Sửa đổi Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Chú ý: Bạn chưa đăng nhập và địa chỉ IP của bạn sẽ hiển thị công khai khi lưu các sửa đổi.

Bạn có thể tham gia như người biên soạn chuyên nghiệp và lâu dài ở Bách khoa Toàn thư Việt Nam, bằng cách đăng ký và đăng nhập - IP của bạn sẽ không bị công khai và có thêm nhiều lợi ích khác.

Các sửa đổi có thể được lùi lại. Xin hãy kiểm tra phần so sánh bên dưới để xác nhận lại những gì bạn muốn làm, sau đó lưu thay đổi ở dưới để hoàn tất việc lùi lại sửa đổi.

Bản hiện tại Nội dung bạn nhập
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{mới}}
 
{{mới}}
[[Hình:Hai ba trung Dong Ho painting.jpg|nhỏ|350px|[[Tranh Đông Hồ]] minh họa khởi nghĩa Hai Bà Trưng]]
+
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là sự kiện có giá trị đặc biệt trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, không chỉ là cột mốc bản lề khẳng định thành tựu bất hủ trong thời đại dựng nước đầu tiên, mà còn định hướng cho tương lai phát triển của cuộc đấu tranh thoát khỏi ách thống trị nghìn năm của các đế chế phương Bắc.
'''Khởi nghĩa Hai Bà Trưng''' là một cuộc nổi dậy của người dân [[Âu Lạc]] chống lại chính quyền, khoảng năm 40 đến 43, trong thời kỳ [[Bắc thuộc]] của [[lịch sử Việt Nam]], dưới sự lãnh đạo của hai chị em [[Trưng Trắc]] và [[Trưng Nhị]]. Sau khi đánh bại chính quyền địa phương của Thái thú Tô Định, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở huyện Mê Linh, được thuế của nhân dân hai quận [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]] trong 2 năm.(TKC, tr.425)  Năm 42, [[nhà Hán]] cử đạo quân do tướng [[Mã Viện]] dẫn đầu tiến đánh nghĩa quân Hai Bà Trưng. Năm 43, nhà Hán đã tái kiểm soát hoàn toàn Âu Lạc. Tuy dành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là sự kiện có giá trị đặc biệt trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, không chỉ là cột mốc bản lề khẳng định thành tựu bất hủ trong thời đại dựng nước đầu tiên, mà còn định hướng cho tương lai phát triển của cuộc đấu tranh thoát khỏi ách thống trị nghìn năm của các đế chế phương Bắc.
 
  
==Nhà Đông Hán và chính sách thống trị Âu Lạc==
+
Nhà Đông Hán và chính sách thống trị Âu Lạc
  
 
Sau thất bại của An Dương Vương vào năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị rơi vào ách thống trị của nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN), tiếp đến nhà Tây Hán (111 TCN - 8 SCN), nhà Tân (8 SCN - 23 SCN). Năm Ất Dậu (25 SCN), Lưu Tú, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Hán (Đông Hán), đóng đô tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), khẳng định quyền thống trị trên toàn bộ đất đai của nhà Tây Hán và nhà Tân trước đó. Nhà Đông Hán tồn tại gần 2 thế kỷ (25-220) là thời kỳ phát triển cường thịnh của đại đế chế Trung Hoa, trong đó hơn 60 năm đầu (25-88) là giai đoạn Trung Quốc ổn định ở bên trong và có điều kiện mở rộng bành trướng ra bên ngoài, đặc biệt xuống khu vực phía Nam.
 
Sau thất bại của An Dương Vương vào năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị rơi vào ách thống trị của nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN), tiếp đến nhà Tây Hán (111 TCN - 8 SCN), nhà Tân (8 SCN - 23 SCN). Năm Ất Dậu (25 SCN), Lưu Tú, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Hán (Đông Hán), đóng đô tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), khẳng định quyền thống trị trên toàn bộ đất đai của nhà Tây Hán và nhà Tân trước đó. Nhà Đông Hán tồn tại gần 2 thế kỷ (25-220) là thời kỳ phát triển cường thịnh của đại đế chế Trung Hoa, trong đó hơn 60 năm đầu (25-88) là giai đoạn Trung Quốc ổn định ở bên trong và có điều kiện mở rộng bành trướng ra bên ngoài, đặc biệt xuống khu vực phía Nam.
Dòng 23: Dòng 22:
 
Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, đã hiện nguyên hình là kẻ “tham lam, tàn bạo”, vô nhân cách. Chính Mã Viện cũng không giấu nổi thái độ khinh bỉ khi phải nhắc đến một viên Thái thú của nhà Đông Hán luôn coi tiền bạc là tất cả, “thấy tiền thì giương mắt lên”. Lê Tắc trong An Nam chí lược cũng cho biết Tô Định “đầu năm Kiến Vũ, làm Thái thú quận Giao Chỉ, tính tham lam mà hung dữ” (ANCL, tr.162). Sách Đại Việt sử ký toàn thư lại cho đó là thực trạng xã hội những năm cuối thập kỷ thứ ba đầu Công nguyên khi người dân “khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc” (ĐVSKTT, t.1, tr.156). Sách Việt sử lược cũng giống như Đại Việt sử ký toàn thư, không quy tất cả vào tội lỗi của cá nhân Thái thú Tô Định, mà cho rằng việc “Thái thú Tô Định lấy pháp luật trói buộc” (VSL, tr.24) mới là nguyên nhân của mọi nỗi lầm than, cơ cực của xã hội. Tô Định là đại diện của chính quyền Đông Hán đã ra sức vơ vét thuế khóa, khống chế, đè nén các Lạc tướng và con cháu họ, áp đặt một cách cực đoan pháp luật Hán ở Giao Chỉ, khiến cho cả quý tộc cũ và dân chúng đều oán hận chính quyền đô hộ. Đấy chính là lý do chủ yếu làm bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán diễn ra ở khắp mọi nơi trên toàn bộ đất đai Âu Lạc cũ và cuối cùng đã quy tụ lại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm Canh Tý (40 SCN).
 
Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ, đã hiện nguyên hình là kẻ “tham lam, tàn bạo”, vô nhân cách. Chính Mã Viện cũng không giấu nổi thái độ khinh bỉ khi phải nhắc đến một viên Thái thú của nhà Đông Hán luôn coi tiền bạc là tất cả, “thấy tiền thì giương mắt lên”. Lê Tắc trong An Nam chí lược cũng cho biết Tô Định “đầu năm Kiến Vũ, làm Thái thú quận Giao Chỉ, tính tham lam mà hung dữ” (ANCL, tr.162). Sách Đại Việt sử ký toàn thư lại cho đó là thực trạng xã hội những năm cuối thập kỷ thứ ba đầu Công nguyên khi người dân “khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc” (ĐVSKTT, t.1, tr.156). Sách Việt sử lược cũng giống như Đại Việt sử ký toàn thư, không quy tất cả vào tội lỗi của cá nhân Thái thú Tô Định, mà cho rằng việc “Thái thú Tô Định lấy pháp luật trói buộc” (VSL, tr.24) mới là nguyên nhân của mọi nỗi lầm than, cơ cực của xã hội. Tô Định là đại diện của chính quyền Đông Hán đã ra sức vơ vét thuế khóa, khống chế, đè nén các Lạc tướng và con cháu họ, áp đặt một cách cực đoan pháp luật Hán ở Giao Chỉ, khiến cho cả quý tộc cũ và dân chúng đều oán hận chính quyền đô hộ. Đấy chính là lý do chủ yếu làm bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán diễn ra ở khắp mọi nơi trên toàn bộ đất đai Âu Lạc cũ và cuối cùng đã quy tụ lại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm Canh Tý (40 SCN).
  
==Quê hương, gia thế Hai Bà Trưng và quá trình chuẩn bị khởi nghĩa==
+
Quê hương, gia thế Hai Bà Trưng và quá trình chuẩn bị khởi nghĩa
  
 
Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái của một gia đình Lạc tướng huyện Mê Linh. Vào đầu công nguyên, huyện Mê Linh là vùng đất rất rộng lớn, lấy sông Hồng đoạn từ khoảng phía dưới thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) xuôi xuống đến phía trên cầu Thăng Long (thành phố Hà Nội) làm trung tâm và trải rộng sang cả hai bên tả ngạn và hữu ngạn, bao lấy toàn bộ các vùng núi Ba Vì (ở phía Nam), núi Tam Đảo (ở phía Bắc) và các vùng phụ cận, gồm phần lớn đất đai các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, phần phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, một phần đất các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên hiện nay. Huyện Mê Linh thời Hán rất rộng lớn, nhưng trung tâm huyết mạch của huyện là sông Hồng và vùng tụ cư quan trọng nhất là các làng xã ven sông đoạn từ Hạ Lôi lên đến Việt Trì. Nguồn tư liệu thư tịch cổ của Trung Quốc, Việt Nam, kể cả thần tích Hạ Lôi và Hát Môn tuy không cho biết cụ thể nhưng vẫn thiên về xác định dòng họ nội của Hai Bà Trưng là dòng họ quý tộc cũ có uy thế hàng đầu ở trung tâm huyện Mê Linh thời Hán, nhưng vì cha mất khi Hai Bà Trưng còn rất nhỏ tuổi, nên gần như toàn bộ tuổi ấu thơ và trưởng thành của Hai Bà Trưng đều chỉ gắn bó với mẹ, cũng thuộc dòng dõi quý tộc cao cấp ở vùng trung tâm này. Nguồn tư liệu dân gian cho phép hình dung Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (thôn Nam An, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội).
 
Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái của một gia đình Lạc tướng huyện Mê Linh. Vào đầu công nguyên, huyện Mê Linh là vùng đất rất rộng lớn, lấy sông Hồng đoạn từ khoảng phía dưới thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) xuôi xuống đến phía trên cầu Thăng Long (thành phố Hà Nội) làm trung tâm và trải rộng sang cả hai bên tả ngạn và hữu ngạn, bao lấy toàn bộ các vùng núi Ba Vì (ở phía Nam), núi Tam Đảo (ở phía Bắc) và các vùng phụ cận, gồm phần lớn đất đai các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, phần phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, một phần đất các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên hiện nay. Huyện Mê Linh thời Hán rất rộng lớn, nhưng trung tâm huyết mạch của huyện là sông Hồng và vùng tụ cư quan trọng nhất là các làng xã ven sông đoạn từ Hạ Lôi lên đến Việt Trì. Nguồn tư liệu thư tịch cổ của Trung Quốc, Việt Nam, kể cả thần tích Hạ Lôi và Hát Môn tuy không cho biết cụ thể nhưng vẫn thiên về xác định dòng họ nội của Hai Bà Trưng là dòng họ quý tộc cũ có uy thế hàng đầu ở trung tâm huyện Mê Linh thời Hán, nhưng vì cha mất khi Hai Bà Trưng còn rất nhỏ tuổi, nên gần như toàn bộ tuổi ấu thơ và trưởng thành của Hai Bà Trưng đều chỉ gắn bó với mẹ, cũng thuộc dòng dõi quý tộc cao cấp ở vùng trung tâm này. Nguồn tư liệu dân gian cho phép hình dung Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (thôn Nam An, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Dòng 41: Dòng 40:
 
Tô Định dường như không phải mất nhiều công sức, không đến mức phải hao binh, tổn tướng để dẹp yên một cuộc đấu tranh đang còn trong trứng nước. Ông ta tự mãn đề cao thành công của mình và chủ quan xem thường lực lượng khởi nghĩa, càng không một chút để ý đến vai trò đang lên của những phụ nữ, nhất là các cô gái trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành, quyết không đội trời chung với bè lũ thống trị tàn bạo. Sách Việt sử lược cho biết lực lượng đầu tiên tham gia khởi nghĩa là người Phong Châu (vùng Mê Linh): “Thái thú Tô Định lấy pháp luật trói buộc. Trắc giận bèn cùng em gái là Nhị đem binh Phong Châu đánh hãm các quận huyện” (VSL, tr.24). Tư liệu dân gian cũng cho hay là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã triệt để khai thác cơ hội thuận lợi này, đi khắp mọi nơi vận động và tập hợp dân chúng, trong đó đối tượng quan trọng nhất là những người phụ nữ cùng trang lứa và địa bàn quan trọng hàng đầu là hai huyện Mê Linh, Chu Diên, miền đất căn bản của các Lạc hầu, Lạc tướng.
 
Tô Định dường như không phải mất nhiều công sức, không đến mức phải hao binh, tổn tướng để dẹp yên một cuộc đấu tranh đang còn trong trứng nước. Ông ta tự mãn đề cao thành công của mình và chủ quan xem thường lực lượng khởi nghĩa, càng không một chút để ý đến vai trò đang lên của những phụ nữ, nhất là các cô gái trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành, quyết không đội trời chung với bè lũ thống trị tàn bạo. Sách Việt sử lược cho biết lực lượng đầu tiên tham gia khởi nghĩa là người Phong Châu (vùng Mê Linh): “Thái thú Tô Định lấy pháp luật trói buộc. Trắc giận bèn cùng em gái là Nhị đem binh Phong Châu đánh hãm các quận huyện” (VSL, tr.24). Tư liệu dân gian cũng cho hay là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã triệt để khai thác cơ hội thuận lợi này, đi khắp mọi nơi vận động và tập hợp dân chúng, trong đó đối tượng quan trọng nhất là những người phụ nữ cùng trang lứa và địa bàn quan trọng hàng đầu là hai huyện Mê Linh, Chu Diên, miền đất căn bản của các Lạc hầu, Lạc tướng.
  
==Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi trên phạm vi toàn quốc==
+
Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi trên phạm vi toàn quốc
  
 
Mùa xuân năm 40, tháng Hai, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị, đã quyết định chọn cửa sông Hát (nay xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) làm nơi hội binh, tổ chức Hội thề và tuyên bố khởi nghĩa. Trưng Vương ngọc phả cổ lục dựa vào truyền thuyết dân gian khu vực xứ Đoài cho biết công việc tập hợp lực lượng đã diễn ra từ hơn một năm trước đó, đến đây lực lượng nghĩa binh đã có hàng vạn người (chủ yếu là nữ) tụ hội ở sông Bạch Hạc thành Phong Châu (khu vực thành phố Việt Trì hiện nay) rồi xuôi theo dòng sông Hồng, kéo thẳng đến cửa sông Hát, tập hợp đại quân tại Trường Sa Châu (Bãi Cát Dài) thiết lập Đại Đồn, lập Đàn Tế, cầu đảo trời đất bách thần.
 
Mùa xuân năm 40, tháng Hai, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị, đã quyết định chọn cửa sông Hát (nay xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) làm nơi hội binh, tổ chức Hội thề và tuyên bố khởi nghĩa. Trưng Vương ngọc phả cổ lục dựa vào truyền thuyết dân gian khu vực xứ Đoài cho biết công việc tập hợp lực lượng đã diễn ra từ hơn một năm trước đó, đến đây lực lượng nghĩa binh đã có hàng vạn người (chủ yếu là nữ) tụ hội ở sông Bạch Hạc thành Phong Châu (khu vực thành phố Việt Trì hiện nay) rồi xuôi theo dòng sông Hồng, kéo thẳng đến cửa sông Hát, tập hợp đại quân tại Trường Sa Châu (Bãi Cát Dài) thiết lập Đại Đồn, lập Đàn Tế, cầu đảo trời đất bách thần.
  
Vào đầu công nguyên, cửa sông Hát nằm ở khu vực phía trước đền Hát Môn hiện nay. Ở đấy còn dấu tích một ghềnh đá lớn nằm chắn ngang cửa sông, khi nước sông Hồng đổ về mạnh, nước chẩy xô vào ghềnh đá tạo thành tiếng giống tiếng thác đổ gầm thét dữ dội, nên dân gian gọi là cửa sông Hát (Hát Môn). Ở đấy có Trường Sa Châu (bãi Cát Dài) rộng như một quảng trường, xung quanh cây cối mọc thành rừng. Mãi về sau này, cho đến thế kỷ XVII, người đi qua Hát Môn vẫn còn cảm thấy đầy đủ cái vẻ hiểm yếu và kỳ vĩ của vùng đất cửa sông này (TNNL, tr.87):
+
Vào đầu công nguyên, cửa sông Hát nằm ở khu vực phía trước đền Hát Môn hiện nay. Ở đấy còn dấu tích một ghềnh đá lớn nằm chắn ngang cửa sông, khi nước sông Hồng đổ về mạnh, nước chẩy xô vào ghềnh đá tạo thành tiếng giống tiếng thác đổ gầm thét dữ dội, nên dân gian gọi là cửa sông Hát (Hát Môn). Ở đấy có Trường Sa Châu (bãi Cát Dài) rộng như một quảng trường, xung quanh cây cối mọc thành rừng. Mãi về sau này, cho đến thế kỷ XVII, người đi qua Hát Môn vẫn còn cảm thấy đầy đủ cái vẻ hiểm yếu và kỳ vĩ của vùng đất cửa sông này:
:''Hát Môn có thế dụng binh,''
+
 
:''Sông sâu làm cứ, rừng xanh làm nhà''
+
“Hát Môn có thế dụng binh,
 +
 
 +
Sông sâu làm cứ, rừng xanh làm nhà” (TNNL, tr.87).
  
 
Vị thế đặc biệt quan trọng của Hát Môn càng được nhân lên vì nó ở rất gần các trung tâm chính trị và quân sự quan trọng hàng đầu của chính quyền đô hộ Đông Hán như thành Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) bên bờ sông Hồng, thành Cổ Loa (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) bên bờ sông Hoàng Giang và thành Luy Lâu (Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) ngay cạnh sông Dâu ăn thông với sông Đuống.
 
Vị thế đặc biệt quan trọng của Hát Môn càng được nhân lên vì nó ở rất gần các trung tâm chính trị và quân sự quan trọng hàng đầu của chính quyền đô hộ Đông Hán như thành Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) bên bờ sông Hồng, thành Cổ Loa (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) bên bờ sông Hoàng Giang và thành Luy Lâu (Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) ngay cạnh sông Dâu ăn thông với sông Đuống.
Dòng 57: Dòng 58:
 
Tất cả những người về Hát Môn tụ nghĩa đều mang trong mình lòng quật khởi chống lại nhà Đông Hán, chống sự tham lam vô độ của Thái thú Tô Định. Họ là những người không có tên, hoặc tên do người đời sau thêm vào, nhưng họ gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi giới từ nam thanh nữ tú tuổi đời chưa đến đôi mươi cho đến các bậc phụ lão đang nắm quyền cai quản làng quê, gồm đủ các thành phần xã hội, đủ mọi miền đất nước. Những người đến Hát Môn dự Hội thề non nước đều chứa chất quyết tâm đánh đuổi bạo tàn, giành độc lập cho đất nước, thoát cảnh nô lệ, dựng lại non sông gấm vóc Lạc Hồng. Như vậy, một lời hiệu triệu sông núi của Hai Bà Trưng đã vang vọng khắp mọi thôn ngõ từ vùng biển cả, đồng bằng lên đến trung du, núi cao. Đâu đâu cũng mang trong mình một khí thế hồ hởi kéo về Hát Môn tụ nghĩa.
 
Tất cả những người về Hát Môn tụ nghĩa đều mang trong mình lòng quật khởi chống lại nhà Đông Hán, chống sự tham lam vô độ của Thái thú Tô Định. Họ là những người không có tên, hoặc tên do người đời sau thêm vào, nhưng họ gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi giới từ nam thanh nữ tú tuổi đời chưa đến đôi mươi cho đến các bậc phụ lão đang nắm quyền cai quản làng quê, gồm đủ các thành phần xã hội, đủ mọi miền đất nước. Những người đến Hát Môn dự Hội thề non nước đều chứa chất quyết tâm đánh đuổi bạo tàn, giành độc lập cho đất nước, thoát cảnh nô lệ, dựng lại non sông gấm vóc Lạc Hồng. Như vậy, một lời hiệu triệu sông núi của Hai Bà Trưng đã vang vọng khắp mọi thôn ngõ từ vùng biển cả, đồng bằng lên đến trung du, núi cao. Đâu đâu cũng mang trong mình một khí thế hồ hởi kéo về Hát Môn tụ nghĩa.
  
Hai Bà Trưng đã tổ chức hội thề tại Trường Sa Châu là cánh đồng trước cửa đền Hát Môn ngày nay. Hội thề sông Hát mùa xuân năm 40 SCN đã đi vào lịch sử như Hội thề đầu tiên, đến nay vẫn còn ngân vang mãi lời thề bất hủ được Thiên Nam ngữ lục - thiên sử ca đượm tính dân gian thế kỷ XVII ghi lại (TNNL, tr.89):
+
Hai Bà Trưng đã tổ chức hội thề tại Trường Sa Châu là cánh đồng trước cửa đền Hát Môn ngày nay. Hội thề sông Hát mùa xuân năm 40 SCN đã đi vào lịch sử như Hội thề đầu tiên, đến nay vẫn còn ngân vang mãi lời thề bất hủ được Thiên Nam ngữ lục - thiên sử ca đượm tính dân gian thế kỷ XVII ghi lại:
:''Cùng nhau hợp cửa Hát Môn,''
+
 
:''Cắt tay lấy máu lên đàn thề nhau...''
+
“Cùng nhau hợp cửa Hát Môn,
:''... Một xin rửa sạch nước thù,''
+
 
:''Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.''
+
Cắt tay lấy máu lên đàn thề nhau...
:''Ba kẻo oan ức lòng chồng,''
+
 
:''Bốn xin vẹn vẹn thửa công lênh này”''
+
... Một xin rửa sạch nước thù,
 +
 
 +
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
 +
 
 +
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
 +
 
 +
Bốn xin vẹn vẹn thửa công lênh này” (TNNL, tr.89).
  
 
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Hội thề Hát Môn mùa Xuân năm 40 là Hội thề quy tụ sức mạnh của cả nước và cũng là Hội thề Non nước đầu tiên. Đó là hội thề của tụ nghĩa, của sức mạnh giành độc lập cho dân tộc, thoát khỏi ách nô dịch, cường quyền và bạo ngược. Hội thề Hát Môn năm ấy là biểu tượng cao nhất của truyền thống yêu nước, của ý chí sắt đá quét sạch kẻ thù xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng đất nước, bảo toàn nền văn hóa và lối sống dân tộc. Hội thề Non nước đầu tiên ấy còn mang ý nghĩa hội tụ và lan tỏa: Hội tụ các anh hùng hào kiệt, hội tụ tất cả mọi người dân yêu nước về cửa sông Hát dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và lan tỏa ra khắp mọi miền quê trên đất Văn Lang - Âu Lạc xưa,tích hợp và cộng hưởng thành những cơn địa chấn, những lớp sóng thần quét sách bầy giặc dữ.
 
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Hội thề Hát Môn mùa Xuân năm 40 là Hội thề quy tụ sức mạnh của cả nước và cũng là Hội thề Non nước đầu tiên. Đó là hội thề của tụ nghĩa, của sức mạnh giành độc lập cho dân tộc, thoát khỏi ách nô dịch, cường quyền và bạo ngược. Hội thề Hát Môn năm ấy là biểu tượng cao nhất của truyền thống yêu nước, của ý chí sắt đá quét sạch kẻ thù xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng đất nước, bảo toàn nền văn hóa và lối sống dân tộc. Hội thề Non nước đầu tiên ấy còn mang ý nghĩa hội tụ và lan tỏa: Hội tụ các anh hùng hào kiệt, hội tụ tất cả mọi người dân yêu nước về cửa sông Hát dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và lan tỏa ra khắp mọi miền quê trên đất Văn Lang - Âu Lạc xưa,tích hợp và cộng hưởng thành những cơn địa chấn, những lớp sóng thần quét sách bầy giặc dữ.
Dòng 75: Dòng 82:
 
Với khí thế tấn công trào dâng như vũ bão, Hai Bà Trưng quyết định kéo đại quân xuôi theo dòng sông Đuống tiến vào sông Dâu và đánh thẳng vào sào huyệt của chính quyền đô hộ đang ở trong tòa thành Luy Lâu (xã Lũng Khê, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
 
Với khí thế tấn công trào dâng như vũ bão, Hai Bà Trưng quyết định kéo đại quân xuôi theo dòng sông Đuống tiến vào sông Dâu và đánh thẳng vào sào huyệt của chính quyền đô hộ đang ở trong tòa thành Luy Lâu (xã Lũng Khê, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
  
Sách Đại Nam quốc sử diễn ca mô tả về cuộc tấn công này (ĐNQSDC, tr.56):
+
Sách Đại Nam quốc sử diễn ca mô tả về cuộc tấn công này:
:''Ngàn Tây nổi áng phong trần,''
+
 
:''Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.''
+
“Ngàn Tây nổi áng phong trần,
:''Hồng quần nhẹ bước chinh yên,''
+
 
:''Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành.''
+
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
 +
 
 +
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
 +
 
 +
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành” (ĐNQSDC, tr.56).
  
 
Thành Luy Lâu - đại bản doanh của Thái thú Tô Định, trung tâm đầu não của chính quyền đô hộ Đông Hán ở Giao Chỉ, là một tòa thành kiên cố, được bố phòng cẩn trọng với lực lượng quân đội tinh nhuệ và đông đảo hơn tất cả các căn cứ trọng yếu khác. Quân khởi nghĩa nhanh chóng bao vây bốn mặt và tràn vào chiếm thành. Thái thú Tô Định hoảng sợ bỏ cả ấn tín, thay đổi trang phục, râu tóc, vô cùng hoảng hốt tháo chạy về Trung Quốc (VSTGCM, t.1, tr.114). Chính quyền đô hộ phương Bắc ở thành Luy Lâu sụp đổ tan tành.
 
Thành Luy Lâu - đại bản doanh của Thái thú Tô Định, trung tâm đầu não của chính quyền đô hộ Đông Hán ở Giao Chỉ, là một tòa thành kiên cố, được bố phòng cẩn trọng với lực lượng quân đội tinh nhuệ và đông đảo hơn tất cả các căn cứ trọng yếu khác. Quân khởi nghĩa nhanh chóng bao vây bốn mặt và tràn vào chiếm thành. Thái thú Tô Định hoảng sợ bỏ cả ấn tín, thay đổi trang phục, râu tóc, vô cùng hoảng hốt tháo chạy về Trung Quốc (VSTGCM, t.1, tr.114). Chính quyền đô hộ phương Bắc ở thành Luy Lâu sụp đổ tan tành.
Dòng 87: Dòng 98:
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân, vừa mang tính chất quy tụ, vừa mang tính chất tỏa rộng. Đó là sự quy tụ về cửa cửa sông Hát, về khu vực trung tâm quận Giao Chỉ, quy tụ trong sự lãnh đạo thống nhất của nữ tướng anh hùng trẻ tuổi Trưng Trắc. Đó là sự tỏa rộng không chỉ trên các vùng lãnh thổ của Lạc Việt, Âu Việt, mà còn lan tỏa đến các bộ lạc ở cả phía Nam và phía Bắc của nước Âu Lạc, lôi cuốn được nhiều bộ tộc Việt khác ở miền Nam Trung Quốc cùng đi theo. Thư tịch cổ Trung Quốc, Việt Nam đều thống nhất khẳng định không chỉ có các quận Giao Chỉ, Cửu Chân (thuộc đất Âu Lạc xưa) mà cả các quận Nhật Nam (ở phía Nam Âu Lạc), Nam Hải, Hợp Phố (ở phía Bắc Âu Lạc) đều nhất tề đứng lên tham gia vào sự kiện trời long đất lở này.
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân, vừa mang tính chất quy tụ, vừa mang tính chất tỏa rộng. Đó là sự quy tụ về cửa cửa sông Hát, về khu vực trung tâm quận Giao Chỉ, quy tụ trong sự lãnh đạo thống nhất của nữ tướng anh hùng trẻ tuổi Trưng Trắc. Đó là sự tỏa rộng không chỉ trên các vùng lãnh thổ của Lạc Việt, Âu Việt, mà còn lan tỏa đến các bộ lạc ở cả phía Nam và phía Bắc của nước Âu Lạc, lôi cuốn được nhiều bộ tộc Việt khác ở miền Nam Trung Quốc cùng đi theo. Thư tịch cổ Trung Quốc, Việt Nam đều thống nhất khẳng định không chỉ có các quận Giao Chỉ, Cửu Chân (thuộc đất Âu Lạc xưa) mà cả các quận Nhật Nam (ở phía Nam Âu Lạc), Nam Hải, Hợp Phố (ở phía Bắc Âu Lạc) đều nhất tề đứng lên tham gia vào sự kiện trời long đất lở này.
  
==Chính quyền Trưng Vương và kinh đô Mê Linh==
+
Chính quyền Trưng Vương và kinh đô Mê Linh
  
 
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã thu phục được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc trước khi bị Trung Quốc đô hộ. Các viên quan đô hộ từ châu Giao Chỉ cho đến các quận huyện hoặc trốn chạy về Trung Quốc, hoặc đầu hàng và dâng nộp chính quyền cho quân khởi nghĩa, nền độc lập của dân tộc được khôi phục trong hào quang chiến thắng. Trưng Trắc xưng vương và chọn vùng Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) làm đất đóng đô, khẳng định quyết tâm xây dựng chính quyền, bảo vệ quốc gia độc lập.
 
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã thu phục được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc trước khi bị Trung Quốc đô hộ. Các viên quan đô hộ từ châu Giao Chỉ cho đến các quận huyện hoặc trốn chạy về Trung Quốc, hoặc đầu hàng và dâng nộp chính quyền cho quân khởi nghĩa, nền độc lập của dân tộc được khôi phục trong hào quang chiến thắng. Trưng Trắc xưng vương và chọn vùng Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) làm đất đóng đô, khẳng định quyết tâm xây dựng chính quyền, bảo vệ quốc gia độc lập.
Dòng 95: Dòng 106:
 
Sách Thủy kinh do người thời Tam Quốc (220-265) biên soạn cho biết Trưng Trắc “đánh phá châu quận, các Lạc tướng đều quy phục, tôn Trưng Trắc làm vua, đóng đô ở huyện Mi Linh, được thuế của nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân trong 2 năm” (TKC, tr.425).
 
Sách Thủy kinh do người thời Tam Quốc (220-265) biên soạn cho biết Trưng Trắc “đánh phá châu quận, các Lạc tướng đều quy phục, tôn Trưng Trắc làm vua, đóng đô ở huyện Mi Linh, được thuế của nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân trong 2 năm” (TKC, tr.425).
  
Sử sách Việt Nam dựa theo Thủy kinh chú cũng ghi nhận: “Bà [Trưng Trắc] tự lập làm vua, đóng đô ở Mi Linh. Các thứ sử, Thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (VSTGCM, t.1, tr.114). Đặc biệt, sách Đại Nam quốc sử diễn ca còn ghi lại khá cụ thể (ĐNQSDC, tr.56):
+
Sử sách Việt Nam dựa theo Thủy kinh chú cũng ghi nhận: “Bà [Trưng Trắc] tự lập làm vua, đóng đô ở Mi Linh. Các thứ sử, Thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (VSTGCM, t.1, tr.114). Đặc biệt, sách Đại Nam quốc sử diễn ca còn ghi lại khá cụ thể:
:''Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,''
+
 
:''Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.''
+
“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
:''Ba thu gánh vác sơn hà,''
+
 
:''Một là báo phục, hai là bá vương''
+
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
:''Uy thanh động đến Bắc phương…''
+
 
 +
Ba thu gánh vác sơn hà,
 +
 
 +
Một là báo phục, hai là bá vương
 +
 
 +
Uy thanh động đến Bắc phương…” (ĐNQSDC, tr.56).
  
 
Mê Linh (hay Mi Linh) quê hương Hai Bà Trưng hồi đầu Công nguyên là một vùng rất rộng lớn trải dọc trên hai bên bờ sông Hồng và lấy đoạn sông Hồng từ phía trên bến Chèm thuộc nội thành Hà Nội đến Ngã ba Bạch Hạc phía dưới thành phố Việt Trì làm trung tâm.
 
Mê Linh (hay Mi Linh) quê hương Hai Bà Trưng hồi đầu Công nguyên là một vùng rất rộng lớn trải dọc trên hai bên bờ sông Hồng và lấy đoạn sông Hồng từ phía trên bến Chèm thuộc nội thành Hà Nội đến Ngã ba Bạch Hạc phía dưới thành phố Việt Trì làm trung tâm.
Dòng 108: Dòng 124:
 
Thành cổ Mê Linh xã Hạ Lôi (xưa là Cổ Lôi hay Cổ Lai trang, nay là xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) được đắp trên một dải đất cao ngay trên bờ Bắc sông Hồng, hình giống như con voi đang uống nước, chỗ dài nhất 1.700m và chỗ rộng nhất 500m, được coi là dấu tích kinh đô của Trưng Vương năm 40-43 đầu Công nguyên. Tại đây ngoài những viên gạch Hán có thể là những hiện vật gốc, dấu tích còn lại của các công trình kiến trúc Đô Úy trị và thành cổ Mê Linh, còn hầu như chỉ là các địa danh, thần tích và truyền thuyết nhạt nhòa về tòa thành và cung điện của Trưng Vương gần 2000 năm trước. C.L. Madrolle trong cuốn sách Bắc Kỳ thời cổ đại (BEFEO, t.38, 1937) cho biết: “Người dân am hiểu ở đấy còn chỉ cho chúng tôi thấy một mô đất xung quanh có gò đắp cao lên, ở giữa mô đất là lâu đài của Trưng Trắc, tức Đầu Bằng Thượng (頭 朋 上) mà Trung Hoa chắc chắn đã ra lệnh phá hủy. Đằng sau mô đất này là chùa của làng. Đằng trước là đình có sân và cổng. Toàn bộ các đền chùa này dường như có từ mấy trăm năm nay. Chính điện của đình làng để dành riêng thờ các vị anh hùng của sự nghiệp vĩ đại các năm 40 đến 44”.
 
Thành cổ Mê Linh xã Hạ Lôi (xưa là Cổ Lôi hay Cổ Lai trang, nay là xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) được đắp trên một dải đất cao ngay trên bờ Bắc sông Hồng, hình giống như con voi đang uống nước, chỗ dài nhất 1.700m và chỗ rộng nhất 500m, được coi là dấu tích kinh đô của Trưng Vương năm 40-43 đầu Công nguyên. Tại đây ngoài những viên gạch Hán có thể là những hiện vật gốc, dấu tích còn lại của các công trình kiến trúc Đô Úy trị và thành cổ Mê Linh, còn hầu như chỉ là các địa danh, thần tích và truyền thuyết nhạt nhòa về tòa thành và cung điện của Trưng Vương gần 2000 năm trước. C.L. Madrolle trong cuốn sách Bắc Kỳ thời cổ đại (BEFEO, t.38, 1937) cho biết: “Người dân am hiểu ở đấy còn chỉ cho chúng tôi thấy một mô đất xung quanh có gò đắp cao lên, ở giữa mô đất là lâu đài của Trưng Trắc, tức Đầu Bằng Thượng (頭 朋 上) mà Trung Hoa chắc chắn đã ra lệnh phá hủy. Đằng sau mô đất này là chùa của làng. Đằng trước là đình có sân và cổng. Toàn bộ các đền chùa này dường như có từ mấy trăm năm nay. Chính điện của đình làng để dành riêng thờ các vị anh hùng của sự nghiệp vĩ đại các năm 40 đến 44”.
  
==Vị trí, ý nghĩa trong tiến trình lịch sử Việt Nam==
+
Vị trí, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tiến trình lịch sử Việt Nam
  
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một cuộc nổi dậy đồng loạt của toàn dân trên phạm vi cả nước. Hai Bà Trưng đã dựa vào dân mà khôi phục lại sự nghiệp rạng rỡ của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước, sau các triều đại phương Bắc càng ngày càng đẩy mạnh chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành lại nền độc lập của đất nước giữa lúc nhà Hán ra sức thi hành chính sách “bình thiên hạ”, truyền bá tư tưởng “tôn quân đại thống nhất” coi các dân tộc phương Nam là “Man Di”, là “thuộc quốc” và buộc tất cả phải phục tùng “Thiên tử”, “Thiên triều”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với thành công hết sức nhanh chóng và cả nước đồng lòng suy tôn Trưng Trắc lên nắm quyền quản lý, điều hành đất nước là sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, của ý thức tự chủ của nhân dân ta, phủ định hiên ngang cái cường quyền sai trái của Đại Hán.
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một cuộc nổi dậy đồng loạt của toàn dân trên phạm vi cả nước. Hai Bà Trưng đã dựa vào dân mà khôi phục lại sự nghiệp rạng rỡ của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước, sau các triều đại phương Bắc càng ngày càng đẩy mạnh chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành lại nền độc lập của đất nước giữa lúc nhà Hán ra sức thi hành chính sách “bình thiên hạ”, truyền bá tư tưởng “tôn quân đại thống nhất” coi các dân tộc phương Nam là “Man Di”, là “thuộc quốc” và buộc tất cả phải phục tùng “Thiên tử”, “Thiên triều”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với thành công hết sức nhanh chóng và cả nước đồng lòng suy tôn Trưng Trắc lên nắm quyền quản lý, điều hành đất nước là sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, của ý thức tự chủ của nhân dân ta, phủ định hiên ngang cái cường quyền sai trái của Đại Hán.
Dòng 124: Dòng 140:
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một hiện tượng hết sức độc đáo trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế giới cổ đại. Thật khó có thể hình dung người phụ nữ tuổi chưa tròn đôi mươi, trong điều kiện muôn vàn khó khăn và hạn chế của một xã hội nông nghiệp trồng lúa nước cách ngày nay gần 2000 năm lại có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa toàn dân giành thắng lợi nhanh chóng, tạo nền kỳ tích phi thường đến như vậy. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là một cái mốc bản lề khẳng định những giá trị vĩnh viễn của thời đại dựng nước Hùng Vương-An Dương Vương, của nền văn hoá, văn minh Văn Lang-Âu Lạc, đặt cơ sở nền tảng cho thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh trường kỳ đi đến độc lập hoàn toàn suốt một thiên niên kỷ. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vì thế không chỉ là sự mở đầu cho tương lai phát triển của đất nước ở thiên niên kỷ đầu tiên, mà còn là sự định hướng cho toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam trong các thiên niên kỷ tiếp theo.
 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một hiện tượng hết sức độc đáo trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế giới cổ đại. Thật khó có thể hình dung người phụ nữ tuổi chưa tròn đôi mươi, trong điều kiện muôn vàn khó khăn và hạn chế của một xã hội nông nghiệp trồng lúa nước cách ngày nay gần 2000 năm lại có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa toàn dân giành thắng lợi nhanh chóng, tạo nền kỳ tích phi thường đến như vậy. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là một cái mốc bản lề khẳng định những giá trị vĩnh viễn của thời đại dựng nước Hùng Vương-An Dương Vương, của nền văn hoá, văn minh Văn Lang-Âu Lạc, đặt cơ sở nền tảng cho thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh trường kỳ đi đến độc lập hoàn toàn suốt một thiên niên kỷ. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vì thế không chỉ là sự mở đầu cho tương lai phát triển của đất nước ở thiên niên kỷ đầu tiên, mà còn là sự định hướng cho toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam trong các thiên niên kỷ tiếp theo.
  
==Tài liệu tham khảo==
+
Tài liệu tham khảo
*Nhị thập tứ sử, Hậu Hán thư (HHT), Súc ấn nạp bản, Thương vụ ấn thư quán Trung Quốc, Thượng Hải, 1958.
+
 
*Lịch Đạo Nguyên, Thủy kinh chú (TKC), trong Thủy kinh chú sớ, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
+
1.Nhị thập tứ sử, Hậu Hán thư (HHT), Súc ấn nạp bản, Thương vụ ấn thư quán Trung Quốc, Thượng Hải, 1958.
*Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.1.
+
 
*Việt sử lược (VSL), Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
+
2.Lịch Đạo Nguyên, Thủy kinh chú (TKC), trong Thủy kinh chú sớ, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
*Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (VSTGCM), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.1.
+
 
*Thiên Nam ngữ lục (TNNL), Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.
+
3. Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.1.
*Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC), Sống mới xuất bản, Sài Gòn, 1972.
+
 
*Lê Tắc, An Nam chí lược (ANCL), Nxb Thuận Hóa, 2002.
+
4. Việt sử lược (VSL), Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
 +
 
 +
5. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (VSTGCM), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.1.
 +
 
 +
6. Thiên Nam ngữ lục (TNNL), Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.
 +
 
 +
7. Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC), Sống mới xuất bản, Sài Gòn, 1972.
 +
 
 +
8. Lê Tắc, An Nam chí lược (ANCL), Nxb Thuận Hóa, 2002.

Lưu ý rằng tất cả các đóng góp của bạn tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam sẽ được phát hành theo giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự (xem thêm Bản quyền). Nếu bạn không muốn những gì mình viết ra sẽ có thể được bình duyệt và có thể bị sửa đổi, và không sẵn lòng cho phép phát hành lại, xin đừng nhấn nút “Lưu trang”. Đảm bảo rằng chính bạn là tác giả của những gì mình viết ra, hoặc chép nó từ một nguồn thuộc phạm vi công cộng hoặc tự do tương đương. ĐỪNG ĐĂNG NỘI DUNG CÓ BẢN QUYỀN MÀ CHƯA XIN PHÉP!

Hủy bỏ Trợ giúp sửa đổi (mở cửa sổ mới)

Bản mẫu dùng trong trang này: