n |
|||
(Không hiển thị 55 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
<indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator> | <indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator> | ||
[[File:2010_Utopien_arche04.jpg|thumb|Tranh minh họa một hòn đảo giả tưởng utopia.]] | [[File:2010_Utopien_arche04.jpg|thumb|Tranh minh họa một hòn đảo giả tưởng utopia.]] | ||
+ | '''Utopia''' hay '''utopian'''{{efn|Lần lượt là danh từ và tính từ tiếng Anh; có thể tạm dịch tương ứng ra tiếng Việt là '''cái/sự không tưởng''' và '''không tưởng'''.}} là những từ thường được dùng để chỉ ý tưởng hay kế hoạch vượt quá phạm vi có thể, tượng trưng cho trạng thái hoàn hảo không thể đạt được.{{sfn|Widdicombe|Morris|Kross|2017|p=1}} Xét khía cạnh quan điểm thì nó là biểu hiện của khát vọng tìm đến một phương cách sinh tồn tốt hơn.{{sfn|Levitas|2010|p=9}} Khát vọng về một cuộc sống tốt hơn xuất phát từ cảm giác bất mãn với xã hội đang sống và là đặc trưng hàng đầu của utopia.{{sfn|Claeys|2010|p=6}} Năng lượng chủ đạo của utopia là hy vọng; nó như một cách phản ứng trước thực tại không mong muốn và ước muốn vượt qua mọi khó khăn bằng việc tưởng tượng ra những giải pháp.{{sfn|Claeys|2010|p=7}} '''Chủ nghĩa utopia''' là triết lý của hy vọng với đặc trưng là biến hy vọng thành sự mô tả về một xã hội không tồn tại.{{sfn|Sargent|2010|p=8}} Đó là khái niệm hay niềm tin rằng một xã hội tốt đẹp hơn nhiều có thể được tạo ra bởi nỗ lực của con người qua thời gian.{{sfn|Widdicombe|Morris|Kross|2017|p=411}} | ||
+ | |||
+ | == Utopia trong văn học == | ||
+ | [[File:Isola_di_Utopia_Moro.jpg|thumb|Tranh minh họa ấn bản đầu tiên của ''Utopia'' năm 1516.]] | ||
+ | 'Utopia' là từ được sáng tạo bởi [[Thomas More]], là tên một quốc gia tưởng tượng ông mô tả trong cuốn sách tiếng Latin năm 1516 với tựa nay được biết là ''[[Utopia (sách)|Utopia]]''. Từ này nghĩa gốc là "không nơi nào" hay "không ở đâu", nhưng lại trở nên mang nghĩa là một nơi tốt đẹp không tồn tại.{{sfn|Sargent|2010|p=2}} Trong ''Utopia'', More kể chuyện một con tàu khám phá ra một hòn đảo lạ mà ở đó đã xây dựng một xã hội có nền tảng là sự bình đẳng sâu rộng nhưng nằm dưới quyền thế của những người già thông thái.{{sfn|Sargent|2010|p=2–4}} Xã hội được mô tả trong ''Utopia'' không quá cuốn hút với người thời nay: nó chuyên chế, phân thứ, gia trưởng, xử phạt nô lệ cho những tội tương đối nhỏ; tuy nhiên với người thế kỷ 16 những điều này là bình thường và nô lệ còn là hình phạt nhân đạo so với hiện thực thời đó. Quan trọng, ở Utopia không có kẻ giàu người nghèo; điều đạt được nhờ hạ thấp nhu cầu, mọi người làm việc, chia sẻ đồng đều, và sống đơn giản. Utopia dường như là thiên đường trong mắt nhiều người đương thời.{{sfn|Sargent|2010|p=23}} | ||
+ | |||
+ | Khái niệm ''utopia'' trong văn học có thể được định nghĩa là "một xã hội không tồn tại được mô tả khá chi tiết bao gồm không gian và thời gian mà tác giả muốn cho người đọc cùng thời thấy rằng nó tốt hơn đáng kể so với xã hội người đọc sống".{{sfn|Sargent|2010|p=6}} Tác phẩm của More đã đặt nền móng cho sự phát triển của một thể loại văn học ở phương Tây với cấu trúc tường thuật: tả về chuyến đi của một người đến một nơi chưa biết; ở đó, người lữ hành được dẫn đi tham quan xã hội và giải thích về cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo của nó; sau chuyến đi người lữ hành trở về quê hương để truyền tải thông điệp rằng có những phương thức tốt hơn để tổ chức xã hội.{{sfn|Claeys|2010|p=7}} Mặc dù thuật ngữ utopia ra đời vào thời điểm cuốn sách của More nhưng ý tưởng utopia đã tồn tại từ thời cổ đại.{{sfn|Widdicombe|Morris|Kross|2017|p=411}} Các bản văn utopia cốt lõi khác hay được bàn luận là ''[[Republic]]'' của [[Plato]] (khoảng 375 TCN), ''[[City of the Sun]]'' của [[Tomasso Campanella]] (1602), ''[[New Atlantis]]'' của [[Francis Bacon]] (1626), và ''[[Voyage en Icarie]]'' của [[Étienne Cabet]] (1840).{{sfn|Levitas|2010|p=14}} | ||
+ | |||
+ | Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất của utopia là diễn ngôn suy đoán về một xã hội không tồn tại tốt đẹp hơn xã hội thực. Đặc điểm khác là nó đặt con người ở trung tâm, không phụ thuộc vào cơ may hay sự can thiệp từ thế lực thần thánh bên ngoài để áp đặt trật tự lên xã hội. Xã hội utopia được xây nên bởi con người và dành cho con người. Vì những người utopia thường không tin rằng các cá nhân có thể sống hòa hợp cùng nhau nên ở cốt lõi các xã hội utopia hay tồn tại những bộ luật khắt khe, những quy tắc buộc các cá nhân phải kìm hãm bản chất không đáng tin và không kiên định, giúp khoác lên cho xã hội một lớp áo phù hợp.{{sfn|Claeys|2010|p=7}} Thái độ phê phán rõ ràng những mặt xấu của xã hội thực là một phần tính chất của thể loại utopia và từ đó sinh ra [[châm biếm]].{{sfn|Claeys|2010|p=8}} Giọng điệu châm biếm đồng hành xuyên suốt cuốn ''Utopia'' của More là nguyên tắc cơ bản của truyền thống utopia vì một trong những chức năng của utopia là chế giễu hiện thực và công cụ điển hình để làm điều này là châm biếm, cường điệu.{{sfn|Sargent|2010|p=24}} | ||
+ | |||
+ | Mọi tác phẩm utopia đều là hư cấu bởi chúng bàn đến những cái có thể chứ không phải thế giới thực. Tuy nhiên chúng đi xa hơn hư cấu thông thường bởi việc mở rộng phạm vi của sự có thể đến mức bao gồm cả nhiều thứ dường như không thể hoặc ít nhất là rất khó xảy ra.{{sfn|Rüsen|Fehr|Rieger|2005|p=23}} Utopia là kiểu văn học giả tưởng nhưng nhìn chung gần với thực tế hoặc ranh giới có thể hơn các tác phẩm cùng thể loại.{{sfn|Claeys|2022|p=27}} Trải qua hàng thế kỷ, utopia bị ảnh hưởng bởi những thể loại tương tự như tiểu thuyết, nhật ký, khoa học viễn tưởng. Nó rất gần với khoa học viễn tưởng nhưng không khó để phân biệt khi mà khoa học viễn tưởng đầu tư rõ ràng vào một thế giới kỳ ảo được dựng lên nhờ khoa học và công nghệ, đưa chúng ta vào hành trình đến những chốn xa xôi; còn utopia tập trung diễn tả những phương án khác để thiết lập những xã hội tưởng tượng.{{sfn|Claeys|2010|p=7}} Các yếu tố mà utopia nhấn mạnh là đạo đức và chính trị, là nỗ lực của con người ở đời thực để củng cố xã hội, thay vì những giải pháp công nghệ như di tản vào không gian.{{sfn|Claeys|2022|p=27}} | ||
+ | |||
+ | Thể loại văn học utopia có mối liên hệ với thực tế. Các tác giả utopia bắt đầu từ việc quan sát xã hội họ sống, ghi chép những mặt cần thay đổi và hình dung về một nơi mà những vấn đề này được giải quyết. Một điều khá thường thấy là xã hội tưởng tượng đối nghịch với xã hội thật, như kiểu hình ảnh đảo ngược. Không nên xem đây là tiếng vọng yếu ớt của thế giới thực; mặc dù ra đời trong những hoàn cảnh nhất định nhưng các tác phẩm utopia không chỉ có ý nghĩa phê phán hiện thực mà còn đề ra ý tưởng cho độc giả tương lai đón nhận, điều có thể tạo ra những thay đổi thực sự.{{sfn|Claeys|2010|p=8}} | ||
+ | |||
+ | == Utopia trong thực tiễn == | ||
+ | [[File:New_Harmony,_Indiana,_por_F._Bates.jpg|thumb|[[New Harmony, Indiana]], được mô tả theo ý định xây dựng một cộng đồng utopia của Robert Owen.]] | ||
+ | Trong hàng thế kỷ, nhiều cá nhân và hội nhóm đã cố gắng đưa tầm nhìn utopia của họ vào thực tiễn. Một số giành quyền lực chính trị để làm vậy, số khác tạo ra những phong trào xã hội. Những người utopia giành quyền lực chính trị thường tạo ra [[dystopia]] thay vì utopia, đáng chú ý trong thế kỷ 20 là [[Đức Quốc xã]] của [[Adolf Hitler]] và [[Campuchia Dân chủ]] của [[Pol Pot]].{{sfn|Sargent|2010|p=33}} Những nỗ lực hiện thực hóa utopia được thể hiện dưới nhiều hình thức và tồn tại trong những quãng thời gian khác nhau. Tất cả đều biểu thị triển vọng về những cách sống khác mà ở đó sự bình đẳng, đoàn kết, bản sắc cộng đồng, khát vọng hòa nhập được đề cao như một kiểu utopia nửa vời hoặc thậm chí tiệm cận.{{sfn|Claeys|2022|p=129}} Các hình thức bao gồm như [[lễ hội]], [[hành hương]], và nổi bật là sáng lập [[cộng đồng có chủ đích]]:{{sfn|Claeys|2022|p=129}} một cộng đồng nhỏ xa lánh xã hội lớn để các thành viên của nó thực hành tín ngưỡng mà không bị can thiệp hoặc để chứng minh với xã hội lớn rằng utopia của họ có thể đưa vào thực tiễn.{{sfn|Sargent|2010|p=33}} | ||
+ | |||
+ | === Lễ hội === | ||
+ | Một số sử gia về utopia như [[Bronislaw Baczko]] mô tả lễ hội là "một xã hội khác, một [[heteropia]]" và "hình mẫu hòa đồng".{{sfn|Claeys|2022|p=129–130}} Điều này càng rõ rệt với những lễ hội hướng đến xây dựng không gian bình đẳng, chế nhạo thói khoe khoang quyền lực, thậm chí đảo ngược các quan hệ xã hội. Ví dụ như lễ [[Giáng Sinh]] của phương Tây đặc biệt bởi ý niệm đình hoãn sự cạnh tranh, ganh đua, đối kháng, thù ghét, cổ vũ tinh thần bình thản và bao dung;{{sfn|Claeys|2022|p=130}} hay [[Tết Nguyên Đán]] của phương Đông bao gồm Việt Nam là dịp để hướng về cội nguồn, đoàn viên gia đình, con người trở nên gần gũi, vui vẻ, hạnh phúc, gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp, hòa giải những bất đồng.<ref>{{cite web | url = https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nguon-goc-y-nghia-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-viet-119230121183831146.htm | title = Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Đán | date = 13 tháng 2 năm 2024 | website = Báo Điện tử Chính phủ | access-date = 27 tháng 6 năm 2024}}</ref> Tuy nhiên lễ hội tồn tại ngắn và chỉ là sự thoát ly tạm thời khỏi đời thường, còn utopia cần phải duy trì dài lâu.{{sfn|Claeys|2022|p=130}} Thêm nữa là lễ hội trong lịch sử, trên thế giới nói chung hết sức phong phú, đa dạng và không phải lễ hội nào cũng mang đặc điểm utopia.{{sfn|Claeys|2022|p=137}} | ||
+ | |||
{{clear}} | {{clear}} | ||
+ | |||
== Tham khảo == | == Tham khảo == | ||
+ | {{reflist}} | ||
+ | |||
+ | === Tài liệu tham khảo === | ||
*{{cite book | last = Sargent | first = Lyman Tower | title = Utopianism: A Very Short Introduction | publisher = Oxford University Press | date = 2010 | isbn = 978-0-19-161442-2 | url = https://doi.org/10.1093/actrade/9780199573400.001.0001}} | *{{cite book | last = Sargent | first = Lyman Tower | title = Utopianism: A Very Short Introduction | publisher = Oxford University Press | date = 2010 | isbn = 978-0-19-161442-2 | url = https://doi.org/10.1093/actrade/9780199573400.001.0001}} | ||
+ | *{{cite book | last = Levitas | first = Ruth | title = The Concept of Utopia | publisher = Peter Lang | date = 2010 | isbn = 978-3-03911-366-8}} | ||
+ | *{{cite book | editor-last = Claeys | editor-first = Gregory | title = The Cambridge Companion to Utopian Literature | publisher = Cambridge University Press | date = 2010 | isbn = 978-0-521-88665-9 | url = https://doi.org/10.1017/CCOL9780521886659}} | ||
*{{cite book | last = Widdicombe | first = Toby | last2 = Morris | first2 = James M. | last3 = Kross | first3 = Andrea | title = Historical Dictionary of Utopianism | edition = 2 | publisher = Rowman & Littlefield | date = 2017 | isbn = 978-1-5381-0217-6}} | *{{cite book | last = Widdicombe | first = Toby | last2 = Morris | first2 = James M. | last3 = Kross | first3 = Andrea | title = Historical Dictionary of Utopianism | edition = 2 | publisher = Rowman & Littlefield | date = 2017 | isbn = 978-1-5381-0217-6}} | ||
− | *{{cite book | last = | + | *{{cite book | last = Claeys | first = Gregory | title = Utopianism for a Dying Planet | publisher = Princeton University Press | date = 2022 | isbn = 978-0-691-23669-8 | url = https://press.princeton.edu/books/hardcover/9780691170046/utopianism-for-a-dying-planet}} |
+ | *{{cite book | last = Goodwin | first = Barbara | title = The Philosophy of Utopia | publisher = Taylor & Francis | publication-place = London | date = 2001 | isbn = 978-0-7146-5153-8 | url = https://www.routledge.com/The-Philosophy-of-Utopia/Goodwin/p/book/9780714681696}} | ||
+ | *{{cite book | editor1-last = Rüsen | editor1-first = Jörn | editor2-last = Fehr | editor2-first = Michael | editor3-last = Rieger | editor3-first = Thomas | title = Thinking Utopia | publisher = Berghahn Books | publication-place = New York | date = 2005 | isbn = 978-1-84545-304-6}} | ||
+ | |||
+ | === Chú thích === | ||
+ | {{notelist}} |
Bản hiện tại lúc 09:23, ngày 28 tháng 6 năm 2024
Utopia hay utopian[↓ 1] là những từ thường được dùng để chỉ ý tưởng hay kế hoạch vượt quá phạm vi có thể, tượng trưng cho trạng thái hoàn hảo không thể đạt được.[1] Xét khía cạnh quan điểm thì nó là biểu hiện của khát vọng tìm đến một phương cách sinh tồn tốt hơn.[2] Khát vọng về một cuộc sống tốt hơn xuất phát từ cảm giác bất mãn với xã hội đang sống và là đặc trưng hàng đầu của utopia.[3] Năng lượng chủ đạo của utopia là hy vọng; nó như một cách phản ứng trước thực tại không mong muốn và ước muốn vượt qua mọi khó khăn bằng việc tưởng tượng ra những giải pháp.[4] Chủ nghĩa utopia là triết lý của hy vọng với đặc trưng là biến hy vọng thành sự mô tả về một xã hội không tồn tại.[5] Đó là khái niệm hay niềm tin rằng một xã hội tốt đẹp hơn nhiều có thể được tạo ra bởi nỗ lực của con người qua thời gian.[6]
Utopia trong văn học[sửa]
'Utopia' là từ được sáng tạo bởi Thomas More, là tên một quốc gia tưởng tượng ông mô tả trong cuốn sách tiếng Latin năm 1516 với tựa nay được biết là Utopia. Từ này nghĩa gốc là "không nơi nào" hay "không ở đâu", nhưng lại trở nên mang nghĩa là một nơi tốt đẹp không tồn tại.[7] Trong Utopia, More kể chuyện một con tàu khám phá ra một hòn đảo lạ mà ở đó đã xây dựng một xã hội có nền tảng là sự bình đẳng sâu rộng nhưng nằm dưới quyền thế của những người già thông thái.[8] Xã hội được mô tả trong Utopia không quá cuốn hút với người thời nay: nó chuyên chế, phân thứ, gia trưởng, xử phạt nô lệ cho những tội tương đối nhỏ; tuy nhiên với người thế kỷ 16 những điều này là bình thường và nô lệ còn là hình phạt nhân đạo so với hiện thực thời đó. Quan trọng, ở Utopia không có kẻ giàu người nghèo; điều đạt được nhờ hạ thấp nhu cầu, mọi người làm việc, chia sẻ đồng đều, và sống đơn giản. Utopia dường như là thiên đường trong mắt nhiều người đương thời.[9]
Khái niệm utopia trong văn học có thể được định nghĩa là "một xã hội không tồn tại được mô tả khá chi tiết bao gồm không gian và thời gian mà tác giả muốn cho người đọc cùng thời thấy rằng nó tốt hơn đáng kể so với xã hội người đọc sống".[10] Tác phẩm của More đã đặt nền móng cho sự phát triển của một thể loại văn học ở phương Tây với cấu trúc tường thuật: tả về chuyến đi của một người đến một nơi chưa biết; ở đó, người lữ hành được dẫn đi tham quan xã hội và giải thích về cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo của nó; sau chuyến đi người lữ hành trở về quê hương để truyền tải thông điệp rằng có những phương thức tốt hơn để tổ chức xã hội.[4] Mặc dù thuật ngữ utopia ra đời vào thời điểm cuốn sách của More nhưng ý tưởng utopia đã tồn tại từ thời cổ đại.[6] Các bản văn utopia cốt lõi khác hay được bàn luận là Republic của Plato (khoảng 375 TCN), City of the Sun của Tomasso Campanella (1602), New Atlantis của Francis Bacon (1626), và Voyage en Icarie của Étienne Cabet (1840).[11]
Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất của utopia là diễn ngôn suy đoán về một xã hội không tồn tại tốt đẹp hơn xã hội thực. Đặc điểm khác là nó đặt con người ở trung tâm, không phụ thuộc vào cơ may hay sự can thiệp từ thế lực thần thánh bên ngoài để áp đặt trật tự lên xã hội. Xã hội utopia được xây nên bởi con người và dành cho con người. Vì những người utopia thường không tin rằng các cá nhân có thể sống hòa hợp cùng nhau nên ở cốt lõi các xã hội utopia hay tồn tại những bộ luật khắt khe, những quy tắc buộc các cá nhân phải kìm hãm bản chất không đáng tin và không kiên định, giúp khoác lên cho xã hội một lớp áo phù hợp.[4] Thái độ phê phán rõ ràng những mặt xấu của xã hội thực là một phần tính chất của thể loại utopia và từ đó sinh ra châm biếm.[12] Giọng điệu châm biếm đồng hành xuyên suốt cuốn Utopia của More là nguyên tắc cơ bản của truyền thống utopia vì một trong những chức năng của utopia là chế giễu hiện thực và công cụ điển hình để làm điều này là châm biếm, cường điệu.[13]
Mọi tác phẩm utopia đều là hư cấu bởi chúng bàn đến những cái có thể chứ không phải thế giới thực. Tuy nhiên chúng đi xa hơn hư cấu thông thường bởi việc mở rộng phạm vi của sự có thể đến mức bao gồm cả nhiều thứ dường như không thể hoặc ít nhất là rất khó xảy ra.[14] Utopia là kiểu văn học giả tưởng nhưng nhìn chung gần với thực tế hoặc ranh giới có thể hơn các tác phẩm cùng thể loại.[15] Trải qua hàng thế kỷ, utopia bị ảnh hưởng bởi những thể loại tương tự như tiểu thuyết, nhật ký, khoa học viễn tưởng. Nó rất gần với khoa học viễn tưởng nhưng không khó để phân biệt khi mà khoa học viễn tưởng đầu tư rõ ràng vào một thế giới kỳ ảo được dựng lên nhờ khoa học và công nghệ, đưa chúng ta vào hành trình đến những chốn xa xôi; còn utopia tập trung diễn tả những phương án khác để thiết lập những xã hội tưởng tượng.[4] Các yếu tố mà utopia nhấn mạnh là đạo đức và chính trị, là nỗ lực của con người ở đời thực để củng cố xã hội, thay vì những giải pháp công nghệ như di tản vào không gian.[15]
Thể loại văn học utopia có mối liên hệ với thực tế. Các tác giả utopia bắt đầu từ việc quan sát xã hội họ sống, ghi chép những mặt cần thay đổi và hình dung về một nơi mà những vấn đề này được giải quyết. Một điều khá thường thấy là xã hội tưởng tượng đối nghịch với xã hội thật, như kiểu hình ảnh đảo ngược. Không nên xem đây là tiếng vọng yếu ớt của thế giới thực; mặc dù ra đời trong những hoàn cảnh nhất định nhưng các tác phẩm utopia không chỉ có ý nghĩa phê phán hiện thực mà còn đề ra ý tưởng cho độc giả tương lai đón nhận, điều có thể tạo ra những thay đổi thực sự.[12]
Utopia trong thực tiễn[sửa]
Trong hàng thế kỷ, nhiều cá nhân và hội nhóm đã cố gắng đưa tầm nhìn utopia của họ vào thực tiễn. Một số giành quyền lực chính trị để làm vậy, số khác tạo ra những phong trào xã hội. Những người utopia giành quyền lực chính trị thường tạo ra dystopia thay vì utopia, đáng chú ý trong thế kỷ 20 là Đức Quốc xã của Adolf Hitler và Campuchia Dân chủ của Pol Pot.[16] Những nỗ lực hiện thực hóa utopia được thể hiện dưới nhiều hình thức và tồn tại trong những quãng thời gian khác nhau. Tất cả đều biểu thị triển vọng về những cách sống khác mà ở đó sự bình đẳng, đoàn kết, bản sắc cộng đồng, khát vọng hòa nhập được đề cao như một kiểu utopia nửa vời hoặc thậm chí tiệm cận.[17] Các hình thức bao gồm như lễ hội, hành hương, và nổi bật là sáng lập cộng đồng có chủ đích:[17] một cộng đồng nhỏ xa lánh xã hội lớn để các thành viên của nó thực hành tín ngưỡng mà không bị can thiệp hoặc để chứng minh với xã hội lớn rằng utopia của họ có thể đưa vào thực tiễn.[16]
Lễ hội[sửa]
Một số sử gia về utopia như Bronislaw Baczko mô tả lễ hội là "một xã hội khác, một heteropia" và "hình mẫu hòa đồng".[18] Điều này càng rõ rệt với những lễ hội hướng đến xây dựng không gian bình đẳng, chế nhạo thói khoe khoang quyền lực, thậm chí đảo ngược các quan hệ xã hội. Ví dụ như lễ Giáng Sinh của phương Tây đặc biệt bởi ý niệm đình hoãn sự cạnh tranh, ganh đua, đối kháng, thù ghét, cổ vũ tinh thần bình thản và bao dung;[19] hay Tết Nguyên Đán của phương Đông bao gồm Việt Nam là dịp để hướng về cội nguồn, đoàn viên gia đình, con người trở nên gần gũi, vui vẻ, hạnh phúc, gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp, hòa giải những bất đồng.[20] Tuy nhiên lễ hội tồn tại ngắn và chỉ là sự thoát ly tạm thời khỏi đời thường, còn utopia cần phải duy trì dài lâu.[19] Thêm nữa là lễ hội trong lịch sử, trên thế giới nói chung hết sức phong phú, đa dạng và không phải lễ hội nào cũng mang đặc điểm utopia.[21]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Widdicombe, Morris & Kross 2017, tr. 1.
- ↑ Levitas 2010, tr. 9.
- ↑ Claeys 2010, tr. 6.
- ↑ a b c d Claeys 2010, tr. 7.
- ↑ Sargent 2010, tr. 8.
- ↑ a b Widdicombe, Morris & Kross 2017, tr. 411.
- ↑ Sargent 2010, tr. 2.
- ↑ Sargent 2010, tr. 2–4.
- ↑ Sargent 2010, tr. 23.
- ↑ Sargent 2010, tr. 6.
- ↑ Levitas 2010, tr. 14.
- ↑ a b Claeys 2010, tr. 8.
- ↑ Sargent 2010, tr. 24.
- ↑ Rüsen, Fehr & Rieger 2005, tr. 23.
- ↑ a b Claeys 2022, tr. 27.
- ↑ a b Sargent 2010, tr. 33.
- ↑ a b Claeys 2022, tr. 129.
- ↑ Claeys 2022, tr. 129–130.
- ↑ a b Claeys 2022, tr. 130.
- ↑ "Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Đán", Báo Điện tử Chính phủ, 13 tháng 2 năm 2024, truy cập 27 tháng 6 năm 2024
- ↑ Claeys 2022, tr. 137.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Sargent, Lyman Tower (2010), Utopianism: A Very Short Introduction, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-161442-2
- Levitas, Ruth (2010), The Concept of Utopia, Peter Lang, ISBN 978-3-03911-366-8
- Claeys, Gregory, bt. (2010), The Cambridge Companion to Utopian Literature, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-88665-9
- Widdicombe, Toby; Morris, James M.; Kross, Andrea (2017), Historical Dictionary of Utopianism (lxb. 2), Rowman & Littlefield, ISBN 978-1-5381-0217-6
- Claeys, Gregory (2022), Utopianism for a Dying Planet, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-23669-8
- Goodwin, Barbara (2001), The Philosophy of Utopia, London: Taylor & Francis, ISBN 978-0-7146-5153-8
- Rüsen, Jörn; Fehr, Michael; Rieger, Thomas, bt. (2005), Thinking Utopia, New York: Berghahn Books, ISBN 978-1-84545-304-6
Chú thích[sửa]
- ↑ Lần lượt là danh từ và tính từ tiếng Anh; có thể tạm dịch tương ứng ra tiếng Việt là cái/sự không tưởng và không tưởng.