Mục từ này đã được phê chuẩn bởi Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam năm 2022
Khác biệt giữa các bản “Máy tính để bàn”
Dòng 6: Dòng 6:
 
Thông thường các máy tính để bàn có màn hình, bàn phím và con chuột ở bên ngoài, còn các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD và các giao diện được lắp cố định bên trong vỏ hộp cùng với bìa mẹ và nguồn điện. Tuy nhiên, máy tính để bàn đôi khi vẫn có thể có bộ phận màn hình ở trong cùng một vỏ hộp (vd. họ máy Apple Macintosh hoặc iMac). Không giống như máy tính xách tay hoặc các thiết bị di động khác, máy tính để bàn không có nguồn điện độc lập và do đó phải nối với ổ cắm điện lưới.  
 
Thông thường các máy tính để bàn có màn hình, bàn phím và con chuột ở bên ngoài, còn các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD và các giao diện được lắp cố định bên trong vỏ hộp cùng với bìa mẹ và nguồn điện. Tuy nhiên, máy tính để bàn đôi khi vẫn có thể có bộ phận màn hình ở trong cùng một vỏ hộp (vd. họ máy Apple Macintosh hoặc iMac). Không giống như máy tính xách tay hoặc các thiết bị di động khác, máy tính để bàn không có nguồn điện độc lập và do đó phải nối với ổ cắm điện lưới.  
  
Thuật ngữ "máy tính để bàn" được sử dụng nhằm phân biệt với các máy tính cá nhân và các máy tính khác mạnh hơn như máy tính nhỏ, [[máy tính lớn]] và siêu máy tính. Trong thập kỉ 1980, máy tính để bàn chiếm lĩnh hầu hết thị trường ban đầu của máy vi tính. Khi đó chưa xuất hiện [[máy tính xách tay]] hoặc [[máy tính bảng]], tất cả máy tính gia đình và máy tính cá nhân đều là máy tính để bàn. Đây là loại máy tính cá nhân phổ biến nhất trong vài thập kỉ cho đến những năm 2010 mới bị máy tính xách tay vượt lên về doanh số bán. Do sự gia tăng của các thiết bị di động, thị phần máy tính để bàn sau đó tiếp tục giảm. Tuy kích thước to hơn, nhưng do có độ tin cậy cao hơn và giá thành thấp hơn máy tính xách tay, nên máy tính để bàn vẫn là lựa chọn kinh tế cho các văn phòng doanh nghiệp và gia đình. Kèm theo nó, loại màn hình mỏng cũng được sử dụng phổ biến để tiết kiệm không gian và năng lượng.  
+
Thuật ngữ "máy tính để bàn" được sử dụng nhằm phân biệt với các máy tính cá nhân và các máy tính khác mạnh hơn như [[máy tính nhỏ]], [[máy tính lớn]] và [[siêu máy tính]]. Trong thập kỉ 1980, máy tính để bàn chiếm lĩnh hầu hết thị trường ban đầu của máy vi tính. Khi đó chưa xuất hiện [[máy tính xách tay]] hoặc [[máy tính bảng]], tất cả máy tính gia đình và máy tính cá nhân đều là máy tính để bàn. Đây là loại máy tính cá nhân phổ biến nhất trong vài thập kỉ cho đến những năm 2010 mới bị máy tính xách tay vượt lên về doanh số bán. Do sự gia tăng của các thiết bị di động, thị phần máy tính để bàn sau đó tiếp tục giảm. Tuy kích thước to hơn, nhưng do có độ tin cậy cao hơn và giá thành thấp hơn máy tính xách tay, nên máy tính để bàn vẫn là lựa chọn kinh tế cho các văn phòng doanh nghiệp và gia đình. Kèm theo nó, loại màn hình mỏng cũng được sử dụng phổ biến để tiết kiệm không gian và năng lượng.  
  
 
==Tài liệu tham khảo==
 
==Tài liệu tham khảo==

Phiên bản lúc 18:29, ngày 9 tháng 7 năm 2022

Các thành phần của máy tính để bàn: (1) màn hình, (2) bìa mẹ, (3) bộ vi xử lý (CPU), (4) các cổng kết nối ATA, (5) bộ nhớ (RAM), (6) các thẻ mở rộng, (7) nguồn điện, (8) ổ đĩa quang, (9) ổ đĩa cứng (HDD), (10) bàn phím, (11) con chuột

Máy tính để bàn (tiếng Anh desktop computer) là loại máy vi tính có vỏ ngoài hình hộp, thường xuyên được đặt tại một vị trí cố định, sử dụng điện lưới và kết nối với các thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn để phục vụ cá nhân làm việc tại văn phòng hoặc nhà riêng.

Máy tính để bàn có phần cứng, hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng về cơ bản cũng như máy tính cá nhân. Máy tính để bàn thường có vỏ ngoài hình hộp, với hình dáng phù hợp với kiểu bàn làm việc của người sử dụng. Các hộp cao hình “tháp” là để đặt theo chiều đứng và các hộp dẹt là để đặt nằm ngang. Vỏ hộp có kích thước khác nhau, bìa mẹ (Motherboard) cũng to nhỏ khác nhau nhưng nhờ được tiêu chuẩn hoá nên chỉ nhìn bên ngoài đã có thể biết được khả năng mở rộng cấu hình tối đa của bìa mẹ và thiết bị ngoại vi ở bên trong vỏ.

Thông thường các máy tính để bàn có màn hình, bàn phím và con chuột ở bên ngoài, còn các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD và các giao diện được lắp cố định bên trong vỏ hộp cùng với bìa mẹ và nguồn điện. Tuy nhiên, máy tính để bàn đôi khi vẫn có thể có bộ phận màn hình ở trong cùng một vỏ hộp (vd. họ máy Apple Macintosh hoặc iMac). Không giống như máy tính xách tay hoặc các thiết bị di động khác, máy tính để bàn không có nguồn điện độc lập và do đó phải nối với ổ cắm điện lưới.

Thuật ngữ "máy tính để bàn" được sử dụng nhằm phân biệt với các máy tính cá nhân và các máy tính khác mạnh hơn như máy tính nhỏ, máy tính lớnsiêu máy tính. Trong thập kỉ 1980, máy tính để bàn chiếm lĩnh hầu hết thị trường ban đầu của máy vi tính. Khi đó chưa xuất hiện máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, tất cả máy tính gia đình và máy tính cá nhân đều là máy tính để bàn. Đây là loại máy tính cá nhân phổ biến nhất trong vài thập kỉ cho đến những năm 2010 mới bị máy tính xách tay vượt lên về doanh số bán. Do sự gia tăng của các thiết bị di động, thị phần máy tính để bàn sau đó tiếp tục giảm. Tuy kích thước to hơn, nhưng do có độ tin cậy cao hơn và giá thành thấp hơn máy tính xách tay, nên máy tính để bàn vẫn là lựa chọn kinh tế cho các văn phòng doanh nghiệp và gia đình. Kèm theo nó, loại màn hình mỏng cũng được sử dụng phổ biến để tiết kiệm không gian và năng lượng.

Tài liệu tham khảo

  1. James Bernstein, Computers Made Easy: From Dummy To Geek, Publication Date: June 11, 2018. ASIN: B07DP9CH6K
  2. Matt Nicholson, When Computing Got Personal: A history of the desktop computer. Publisher: Matt Publishing; 1st Edition, 2014. ISBN-10: 0992777410, ISBN-13: 978-0992777418.
  3. Dan Gookin, PCs For Dummies, Publisher: For Dummies; 12th Edition, 2013. ISBN-10: 1118197348, ISBN-13: 978-1118197349.