng tổng quan gồm có sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, và mệt mỏi.[8] Ngoài ra còn có thể xuất hiện ngón tay dùi trống rõ rệt.[15]

Tham khảo

  1. a b c d e f g h i j k l m n o p "Tuberculosis (TB)", www.who.int (trong English), truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020
  2. Ferri, Fred F. (2010), Ferri's differential diagnosis : a practical guide to the differential diagnosis of symptoms, signs, and clinical disorders (lxb. 2nd), Philadelphia, PA: Elsevier/Mosby, tr. Chapter T, ISBN 978-0-323-07699-9 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  3. a b Hawn TR, Day TA, Scriba TJ, Hatherill M, Hanekom WA, Evans TG, et al. (tháng 12 năm 2014), "Tuberculosis vaccines and prevention of infection", Microbiology and Molecular Biology Reviews, 78 (4): 650–71, doi:10.1128/MMBR.00021-14, PMC 4248657, PMID 25428938
  4. a b c Organization, World Health (2008), Implementing the WHO Stop TB Strategy: a handbook for national TB control programmes, Geneva: World Health Organization (WHO), tr. 179, ISBN 978-92-4-154667-6
  5. a b Harris, Randall E. (2013), Epidemiology of chronic disease: global perspectives, Burlington, MA: Jones & Bartlett Learning, tr. 682, ISBN 978-0-7637-8047-0 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  6. a b Tuberculosis (TB), World Health Organization (WHO), ngày 16 tháng 2 năm 2018, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018
  7. a b "Global Tuberculosis Report" (PDF), WHO, WHO, 2019, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020
  8. a b c d Adkinson, N Franklin; Bennett, John E; Douglas, Robert Gordon; Mandell, Gerald L (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases (lxb. 7th), Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier, tr. Chapter 250, ISBN 978-0-443-06839-3 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  9. Basic TB Facts, Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 13 tháng 3 2012, lưu trữ từ tài liệu gốc 6 tháng 2 2016, truy cập 11 tháng 2 2016
  10. a b Konstantinos A (2010), "Testing for tuberculosis", Australian Prescriber, 33 (1): 12–18, doi:10.18773/austprescr.2010.005
  11. Tuberculosis, World Health Organization (WHO), 2002, lưu trữ từ nguyên tác 17 tháng 6 2013
  12. a b Global tuberculosis report, World Health Organization (WHO), truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017
  13. Kumar, Vinay; Robbins, Stanley L. (2007), Robbins Basic Pathology (lxb. 8th), Philadelphia: Elsevier, ISBN 978-1-4160-2973-1, OCLC 69672074 Bỏ qua tham số chưa biết |name-list-style= (trợ giúp)
  14. Lawn SD, Zumla AI (tháng 7 năm 2011), "Tuberculosis", Lancet, 378 (9785): 57–72, doi:10.1016/S0140-6736(10)62173-3, PMID 21420161, S2CID 208791546
  15. Gibson PG, Abramson M, Wood-Baker R, Volmink J, Hensley M, Costabel U, bt. (2005), Evidence-Based Respiratory Medicine (lxb. 1st), BMJ Books, tr. 321, ISBN 978-0-7279-1605-1, lưu trữ từ tài liệu gốc 8 tháng 12 2015