Dòng 10: | Dòng 10: | ||
Đề án ''Bách khoa Toàn thư Việt Nam'' được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của [[xã hội]] trong bối cảnh [[toàn cầu hóa]] gây nhiễu loạn [[thông tin]], đặc biệt là "kiến thức nền". Đồng thời, đề án giải quyết những bất trắc về trình độ người soạn, xung khắc giữa các chiều [[thông tin]], vấn đề ổn định hóa cấu trúc trang... mà các [[mạng xã hội]] chuyên dụng ngày nay đều phạm. | Đề án ''Bách khoa Toàn thư Việt Nam'' được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của [[xã hội]] trong bối cảnh [[toàn cầu hóa]] gây nhiễu loạn [[thông tin]], đặc biệt là "kiến thức nền". Đồng thời, đề án giải quyết những bất trắc về trình độ người soạn, xung khắc giữa các chiều [[thông tin]], vấn đề ổn định hóa cấu trúc trang... mà các [[mạng xã hội]] chuyên dụng ngày nay đều phạm. | ||
==Tham khảo== | ==Tham khảo== | ||
− | * [[ | + | * [https://bktt.vn/Thể_loại:Tổng_lãm Bộ quy tắc vận hành BKTT] |
+ | * [https://bktt.vn/Thể_loại:Phân_loại_chủ_đề Liệt kê chủ đề BKTT] | ||
==Liên kết== | ==Liên kết== | ||
{{reflist|4}} | {{reflist|4}} |
Phiên bản lúc 18:48, ngày 25 tháng 10 năm 2020
Bách khoa Toàn thư Việt Nam (tắt : BKTTVN, BKTT) là kênh tri thức tương tác mạng toàn cầu được vận hành theo pháp luật Việt Nam.
Thuật ngữ
Khái niệm Bách khoa toàn thư phát xuất từ nguyên tự Hi Lạp ἐγκυκλοπαιδεία (enkuklopaideía), minh diễn là "xiển dương sự toàn tri" hoặc "hoằng văn giáo hóa", do tác gia Marcus Fabius Quintilianus (35 CN - 100 CN) đề xướng[1]. Thuật ngữ này thường được hiểu như đại điển (大典) hoặc hội điển (會典) tại Hán quyển trung đại, khởi phát từ thói quen tầm khảo trong sĩ lâm.
Lịch sử
Kênh Bách khoa Toàn thư Việt Nam được nhấn nút khởi động ngày 01 tháng 10 năm 2020 tại Hà Nội với địa chỉ bktt.vn, trực thuộc Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Được coi như sự tổng hợp hai đề án Hệ tri thức Việt số hóa và Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT phối hợp thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vị trí tán trợ pháp lý.
Bách khoa Toàn thư Việt Nam có bản chất là trang đặc dụng mã nguồn mở để cộng đồng được trực tiếp can thiệp tiến trình số hóa tri thức, nhằm cung cấp tư liệu cho việc chuẩn hóa tri thức ở cấp quốc gia, đem lại lợi ích cho công dân Việt Nam khi cần tra cứu kiến thức, chí ít về mặt thuật ngữ và văn phạm[2]. Ngoài ra, điều kiện tối thiểu để dự phần công tác biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam là người truy nhập phải xử dụng thành thạo tiếng Việt, không dùng bất kì ngôn từ và ý niệm nào phương hại pháp luật Việt Nam.
Văn hóa
Đề án Bách khoa Toàn thư Việt Nam được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa gây nhiễu loạn thông tin, đặc biệt là "kiến thức nền". Đồng thời, đề án giải quyết những bất trắc về trình độ người soạn, xung khắc giữa các chiều thông tin, vấn đề ổn định hóa cấu trúc trang... mà các mạng xã hội chuyên dụng ngày nay đều phạm.
Tham khảo
Liên kết
- ↑ König, Jason (2013), Encyclopaedism from antiquity to the Renaissance, New York: Cambridge University Press, tr. 1, ISBN 978-1-107-03823-3
- ↑ Cộng đồng cùng soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam