Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Đinh Hạng Lang”
 
(Không hiển thị 7 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 13: Dòng 13:
 
Theo ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]'', mùa xuân năm Kỉ Mão (979), Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] ngầm sát hại thái tử Đinh Hạng Lang<ref>陳重金(即陳仲金)《越南通史》(即《越南史略》),北京商務印書館,61頁。</ref>.
 
Theo ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]'', mùa xuân năm Kỉ Mão (979), Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] ngầm sát hại thái tử Đinh Hạng Lang<ref>陳重金(即陳仲金)《越南通史》(即《越南史略》),北京商務印書館,61頁。</ref>.
  
Khoảng [[tháng 10]] cùng năm, cả hoàng trưởng tử [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tiên Hoàng]] đều bị liêu thuộc [[Đỗ Thích]] ám hại. Hoàng thái hậu Dương Thị phải vội vã lập hoàng tử [[Đinh Tuyền]] còn nhỏ tuổi làm hoàng đế.
+
Khoảng [[tháng 10]] cùng năm, cả hoàng trưởng tử [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tiên Hoàng]] đều bị liêu thuộc [[Đỗ Thích]] ám hại. Hoàng thái hậu Dương Thị phải vội vã lập hoàng tử [[Đinh Tuyền]] còn thơ ấu làm hoàng đế.
  
 
Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.
 
Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.
{{cquote|''[979] Kỷ Mão, [Thái Bình] năm thứ 10, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4). Mùa xuân, Nam Việt vương Liễn giết hoàng thái tử Hạng Lang. Liễn là con trưởng của vua, thuở hàn vi cùng chịu gian khổ, đến khi định yên thiên hạ, ý vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam Việt vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau, vua sinh con nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, lập làm thái tử. Liễn vì vậy bất bình, sai người ngầm giết đi.''<br>''Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay ! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được ?''|||Lê triều Quốc Sử viện, ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]''<ref>吳士連等《大越史記王書·本紀全書·丁紀·先皇帝》,東京大學東洋文化研究所,182─183頁。</ref>, thế kỉ XV}}
+
{{cquote|''[979] Kỉ Mão, [Thái Bình] năm thứ 10, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4). Mùa xuân, Nam Việt vương Liễn giết hoàng thái tử Hạng Lang. Liễn là con trưởng của vua, thuở hàn vi cùng chịu gian khổ, đến khi định yên thiên hạ, ý vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam Việt vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau, vua sinh con nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, lập làm thái tử. Liễn vì vậy bất bình, sai người ngầm giết đi.''<br>''Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay ! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được ?''|||Lê triều Quốc Sử viện, ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]''<ref>吳士連等《大越史記王書·本紀全書·丁紀·先皇帝》,東京大學東洋文化研究所,182─183頁。</ref>, thế kỉ XV}}
 
{{cquote|''[978] Mậu Dần, [Thái Bình] năm thứ 9, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 3). Tháng Giêng, mùa xuân - Động đất. Lập con nhỏ là Hạng Lang làm thái tử, phong con thứ là Tuyền làm Vệ vương. Tháng Hai - Mưa đá.''<br>''Lời chua : Mưa đá - Mưa thành băng, bởi vì khí dương bị khí âm lấn lướt, không dung nạp được nhau, nên tan ra thành mưa đá.''<br>''Tháng Sáu, mùa hạ - Hạn hán.''<br>''Lời bàn của Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền : Về việc Tiên Hoàng lập Hạng Lang, trước đó thì có động đất, sau đó thì có mưa đá, có hạn hán. Trời kia răn bảo trờ trờ ra đấy ; thế mà cứ coi làm thường, không sớm tỉnh ngộ ! Vậy, muốn không mất, phỏng được chăng ?''|||Nguyễn triều Quốc Sử quán, ''[[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]'', thế kỉ XIX}}
 
{{cquote|''[978] Mậu Dần, [Thái Bình] năm thứ 9, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 3). Tháng Giêng, mùa xuân - Động đất. Lập con nhỏ là Hạng Lang làm thái tử, phong con thứ là Tuyền làm Vệ vương. Tháng Hai - Mưa đá.''<br>''Lời chua : Mưa đá - Mưa thành băng, bởi vì khí dương bị khí âm lấn lướt, không dung nạp được nhau, nên tan ra thành mưa đá.''<br>''Tháng Sáu, mùa hạ - Hạn hán.''<br>''Lời bàn của Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền : Về việc Tiên Hoàng lập Hạng Lang, trước đó thì có động đất, sau đó thì có mưa đá, có hạn hán. Trời kia răn bảo trờ trờ ra đấy ; thế mà cứ coi làm thường, không sớm tỉnh ngộ ! Vậy, muốn không mất, phỏng được chăng ?''|||Nguyễn triều Quốc Sử quán, ''[[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]'', thế kỉ XIX}}
 
===Ngoại sử===
 
===Ngoại sử===
Quan niệm cũ cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ [[Khuông Việt]] thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình. Quan niệm cũ cũng cho rằng, cả ''Hạng Lang'' và ''Khuông Liễn'' là âm Việt cổ, không hiểu được theo [[Hán văn]], nay quan niệm này đã bị bác nhờ sự tiến triển [[khảo cổ học]].
+
Quan niệm cũ cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ [[Khuông Việt]] thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình. Quan niệm cũ cũng cho rằng, cả ''Hạng Lang'' và ''Khuông Liễn'' là âm Việt cổ, không giải nghĩa được theo [[Hán văn]], nay quan niệm này đã bị bác nhờ sự tiến triển [[khảo cổ học]].
  
 
Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]], độ khả tín rất thấp.
 
Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]], độ khả tín rất thấp.
Dòng 25: Dòng 25:
 
Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích [[Hoa Lư]] (tỉnh [[Ninh Bình]], [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam dân quốc]]), đoàn khảo cổ do giáo sư [[Hà Văn Tấn]] dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh [[Phật]] được cho là do Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả [[Việt Nam]] còn bán tín bán nghi.
 
Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích [[Hoa Lư]] (tỉnh [[Ninh Bình]], [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam dân quốc]]), đoàn khảo cổ do giáo sư [[Hà Văn Tấn]] dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh [[Phật]] được cho là do Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả [[Việt Nam]] còn bán tín bán nghi.
  
Năm 1964 thêm một cột kinh được phát hiện, năm 1978 lại có 14 cột kinh nữa. Tất cả đều khắc bài ''Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni'' (佛頂尊勝陀羅尼經 / Uṣṇīṣa Vijaya Dhāraṇī sūtra), mà hàm ý tụng niệm cho vong hồn người chết (trường hợp này là hoàng thái tử Đinh Hạng Lang) được siêu thoát. Cứ bài thuyết trình của giáo sư [[Hà Văn Tấn]], "''theo ba cột kinh này, thì Đinh Khuông Liễn đã dựng thảy 100 chiếc như vậy để cầu siêu cho người em là Đính Noa Tăng Noa đã bị Liễn giết. Người em này, theo sử thì được biết là Hạng Lang. Chúng ta cần chú ý là chữ Đính (頂) rất gần với chữ Hạng (項)''". Nội dung cột kinh cũng cho biết, dụng ý Nam Việt vương nhằm làm nguôi lòng cha mẹ sau hành động tày trời.
+
Năm 1964 thêm một cột kinh được phát hiện, năm 1978 lại có 14 cột kinh nữa. Tất cả cột đều khắc bài minh ''Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni'' (佛頂尊勝陀羅尼經 / Uṣṇīṣa Vijaya Dhāraṇī sūtra), mà hàm ý tụng niệm cho vong hồn người đã khuất (cụ thể là trường hợp hoàng thái tử Đinh Hạng Lang) được siêu thoát. Cứ bài thuyết trình của giáo sư [[Hà Văn Tấn]], "''theo ba cột kinh này thì Đinh Khuông Liễn đã dựng thảy 100 chiếc như vậy để cầu siêu cho người em là Đính Noa Tăng Noa đã bị Liễn giết. Người em này, theo sử thì được biết là Hạng Lang. Chúng ta cần chú ý là chữ Đính (頂) rất gần với chữ Hạng (項)''". Nội dung cột kinh cũng cho biết, dụng ý Nam Việt vương khi cho dựng là nhằm làm nguôi lòng cha mẹ sau hành động tày trời.
  
Ngày nay, những kinh trụ này được trưng bày tại bảo tàng cố đô [[Hoa Lư]] và thuộc số rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái Đinh-Lê.
+
Ngày nay, những kinh trụ này được quàn tại bảo tàng cố đô [[Hoa Lư]] và thuộc rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái Đinh-Lê.
{{cquote|''Sau đây là nguyên văn đoạn đó mà tôi chép lại từ cột 3A : 《Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu》 (Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị).''<br>''Ở câu cuối cùng, bản 3B chép : 《Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế》 (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá đế đồ). Còn bản 3C thì chép : 《Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau chúc cho Khuông Liễn mãi giữ được lộc vị》 (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị).''|||GS [[Hà Văn Tấn]], ''Về tín ngưỡng cột kinh Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni ở thế kỉ X''<ref>GS [[Hà Văn Tấn]], ''[https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/v-tin-ngng-ct-kinh-pht-nh-ton-thng-th-k-x/ Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001-2006)]'' tr. 309-312, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, [[Hà Nội]], 2006</ref>, [[Hà Nội]], 13 tháng 06 năm 2012}}
+
{{cquote|''Sau đây là nguyên văn đoạn đó mà tôi chép lại từ cột 3A : «Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu» (Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị).''<br>''Ở câu cuối cùng, bản 3B chép : «Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế» (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá đế đồ). Còn bản 3C thì chép : «Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau chúc cho Khuông Liễn mãi giữ được lộc vị» (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị).''|||GS [[Hà Văn Tấn]], ''Về tín ngưỡng cột kinh Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni ở thế kỉ X''<ref>GS [[Hà Văn Tấn]], ''[https://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/v-tin-ngng-ct-kinh-pht-nh-ton-thng-th-k-x/ Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001-2006)]'' tr. 309-312, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, [[Hà Nội]], 2006</ref>, [[Hà Nội]], 13 tháng 06 năm 2012}}
 
==Tham khảo==
 
==Tham khảo==
 
* [[Triều Đinh]]
 
* [[Triều Đinh]]

Bản hiện tại lúc 04:58, ngày 12 tháng 11 năm 2020

Đinh Hạng Lang (Hán văn : 丁項郎, ? - 979) là húy một hoàng thái tử triều Đinh.

Ngẫu tượng hoàng thái tử Đinh Hạng Lang, tạc thời Lê trung hưng.

Sinh bình[sửa]

  • Nguyên danh : Đinh Hạng Lang (丁項郎)
  • Pháp danh : Đính-noa Tăng-noa (頂帑僧帑)
  • Tôn xưng : Hoàng thái tử, đại đức

Chính sử[sửa]

Các bộ chính sử cổ nhất đều không chép năm sinh của hoàng thái tử Đinh Hạng Lang, cũng không rõ mẹ ông là ai. Nhưng sử kí cũng xác nhận rằng, trong ba vị hoàng tử Đinh Liễn, Đinh Tuyền, Đinh Hạng Lang, thì Hạng Lang là út theo vai vế và thứ theo độ tuổi. Có lẽ ông sinh trước năm Đinh Tiên Hoàng đăng cơ (968).

Năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng sách phong ông Đinh Hạng Lang làm thái tử[1][2]. Việc này khiến hoàng trưởng tử Đinh Khuông Liễn vô cùng bất bình, bởi ông này vừa là con cả vừa theo cha xung trận nhiều năm, có giai đoạn còn phải làm con tin ở triều đình nhị vương rồi suýt bị đem ra thí mạng khi Đinh Tiên Hoàng vây Cổ Loa thành. Một lí do hùng hồn nữa, là năm 973 Nam Việt vương đã được đích thân Tống Thái Tổ phong Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư[3], nghĩa là đủ tư cách kế ngôi Đinh Tiên Hoàng.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, mùa xuân năm Kỉ Mão (979), Nam Việt vương Đinh Liễn ngầm sát hại thái tử Đinh Hạng Lang[4].

Khoảng tháng 10 cùng năm, cả hoàng trưởng tử Đinh LiễnĐinh Tiên Hoàng đều bị liêu thuộc Đỗ Thích ám hại. Hoàng thái hậu Dương Thị phải vội vã lập hoàng tử Đinh Tuyền còn thơ ấu làm hoàng đế.

Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.

[979] Kỉ Mão, [Thái Bình] năm thứ 10, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4). Mùa xuân, Nam Việt vương Liễn giết hoàng thái tử Hạng Lang. Liễn là con trưởng của vua, thuở hàn vi cùng chịu gian khổ, đến khi định yên thiên hạ, ý vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam Việt vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau, vua sinh con nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, lập làm thái tử. Liễn vì vậy bất bình, sai người ngầm giết đi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay ! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được ?

— Lê triều Quốc Sử viện, Đại Việt sử kí toàn thư[5], thế kỉ XV

[978] Mậu Dần, [Thái Bình] năm thứ 9, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 3). Tháng Giêng, mùa xuân - Động đất. Lập con nhỏ là Hạng Lang làm thái tử, phong con thứ là Tuyền làm Vệ vương. Tháng Hai - Mưa đá.
Lời chua : Mưa đá - Mưa thành băng, bởi vì khí dương bị khí âm lấn lướt, không dung nạp được nhau, nên tan ra thành mưa đá.
Tháng Sáu, mùa hạ - Hạn hán.
Lời bàn của Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền : Về việc Tiên Hoàng lập Hạng Lang, trước đó thì có động đất, sau đó thì có mưa đá, có hạn hán. Trời kia răn bảo trờ trờ ra đấy ; thế mà cứ coi làm thường, không sớm tỉnh ngộ ! Vậy, muốn không mất, phỏng được chăng ?

— Nguyễn triều Quốc Sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thế kỉ XIX

Ngoại sử[sửa]

Quan niệm cũ cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ Khuông Việt thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình. Quan niệm cũ cũng cho rằng, cả Hạng LangKhuông Liễn là âm Việt cổ, không giải nghĩa được theo Hán văn, nay quan niệm này đã bị bác nhờ sự tiến triển khảo cổ học.

Trước thập niên 1960, học giới PhápViệt Nam cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật lịch sử Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia trung đại khi khảo hành trạng đôi nhân vật Đinh LiễnĐinh Tuyền. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam sông Hồng cận đại, độ khả tín rất thấp.

Kinh trụ Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni tại bảo tàng cố đô Hoa Lư.

Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam dân quốc), đoàn khảo cổ do giáo sư Hà Văn Tấn dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh Phật được cho là do Nam Việt vương Đinh Liễn sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả Việt Nam còn bán tín bán nghi.

Năm 1964 thêm một cột kinh được phát hiện, năm 1978 lại có 14 cột kinh nữa. Tất cả cột đều khắc bài minh Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni (佛頂尊勝陀羅尼經 / Uṣṇīṣa Vijaya Dhāraṇī sūtra), mà hàm ý tụng niệm cho vong hồn người đã khuất (cụ thể là trường hợp hoàng thái tử Đinh Hạng Lang) được siêu thoát. Cứ bài thuyết trình của giáo sư Hà Văn Tấn, "theo ba cột kinh này thì Đinh Khuông Liễn đã dựng thảy 100 chiếc như vậy để cầu siêu cho người em là Đính Noa Tăng Noa đã bị Liễn giết. Người em này, theo sử thì được biết là Hạng Lang. Chúng ta cần chú ý là chữ Đính (頂) rất gần với chữ Hạng (項)". Nội dung cột kinh cũng cho biết, dụng ý Nam Việt vương khi cho dựng là nhằm làm nguôi lòng cha mẹ sau hành động tày trời.

Ngày nay, những kinh trụ này được quàn tại bảo tàng cố đô Hoa Lư và thuộc rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái Đinh-Lê.

Sau đây là nguyên văn đoạn đó mà tôi chép lại từ cột 3A : «Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu» (Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị).
Ở câu cuối cùng, bản 3B chép : «Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế» (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá đế đồ). Còn bản 3C thì chép : «Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau chúc cho Khuông Liễn mãi giữ được lộc vị» (Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị).

— GS Hà Văn Tấn, Về tín ngưỡng cột kinh Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni ở thế kỉ X[6], Hà Nội, 13 tháng 06 năm 2012

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. 丁項郎被立為太子的時間,據《越史略》記載是在「太平三年」(972年),另據《大越史記全書》記載是在「太平九年」(978年)。
  2. 《越史略》卷上,收錄於《四庫全書·史部》(第466册),上海古籍出版社,573頁;吳士連等《大越史記王書·本紀全書·丁紀·先皇帝》,東京大學東洋文化研究所,182頁。
  3. 吳士連等《大越史記王書·本紀全書·丁紀·先皇帝》,東京大學東洋文化研究所,182頁;Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm─潘清簡等《欽定越史通鑑綱目》正編卷之一,太平十年春「南越王璉殺太子項郎」條,第七至第八葉。
  4. 陳重金(即陳仲金)《越南通史》(即《越南史略》),北京商務印書館,61頁。
  5. 吳士連等《大越史記王書·本紀全書·丁紀·先皇帝》,東京大學東洋文化研究所,182─183頁。
  6. GS Hà Văn Tấn, Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001-2006) tr. 309-312, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006

Tài liệu[sửa]

  • 潘文閣、蘇爾夢主編, 越南漢喃銘文匯編·第一集北屬時期至李朝》, 巴黎河內: 法國遠東學院漢喃研究院(1998)ISBN 2855395658
  • 越史略》(《四庫全書·史部》第466冊), 上海古籍出版社(1987)
  • 吳士連等, 大越史記全書, 陳荊和編校, 東京大學東洋文化硏究所附屬東洋學文獻センター(昭和59-61年)(1984-1986)
  • 陳重金(即陳仲金), 《越南通史》(即《越南史略》), 戴可來譯, 北京: 商務印書館(1992)ISBN 7100004543

Tư liệu[sửa]