Khác biệt giữa các bản “An Nam/đang phát triển”
Dòng 7: Dòng 7:
 
Trong khoảng một ngàn năm tự chủ, mặc dù đa số triều đại đều chọn ''Đại Việt'' làm quốc danh chính thức, nhưng lối gọi này không được phần đông hưởng ứng nên thường tồn tại trong các văn kiện pháp lý và có tính nội bộ. Mãi tới khi triều Thanh suy vi, hoàng đế [[Nguyễn Thánh Tổ]] mới ban đạo dụ nhất quán gọi ''Đại Nam quốc'', tuy nhiên danh xưng ''An Nam'' vẫn không dứt.
 
Trong khoảng một ngàn năm tự chủ, mặc dù đa số triều đại đều chọn ''Đại Việt'' làm quốc danh chính thức, nhưng lối gọi này không được phần đông hưởng ứng nên thường tồn tại trong các văn kiện pháp lý và có tính nội bộ. Mãi tới khi triều Thanh suy vi, hoàng đế [[Nguyễn Thánh Tổ]] mới ban đạo dụ nhất quán gọi ''Đại Nam quốc'', tuy nhiên danh xưng ''An Nam'' vẫn không dứt.
 
==Văn hóa==
 
==Văn hóa==
Ở hậu kì hiện đại, có chừng hai [[thập niên]] trong dư luận chung [[Việt Nam]] phản đối danh xưng này, coi là sự miệt thị nền độc lập tự chủ của nước [[Việt Nam]]<ref>[https://1thegioi.vn/xin-dung-tu-goi-nuoc-minh-la-an-nam-17194.html Xin đừng tự gọi nước mình là An Nam]</ref>. Tuy nhiên, theo khảo cứu của tác giả [[Trần Quang Đức]], ''An Nam'' không thuần túy là lối gọi mà còn có nội hàm văn hiến phức tạp, nhưng trước hết, có một thời gian dài [[người Việt Nam]] nói chung - đặc biệt hàng ngũ trí thức tinh anh - coi là niềm hãnh diện khi giao thiệp với ngoại nhân.
+
Ở hậu kì hiện đại, có chừng hai [[thập niên]] trong dư luận chung [[Việt Nam]] phản đối danh xưng này, coi là sự miệt thị nền độc lập tự chủ của nước [[Việt Nam]]<ref>[https://1thegioi.vn/xin-dung-tu-goi-nuoc-minh-la-an-nam-17194.html Xin đừng tự gọi nước mình là An Nam]</ref>. Tuy nhiên, theo khảo cứu của tác giả [[Trần Quang Đức]], ''An Nam'' không thuần túy là lối gọi mà còn có nội hàm văn hiến phức tạp, nhưng trước hết, có một thời gian dài [[người Việt Nam]] nói chung - đặc biệt hàng ngũ trí thức tinh anh - coi là niềm hãnh diện khi giao thiệp với ngoại nhân. Vì thế, hiện tượng số đông bài xích chữ ''An Nam'' cũng là biểu hiện đứt gãy về mặt ý thức hệ giữa tiền nhân (vốn trọng Nho học cũng như Hán học) và lớp người sau này (những người không còn điều kiện tiếp xúc văn hóa [[Hán tự]]).
 
==Xem thêm==
 
==Xem thêm==
 
* [[Quốc danh Việt Nam]]
 
* [[Quốc danh Việt Nam]]

Phiên bản lúc 04:29, ngày 5 tháng 10 năm 2020

An Nam (Hán văn : 安南) là một quốc danh Việt Nam cũ.

Lịch sử

Theo cổ sử, danh xưng An Nam xuất hiện vào năm 679 với việc triều Đường Cao Tông đổi Giao Châu tổng quản phủ (từ 622) thành An Nam đô hộ phủ (安南都護府). Về mặt pháp lý, địa danh này tương ứng các cơ quan An Bắc (nay thuộc Bắc Bộ CHND Trung Hoa), An Đông (nay thuộc bán đảo Cao Ly), An Tây (nay thuộc Tây Bộ CHND Trung Hoa).

Kể từ đó đến cả sau khi giành tự chủ, An Nam là cách gọi chính thức trong giao thiệp giữa triều đình Việt Nam với triều đình Trung Hoa, trong khi người Cao Ly, Nhật Bản và muộn hơn là người Âu châu thường gọi Giao Chỉ. Trong các văn kiện từ đầu thế kỉ XX về trước, người Việt Nam thường xưng An Nam quốc (安南國) hoặc Nam quốc khi đề cập bản xứ. Ban đầu, triều đình Trung Hoa chấp thuận danh xưng An Nam quốc nhưng vẫn gọi phiếm Nam bang hoặc Giao Chỉ quốc, từ triều Mạc vì viện cớ Mạc Thái Tổ tiếm vị trái lễ nghĩa nên hạ xuống An Nam đô thống sứ ti (安南都統使司).

Trong khoảng một ngàn năm tự chủ, mặc dù đa số triều đại đều chọn Đại Việt làm quốc danh chính thức, nhưng lối gọi này không được phần đông hưởng ứng nên thường tồn tại trong các văn kiện pháp lý và có tính nội bộ. Mãi tới khi triều Thanh suy vi, hoàng đế Nguyễn Thánh Tổ mới ban đạo dụ nhất quán gọi Đại Nam quốc, tuy nhiên danh xưng An Nam vẫn không dứt.

Văn hóa

Ở hậu kì hiện đại, có chừng hai thập niên trong dư luận chung Việt Nam phản đối danh xưng này, coi là sự miệt thị nền độc lập tự chủ của nước Việt Nam[1]. Tuy nhiên, theo khảo cứu của tác giả Trần Quang Đức, An Nam không thuần túy là lối gọi mà còn có nội hàm văn hiến phức tạp, nhưng trước hết, có một thời gian dài người Việt Nam nói chung - đặc biệt hàng ngũ trí thức tinh anh - coi là niềm hãnh diện khi giao thiệp với ngoại nhân. Vì thế, hiện tượng số đông bài xích chữ An Nam cũng là biểu hiện đứt gãy về mặt ý thức hệ giữa tiền nhân (vốn trọng Nho học cũng như Hán học) và lớp người sau này (những người không còn điều kiện tiếp xúc văn hóa Hán tự).

Xem thêm

Tham khảo