(Không hiển thị 11 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
'''Bảo Đại''' ([[Hán văn]] : 保大帝, 1913 - 1997) là [[hoàng đế]] thứ 13 và cuối cùng [[triều Nguyễn]], cũng là [[quân chủ]] chính thức sau cùng trong trường kì [[lịch sử Việt Nam]]<ref>[http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?ItemID=26897 Bách khoa toàn thư Việt Nam : Hoàng đế Bảo Đại]</ref>. | '''Bảo Đại''' ([[Hán văn]] : 保大帝, 1913 - 1997) là [[hoàng đế]] thứ 13 và cuối cùng [[triều Nguyễn]], cũng là [[quân chủ]] chính thức sau cùng trong trường kì [[lịch sử Việt Nam]]<ref>[http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?ItemID=26897 Bách khoa toàn thư Việt Nam : Hoàng đế Bảo Đại]</ref>. | ||
− | [[Hình: | + | [[Hình:Nguyen Imperial Pennon (m3).png|phải|333px]] |
− | [[Hình: | + | [[Hình:BaoDaiSignature.svg|phải|333px]] |
==Danh hiệu== | ==Danh hiệu== | ||
* Nguyên danh : '''Nguyễn Phước Thiển''' (阮福晪) | * Nguyên danh : '''Nguyễn Phước Thiển''' (阮福晪) | ||
Dòng 14: | Dòng 14: | ||
Ông hoàng Nguyễn Phước Vĩnh Thụy sinh nhằm ngày 23 tháng 09 [[âm lịch]], tức 22 tháng 10 năm 1913 [[Công lịch]], tại thần kinh [[Huế]]. Theo quy ước chưa được xác nhận trong học giới, thân phụ ông là [[hoàng đế]] [[Nguyễn Hoằng Tôn]], còn thân mẫu là một trong hai vị [[Từ Cung hoàng thái hậu|Nhị giai Huệ phi Hoàng thị]] và [[Hồ Thị Chỉ|Nhất giai Ơn phi Hồ thị]]. | Ông hoàng Nguyễn Phước Vĩnh Thụy sinh nhằm ngày 23 tháng 09 [[âm lịch]], tức 22 tháng 10 năm 1913 [[Công lịch]], tại thần kinh [[Huế]]. Theo quy ước chưa được xác nhận trong học giới, thân phụ ông là [[hoàng đế]] [[Nguyễn Hoằng Tôn]], còn thân mẫu là một trong hai vị [[Từ Cung hoàng thái hậu|Nhị giai Huệ phi Hoàng thị]] và [[Hồ Thị Chỉ|Nhất giai Ơn phi Hồ thị]]. | ||
;;'''Hoàng thái tử''' | ;;'''Hoàng thái tử''' | ||
− | Theo hồi kí ''[[Le dragon d'Annam]]'', suốt tuổi thơ, ông bị an trí ở nhà để học nhằm trau dồi [[Tứ thư ngũ kinh|kinh thư]] dưới sự hướng dẫn của phụ hoàng và các thầy [[An Nam]], thỉnh thoảng còn có các thầy [[Pháp]] ở [[Sài Gòn]] ra dạy làm quen với [[Pháp ngữ]]. Ngày 15 tháng 05 năm 1922, ông thọ phong Đông cung Hoàng thái tử, bắt đầu theo cha lâm chính. Tháng 06 năm 1922, ông sang [[Pháp]] học tại Lycée Condorcet, rồi Institut d'Études Politiques, cùng đi có biểu đệ [[Nguyễn Phước Vĩnh Cẩn]]. Còn theo hồi tưởng của giáo sư [[Hoàng Xuân Hãn]], thời kì ở [[Paris]], hoàng thái tử Vĩnh Thụy thường sang nhà ông nhờ | + | Theo hồi kí ''[[Le dragon d'Annam]]'', suốt tuổi thơ, ông bị an trí ở nhà để học nhằm trau dồi [[Tứ thư ngũ kinh|kinh thư]] dưới sự hướng dẫn của phụ hoàng và các thầy [[An Nam]], thỉnh thoảng còn có các thầy [[Pháp]] ở [[Sài Gòn]] ra dạy làm quen với [[Pháp ngữ]]. Ngày 15 tháng 05 năm 1922, ông thọ phong Đông cung Hoàng thái tử, bắt đầu theo cha lâm chính. Tháng 06 năm 1922, ông sang [[Pháp]] học tại Lycée Condorcet, rồi Institut d'Études Politiques, cùng đi có biểu đệ [[Nguyễn Phước Vĩnh Cẩn]]. Còn theo hồi tưởng của giáo sư [[Hoàng Xuân Hãn]], thời kì ở [[Paris]], hoàng thái tử Vĩnh Thụy thường sang nhà ông nhờ kèm môn toán<ref>[http://thuykhue.free.fr/hxh/lichsu.html Hoàng Xuân Hãn - chứng nhân lịch sử]</ref>. Trong mấy năm này, [[hoàng đế]] [[Nguyễn Hoằng Tôn|Hoằng Tôn]] thưởng cử người tới đốc học, thi thoảng ngài cũng ghé để kiểm tra học lực trong mỗi chuyến công du. |
Ngày 06 tháng 01 năm 1925, [[Nguyễn Hoằng Tôn|Hoằng Tôn]] [[hoàng đế]] băng, hoàng thái tử Vĩnh Thụy tạm dừng học để hồi hương thọ tang. Qua đúng một năm chịu tang theo điển chế, ngày 08 tháng 01 năm 1926, trữ quân Vĩnh Thụy thọ lễ tấn tôn [[hoàng đế]] tại [[tử cấm thành]], định niên hiệu Bảo Đại, lấy sinh thần làm tiết Vạn Thọ (萬壽節). Tuy nhiên, việc cầm chính vẫn ủy thác Cơ Mật đại thần, ngài ngự trở lại [[Pháp]] học. | Ngày 06 tháng 01 năm 1925, [[Nguyễn Hoằng Tôn|Hoằng Tôn]] [[hoàng đế]] băng, hoàng thái tử Vĩnh Thụy tạm dừng học để hồi hương thọ tang. Qua đúng một năm chịu tang theo điển chế, ngày 08 tháng 01 năm 1926, trữ quân Vĩnh Thụy thọ lễ tấn tôn [[hoàng đế]] tại [[tử cấm thành]], định niên hiệu Bảo Đại, lấy sinh thần làm tiết Vạn Thọ (萬壽節). Tuy nhiên, việc cầm chính vẫn ủy thác Cơ Mật đại thần, ngài ngự trở lại [[Pháp]] học. | ||
Dòng 24: | Dòng 24: | ||
Kể từ năm 1940, sau khi [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] chuyển quân vào [[Đông Dương]] và buộc [[Đế quốc Thực dân Pháp]] chia quyền, xã hội [[An Nam]] căn bản bước sang thời chiến, mọi hành động chính trị đều dễ gây bất hòa. Bản thân Bảo Đại [[hoàng đế]] cũng nhận áp lực của các lực lượng thân [[Việt Nam quang phục hội|Quang Phục Hội]], vốn chủ trương suy tôn Kì Ngoại hầu [[Nguyễn Phước Cường Để]] thuộc dòng đích hoàng tộc. Tuy nhiên, hai thế lực Nhật và Pháp đều giữ quan điểm trung dung giữa phái bảo hoàng và các lực lượng [[Việt Nam phục quốc đồng minh hội|Đồng Minh Hội]]. | Kể từ năm 1940, sau khi [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] chuyển quân vào [[Đông Dương]] và buộc [[Đế quốc Thực dân Pháp]] chia quyền, xã hội [[An Nam]] căn bản bước sang thời chiến, mọi hành động chính trị đều dễ gây bất hòa. Bản thân Bảo Đại [[hoàng đế]] cũng nhận áp lực của các lực lượng thân [[Việt Nam quang phục hội|Quang Phục Hội]], vốn chủ trương suy tôn Kì Ngoại hầu [[Nguyễn Phước Cường Để]] thuộc dòng đích hoàng tộc. Tuy nhiên, hai thế lực Nhật và Pháp đều giữ quan điểm trung dung giữa phái bảo hoàng và các lực lượng [[Việt Nam phục quốc đồng minh hội|Đồng Minh Hội]]. | ||
{{quote box | {{quote box | ||
− | |quote = ''Cứ theo tình-hình chung trong thiên-hạ, tình-thế riêng cõi Đông-Á, Chính-Phủ Việt-Nam tuyên-bố từ ngày này Hòa-ước Bảo-hộ với nước Pháp bãi-bỏ và nước Nam khôi-phục quyền độc-lập.<br>Nước Việt-Nam sẽ gắng sức tự tiến-triển cho xứng-đáng một quốc-gia độc-lập và theo như lời tuyên-ngôn chung của Đại Đông-Á, đem tài-lực giúp cho cuộc thịnh-vượng chung.<br>Vậy Chính-Phủ Việt-Nam một lòng tin-cậy lòng thành ở Nhật-Bản đế-quốc, quyết chí hợp-tác với nước Nhật, đem hết tài-sản trong nước để cho đạt được mục-đích như trên. Khâm thử !'' | + | |quote = ''Cứ theo tình-hình chung trong thiên-hạ, tình-thế riêng cõi Đông-Á, Chính-Phủ Việt-Nam tuyên-bố từ ngày này Hòa-ước Bảo-hộ với nước Pháp bãi-bỏ và nước Nam khôi-phục quyền độc-lập.<br>Nước Việt-Nam sẽ gắng sức tự tiến-triển cho xứng-đáng một quốc-gia độc-lập và theo như lời tuyên-ngôn chung của Đại Đông-Á, đem tài-lực giúp cho cuộc thịnh-vượng chung.<br>Vậy Chính-Phủ Việt-Nam một lòng tin-cậy lòng thành ở Nhật-Bản đế-quốc, quyết chí hợp-tác với nước Nhật, đem hết tài-sản trong nước để cho đạt-được mục-đích như trên. Khâm thử !'' |
|source = — Ngày 27 tháng 01 năm thứ 20 triều Bảo-Đại<ref>[[Hà Thúc Ký]], ''Sống còn với dân tộc : Hồi ký chính trị'', tr 83, Phương Nghi xuất bản, 2009.</ref> | |source = — Ngày 27 tháng 01 năm thứ 20 triều Bảo-Đại<ref>[[Hà Thúc Ký]], ''Sống còn với dân tộc : Hồi ký chính trị'', tr 83, Phương Nghi xuất bản, 2009.</ref> | ||
|width = 30% | |width = 30% | ||
Dòng 32: | Dòng 32: | ||
Ngày 09 tháng 03 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc lục quân|hoàng quân Nhật Bản]] đảo chính khắp [[Đông Dương]] nhằm loại thế lực [[Pháp]] khỏi kì thế [[Đông Nam Á]]. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại [[Kiến Trung điện]], trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị [[thượng thư]] thuộc [[Cơ Mật viện]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đọc đạo dụ ''Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập'', nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị [[Việt Nam]] với [[Pháp]], đồng thời căn bản đưa tam kì vào [[Đại Đông Á cộng vinh khuyên]]. Trên danh nghĩa, [[Việt Nam]] tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc [[Việt Nam]] chỉ còn ở [[Thừa Thiên]]. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] đề xuất bằng [[Nhật ngữ]], nhưng khi phiên nghĩa sang [[Việt ngữ]], các thành viên [[Cơ Mật viện]] đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] thất bại trong chiến sự với [[Đồng Minh]]. | Ngày 09 tháng 03 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc lục quân|hoàng quân Nhật Bản]] đảo chính khắp [[Đông Dương]] nhằm loại thế lực [[Pháp]] khỏi kì thế [[Đông Nam Á]]. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại [[Kiến Trung điện]], trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị [[thượng thư]] thuộc [[Cơ Mật viện]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đọc đạo dụ ''Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập'', nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị [[Việt Nam]] với [[Pháp]], đồng thời căn bản đưa tam kì vào [[Đại Đông Á cộng vinh khuyên]]. Trên danh nghĩa, [[Việt Nam]] tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc [[Việt Nam]] chỉ còn ở [[Thừa Thiên]]. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] đề xuất bằng [[Nhật ngữ]], nhưng khi phiên nghĩa sang [[Việt ngữ]], các thành viên [[Cơ Mật viện]] đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] thất bại trong chiến sự với [[Đồng Minh]]. | ||
− | Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại [[hoàng đế]] cân nhắc giữa ông cựu [[thượng thư]] [[Ngô Đình Diệm]] và ông cựu chuyên viên giáo dục [[Trần Trọng Kim]], rồi quyết định mời ông [[Trần Trọng Kim]] ở [[Sài Gòn]] ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các [[Đế quốc Việt Nam]] - điều chưa hề có trước đó. Từ lúc này, trong các văn kiện chính trị và báo chí đều thay danh xưng ''thần dân'' thành ''quốc dân'' nhằm thể hiện cơ chế lập hiến. Tuy nhiên, trong mấy tháng tiếp theo, sức vận hành của tân chính phủ rất yếu, nhất là khi diễn biến chính trị xã hội ngày càng khốc liệt. | + | Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại [[hoàng đế]] cân nhắc giữa ông cựu [[thượng thư]] [[Ngô Đình Diệm]]<ref>Trong thực tế, hoàng đế có liên lạc với cựu đại thần [[Ngô Đình Diệm]], nhưng ông khẩn khoản từ khước vì đã ngả theo [[Việt Nam quang phục hội]] vốn suy tôn Kì Ngoại hầu [[Nguyễn Phước Cường Để|Cường Để]].</ref> và ông cựu chuyên viên giáo dục [[Trần Trọng Kim]], rồi quyết định mời ông [[Trần Trọng Kim]] ở [[Sài Gòn]] ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các [[Đế quốc Việt Nam]] - điều chưa hề có trước đó. Từ lúc này, trong các văn kiện chính trị và báo chí đều thay danh xưng ''thần dân'' thành ''quốc dân'' nhằm thể hiện cơ chế lập hiến. Tuy nhiên, trong mấy tháng tiếp theo, sức vận hành của tân chính phủ rất yếu, nhất là khi diễn biến chính trị xã hội ngày càng khốc liệt. |
Ngày 15 tháng 08 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] tuyên bố đầu hàng [[Đồng Minh]], nội các [[Đế quốc Việt Nam]] lâm nguy. Sang hôm 16, chính phủ phát hiệu triệu toàn thể quốc dân bảo vệ quy chế độc lập theo tinh thần mồng 09 tháng 03. Thông qua ông tổng trưởng Ngoại Giao bộ [[Trần Văn Chương]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đề nghị các thành viên [[Đồng Minh]] công nhận 4 chữ ''Việt Nam độc lập'', nhưng không được hồi đáp. | Ngày 15 tháng 08 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] tuyên bố đầu hàng [[Đồng Minh]], nội các [[Đế quốc Việt Nam]] lâm nguy. Sang hôm 16, chính phủ phát hiệu triệu toàn thể quốc dân bảo vệ quy chế độc lập theo tinh thần mồng 09 tháng 03. Thông qua ông tổng trưởng Ngoại Giao bộ [[Trần Văn Chương]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đề nghị các thành viên [[Đồng Minh]] công nhận 4 chữ ''Việt Nam độc lập'', nhưng không được hồi đáp. | ||
Dòng 66: | Dòng 66: | ||
Ngày 07 tháng 05 năm 1954, [[chiến dịch Điện Biên Phủ]] kết thúc đầy chấn động. Phe [[Việt Minh]] tuyên bố toàn thắng, tập đoàn quân [[Pháp]] tại phân khu Tây Bắc và cả Bắc Bộ phá sản. Do tình thế đã rất ngặt, ngày 04 tháng 06 năm 1954, thủ tướng [[Pháp]] [[Joseph Laniel]] phải kí với thủ tướng [[Quốc gia Việt Nam]] [[Nguyễn Phước Bửu Lộc]] ''Hiệp ước Matignon'', hoàn toàn công nhận [[Việt Nam]] độc lập và qua đó giải thể vĩnh viễn quy chế [[Liên bang Đông Dương]]. Từ thời điểm này, [[Quốc gia Việt Nam]] hoàn toàn tự quyết trên lĩnh thổ [[Việt Nam]]. Mặc dù quân lực [[Pháp]] còn hiện diện nhưng chính thể [[Quốc gia Việt Nam]] vẫn ra sức tránh đối kháng quân sự trực tiếp với phe [[Việt Minh]]. | Ngày 07 tháng 05 năm 1954, [[chiến dịch Điện Biên Phủ]] kết thúc đầy chấn động. Phe [[Việt Minh]] tuyên bố toàn thắng, tập đoàn quân [[Pháp]] tại phân khu Tây Bắc và cả Bắc Bộ phá sản. Do tình thế đã rất ngặt, ngày 04 tháng 06 năm 1954, thủ tướng [[Pháp]] [[Joseph Laniel]] phải kí với thủ tướng [[Quốc gia Việt Nam]] [[Nguyễn Phước Bửu Lộc]] ''Hiệp ước Matignon'', hoàn toàn công nhận [[Việt Nam]] độc lập và qua đó giải thể vĩnh viễn quy chế [[Liên bang Đông Dương]]. Từ thời điểm này, [[Quốc gia Việt Nam]] hoàn toàn tự quyết trên lĩnh thổ [[Việt Nam]]. Mặc dù quân lực [[Pháp]] còn hiện diện nhưng chính thể [[Quốc gia Việt Nam]] vẫn ra sức tránh đối kháng quân sự trực tiếp với phe [[Việt Minh]]. | ||
− | Ngày 16 tháng 06 năm 1954, ông [[Nguyễn Phước Bửu Lộc|Bửu Lộc]] đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại | + | Ngày 16 tháng 06 năm 1954, ông [[Nguyễn Phước Bửu Lộc|Bửu Lộc]] đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại lại mời cựu thượng thư [[Ngô Đình Diệm]] từ hải ngoại về chấp chính với tư cách chí sĩ. Thì điểm này, Kì Ngoại hầu đã mất được 3 năm, các phái [[Việt Nam quang phục hội]] và [[Cao Đài]] mất điểm tựa chính thống. Ngày 06 tháng 07 cùng năm, thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]] lập tân nội các. |
Theo [[Hiệp định Genève]] ngày 20 tháng 07 năm 1954, lĩnh thổ [[Việt Nam]] từ [[vĩ tuyến 17]] trở ra Bắc (lấy sông [[Bến Hải]] làm mốc) giao cho lực lượng chính trị [[Việt Minh]], lĩnh thổ [[Quốc gia Việt Nam]] lui về phía Nam [[vĩ tuyến]]. Lực lượng võ trang [[Pháp]] và [[Quốc gia Việt Nam]] đều phải dời xuống phương Nam, các lực lượng bài [[Việt Minh]] nếu muốn cũng được triệt thoái theo. | Theo [[Hiệp định Genève]] ngày 20 tháng 07 năm 1954, lĩnh thổ [[Việt Nam]] từ [[vĩ tuyến 17]] trở ra Bắc (lấy sông [[Bến Hải]] làm mốc) giao cho lực lượng chính trị [[Việt Minh]], lĩnh thổ [[Quốc gia Việt Nam]] lui về phía Nam [[vĩ tuyến]]. Lực lượng võ trang [[Pháp]] và [[Quốc gia Việt Nam]] đều phải dời xuống phương Nam, các lực lượng bài [[Việt Minh]] nếu muốn cũng được triệt thoái theo. | ||
Dòng 85: | Dòng 85: | ||
===Tổ tiên=== | ===Tổ tiên=== | ||
* Nội tổ phụ : Cảnh Tôn Thuần hoàng đế | * Nội tổ phụ : Cảnh Tôn Thuần hoàng đế | ||
− | * Nội tổ mẫu : Hựu Thiên Thuần thái hoàng hậu | + | * Nội tổ mẫu : Hựu Thiên Thuần thái hoàng thái hậu |
− | * Hoàng khảo : Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế | + | * Hoàng khảo : Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế / Hoàng thân Hường Đ.<ref>Theo nghiên cứu gia [[Nguyễn Đắc Xuân]].</ref> |
* Hoàng mẫu : Đoan Huy hoàng thái hậu / Nhất giai Ơn phi Hồ thị | * Hoàng mẫu : Đoan Huy hoàng thái hậu / Nhất giai Ơn phi Hồ thị | ||
===Nội thất=== | ===Nội thất=== | ||
* Chính phi : Nam Phương hoàng hậu, húy Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan | * Chính phi : Nam Phương hoàng hậu, húy Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan | ||
− | * Chính thất : Thái Phương hoàng hậu, húy Monique Marie Eugene Baudot | + | * Chính thất : Thái Phương hoàng hậu<ref>Tự phong, không được công nhận.</ref>, húy Monique Marie Eugene Baudot |
* Thiếp (không hôn thú) : Thứ phi Bùi Mộng Điệp, Thứ phi Lê Thị Phi Ánh | * Thiếp (không hôn thú) : Thứ phi Bùi Mộng Điệp, Thứ phi Lê Thị Phi Ánh | ||
===Tình nhân=== | ===Tình nhân=== | ||
Dòng 98: | Dòng 98: | ||
* Bà Clément | * Bà Clément | ||
===Tử tức=== | ===Tử tức=== | ||
− | * Đông cung Hoàng thái tử Nguyễn Phước Bảo Long, con bà Nam Phương hoàng hậu | + | * Đông cung Hoàng thái tử Nguyễn Phước Bảo Long<ref>Từ năm 1951 được tấn phong trữ quân.</ref>, con bà Nam Phương hoàng hậu |
* Trưởng công chúa Nguyễn Phước Phương Mai, con bà Nam Phương hoàng hậu | * Trưởng công chúa Nguyễn Phước Phương Mai, con bà Nam Phương hoàng hậu | ||
* Công chúa Nguyễn Phước Phương Liên, con bà Nam Phương hoàng hậu | * Công chúa Nguyễn Phước Phương Liên, con bà Nam Phương hoàng hậu | ||
Dòng 105: | Dòng 105: | ||
* Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Thảo, con bà Thứ phi Mộng Điệp | * Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Thảo, con bà Thứ phi Mộng Điệp | ||
* Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Minh, con bà Thứ phi Phi Ánh | * Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Minh, con bà Thứ phi Phi Ánh | ||
− | * Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Ân, con bà Thứ phi Phi Ánh | + | * Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Ân<ref>Từ năm 1997 được công nhận chi trưởng Nguyễn Phước tộc hải ngoại.</ref>, con bà Thứ phi Phi Ánh |
* Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Hoàng, con bà Thứ phi Mộng Điệp | * Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Hoàng, con bà Thứ phi Mộng Điệp | ||
* Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Từ, con bà Vicky | * Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Từ, con bà Vicky | ||
Dòng 136: | Dòng 136: | ||
===Tài liệu=== | ===Tài liệu=== | ||
;;'''Quốc văn''' | ;;'''Quốc văn''' | ||
+ | * [[Đào Duy Anh]], ''Đất nước Việt Nam qua các đời : Nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam'', Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, [[Hà Nội]], 1964. | ||
* Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, ''Các triều đại Việt Nam'', Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, [[Hà Nội]], 1993. | * Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, ''Các triều đại Việt Nam'', Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, [[Hà Nội]], 1993. | ||
;;'''Ngoại văn''' | ;;'''Ngoại văn''' |
Bản hiện tại lúc 06:13, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Bảo Đại (Hán văn : 保大帝, 1913 - 1997) là hoàng đế thứ 13 và cuối cùng triều Nguyễn, cũng là quân chủ chính thức sau cùng trong trường kì lịch sử Việt Nam[1].
Danh hiệu[sửa]
- Nguyên danh : Nguyễn Phước Thiển (阮福晪)
- Biểu tự : Vĩnh Thụy (永瑞)
- Thánh danh : Jean Robert
- Ngụy danh : mệ Vững
- Niên hiệu : Bảo Đại (保大)
- Tước hiệu : Đại Nam hoàng đế (大南皇帝, Empereur d'Annam), Việt Nam hoàng đế (越南皇帝), Việt Nam quốc trưởng (越南國長)
- Tôn xưng : Sa majesté, hoàng thượng, ngài hoàng, ngài ngự, đức quốc trưởng, đức ngài, đệ nhất công dân
Sinh bình[sửa]
Ông hoàng Nguyễn Phước Vĩnh Thụy sinh nhằm ngày 23 tháng 09 âm lịch, tức 22 tháng 10 năm 1913 Công lịch, tại thần kinh Huế. Theo quy ước chưa được xác nhận trong học giới, thân phụ ông là hoàng đế Nguyễn Hoằng Tôn, còn thân mẫu là một trong hai vị Nhị giai Huệ phi Hoàng thị và Nhất giai Ơn phi Hồ thị.
- Hoàng thái tử
Theo hồi kí Le dragon d'Annam, suốt tuổi thơ, ông bị an trí ở nhà để học nhằm trau dồi kinh thư dưới sự hướng dẫn của phụ hoàng và các thầy An Nam, thỉnh thoảng còn có các thầy Pháp ở Sài Gòn ra dạy làm quen với Pháp ngữ. Ngày 15 tháng 05 năm 1922, ông thọ phong Đông cung Hoàng thái tử, bắt đầu theo cha lâm chính. Tháng 06 năm 1922, ông sang Pháp học tại Lycée Condorcet, rồi Institut d'Études Politiques, cùng đi có biểu đệ Nguyễn Phước Vĩnh Cẩn. Còn theo hồi tưởng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, thời kì ở Paris, hoàng thái tử Vĩnh Thụy thường sang nhà ông nhờ kèm môn toán[2]. Trong mấy năm này, hoàng đế Hoằng Tôn thưởng cử người tới đốc học, thi thoảng ngài cũng ghé để kiểm tra học lực trong mỗi chuyến công du.
Ngày 06 tháng 01 năm 1925, Hoằng Tôn hoàng đế băng, hoàng thái tử Vĩnh Thụy tạm dừng học để hồi hương thọ tang. Qua đúng một năm chịu tang theo điển chế, ngày 08 tháng 01 năm 1926, trữ quân Vĩnh Thụy thọ lễ tấn tôn hoàng đế tại tử cấm thành, định niên hiệu Bảo Đại, lấy sinh thần làm tiết Vạn Thọ (萬壽節). Tuy nhiên, việc cầm chính vẫn ủy thác Cơ Mật đại thần, ngài ngự trở lại Pháp học.
- Hoàng đế
Ngày 06 tháng 09 năm 1932, Bảo Đại hoàng đế hồi loan. Ngày 10 tháng 09 cùng năm, ông bắt đầu chấp chính. Trong bối cảnh xã hội An Nam và cả Đông Dương chịu ảnh hưởng Đại Tiêu Điều, ông đề xuất những ý tưởng cải cách thể chế trong quyền hạn của mình và hoàng tộc. Các hành động chính trị của Bảo Đại hoàng đế nhìn chung chỉ thuận lợi trong giai đoạn 1933-9.
Ngày 20 tháng 03 năm 1934, Bảo Đại hoàng đế hành hôn lễ với tiểu thơ Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong Nam Phương hoàng hậu. Cả hai mới quen nhau được hơn 1 năm, lại gặp dư luận hoàng tộc bất bình vì khác tông giáo.
Kể từ năm 1940, sau khi Nhật Bản đế quốc chuyển quân vào Đông Dương và buộc Đế quốc Thực dân Pháp chia quyền, xã hội An Nam căn bản bước sang thời chiến, mọi hành động chính trị đều dễ gây bất hòa. Bản thân Bảo Đại hoàng đế cũng nhận áp lực của các lực lượng thân Quang Phục Hội, vốn chủ trương suy tôn Kì Ngoại hầu Nguyễn Phước Cường Để thuộc dòng đích hoàng tộc. Tuy nhiên, hai thế lực Nhật và Pháp đều giữ quan điểm trung dung giữa phái bảo hoàng và các lực lượng Đồng Minh Hội.
Nước Việt-Nam sẽ gắng sức tự tiến-triển cho xứng-đáng một quốc-gia độc-lập và theo như lời tuyên-ngôn chung của Đại Đông-Á, đem tài-lực giúp cho cuộc thịnh-vượng chung.
Vậy Chính-Phủ Việt-Nam một lòng tin-cậy lòng thành ở Nhật-Bản đế-quốc, quyết chí hợp-tác với nước Nhật, đem hết tài-sản trong nước để cho đạt-được mục-đích như trên. Khâm thử !
— Ngày 27 tháng 01 năm thứ 20 triều Bảo-Đại[3]
Ngày 09 tháng 03 năm 1945, hoàng quân Nhật Bản đảo chính khắp Đông Dương nhằm loại thế lực Pháp khỏi kì thế Đông Nam Á. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại Kiến Trung điện, trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị thượng thư thuộc Cơ Mật viện, Bảo Đại hoàng đế đọc đạo dụ Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập, nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị Việt Nam với Pháp, đồng thời căn bản đưa tam kì vào Đại Đông Á cộng vinh khuyên. Trên danh nghĩa, Việt Nam tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế Nhật Bản vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc Việt Nam chỉ còn ở Thừa Thiên. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía Nhật Bản đề xuất bằng Nhật ngữ, nhưng khi phiên nghĩa sang Việt ngữ, các thành viên Cơ Mật viện đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp Nhật Bản đế quốc thất bại trong chiến sự với Đồng Minh.
Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại hoàng đế cân nhắc giữa ông cựu thượng thư Ngô Đình Diệm[4] và ông cựu chuyên viên giáo dục Trần Trọng Kim, rồi quyết định mời ông Trần Trọng Kim ở Sài Gòn ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các Đế quốc Việt Nam - điều chưa hề có trước đó. Từ lúc này, trong các văn kiện chính trị và báo chí đều thay danh xưng thần dân thành quốc dân nhằm thể hiện cơ chế lập hiến. Tuy nhiên, trong mấy tháng tiếp theo, sức vận hành của tân chính phủ rất yếu, nhất là khi diễn biến chính trị xã hội ngày càng khốc liệt.
Ngày 15 tháng 08 năm 1945, Nhật Bản đế quốc tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nội các Đế quốc Việt Nam lâm nguy. Sang hôm 16, chính phủ phát hiệu triệu toàn thể quốc dân bảo vệ quy chế độc lập theo tinh thần mồng 09 tháng 03. Thông qua ông tổng trưởng Ngoại Giao bộ Trần Văn Chương, Bảo Đại hoàng đế đề nghị các thành viên Đồng Minh công nhận 4 chữ Việt Nam độc lập, nhưng không được hồi đáp.
Ngày 19 tháng 08 cùng năm, lực lượng Việt Nam tiến hành cướp chính quyền và thành lập Ủy ban Quân sự Cách mạng (có vị thế như chính phủ lâm thời) tại Hà Nội. Toàn quốc chóng dấy lên phong trào quần chúng làm tê liệt chính phủ và các lực lượng bảo an Đế quốc Việt Nam. Nội các từ lúc này căn bản không hoạt động nữa. Ngày 22, theo lời khuyên của quan đại thần Phạm Khắc Hòe và những cuộc hội ý với biểu đệ Vĩnh Cẩn, ông gửi điện tín ra Hà Nội yêu cầu thủ lĩnh Việt Minh vào Huế gấp để bàn việc thoái vị. Sáng hôm 23, đặc phái viên Việt Minh là các vị Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận vào yết kiến hoàng đế. Theo các tư liệu Pháp ngữ, cũng hôm đó, đại sứ Yokoyama Masayuki đề nghị Bảo Đại hoàng đế cho phép hoàng quân Nhật Bản tiến hành truy quét các phần tử Việt Minh, nhưng ông từ chối. Ngày 24, hoàng đế chấp thuận thoái vị sau khi đã nhất quán các điều kiện bảo đảm quyền lợi hoàng tộc.
Chiều 30 tháng 08 năm 1945, Bảo Đại hoàng đế tuyên chiếu thoái vị tại Ngọ Môn tử cấm thành Huế, qua đó kết thúc hoàn toàn lịch đại tông chủ Việt Nam.
- Tối cao cố vấn
Sau khi tuyên bố từ bỏ mọi tước hiệu quân chủ chế, ông hoàng Bảo Đại đăng kí công dân chứng thư dưới danh Nguyễn Phước Thiển, rồi đổi Nguyễn Phước Vĩnh Thụy. Ông được đích thân lâm thời chính phủ chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhiệm chức Cố vấn tối cao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam, chiểu sắc lệnh 23/SL ngày 10 tháng 09 năm 1945. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, công dân Nguyễn Phước Vĩnh Thụy được bầu đại biểu Quốc Hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Báo giới đương thời thường gọi ông bằng tôn xưng đệ nhất công dân hoặc ngài cố vấn tối cao.
Ngày 11 tháng 03 năm 1946, trong tình thế căng thẳng Việt-Pháp, hội đồng chính phủ quyết định mời cố vấn Vĩnh Thụy dẫn đầu sứ bộ sang Trùng Khánh điều đình với chính phủ Trung Hoa dân quốc về vấn đề triệt quân khỏi Bắc Bộ. Ngày 16, đoàn đáp hỏa xa quá cảnh Côn Minh, nhưng ông Vĩnh Thụy tách đoàn sang Hương Cảng. Theo các hồ sơ liên đới, trong khoảng một năm sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cử cựu đại thần Phạm Khắc Hòe sang Hương Cảng mời ông hoàng Vĩnh Thụy, nhưng ông thoái thác. Một thời gian ngắn sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông Hồ Chí Minh tiếp tục cử đặc phái viên Hồ Đức Linh (có tài liệu ghi là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch) đem một hành lý vàng và ngoại tệ sang thuyết phục cựu hoàng hỗ trợ đàm phán với phía Pháp, nhưng ông vẫn từ chối.
Trong khoảng 2 năm sau khi rời cố hương, cựu hoàng liên tục giao thiệp với các nhân vật chính giới Pháp, Mĩ và nhiều nhất là Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1947, cựu hoàng hoàn toàn nhận sự tán trợ tài chính của cơ quan tình báo hải ngoại Pháp. Thông qua tổ chức này, giữa cựu hoàng và các lực lượng chính trị quốc gia về căn bản nhất quán việc xúc tiến một chính phủ thống nhất ba miền, vô hình trung tiến tới một cơ chế gần với quân chủ lập hiến.
Trên quan điểm không công nhận chiếu thoái vị, ngày 07 tháng 12 năm 1947, đại diện chính phủ Pháp kí với "hoàng đế" Bảo Đại Hiệp ước sơ bộ Vịnh Hạ Long, đồng thuận giải pháp một Quốc gia Việt Nam "độc lập và thống nhất" nhưng vẫn là thành viên Liên hiệp Pháp. Như vậy, từ lúc này, Cộng hòa Pháp phải nhượng bộ cho ba miền Việt Nam thống nhất về chính trị và lĩnh thổ. Tuy vậy, thời gian này cựu hoàng vẫn chưa chính thức hồi hương.
Ngày 24 tháng 08 năm 1948, các ông Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu đại diện các chính đảng quốc nội tới Hương Cảng xin phép cựu hoàng Bảo Đại cho thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam. Về pháp lý, cơ chế này chỉ tuyên bố ly khai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do đó mặc nhiên thừa nhận tính chính đáng của chiếu thoái vị và hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau tuyển cử, vì thế tước hiệu cựu hoàng Bảo Đại phải là quốc trưởng.
- Quốc trưởng
Ngày 05 tháng 06 năm 1948, quốc trưởng Bảo Đại hội kiến Tối cao Ủy viên Émile Bollaert để cùng ban bố Thông cáo chung Vịnh Hạ Long, qua đó hợp thức hóa các điều khoản Hiệp ước sơ bộ. Tháng 01 năm 1949, phía Pháp nêu Tuyên bố Pháp-Việt để tái khẳng định các điều khoản hiệp ước Hạ Long. Sự kiện này gây tranh cãi trong dư luận cả Pháp và Việt Nam, quốc gia cũng như cộng sản.
Ngày 08 tháng 03 năm 1949, tổng thống Pháp Vincent Auriol kí với quốc trưởng Bảo Đại Hiệp ước Élysée, công nhận sự toàn vẹn lĩnh thổ và nền độc lập chính đáng của Việt Nam, nhưng vẫn phải là thành viên Liên hiệp Pháp. Ngày 22 tháng 05, chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ giải thể không tuyên bố, lĩnh thổ tự gia nhập Quốc gia Việt Nam. Từ lúc này, Cộng hòa Pháp chỉ nắm tài chính và quân sự trên lĩnh thổ Việt Nam, đồng thời các lực lượng Việt Minh bị coi phi pháp. Tuy nhiên, trong các cuộc bố ráp Việt Minh, lực lượng võ trang Quốc gia Việt Nam chỉ tham chiến dưới hình thức liên quân Pháp-Việt hoặc đôi khi quân lực viễn chinh Pháp để tránh tai tiếng "người Việt đánh người Việt", thông thường lực lượng này chỉ giữ vị trí bảo quốc an dân.
Ngày 24 tháng 04 năm 1949, quốc trưởng Bảo Đại từ Pháp chính thức hồi loan, tạm kiêm nhiệm quốc trưởng và thủ tưởng để chờ tuyển cử nội các. Ngày 01 tháng 07, Chính phủ Trung ương Lâm thời Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập theo sắc lệnh 01-CP với quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Ngày 26 tháng 10 cùng năm, tại dinh Gia Long, quốc trưởng Bảo Đại đọc bản Tuyên bố thành lập Quốc gia Việt Nam và tái khẳng định sự liên minh quốc phòng chặt chẽ với Cộng hòa Pháp.
Thanh-niên rất nhạy-cảm, sẵn-sàng đi theo tiếng gọi của đại-nghĩa. Thật-sự thì, lớp thanh-niên đã trưởng-thành hiện-nay đã có tất-cả những đức-tính quý-báu mà hiện-tại vô-cùng khẩn-trương đang đòi-hỏi sự có mặt ngay tức-khắc. Các anh là thanh-niên trí-thức Việt-Nam, các anh phải đòi cho được đặc-ân ưu-tiên ra trận. Thiện-chí vô-biên của dân-tộc Việt-Nam đang chờ-đợi nơi các anh, các anh không có quyền làm cho nó thất-vọng.
Vào giờ-phút long-trọng của số phận Á-Châu này, hành-động mà lịch-sử chờ-đợi ở các anh đã vượt-qua tầm-vóc quốc-gia mình. Nó phải đáp-ứng được niềm mong-đợi được giải-thoát của hàng triệu con người đang bị giam-hãm dưới ách Cộng-Sản như một định-mệnh phũ-phàng.
— Diễn văn tại lễ khánh thành trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, ngày 05 tháng 11 năm 1950
Trong giai đoạn 1950-3, nội các Quốc gia Việt Nam liên tục thay ghế thủ tướng giữa bối cảnh cán cân chiến sự dần nghiêng về Việt Minh. Ngoại trừ một lần về Huế viếng tông miếu, quốc trưởng Bảo Đại đặt ngự dinh tại Đà Lạt, mà theo các cứ liệu đương thời, ông từng ngỏ ý định hẳn quốc đô tại đây. Các cuộc họp nội các và quốc hội vẫn tiến hành tại thủ đô Sài Gòn, nhưng khi xảy ra vấn đề tế nhị và cấp bách, hội đồng bộ trưởng phải tới Đà Lạt họp với đức quốc trưởng.
Ngày 07 tháng 05 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc đầy chấn động. Phe Việt Minh tuyên bố toàn thắng, tập đoàn quân Pháp tại phân khu Tây Bắc và cả Bắc Bộ phá sản. Do tình thế đã rất ngặt, ngày 04 tháng 06 năm 1954, thủ tướng Pháp Joseph Laniel phải kí với thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Phước Bửu Lộc Hiệp ước Matignon, hoàn toàn công nhận Việt Nam độc lập và qua đó giải thể vĩnh viễn quy chế Liên bang Đông Dương. Từ thời điểm này, Quốc gia Việt Nam hoàn toàn tự quyết trên lĩnh thổ Việt Nam. Mặc dù quân lực Pháp còn hiện diện nhưng chính thể Quốc gia Việt Nam vẫn ra sức tránh đối kháng quân sự trực tiếp với phe Việt Minh.
Ngày 16 tháng 06 năm 1954, ông Bửu Lộc đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại lại mời cựu thượng thư Ngô Đình Diệm từ hải ngoại về chấp chính với tư cách chí sĩ. Thì điểm này, Kì Ngoại hầu đã mất được 3 năm, các phái Việt Nam quang phục hội và Cao Đài mất điểm tựa chính thống. Ngày 06 tháng 07 cùng năm, thủ tướng Ngô Đình Diệm lập tân nội các.
Theo Hiệp định Genève ngày 20 tháng 07 năm 1954, lĩnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc (lấy sông Bến Hải làm mốc) giao cho lực lượng chính trị Việt Minh, lĩnh thổ Quốc gia Việt Nam lui về phía Nam vĩ tuyến. Lực lượng võ trang Pháp và Quốc gia Việt Nam đều phải dời xuống phương Nam, các lực lượng bài Việt Minh nếu muốn cũng được triệt thoái theo.
Trong 2 năm 1954-55, thủ tướng Ngô Đình Diệm rốt ráo cải tổ chính phủ để được bộ khung thống nhất, đồng thời tiến hành hỗ trợ đồng bào miền Bắc di cư để tăng cường sự hậu thuẫn. Ngày 04 tháng 10 năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ý nhằm truất phế quốc trưởng Bảo Đại và suy tôn Ngô thủ tướng lập chính phủ dân chủ hóa.
Ngày 18 tháng 10 năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại nêu tuyên bố cách chức thủ tướng Ngô Đình Diệm. Sang ngày 26 tháng 10 cùng năm, báo chí miền Nam loan tin 98% phiếu yêu cầu phế truất quốc trưởng Bảo Đại, đồng thời thủ tướng Ngô Đình Diệm đọc bản tuyên bố giải thể Quốc gia Việt Nam và thành lập chính phủ Việt Nam Cộng hòa, phát thông điệp đề nghị chính phủ Mĩ tương trợ tài chính và quân sự. Quốc trưởng Bảo Đại đành phải lưu vong, chính thức giã từ nghiệp chính trị.
- Công dân
Các thập niên sau, cựu hoàng Bảo Đại nhận quốc tịch Cộng hòa Pháp dưới danh Nguyễn Phước Vĩnh Thụy. Theo tài liệu cũ, đầu thập niên 1960, chính phủ Pháp từng có ý định mời cựu hoàng tái chấp chính nhằm đưa thế lực Pháp can thiệp Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện Cách mạng 01 tháng 11. Vào thập niên 1970, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần cử đại diện tới thuyết phục cựu hoàng tham gia chính phủ liên hiệp nhằm hấp dẫn những người bảo hoàng quốc nội, để tiến tới thống nhất hoàn toàn hai miền. Tuy nhiên, cựu hoàng tuyên bố lánh xa mọi vị thế chính trị.
Sau khi Nam Phương hoàng hậu mất, ông kết giao rồi tái hôn nữ y tá Monique Baudot. Năm 1988, ông rửa tội theo Công giáo nhận thánh danh Jean Robert. Những năm cuối đời, ông thường được mời sang Mĩ hội ngộ bà con thân tộc. Đồng thời, một số chính đảng bảo hoàng hải ngoại lại mời ông đăng đàn họp báo để hi vọng can thiệp tình hình quốc nội. Tuy vậy, ông chỉ tuyên bố ủng hộ về mặt tinh thần.
Cựu hoàng Bảo Đại tạ thế hồi 05 giờ ngày 31 tháng 07 năm 1997 tại quân y viện Val-de-Grâce (Paris). Tang lễ cử hành hồi 11 giờ ngày 06 tháng 08 năm 1997 tại thánh đường Saint-Pierre de Chaillot, số 35 đại lộ Marceau quận 16 (Paris), linh cữu quàn tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadéro. Ông là hoàng đế Việt Nam duy nhất không được truy miếu hiệu do triều đại đã cáo chung từ sinh thời. Ở hậu kì hiện đại, trong tôn thất Nguyễn có những đề nghị truy hiệu ông là Xuất Đế hoặc Phế Đế để hoàn thiện thế phả.
Quốc-Trưởng của em !
Trong số những kỉ-vật của Ngài giao em cất-giữ, em tình-cờ đọc được bức điện ngắn của Cụ Hồ gởi sang cho Ngài ở Trùng-khánh hồi năm '46. Ngài nhớ lại đi, có phải Ngài đã đọc bức điện ấy bằng con mắt của bậc đế-vương vừa mất ngai vàng, nên đã vội ngộ-nhận rằng : Cụ Hồ muốn đẩy Ngài đi xa hẳn đất-nước.
Ôi lạy Chúa ! Nếu Chúa cho lời phán-xét thì Chúa cũng quyết rằng : Ngài đã sai-lầm. Còn em theo lời dạy của cổ nhân, em không đọc chữ mà em đọc ở cái khoảng không giữa hai dòng chữ.
Hà-nội năm '46 như cơn lốc triền-miên với đủ thế-lực quay-cuồng điên-đảo, và em hiểu rằng, Ngài sẽ không đủ bản-lĩnh để đứng-vững qua cơn bão ấy. Chính vì thế mà Cụ-Hồ đã giao cho Ngài công-việc ngoại-giao ở bên ngoài. Em chép lại nguyên văn lời bức điện :
Ngài sẽ rất có ích cho chúng-tôi nếu ở lại bên Tàu. Đừng lo-ngại gì cả, khi nào sự trở-về của Ngài là cần-thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tịnh-dưỡng để sẵn-sàng cho công-tác mới. Ôm hôn thắm-thiết : Hồ-chí-Minh.
Rõ-ràng là một bức điện giao nhiệm-vụ. Cả đến năm '47, Cụ Hồ còn cử bác-sĩ Phạm-ngọc-Thạch mang mấy chục lượng vàng qua tận Hồng-kông để tiếp-tế cho Ngài. Em nhắc lại chuyện cũ để chỉ muốn nói rằng : Trong cuộc đời có khi ta gặp một người và người ấy sẽ làm thay-đổi hẳn cuộc đời ta mà hàng vạn người trước đó chỉ bằng không. Năm '45 Ngài đã may-mắn gặp được một người như vậy. Nhưng tiếc thay !— Thư Nam Phương hoàng hậu gởi đức quốc trưởng Bảo Đại
Gia quyến[sửa]
Tổ tiên[sửa]
- Nội tổ phụ : Cảnh Tôn Thuần hoàng đế
- Nội tổ mẫu : Hựu Thiên Thuần thái hoàng thái hậu
- Hoàng khảo : Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế / Hoàng thân Hường Đ.[5]
- Hoàng mẫu : Đoan Huy hoàng thái hậu / Nhất giai Ơn phi Hồ thị
Nội thất[sửa]
- Chính phi : Nam Phương hoàng hậu, húy Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan
- Chính thất : Thái Phương hoàng hậu[6], húy Monique Marie Eugene Baudot
- Thiếp (không hôn thú) : Thứ phi Bùi Mộng Điệp, Thứ phi Lê Thị Phi Ánh
Tình nhân[sửa]
- Vũ nữ Lý Lệ Hà
- Vũ nữ Hoàng Tiểu Lan
- Bà Vicky
- Bà Clément
Tử tức[sửa]
- Đông cung Hoàng thái tử Nguyễn Phước Bảo Long[7], con bà Nam Phương hoàng hậu
- Trưởng công chúa Nguyễn Phước Phương Mai, con bà Nam Phương hoàng hậu
- Công chúa Nguyễn Phước Phương Liên, con bà Nam Phương hoàng hậu
- Công chúa Nguyễn Phước Phương Dung, con bà Nam Phương hoàng hậu
- Hoàng tử Nguyễn Phước Bảo Thăng, con bà Nam Phương hoàng hậu
- Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Thảo, con bà Thứ phi Mộng Điệp
- Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Minh, con bà Thứ phi Phi Ánh
- Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Ân[8], con bà Thứ phi Phi Ánh
- Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Hoàng, con bà Thứ phi Mộng Điệp
- Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương Từ, con bà Vicky
- Hoàng nữ Nguyễn Phước Phương An, con bà Hoàng Tiểu Lan
- Hoàng nam Nguyễn Phước Bảo Sơn, con bà Thứ phi Mộng Điệp
Ngoài ra còn một người con chưa rõ danh tính.
Hình ảnh[sửa]
Nội dung chiếu thoái vị trong hồi kí tác gia Nghiêm Kế Tổ
Điếu văn cho cố thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1953
Tham khảo[sửa]
Liên kết[sửa]
- ↑ Bách khoa toàn thư Việt Nam : Hoàng đế Bảo Đại
- ↑ Hoàng Xuân Hãn - chứng nhân lịch sử
- ↑ Hà Thúc Ký, Sống còn với dân tộc : Hồi ký chính trị, tr 83, Phương Nghi xuất bản, 2009.
- ↑ Trong thực tế, hoàng đế có liên lạc với cựu đại thần Ngô Đình Diệm, nhưng ông khẩn khoản từ khước vì đã ngả theo Việt Nam quang phục hội vốn suy tôn Kì Ngoại hầu Cường Để.
- ↑ Theo nghiên cứu gia Nguyễn Đắc Xuân.
- ↑ Tự phong, không được công nhận.
- ↑ Từ năm 1951 được tấn phong trữ quân.
- ↑ Từ năm 1997 được công nhận chi trưởng Nguyễn Phước tộc hải ngoại.
Tài liệu[sửa]
- Quốc văn
- Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời : Nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1964.
- Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1993.
- Ngoại văn
- S. M. Bao-Daï, Le dragon d'Annam, Paris, Plon, cop. 1980, impr. 1979.
- Christophe Masson, Le manuel de géographie, Éditions Baudelaire, 2010.
- Bao-Daï Le dernier empereur d'Annam
- Biography of Vietnamese emperor Bao-Dai