(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 16: | Dòng 16: | ||
=== Con người === | === Con người === | ||
− | Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên thảm họa môi trường, ví dụ như tình trạng [[tràn dầu]], tràn hóa chất... Trong nhiều trường hợp, thảm họa môi trường do con người gây ra có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường hơn so với thảm họa do thiên nhiên gây ra. Có thể kể đến một số ví dụ như vụ tràn dầu từ tàu ''Exxon Valdez'' ở eo biển Prince William, Alaska, ngày 24 tháng 3 năm 1989 | + | Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên thảm họa môi trường, ví dụ như tình trạng [[tràn dầu]], tràn hóa chất... Trong nhiều trường hợp, thảm họa môi trường do con người gây ra có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường hơn so với thảm họa do thiên nhiên gây ra. Có thể kể đến một số ví dụ như vụ tràn dầu từ tàu ''Exxon Valdez'' ở eo biển Prince William, Alaska, ngày 24 tháng 3 năm 1989 để lại tác động xấu cho môi trường sau nhiều năm.<ref name="Peterson">{{cite journal | last1 = Peterson | first1 = Charles H. | last2 = Rice | first2 = Stanley D. | last3 = Short | first3 = Jeffrey W. | last4 = Esler | first4 = Daniel | last5 = Bodkin | first5 = James L. | last6 = Ballachey | first6 = Brenda E. | last7 = Irons | first7 = David B. | title = Long-Term Ecosystem Response to the Exxon Valdez Oil Spill | journal = Science | date = 19 December 2003 | volume = 302 | issue = 5653 | pages = 2082–2086 | doi = 10.1126/science.1084282 | pmid = 14684812 | s2cid = 13007077}}</ref> Theo các nhà khoa học, đến năm 2002, ít nhất 8 loài cá và động vật có vú vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự cố tràn dầu này. [[Thảm họa Chernobyl]] xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ tại lò phản ứng số 4 gây phóng xạ kinh hoàng, mà di chứng chứng mãi đến ngày nay vẫn còn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc tạo ra vũ khí hóa học hướng thần cũng có thể là yếu tố dẫn đến thảm họa môi trường, làm cho một số người trở nên mất kiểm soát, tiêu diệt đồng loại mình hoặc có thể thực hiện một số hành động dẫn đến thảm họa lớn. Những hành động này về sau có thể trở thành nguyên nhân của một môi trường khủng hoảng hoặc thảm họa. Lĩnh vực tác động của thảm họa môi trường rất rộng nên các nhà hoạt động bảo vệ môi trường kêu gọi mọi người suy nghĩ về sự biến mất có thể xảy ra của một loài, một số loài sinh vật, thậm chí con người hoặc một số tộc người ở nhiều quốc gia. |
== So sánh với những vấn đề môi trường khác == | == So sánh với những vấn đề môi trường khác == | ||
Dòng 26: | Dòng 26: | ||
=== Hiệu ứng tích cực === | === Hiệu ứng tích cực === | ||
Mặc dù thảm họa môi trường gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với các hệ sinh thái, nhưng chúng có thể làm gia tăng ý thức và các hành động bảo vệ môi trường của con người. Trong một số trường hợp, việc các cơ quan chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ tăng cường giám sát dẫn đến việc xây dựng và thực thi pháp luật để làm giảm tác động của các thảm họa môi trường trong tương lai. Ví dụ, [[vụ tràn dầu Exxon Valdez|vụ tràn dầu ''Exxon Valdez'']] đã dẫn đến sự điều tiết mạnh mẽ hơn nhiều đối với ngành vận tải ở nhiều quốc gia, kể cả thành lập các quỹ bổ sung để làm sạch dầu tràn nếu chúng xảy ra lần nữa. Sau thảm họa sóng thần năm 2004, [[Liên Hợp Quốc]] đã bắt đầu tổ chức hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương để cảnh báo người dân khi một con sóng khổng lồ khác đang tiến vào bờ. Giả dụ như, vào những năm 1950–1960, thành phố [[Kitakyushu]] phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng do quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hậu chiến tranh, tuy nhiên sau đó vấn đề về ô nhiễm công nghiệp đã được cải thiện một cách kinh ngạc nhờ vào sự nỗ lực cải thiện môi trường của công dân, doanh nghiệp và sự thay đổi của chính quyền. | Mặc dù thảm họa môi trường gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với các hệ sinh thái, nhưng chúng có thể làm gia tăng ý thức và các hành động bảo vệ môi trường của con người. Trong một số trường hợp, việc các cơ quan chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ tăng cường giám sát dẫn đến việc xây dựng và thực thi pháp luật để làm giảm tác động của các thảm họa môi trường trong tương lai. Ví dụ, [[vụ tràn dầu Exxon Valdez|vụ tràn dầu ''Exxon Valdez'']] đã dẫn đến sự điều tiết mạnh mẽ hơn nhiều đối với ngành vận tải ở nhiều quốc gia, kể cả thành lập các quỹ bổ sung để làm sạch dầu tràn nếu chúng xảy ra lần nữa. Sau thảm họa sóng thần năm 2004, [[Liên Hợp Quốc]] đã bắt đầu tổ chức hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương để cảnh báo người dân khi một con sóng khổng lồ khác đang tiến vào bờ. Giả dụ như, vào những năm 1950–1960, thành phố [[Kitakyushu]] phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng do quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hậu chiến tranh, tuy nhiên sau đó vấn đề về ô nhiễm công nghiệp đã được cải thiện một cách kinh ngạc nhờ vào sự nỗ lực cải thiện môi trường của công dân, doanh nghiệp và sự thay đổi của chính quyền. | ||
− | |||
− | |||
− | |||
== Tài liệu tham khảo == | == Tài liệu tham khảo == | ||
Dòng 35: | Dòng 32: | ||
# Semenova G., E3S ''Web of Conferences'', 157: 02023, 2020. | # Semenova G., E3S ''Web of Conferences'', 157: 02023, 2020. | ||
# Semenova G., ''Environmental disasters as a factor of environmental pollution'', V 217, International Scientific and Practical Conference "Environmental Risks and Safety in Mechanical Engineering", 2020. | # Semenova G., ''Environmental disasters as a factor of environmental pollution'', V 217, International Scientific and Practical Conference "Environmental Risks and Safety in Mechanical Engineering", 2020. | ||
+ | |||
+ | === Trích dẫn === | ||
+ | {{reflist}} |
Bản hiện tại lúc 10:11, ngày 13 tháng 8 năm 2022
Thảm họa môi trường là sự kiện thảm khốc liên quan đến môi trường tự nhiên mà đa phần do hoạt động của con người gây ra, thường được hiểu là sự thay đổi không thể đảo ngược trong tự nhiên phức tạp, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản kinh tế và môi trường mà thế giới sinh vật không có đủ khả năng chống đỡ. Thảm họa môi trường khác với các thiên tai tự nhiên và hành động chiến tranh có chủ đích của con người như đánh bom hạt nhân. Hậu quả tiêu biểu của thảm họa môi trường là sự diệt vong của sinh vật, kể cả những loại nhỏ nhất như vi khuẩn.[2]
Thảm họa môi trường cho thấy tác động của việc con người thay đổi hệ sinh thái đã dẫn đến những hậu quả trên diện rộng và lâu dài. Những hậu quả này bao gồm cái chết của động vật (bao gồm cả con người) và thực vật, hoặc sự gián đoạn nghiêm trọng của cuộc sống hoặc sức khỏe con người, có thể phải di cư. Thảm họa môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, thường xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có tác động lâu dài đến các loại động vật và thực vật sống trong môi trường bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những thảm họa môi trường khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề như hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thoái hóa đất, ngập úng, sa mạc hóa, mất cân bằng sinh thái như sự sụt giảm nguồn dinh dưỡng, thức ăn do sự biến mất của bất kỳ loài động vật, thực vật nào; ô nhiễm nước, mất nguồn nước ngọt, di cư, dịch chuyển sinh thái,... Khủng hoảng môi trường đôi khi kéo dài và kết cục của nó có thể là tai họa toàn cầu.[2]
Các nhà khoa học môi trường đang có những thảo luận về việc liệu các trận động đất, bão, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lũ lụt diễn ra trên diện rộng có thể là do thảm họa môi trường hoặc gần đây nhất, đại dịch Covid-19 cũng có thể là vấn đề môi trường tương tự. Thảm họa môi trường được nhận biết bởi các đặc điểm sau: sự thay đổi dần dần về nhiệt độ và khí hậu; động vật di cư đến môi trường sống khác; ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí; sự phá hủy cục bộ hoặc toàn bộ bề mặt của sinh quyển; đứt gãy, khủng hoảng các mối quan hệ tự nhiên liên quan đến tác động của con người đối với nước hoặc các dạng tài nguyên khác.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người đã từng xảy ra rất nhiều thảm họa môi trường với quy mô, mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ khi dân số thế giới tăng nhanh, công nghiệp phát triển mạnh mẽ thì các thảm họa môi trường mới xảy ra ngày càng trầm trọng hơn với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Thảm họa Minamata tại vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto, Nhật Bản gây chết dần chết mòn hàng ngàn cư dân địa phương do hậu quả xả thải methyl thủy ngân độc hại ra môi trường từ một nhà máy hóa chất của Tập đoàn Chisso.[3] Sự kiện khói mù dày đặc ở London, Anh vào năm 1952 có nguyên nhân từ đốt than công nghiệp và gia đình đã khiến 12.000 người thiệt mạng trong vòng vài tháng.[4]
Các loại thảm họa môi trường[sửa]
Có một số cách phân loại thảm họa môi trường tùy theo quy mô và nguyên nhân. Theo quy mô thì thảm họa môi trường là toàn cầu khi nó tác động đến toàn bộ sinh quyển của Trái đất và cục bộ khi tác động đến một hệ sinh thái cụ thể trong khu vực.[2] Theo nguyên nhân, thảm họa môi trường được phân thành hai loại tổng quan là do tự nhiên và do con người.
Tự nhiên[sửa]
Các nguyên nhân tự nhiên có thể kể ra là cháy rừng, lở đất, lũ lụt, động đất, hạn hán, lốc xoáy, sóng thần, núi lửa phun trào. Mặc dù những thảm họa môi trường tự nhiên này xảy ra có thể không phải trực tiếp do con người, nhưng trong một số trường hợp con người khiến tác động của nó trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 gây hậu quả nặng nề hơn do việc xây dựng tràn lan các đô thị làm hư hại các rạn san hô, loài đóng vai trò như một vùng đệm làm chệch hướng sức mạnh của sóng lớn.
Con người[sửa]
Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên thảm họa môi trường, ví dụ như tình trạng tràn dầu, tràn hóa chất... Trong nhiều trường hợp, thảm họa môi trường do con người gây ra có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường hơn so với thảm họa do thiên nhiên gây ra. Có thể kể đến một số ví dụ như vụ tràn dầu từ tàu Exxon Valdez ở eo biển Prince William, Alaska, ngày 24 tháng 3 năm 1989 để lại tác động xấu cho môi trường sau nhiều năm.[5] Theo các nhà khoa học, đến năm 2002, ít nhất 8 loài cá và động vật có vú vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự cố tràn dầu này. Thảm họa Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ tại lò phản ứng số 4 gây phóng xạ kinh hoàng, mà di chứng chứng mãi đến ngày nay vẫn còn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc tạo ra vũ khí hóa học hướng thần cũng có thể là yếu tố dẫn đến thảm họa môi trường, làm cho một số người trở nên mất kiểm soát, tiêu diệt đồng loại mình hoặc có thể thực hiện một số hành động dẫn đến thảm họa lớn. Những hành động này về sau có thể trở thành nguyên nhân của một môi trường khủng hoảng hoặc thảm họa. Lĩnh vực tác động của thảm họa môi trường rất rộng nên các nhà hoạt động bảo vệ môi trường kêu gọi mọi người suy nghĩ về sự biến mất có thể xảy ra của một loài, một số loài sinh vật, thậm chí con người hoặc một số tộc người ở nhiều quốc gia.
So sánh với những vấn đề môi trường khác[sửa]
Điểm khác biệt chính giữa thảm họa môi trường và các vấn đề môi trường khác như sự cố môi trường hay ô nhiễm môi trường là không thể đưa mọi thứ trở lại trạng thái ban đầu. Thảm họa môi trường có quy mô tác động và gây hậu quả lớn hơn so với sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường. Các sự cố môi trường thường xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường gây ra sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Giải pháp[sửa]
Thảm họa môi trường buộc thế giới loài người phải thay đổi cách hành động, bắt đầu từ việc nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến thảm họa môi trường đến thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các chính phủ trên toàn thế giới. Sự tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các quốc gia là hết sức quan trọng. Ví dụ thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn thải cho các doanh nghiệp công nghiệp và xã hội; khuyến nghị sản xuất và cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tổ chức các khu bảo tồn và phát triển, trồng rừng, bảo vệ sinh quyển; xử lý nước thải, làm sạch nguồn nước; xử lý chất thải rắn; khai thác hợp lý nguồn lợi thủy hải sản,... Đặt ra mức cảnh báo nguy cơ cao và luôn luôn lưu ý rằng, bất kỳ hành động, hoạt động nào của con người hoặc bất kỳ cá nhân nào cũng có thể vô tình trở thành nguyên nhân của cái chết ở bất kỳ khu vực nào. Do đó cần chú trọng để bất kỳ khu vực nào, dù nhỏ nhất trên hành tinh không bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng không thể phục hồi.
Hiệu ứng tích cực[sửa]
Mặc dù thảm họa môi trường gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với các hệ sinh thái, nhưng chúng có thể làm gia tăng ý thức và các hành động bảo vệ môi trường của con người. Trong một số trường hợp, việc các cơ quan chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ tăng cường giám sát dẫn đến việc xây dựng và thực thi pháp luật để làm giảm tác động của các thảm họa môi trường trong tương lai. Ví dụ, vụ tràn dầu Exxon Valdez đã dẫn đến sự điều tiết mạnh mẽ hơn nhiều đối với ngành vận tải ở nhiều quốc gia, kể cả thành lập các quỹ bổ sung để làm sạch dầu tràn nếu chúng xảy ra lần nữa. Sau thảm họa sóng thần năm 2004, Liên Hợp Quốc đã bắt đầu tổ chức hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương để cảnh báo người dân khi một con sóng khổng lồ khác đang tiến vào bờ. Giả dụ như, vào những năm 1950–1960, thành phố Kitakyushu phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng do quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hậu chiến tranh, tuy nhiên sau đó vấn đề về ô nhiễm công nghiệp đã được cải thiện một cách kinh ngạc nhờ vào sự nỗ lực cải thiện môi trường của công dân, doanh nghiệp và sự thay đổi của chính quyền.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Bortman M., Brimblecombe P., Cunningham M. A., Cunningham W. P., Freedman W., Environmental Encyclopedia, 3rd Edition. Gale Research, 2003.
- Peshcherov G. I., Collection of reports of the X International Forum Ecology, Moscow, 2019.
- Semenova G., E3S Web of Conferences, 157: 02023, 2020.
- Semenova G., Environmental disasters as a factor of environmental pollution, V 217, International Scientific and Practical Conference "Environmental Risks and Safety in Mechanical Engineering", 2020.
Trích dẫn[sửa]
- ↑ Singh, Harpreet; Bhardwaj, Neha; Arya, Shailendra Kumar; Khatri, Madhu (tháng 12 năm 2020), "Environmental impacts of oil spills and their remediation by magnetic nanomaterials", Environmental Nanotechnology, Monitoring & Management, 14: 100305, doi:10.1016/j.enmm.2020.100305, S2CID 219414821
- ↑ a b c Semenova, Galina (2020), Environmental disasters as a factor of environmental pollution, 217, tr. 04007, Bibcode:2020E3SWC.21704007S, doi:10.1051/e3sconf/202021704007, S2CID 235084795
- ↑ Harada, Masazumi (tháng 1 năm 1995), "Minamata Disease: Methylmercury Poisoning in Japan Caused by Environmental Pollution", Critical Reviews in Toxicology, 25 (1): 1–24, doi:10.3109/10408449509089885, PMID 7734058, S2CID 35382384
- ↑ Read, Catherine; Parton, Kevin A. (ngày 25 tháng 7 năm 2019), "The impact of the 1952 London smog event and its relevance for current wood-smoke abatement strategies in Australia", Journal of the Air & Waste Management Association, 69 (9): 1049–1058, doi:10.1080/10962247.2019.1623936, PMID 31124747, S2CID 163167789
- ↑ Peterson, Charles H.; Rice, Stanley D.; Short, Jeffrey W.; Esler, Daniel; Bodkin, James L.; Ballachey, Brenda E.; Irons, David B. (ngày 19 tháng 12 năm 2003), "Long-Term Ecosystem Response to the Exxon Valdez Oil Spill", Science, 302 (5653): 2082–2086, doi:10.1126/science.1084282, PMID 14684812, S2CID 13007077