Dòng 9: | Dòng 9: | ||
* Hội tiêu : One vision, One identity, One community (Một nguyện quan, một lập trường, một cộng đồng) | * Hội tiêu : One vision, One identity, One community (Một nguyện quan, một lập trường, một cộng đồng) | ||
* Hội ca : ''The ASEAN way'' (Lộ trình ASEAN) | * Hội ca : ''The ASEAN way'' (Lộ trình ASEAN) | ||
− | * Hội huy : [[Lúa|Bó lúa]] | + | * Hội huy : [[Lúa|Bó lúa chín]] |
* Văn ngôn : [[Anh ngữ]] | * Văn ngôn : [[Anh ngữ]] | ||
==Lịch sử== | ==Lịch sử== |
Phiên bản lúc 22:18, ngày 12 tháng 11 năm 2020
Liên minh quốc gia Đông Nam Á (giản xưng ASEAN) là một tổ chức hợp tác quốc tế cấp khu vực tại Á châu[1][2][3][4].
Từ năm 2006, ASEAN là quan sát viên Đại hội Liên Hiệp Quốc nhưng không phải thành viên chính thức và hiện được công nhận là một trong những tổ chức quốc tế hành động hữu hiệu nhất thế giới[5][6].
Thể thức
- Hội danh : Liên minh quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)
- Giản xưng : Đông Liên, Đông Minh, ASEAN[7][8][9]
- Hội tiêu : One vision, One identity, One community (Một nguyện quan, một lập trường, một cộng đồng)
- Hội ca : The ASEAN way (Lộ trình ASEAN)
- Hội huy : Bó lúa chín
- Văn ngôn : Anh ngữ
Lịch sử
Ngày 31 tháng 07 năm 1961, ba quốc gia Malaya, Thái Lan, Philippines đồng sáng lập Liên minh Đông Nam Á[10][11] (Association of Southeast Asia, ASA) nhằm tương trợ chính trị và kinh tế trong bối cảnh lãnh chiến leo thang. Tuy nhiên, năm 1963, sau khi Malaya sáp nhập Bắc Borneo để cấu thành liên bang Malaysia, Malaysia và Philippines cắt bang giao vì tranh chấp lĩnh hải. Đến tháng 08 năm 1965, đảo Singapore bị bức li khai Malaysia, khiến liên minh hoàn toàn tê liệt.
Ngày 06 tháng 08 năm 1967, nhờ sự vận động của chính phủ Thái Lan và Indonesia, 5 vị ngoại trưởng Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore họp tại Bangkok để định hình một tổ chức tương trợ kháng cộng, trong bối cảnh Đông Nam Á có nguy cơ bị các thế lực lớn nhất lãnh chiến dùng làm "quân cờ di động"[12]. Ngày 08 tháng 08 cùng năm, hội nghị ngoại trưởng ra Tuyên ngôn ASEAN Declaration (ASEAN Declaration), qua đó tái cấu trúc thành Liên minh quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN).
Mặc dù chủ trương phòng vệ và kháng cộng, nhưng cộng đồng ASEAN tránh những liên đới mật thiết với Quân lực Thế giới Tự do để không bị cuốn vào chiến tranh Việt Nam. Cho nên về căn bản, ASEAN ở ngoại vi chiến sự này. Sau này, đây là điều kiện chủ yếu để Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ bình thường hóa quan hệ tiến tới gia nhập tổ chức.
Trong giai đoạn 1976 - 1995, trật tự thế giới tiến dần tới đa phương, ASEAN liên tục mở các kì hội nghị thượng đỉnh và cấp cao để cụ thể hóa phương thức hoạt động, đồng thời gia tăng ảnh hưởng. Về căn bản, ASEAN vận hành trên 4 lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế. Cũng từ thời kì này, trong phương châm hành động ASEAN bỏ hẳn yếu tố kháng cộng để hòa nhập xu thế hợp tác quốc tế trên bình diện tôn trọng bản sắc quốc gia, chủ trương đối thoại chứ không đối đầu trong quan hệ đa phương.
Ngày 08 tháng 01 năm 1984, Brunei gia nhập[13]. Ngày 28 tháng 07 năm 1995, Việt Nam gia nhập[14]. Ngày 23 tháng 07 năm 1997, Myanma và Lào gia nhập[15]. Ngày 30 tháng 04 năm 1999, Kampuchea gia nhập[16]. Giai đoạn này bắt đầu có các hoạt động hợp tác quân sự song phương hoặc đa phương trong cộng đồng ASEAN hoặc giữa thành viên ASEAN với quốc gia ngoài khu vực, nhằm đối phó diễn biến thời sự phức tạp như nạn hải tặc, tranh chấp lĩnh hải hoặc mậu dịch hàng hải, hoặc thuần túy là diễn tập thường niên... Đồng thời, trong xu thế quốc tế hóa, từ giai đoạn này các quốc gia ASEAN càng chú trọng yếu tố văn hóa (đặc biệt thể thao, du lịch, truyền thông, điện ảnh, âm nhạc) làm phương tiện giao lưu quảng bá.
Tháng 07 năm 2006, có thêm Timor Leste đệ đơn gia nhập. Ngoài ra, Papua New Guinea được công nhận vị trí quan sát viên. Biệt ngữ Nhà ASEAN (ASEAN house) bắt đầu phổ biến với ý nghĩa hợp tác trong đa dạng.
Ngày 08 tháng 08 năm 2007, tại Singapore, nhân kỉ niệm đệ tứ thập chu niên thành lập tổ chức, các thành viên đồng thuận 08 tháng 08 thường niên là Ngày ASEAN (ASEAN day). Ngày 20 tháng 11 cùng năm, nguyên ngủ 10 quốc gia thành viên đã kí Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter). Cộng đồng ASEAN bắt đầu có những thương thảo với các quốc gia Á châu ngoài khu vực nhằm tiến tới mô hình tương tự Liên minh Âu châu, mà bước sơ khởi là văn hóa và kinh tế.
Thập niên 2010, cộng đồng ASEAN đứng trước thử thách khôn lường mới là khí hậu biến hóa và sự tăng áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong vấn đề tranh chấp lĩnh hải ở tuyến giao thương trọng yếu nhất thế giới. Đối với các thành viên ASEAN ở đại lục Trung-Ấn còn là vấn đề an ninh lương thực và thủy lợi. Vì thế, mô hình ASEAN đang tiến sát sự cải tổ theo hướng toàn cầu hóa thay vì đóng khung trong không gian khu vực như trước.
☑ | Gia nhập | Quốc gia | Địa vực |
---|---|---|---|
1 | 08 tháng 08 năm 1967 | Vương quốc Thái Lan | Trung Ấn |
2 | 08 tháng 08 năm 1967 | Cộng hòa Indonesia | Nam Dương |
3 | 08 tháng 08 năm 1967 | Cộng hòa Philippines | Tây Thái Bình Dương |
4 | 08 tháng 08 năm 1967 | Liên bang Malaysia | Nam Dương |
5 | 08 tháng 08 năm 1967 | Cộng hòa Singapore | Nam Dương |
6 | 08 tháng 01 năm 1984 | Quốc gia Brunei Darussalam | Nam Dương |
7 | 28 tháng 07 năm 1995 | Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Đông Dương |
8 | 23 tháng 07 năm 1997 | Cộng hòa Liên bang Myanma | Trung Ấn |
9 | 23 tháng 07 năm 1997 | Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào | Đông Dương |
10 | 30 tháng 04 năm 1999 | Vương quốc Kampuchea | Đông Dương |
☐ | Công nhận | Quốc gia | Địa vực |
---|---|---|---|
1 | ? tháng 07 năm 2006 | Cộng hòa Dân chủ Timor Leste[17] | Nam Dương |
2 | ? tháng ? năm ? | Quốc gia Độc lập Papua New Guinea[18] | Melanesia |
Văn hóa
Thành viên ASEAN có đặc trưng là các quốc gia nằm giữa ba liệt cường Trung Cộng, Ấn Độ, Úc. Một nửa ở đại lục và nửa còn lại ở hải đảo, nhưng hầu hết có diện tích và dân số gần bằng nhau, lại có sự liên kết từ lâu đời về văn hóa và lịch sử, căn bản là những quốc gia có truyền thống canh cửi (thủy đạo, trồng dâu chăn tằm) và ngư nghiệp. Những yếu tố này bổ trợ đắc lực cho sự vững mạnh của tổ chức trước biến động quốc tế.
Tại đại sứ quán các thành viên ASEAN, quy định phải trương hội kì ASEAN bên cạnh quốc kì.
Tham khảo
Liên kết
- ↑ "Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) | Treaties & Regimes | NTI", www.nti.org, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 13 tháng 4 năm 2019, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018
- ↑ "ASEAN-UN Partnership", Asia-Pacific Regional Coordination Mechanism, ngày 20 tháng 12 năm 2016, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 12 tháng 10 năm 2018, truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2017
- ↑ An Overview of ASEAN-United Nations Cooperation - ASEAN - ONE VISION ONE IDENTITY ONE COMMUNITY, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017
- ↑ "Intergovernmental Organizations", www.un.org, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 23 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017
- ↑ "This is why ASEAN needs a common visa", World Economic Forum, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 25 tháng 6 năm 2019, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018
- ↑ "ASEAN bloc must be tapped", www.theaustralian.com.au, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 24 tháng 4 năm 2020, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018
- ↑ "How do you say ASEAN?", Voice of America Pronunciation Guide, VOA, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 26 tháng 7 năm 2020, truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020
- ↑ NLS/BPH: Other Writings, The ABC Book, A Pronunciation Guide, ngày 8 tháng 5 năm 2006, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 12 tháng 1 năm 2009, truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009
- ↑ Asean.org Lưu trữ 2 tháng 3 2012 tại Wayback Machine, ASEAN-10: Meeting the Challenges, by Termsak Chalermpalanupap, Asean.org Lưu trữ 11 tháng 5 2011 tại Wayback Machine, ASEAN Secretariat official website. Retrieved 27 June 2008.
- ↑ The Asean Declaration (Bangkok Declaration) Bangkok, 8 August 1967, ASEAN, lưu trữ từ nguyên tác 11 tháng 2 2015, truy cập 17 tháng 6 2015
- ↑ "Overview", asean.org, ASEAN, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015, truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015
- ↑ Bernard Eccleston; Michael Dawson; Deborah J. McNamara (1998), The Asia-Pacific Profile, Routledge (UK), ISBN 978-0-415-17279-0, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020
- ↑ Background Note:Brunei Darussalam/Profile:/Foreign Relations, US State Department, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 6 năm 2019, truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007
- ↑ "Vietnam in ASEAN : Toward Cooperation for Mutual Benefits", ASEAN Secretariat, 2007, lưu trữ từ nguyên tác ngày 11 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2009
- ↑ Carolyn L. Gates; Mya Than (2001), ASEAN Enlargement: impacts and implications, Institute of Southeast Asian Studies, ISBN 978-981-230-081-2
- ↑ "Statement by the Secretary-General of ASEAN Welcoming the Kingdom of Cambodia as the Tenth Member State of ASEAN: 30 April 1999, ASEAN Secretariat", ASEAN Secretariat, 2008, lưu trữ từ nguyên tác ngày 11 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2009
- ↑ Ứng cử viên.
- ↑ Quan sát viên.
- Taiwan ASEAN Studies Center ; ASEAN Outlook Magazine ; May 2013. Myanmar's Overlooked Industry Opportunities and Investment Climate, by David DuByne
- ASEAN Community in Figures (ACIF) 2012 (PDF), Jakarta: Association of Southeast Asian Nations, 2012, ISBN 978-602-7643-22-2, lưu trữ từ nguyên tác (PDF) 4 tháng 9 2015
- Acharya, Amitav (2009), Constructing a Security Community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order (lxb. 2nd), Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-41428-9
- Collins, Allan (2013), Building a People-oriented Security Community the ASEAN Way, Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-46052-1
- Fry, Gerald W. (2008), The Association of Southeast Asian Nations, New York: Chelsea House, ISBN 978-0-7910-9609-3
- Lee, Yoong, bt. (2011), ASEAN Matters! Reflecting on the Association of Southeast Asian Nations, Singapore: World Scientific Publishing, ISBN 978-981-4335-06-5
- Haacke, Jürgen; Morada, Noel M., bt. (2010), Cooperative Security in the Asia-Pacific: The ASEAN Regional Forum, Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-46052-1
- Seah, Daniel (2015) Problems Concerning the International Law-Making Practice of ASEAN Asian Journal of International Law (Cambridge University Press)
- Severino, Rodolfo (2008), ASEAN, Singapore: ISEAS Publications, ISBN 978-981-230-750-7
- Amador III J, Teodoro J. (2014), A united region: The ASEAN Community 2015