Thảo luận:Thảm họa môi trường

Mục từ này được khởi tạo từ sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam năm 2022. Đây là sản phẩm của 11 nhiệm vụ thuộc Đề án đã được thực hiện giai đoạn 1 (giai đoạn biên soạn), gồm 2.062 mục từ với nhiều trường độ và loại hình. Các mục từ này sẽ còn được tiếp tục trải qua giai đoạn 2 (giai đoạn biên tập). Các mục từ không ghi tên người biên soạn, nhằm tạo môi trường trao đổi học thuật được khách quan và cởi mở. Cộng đồng có thể trao đổi, cập nhật và bình duyệt các cập nhật cho mục từ này.

Thảo luận[sửa]

Tôi sửa đổi bố cục, trình bày, và văn phong khá nhiều so với phiên bản gốc. Ví dụ một câu ở bản gốc "Có thể kể đến như thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 xảy ra do việc xây dựng tràn lan các đô thị làm hư hại các rạn san hô - loài đóng vai trò như một vùng đệm, làm chệch hướng sức mạnh của sóng khổng lồ.", diễn đạt như này không chính xác, hiểu thành "việc xây đô thị và rạn san hô hư hại tạo ra sóng thần." Marrella (thảo luận) 17:35, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (+07)

Định nghĩa[sửa]

Thảm họa môi trường có thể là do tự nhiên hoặc con người (trong mục từ có đề cập), nhưng ở câu đầu tiên nêu khái niệm chỉ thấy nhắc đến do con người. Marrella (thảo luận) 16:48, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (+07)

Khái niệm "thảm họa môi trường" khá loằng ngoằng. Thông tin từ một số nguồn:

  1. Thảm họa môi trường là sự cố xảy ra do thiên nhiên hoặc hoạt động của con người, dẫn đến tác động có hại cho môi trường tự nhiên.[1]
  2. Thảm họa môi trường là do con người, tức là nó có nguyên nhân từ hoạt động của con người.[2]
  3. Thảm họa môi trường là thứ hủy hoại tính chất hiền hòa (amenity?) quan trọng của môi trường hoặc thứ gây tổn hại đến lợi ích của con người gián tiếp qua biến đổi môi trường.[3] Ở đây có nêu những ví dụ về thảm họa môi trường như vụ tràn dầu BP 2010, sương mù London 1952, sóng nhiệt châu Âu 2003, rồi sóng thần Nhật Bản 2011. Sóng nhiệt và sóng thần thì dường như nguyên nhân chủ yếu là do tự nhiên.
  4. Thảm họa môi trường là sự thay đổi không thể đảo ngược trong tổ hợp tự nhiên, có thể dẫn đến cái chết của sinh vật sống (nguồn số 4 trong mục từ gốc).[4] Trong này có một câu bôi đậm ở phần kết luận là "thảm họa môi trường thường do con người gây ra."

Vậy tôi thêm vào "đa phần" hoặc "chủ yếu do hoạt động của con người" chắc là ổn. Marrella (thảo luận) 23:14, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (+07)

ref[sửa]

  1. "Environmental Disasters", Environmental and Toxicology Studies Journal, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022
  2. Jeronen, Eila (2020), "Environmental Disaster", Encyclopedia of Sustainable Management, Springer International Publishing, tr. 1–6, doi:10.1007/978-3-030-02006-4_196-1
  3. Farber, Daniel A. (2011), "Environmental Disasters: An Introduction", SSRN Electronic Journal, doi:10.2139/ssrn.1898401, S2CID 131367545
  4. Semenova, Galina (2020), Environmental disasters as a factor of environmental pollution, 217, tr. 04007, doi:10.1051/e3sconf/202021704007, S2CID 235084795