Dòng 10: | Dòng 10: | ||
Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất dẫn đến hình thành lymphoma không Hodgkin là [[ức chế miễn dịch]] bẩm sinh hoặc mắc phải, ví dụ như ở người [[HIV/AIDS|nhiễm HIV]], người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người nhận hóa xạ trị.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=7}} Các [[bệnh tự miễn]] gồm [[viêm khớp dạng thấp]], [[hội chứng Sjögren]], [[lupus ban đỏ hệ thống]] làm tăng rủi ro mắc NHL.{{sfn|Armitage et al.|2017|p=1}} Tác nhân lây nhiễm như [[virus]] hay [[vi khuẩn]] cũng đóng vai trò, tiêu biểu là [[virus Epstein–Barr]] (EBV), [[virus hướng lympho T ở người]] (HTLV-1), [[herpesvirus liên hệ sarcoma Kaposi]] (KSHV), [[virus viêm gan C]] (HCV), hay vi khuẩn ''[[Helicobacter pylori]]'', ''[[Borrelia burgdorferi]]'', ''[[Chlamydia psittaci]]''.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=8–10}} Người [[thừa cân]] và [[béo phì]] có rủi ro mắc NHL cao hơn, đặc biệt là loại DLBCL.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=12}} Yếu tố lối sống có liên quan là ăn nhiều chất béo, trong khi hút thuốc lá và uống rượu thì không rõ ràng.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=10–11}} NHL nhìn chung không được xem có tính di truyền.{{sfn|Bowzyk Al-Naeeb et al.|2018|p=2}} | Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất dẫn đến hình thành lymphoma không Hodgkin là [[ức chế miễn dịch]] bẩm sinh hoặc mắc phải, ví dụ như ở người [[HIV/AIDS|nhiễm HIV]], người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người nhận hóa xạ trị.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=7}} Các [[bệnh tự miễn]] gồm [[viêm khớp dạng thấp]], [[hội chứng Sjögren]], [[lupus ban đỏ hệ thống]] làm tăng rủi ro mắc NHL.{{sfn|Armitage et al.|2017|p=1}} Tác nhân lây nhiễm như [[virus]] hay [[vi khuẩn]] cũng đóng vai trò, tiêu biểu là [[virus Epstein–Barr]] (EBV), [[virus hướng lympho T ở người]] (HTLV-1), [[herpesvirus liên hệ sarcoma Kaposi]] (KSHV), [[virus viêm gan C]] (HCV), hay vi khuẩn ''[[Helicobacter pylori]]'', ''[[Borrelia burgdorferi]]'', ''[[Chlamydia psittaci]]''.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=8–10}} Người [[thừa cân]] và [[béo phì]] có rủi ro mắc NHL cao hơn, đặc biệt là loại DLBCL.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=12}} Yếu tố lối sống có liên quan là ăn nhiều chất béo, trong khi hút thuốc lá và uống rượu thì không rõ ràng.{{sfn|Evens|Blum|2015|p=10–11}} NHL nhìn chung không được xem có tính di truyền.{{sfn|Bowzyk Al-Naeeb et al.|2018|p=2}} | ||
− | Đa số bệnh nhân NHL có biểu hiện sưng hạch không đau, một số đổ mồ hôi đêm nhiều, sốt dai dẳng, sụt cân không rõ lý do, ngứa, mệt mỏi.{{sfn|Ansell|2015|p=1153}}{{sfn|Armitage et al.|2017|p=4}} Bệnh có thể vượt ra ngoài hạch và gần như mọi cơ quan hoặc mô đều | + | Đa số bệnh nhân NHL có biểu hiện sưng hạch không đau, một số đổ mồ hôi đêm nhiều, sốt dai dẳng, sụt cân không rõ lý do, ngứa, mệt mỏi.{{sfn|Ansell|2015|p=1153}}{{sfn|Armitage et al.|2017|p=4}} Bệnh có thể vượt ra ngoài hạch và gần như mọi cơ quan hoặc mô đều nguy cơ liên lụy.{{sfn|Bowzyk Al-Naeeb et al.|2018|p=2}} NHL biểu lộ là khối u ngoài hạch rắn lúc đầu như giả dạng những loại ung thư khác.{{sfn|Bowzyk Al-Naeeb et al.|2018|p=2}} |
{{clear}} | {{clear}} |
Phiên bản lúc 16:13, ngày 17 tháng 6 năm 2023
Lymphoma không Hodgkin | |
---|---|
Tên khác | U lympho không Hodgkin, ung thư hạch không Hodgkin |
Ảnh hiển vi lymphoma tế bào áo nang, một dạng lymphoma không Hodgkin, nhuộm H&E |
Lymphoma/Limphôm không Hodgkin (NHL) là ung thư phát sinh từ các tế bào của hệ miễn dịch và biểu lộ chủ yếu là bệnh hạch bạch huyết hoặc khối u rắn.[1] Tên gọi đề cập đến nhiều dạng u lympho ác tính chưa được hiểu rõ,[2] trong đó 85–90% khởi nguồn từ tế bào B, còn lại là tế bào T và NK.[3] Lymphoma thể nang và lymphoma tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL) là hai loại phổ biến chiếm 65% tổng số ca NHL.[4] Nhóm ung thư đa dạng này thường hình thành ở hạch bạch huyết và có biên độ hiểm nghèo rộng.[3] Lymphoma không Hodgkin là một trong hai phân loại lớn của lymphoma hay ung thư tế bào bạch huyết, loại còn lại là lymphoma Hodgkin.[5]
Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất dẫn đến hình thành lymphoma không Hodgkin là ức chế miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, ví dụ như ở người nhiễm HIV, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người nhận hóa xạ trị.[6] Các bệnh tự miễn gồm viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren, lupus ban đỏ hệ thống làm tăng rủi ro mắc NHL.[7] Tác nhân lây nhiễm như virus hay vi khuẩn cũng đóng vai trò, tiêu biểu là virus Epstein–Barr (EBV), virus hướng lympho T ở người (HTLV-1), herpesvirus liên hệ sarcoma Kaposi (KSHV), virus viêm gan C (HCV), hay vi khuẩn Helicobacter pylori, Borrelia burgdorferi, Chlamydia psittaci.[8] Người thừa cân và béo phì có rủi ro mắc NHL cao hơn, đặc biệt là loại DLBCL.[9] Yếu tố lối sống có liên quan là ăn nhiều chất béo, trong khi hút thuốc lá và uống rượu thì không rõ ràng.[10] NHL nhìn chung không được xem có tính di truyền.[11]
Đa số bệnh nhân NHL có biểu hiện sưng hạch không đau, một số đổ mồ hôi đêm nhiều, sốt dai dẳng, sụt cân không rõ lý do, ngứa, mệt mỏi.[12][13] Bệnh có thể vượt ra ngoài hạch và gần như mọi cơ quan hoặc mô đều nguy cơ liên lụy.[11] NHL biểu lộ là khối u ngoài hạch rắn lúc đầu như giả dạng những loại ung thư khác.[11]
Tham khảo
- ↑ Bowzyk Al-Naeeb et al. 2018, tr. 1.
- ↑ Evens & Blum 2015, tr. 1.
- ↑ a b Shankland et al. 2012, tr. 848.
- ↑ Armitage et al. 2017, tr. 2.
- ↑ Younes 2016, tr. 1.
- ↑ Evens & Blum 2015, tr. 7.
- ↑ Armitage et al. 2017, tr. 1.
- ↑ Evens & Blum 2015, tr. 8–10.
- ↑ Evens & Blum 2015, tr. 12.
- ↑ Evens & Blum 2015, tr. 10–11.
- ↑ a b c Bowzyk Al-Naeeb et al. 2018, tr. 2.
- ↑ Ansell 2015, tr. 1153.
- ↑ Armitage et al. 2017, tr. 4.
Tạp chí
- Shankland, Kate R; Armitage, James O; Hancock, Barry W (tháng 9 năm 2012), "Non-Hodgkin lymphoma", The Lancet, 380 (9844): 848–857, doi:10.1016/s0140-6736(12)60605-9, PMID 22835603, S2CID 44302140
- Armitage, James O; Gascoyne, Randy D; Lunning, Matthew A; Cavalli, Franco (tháng 7 năm 2017), "Non-Hodgkin lymphoma", The Lancet, 390 (10091): 298–310, doi:10.1016/S0140-6736(16)32407-2, PMID 28153383, S2CID 19808340
- Bowzyk Al-Naeeb, Anna; Ajithkumar, Thankamma; Behan, Sarah; Hodson, Daniel James (ngày 22 tháng 8 năm 2018), "Non-Hodgkin lymphoma", BMJ: k3204, doi:10.1136/bmj.k3204, PMID 30135071, S2CID 13712528
- Ansell, Stephen M. (tháng 8 năm 2015), "Non-Hodgkin Lymphoma: Diagnosis and Treatment", Mayo Clinic Proceedings, 90 (8): 1152–1163, doi:10.1016/j.mayocp.2015.04.025, PMID 26250731, S2CID 6353453
Sách
- Evens, Andrew M.; Blum, Kristie A., bt. (2015), Non-Hodgkin Lymphoma: Pathology, Imaging, and Current Therapy, Springer Cham, ISBN 978-3-319-13150-4
- Younes, Anas, bt. (2016), Handbook of Lymphoma, Springer Cham, ISBN 978-3-319-08467-1