Mục từ này cần được bình duyệt
Münchhausen (phim 1942)/đang phát triển
Münchhausen
Münchhausen (1942) - Chân dung.jpg
Họa phẩm chân dung nam tước Münchhausen theo hình vóc tài tử Hans Albers.
Đề tàiGiả tưởng, khôi hài
Khởi xướngP. J. Goebbels
Biên kịchGottfried August Bürger
Erich Kästner
Rudolf Erich Raspe (tiểu thuyết)
Đạo diễnJosef von Báky
Hòa âmGeorg Haentzschel
Quốc giaFlag of Germany (1935–1945).svg Đại Đức đế quốc
Ngôn ngữTiếng Đức
Sản xuất
Nhà chế tácEberhard Schmidt
Trường quayBerlin
Meißen
Babelsberg
Venezia
Nhiếp ảnhKonstantin Irmen-Tschet
Werner Krien
Hiệu đínhMilo Harbich
Walter Wischniewsky
Andreas Lautil
Phối quayHeinz Schimmelpfennig
Yuon Ling Tschang
Thời lượng105 phút
Hãng chế tácUFA
Hãng phân phốiUFA
Schorcht Filmverleih GmbH
Filmes Castello Lopes
L'Alliance Cinématographique Européenne (ACE)
Artus films
Divisa Home Video
Eureka Video
Kino Video
Rare Films and More
Warner Home Video
Phát hành
Dạng ảnhAgfacolor 35mm
Nơi công bốFlag of Germany (1935–1945).svg Đại Đức
Flag of Hungary (1915-1918, 1919-1946).svg Hungary
Flag of France (1794–1815, 1830–1974).svg Pháp
Flag of Greece (1822-1978).svg Hi Lạp
Flag of Japan (1870–1999).svg Đại Nhật
Flag of Spain (1945–1977).svg Tây Ban Nha
Công bố03 tháng 03, 1943
Trang ngoài
Trang web

Münchhausen [ˈmʌntʃaʊzən] là một phim giả tưởng khôi hài do Josef von Báky đạo diễn, xuất phẩm ngày 03 tháng 03 năm 1943 tại Berlin.

Lịch sử[sửa]

Năm 1940, trong bối cảnh Đệ nhị thế chiến đang hồi khốc liệt, bộ phim đại vĩ tuyến Tên trộm thành Bagdad lập kỉ lục vô tiền khoáng hậu trên toàn thế giới cả về nghệ thuật và doanh thu, tính từ thời điểm điện ảnh ra đời. Không chỉ vậy, thành công của bộ phim còn coi như hiệu quả hợp tác Mỹ-Anh trên phương diện chính trị - văn hóa.

Ở cương vị lĩnh đạo Phe Trục, ông bộ trưởng tuyên giáo Joseph Goebbels thấy rằng, Đại Đức đế quốc cần có hành động thích đáng để đáp trả Đồng Minh. Việc này nhanh chóng được quốc trưởng Adolf Hitler tán thành, vì ông cho rằng, đã đến lúc phải phát huy Volksfilm[1], đồng thời khích lệ quân dân Đức phấn đấu trong chiến cuộc mỗi lúc một cam go.

Việc tiến hành chế tác một cuốn phim như thế cũng để kỉ niệm 25 năm thành lập hãng UFA (Jubiläumsfilm). Mà theo cảm quan Joseph Goebbels và tổng giám chế Fritz Hippler, tác phẩm điện ảnh này phải hợp chính sách ReichsfilmdramaturgGleichschaltung. Có nghĩa, truyện phim phải rút từ tác phẩm nào ưu tú trong văn chương cổ điển Đức, vừa mang tính giải trí vừa thể hiện được tính cố kết của chủng tộc Đức, không nhất thiết phải anh hùng ca.

Sau một vài phác thảo và tuyển lựa mấy kịch bản, rốt cuộc Münchhausen được chọn. Các trứ tác Rudolf Erich Raspe về nhân vật nam tước Münchhausen từ lâu là mảnh ghép không thể thiếu trong kho tàng văn chương cổ điển Tây phương. Yếu tố truyền cảm của nhân vật hư cấu này cũng là nguyên nhân khiến kịch bản được chọn chế tác[2].

Nội dung[sửa]

Tại một dạ tiệc hạng sang, nam tước Münchhausen thế kỷ XX vui miệng kể cho vợ và mấy thực khách nghe truyện cố tổ nhà mình - ngài nam tước Münchhausen thế kỷ XVIII.

Nam tước hiện đại kể xong, chẳng ai tin. Họ bảo, ngài nam tước quá khứ vốn đã mất nhiều năm trước khi những sự kiện ấy kịp xảy ra.

Khách vội vàng tản đi hết, nam tước bực lắm bèn mở hộp quà năm xưa Cagliostro tặng. Ngài nam tước và phu nhân bỗng già đi chóng vánh. Bấy giờ, thực khách mới bàng hoàng hiểu ra hai người chính là vị nam tướccông chúa Ý xa xưa, họ đã sống qua ngót hai thế kỷ.

Kĩ thuật[sửa]

Trong quá trình thảo luận về định hướng tuyên truyền trong Münchhausen, giữa Adolf HitlerP. J. Goebbels rõ ràng có những bất đồng, nhưng tựu trung cả hai đều nhất trí về phương thức thực hiện một xuất phẩm Volksfilm.

Theo hồi kí Joseph Goebbels, năm 1940, tổ hợp nghiên cứu thí nghiệm Agfa đã chế tạo thành công thuốc nhuộm Agfacolor đặc trưng Đức để bắt kịp Technicolor đang trên đà thống soái thế giới sau xuất phẩm Phù thủy xứ Oz. Münchhausen là cuốn phim thứ ba thí điểm Agfacolor.

Năm 1941, đề án Münchhausen được đầu tư ngân sách 4.5 triệu Reichsmark (ℛℳ), sau đó tăng lên 6.5 triệu, bởi ý định bộ trưởng Joseph Goebbels là phải vượt siêu phẩm Tên trộm thành Bagdad "cả về hiệu ứng đặc biệt cho đến nghệ thuật phối màu". Đạo diễn Josef von Báky sau này thừa nhận, ông lấy cảm hứng dựng ảnh từ hai xuất phẩm Bạch Tuyết và bảy chú lùnCuốn theo chiều gió.

Ngân quỹ dồi dào cho phép nhà sản xuất thể hiện vô vàn ý tưởng, kể cả khó tin nhất. Tuy nhiên, khác xu hướng phim Hollywood đương thời, Josef von Báky chọn góc máy và bối cảnh hẹp, chỉ tập trung vào biểu cảm diễn viên cùng sự sinh động cảnh trí. Thí dụ, tại phân cảnh hoàng cung Nga dựng trong lâu đài Albrechtsburg, toàn bộ dụng cụ ẩm thực đều trưng dụng từ các bảo tàng viện, trong quá trình quay phải cử một đội Schutzstaffel đứng canh.

Phim được thực hiện tại các địa điểm Berlin, Meißen, phim trường BabelsbergVenezia ròng rã từ 13 tháng 04 đến 16 tháng 12 năm 1942 mới xong.

Sản xuất[sửa]

  • Điều phối : Werner Klein
  • Tuyển lựa : Jobst von Reiht-Zanthier
  • Thiết kế : Otto Gülstorff, Emil Hasler
  • Phục trang : Manon Hahn
  • Hòa âm : Thomas Orthofer, Erich Schmidt
  • Hiệu ứng : Gerhard Huttula, Konstantin Irmen-Tschet, Ernst Kunstmann, Theo Nischwitz
  • Đóng thế : Hermann Stetza
  • Đối thoại : Fritz Thiery

Diễn xuất[sửa]

Tài tử Vai trò
Hans Albers Nam tước Münchhausen
Ilse Werner Công tước phu nhân Isabella d'Este
Wilhelm Bendow Người nguyệt cầu
Brigitte Horney Sa hoàng Yekaterina II
Michael Bohnen Công tước Karl von Braunschweig
Ferdinand Marian Bá tước Alessandro Cagliostro
Hans Brausewetter Freiherr von Hartenfeld
Hermann Speelmans Christian Kuchenreutter
Marina von Ditmar Sophie von Riedesel
Andrews Engelmann Vương công Grigory Potyomkin
Käthe Haack Nam tước phu nhân Münchhausen
Waldemar Leitgeb Vương công Grigory Orlov
Walter Lieck Người chạy
Hubert von Meyerinck Vương công Anton Ulrich
Jaspar von Oertzen Bá tước Aleksandr Lanskoy
Werner Scharf Vương công Francesco d'Este
Armin Schweizer Johann
Leo Slezak Sultan Abdul Hamid
Louis Brody Nô bộc
Hilde von Stolz Louise la Tour

Văn hóa[sửa]

Phim được công chiếu đúng thời điểm quân đoàn 06 chịu tổn thất lớn tại chiến trường Stalingrad, gây nguy cơ cùng cực cho chế độ. Bởi thế, xuất phẩm điện ảnh này được coi như tiếp thêm nghị lực cho quân dân Đức, đồng thời, bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã được đà vận hành hết công suất. Phim đại thắng tại phòng vé, chẳng những thâu hồi khoản đầu tư lớn của chính phủ mà còn giành được nhiều tán dương về chất lượng nghệ thuật.

Giới phê bình điện ảnh trong chính quyền thời ấy đánh giá Münchhausen vừa có "giá trị nghệ thuật đặc biệt" (künstlerisch besonders wertvoll) vừa "đậm tính chủng tộc" (volkstümlich wertvoll). Không chỉ vậy, cho đến nay, bộ phim được các nhà bình giảng điện ảnh coi là một trong những xuất phẩm tiêu biểu cho giới chế tác tham khảo học tập. Nhà khảo cứu lịch sử điện ảnh Eric Rentschler thì cho rằng, đây đáng là "cuốn phim màu Đức vĩ đại nhất mọi thời đại".

Sau Đệ nhị thế chiến, Münchhausen thuộc số ít văn hóa phẩm Quốc Xã tránh được xu thế bài phát xít. Phim vẫn được phép lưu hành mọi cấp tại Đông Đức, Tây Đức, Tô Duy cùng nhiều quốc gia nặng thành kiến bài phát xít. Thập niên 2010, bộ phim được hãng UFA phục chế Bluray phát hành rộng rãi toàn thế giới[3][4].

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Điện ảnh đặc sắc Đệ Tam đế quốc.
  2. Gottfried August Bürger : Wunderbare Reisen zu Wasser und Lande, Feldzüge und lustige Abenteuer des Freiherrn von Münchhausen : [Wie er dieselben bey der Flasche im Zirkel seiner Freunde selbst zu erzählen pflegt.] Mit e. Anh. älterer Lügendichtungen. Hrsg. von Irene Ruttmann. Nachdr. d. 2. Ausg. London 1788, Reclam Stuttgart 1969
  3. The Adventures of Baron Munchausen, ngày 6 tháng 8 năm 1943 – qua IMDb
  4. Münchhausen - Eureka

Tài liệu[sửa]

  • Knut Hickethier: Münchhausen. In: Dieter Krusche: Reclams Filmführer. Reclam, Stuttgart 2008, ISBN 978-3-15-010676-1, S. 458–462.
  • Günter Helmes: Erich Kästner als Medienautor: Die Drehbücher zu den Filmen Münchhausen und Dann schon lieber Lebertran. In: Jahrbuch zur Kultur und Literatur der Weimarer Republik 2007, S. 167–181.
  • Alfons Maria Arns: Lügen für Deutschland - Antisemitismus und NS-Wirklichkeit in Erich Kästners und Josef von Bakys Münchhausen (1943). In: Antisemitismus im Film – Laupheimer Gespräche 2008. Haus der Geschichte Baden-Württemberg (Hg.). Heidelberg: Universitätsverlag Winter 2011, S. 127–148, ISBN 978-3-8253-5898-3.
  • Alfons Maria Arns: Die halbe Wahrheit. Zum Umgang mit NS-Spielfilmen in Fernsehen und Kritik am Beispiel von Münchhausen. In: medium, H. 4, 1991, S. 35–41.
  • Wingrove, David. Science Fiction Film Source Book (Longman Group Limited, 1985)

Tư liệu[sửa]